Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm khai thác, sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy và học tốt lịch sử Việt Nam lớp 9 (giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1945)

1.1. Lý do chọn đề tài.

“Trong lịch sử đất nước, ông cha ta đã rất coi trọng giáo dục môn Lịch Sử. Từ thời phong kiến, các nho sinh từ sáu tuổi trở lên đã phải ngày đêm đèn sách, gắng sức học cho thông kinh sử, bởi không thông sử thì khó đỗ đạt làm quan để phụng sự dân tộc, quản lý đất nước. Sinh thời Cụ Nguyễn Sinh Sắc đã dạy Nguyễn Tất Thành thời còn niên thiếu nhiều kiến thức, nhưng nhiều nhất vẫn là những bài học về lịch sử. Những bài học, câu chuyện, áng thơ văn... về lịch sử nước nhà đã giúp người thanh niên Nguyễn Tất Thành sớm hun đúc lòng yêu nước và ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc ra khỏi ách áp bức, cường quyền của đế quốc, phong kiến”. [1]

Ngày nay, môn Lịch sử trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Nhà nước xác định, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước. Hơn nữa, học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, biết quan tâm tới những vấn đề có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trên nền tảng kiến thức đã học môn Lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, hình thành thế giới quan, tình cảm đạo đức... cho học sinh.

doc 21 trang SKKN Lịch Sử 04/07/2025 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm khai thác, sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy và học tốt lịch sử Việt Nam lớp 9 (giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1945)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm khai thác, sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy và học tốt lịch sử Việt Nam lớp 9 (giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1945)

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm khai thác, sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy và học tốt lịch sử Việt Nam lớp 9 (giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1945)
ến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, tuy thắng trận nhưng Pháp bị tổn thất rất nặng nề về kinh tế và tài chính, trở thành con nợ của Mĩ, số nợ quốc gia của Pháp vào năm 1920 đã lên tới 300 tỉ phrăng.
+ Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi (1917), chính quyền Xô Viết tuyên bố xóa các khoản nợ nước ngoài của Nga Hoàng cũng như quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp nước ngoài, trong khi đó Nga là thị trường đầu tư lớn nhất của Pháp (bị mất trắng).
+ Do lạm phát, giá cả đắt đỏ, đời sống khó khăn... phong trào đấu tranh của nhân dân lao động Pháp và các thuộc địa dâng cao.
	Qua sự trình bày như vậy, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về mục đích, quy mô, tốc độ, những thủ đoạn và tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đến xã hội Việt Nam.[2]
Ví dụ 2: Tiết 22, bài 19: “Phong trào cách mạng trong những năm 1930- 1935” khi dạy phần I. Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933).
Giáo viên đặt câu hỏi “Nêu một vài hiểu biết của em về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933?” 
Đây là kiến thức phần lịch sử thế giới đã học trong chương trình lịch sử lớp 8 bài 17 “Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939)”. Học sinh có thể chỉ nhớ sơ sài, giáo viên gợi ý, hướng dẫn các em trả lời
- Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924- 1929 dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua. Cuộc khủng hoảng tàn phá nặng nề nền kinh tế đến các nước tư bản chủ nghĩa trong đó có Pháp.
Giáo viên hỏi: “ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933) đã tác động đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam ra sao?”
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933) từ các nước tư bản đã lan nhanh sang các nước thuộc địa và phụ thuộc của thực dân Pháp trong đó có Việt Nam
+ Về kinh tế: Vốn phụ thuộc hoàn toàn vào thực dân Pháp nay càng phải chịu những hậu quả nặng nề: nông nghiệp và công nghiệp đều bị suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
+ Về xã hội: đời sống của nhân dân lao động, nhất là công nhân và nông dân vô cùng khổ cực. Công nhân thất nghiệp, nông dân bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn. Tiểu tư sản thành thị điêu đứng, các nghề thủ công bị sa sút; viên chức bị sa thải.Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc.
- Pháp tăng cường áp bức, bóc lột, đẩy mạnh chính sách khủng bố dã man sau khởi nghĩa Yên Bái càng làm cho tinh thần cách mạng của nhân dân ta lên cao.
- Đúng lúc đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã nhanh chóng tập hợp quần chúng nổi dậy đấu tranh.
Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền
Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (7/1935)
Xuất hiện Chủ nghĩa phát xít
Khủng hoảng kinh tế 1929- 1933
Ví dụ 3: Sử dụng sơ đồ chỉ quan hệ nhân quả trong bài 20: “Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936- 1939”
Nhiệm vụ cách mạng: chống phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình
Đổi Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương thành Mặt trận dân chủ Đông Dương (3/1938)
Kẻ thù: bọn phản động thuộc đại và tay sai bán nước
Hình thức đấu tranh: hợp pháp, bán hợp pháp, công khai, bán công khai.
	Từ sơ đồ trên đây, học sinh thấy được sự tác động của tình hình thế giới đến đường lối cách mạng của Đảng, thể hiện sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt của chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.[3]
Ví dụ 4: Bài 23: “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ta có thể sử dụng sơ đồ “Chớp thời cơ phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám” để cho học sinh thấy được hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, sự nhạy bén và quyết tâm cao độ của Đảng ta trong việc chớp thời cơ để giành chính quyền:
Nguyên nhân thắng lợi nhanh chóng của cách mạng tháng Tám
1. Cuộc tấn công của quân đội Liên Xô vào Béc lin, phát xít Đức đầu hàng tháng 5-1945.
2. Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật Bản, Nhật Bản đầu hàng đồng minh (13/8/1945)
3.Sự hoang mang cực độ của quân Nhật và bọn tay sai Nhật ở Đông Dương.
4. Quân đội Tưởng, Anh chưa vào Việt Nam.
5. Nhân dân sẵn sàng theo Đảng giành chính quyền.
6. Quyết định Tổng khởi nghĩa kịp thời của Đảng và Tổng bộ Việt Minh (Hội nghị toàn quốc của Đảng từ 13 đến 15/8/1945)
7. Thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc (Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào)
8. Giải phóng Thái Nguyên (chiều 16/8) mở đầu Tổng khởi nghĩa
9. Hoạt động của đội tuyên truyền cách mạng ở Hà Nội
10. Mít tinh ở Hà Nội, quần chúng nhân dân chiếm phủ Khâm Sai, trại lính Bảo An, giành chính quyền ở Hà Nội 19/8
11. Đấu tranh của nhân dân cả nước, giành chính quyền ở Huế (23/8), Sài Gòn (25/8), một số tỉnh còn lại ở Nam Bộ (28/8)
12. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị (30/8)
13. Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945).[4]
Tại sao Đảng ta quyết định tổng khởi nghĩa không chậm trễ khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh?
	Trong Bài 23: “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, khi dạy mục I.Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố. GV đưa ra câu hỏi cho học sinh khai thác nội dung bài học: “Lệnh tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 được ban bố trong hoàn cảnh lịch sử nào?”
	GV gợi ý: Em hãy nhắc lại tình hình thế giới năm 1945? Tình hình đó đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam như thế nào?
Học sinh nhớ lại và trả lời:
	+ Thế giới: ở Châu Âu: Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện (5/1945)
	ở Châu Á: Nhật bị Hồng quân Liên Xô đánh tan đội quân Quan Đông ở Mãn Châu, Nhật đầu hàng không điều kiện (8/1945).
	+ Như vậy, kẻ thù của chúng ta đã bị đánh gục ở chính quốc, đây là điều kiện khách quan hết sức thuận lợi cho nhân dân ta vùng lên, là thời cơ “ngàn năm có một”.
	Tình hình thế giới thuận lợi kết hợp với điều kiện chủ quan đã đầy đủ, chín muồi. Đảng, Bác Hồ nắm bắt thời cơ và quyết định lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào nước ta.
	Qua các ví dụ cụ thể ở từng bài lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945 tôi nhận thấy, việc sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy và học tốt lịch sử Việt Nam là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử. Bởi vậy, người giáo viên Lịch sử phải luôn có ý thức về vấn đề này và không ngừng trau dồi kiến thức và kĩ năng sư phạm, tùy trường hợp và hoàn cảnh cụ thể mà vận dụng các phương pháp và biện pháp dạy học thích hợp để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử.
	Không chỉ dừng lại ở đó, giáo viên còn phải giúp học sinh nhận thấy lịch sử dân tộc cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của lịch sử thế giới mà điển hình như thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945; chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954... góp phần cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, nhất là các nước ở Á, Phi Mĩ la tinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 
2.4.1 Đối với học sinh:
	 Qua học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, bản thân tự tìm tòi và mạnh 
dạn áp dụng phương pháp, phương tiện dạy học mới tôi đã đạt được hiệu quả 
cao khi dạy các bài lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945. Cụ thể:
- Các em nắm chắc bài ngay tại lớp, hiểu bài sâu sắc, biết vận dụng kiến thức của môn học, có kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh và rút ra những kết luận cần thiết.
- Các em đã biết cách thảo luận , mạnh dạn đóng góp ý kiến, nắm được nội dung cần học ở lớp cũng như nội dung cần luyện tập ở nhà. Một số học sinh khá giỏi thuộc bài ngay tại lớp. Học sinh thói quen soạn trước những nội dung cần thảo luận ở nhà trước khi đến lớp (kể cả bài tập và câu hỏi từ dễ đến khó ở sách giáo khoa và cả sách bài tập).
- Khả năng trình bày, diễn đạt kiến thức trước cả lớp, giúp phong trào học tập của các em tích cực chủ động, phát biểu sôi nổi trong tiết học. Tái hiện kiến thức nhanh và nhớ kiến thức được lâu. Các em sử dụng các đồ dùng, phương tiện dạy học có hiệu quả. Đặc biệt, các em có hứng thú thực sự với môn học, luôn có tâm thế sẵn sàng chờ đợi tiết học nên sẽ kích thích được óc sáng tạo, tìm tòi của các em. 
	Từ sự yêu thích môn Lịch sử, các em biết trân trọng những thành quả mà ông cha đã đạt được và tự hào về truyền thống của dân tộc ta. Qua đó các em ý thức được trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước 
hiện nay.
	Chất lượng đó còn được thể hiện rõ rệt qua các bài tập, bài kiểm tra và kết quả giữa học kỳ II ở 2 lớp 9B, 9C trường THCS Thị Trấn Triệu Sơn mà tôi đang dạy:
Lớp
Số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Ghi chú
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
9B
37
8
21,6
9
24.3
17
46.0
3
8
Lớp đối chứng
9C
34
10
29.4
13
38.2
9
26.5
2
10
Lớp thực nghiệm
	Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy: 
	Ở lớp 9B tôi không áp dụng kinh nghiệm khai thác, sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy và học lịch sử Việt Nam lớp 9 ( từ năm 1919 đến năm 1945) mà chỉ hướng dẫn học sinh khai thác từng mục, không chỉ ra mối liên hệ, tác động của lịch sử thế giới tới lịch sử Việt Nam thì tỉ lệ học sinh giỏi từ 24,3% xuống còn 21,6% (giảm 2,7%); tỉ lệ học sinh khá từ 27% xuống còn 24,3 % (giảm 2.7 %). Trong khi đó tỉ lệ học sinh trung bình tăng từ 43.3% lên 46% (tăng 2.7%); học sinh yếu từ 5.4% lên 8.1% (tăng 2.7%).
	Ở lớp 9C, tôi áp dụng kinh nghiệm khai thác, sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy và học tốt lịch sử Việt Nam lớp 9 ( từ năm 1919 đến năm 1945) kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực thì kết quả rất khả quan:
	Tỉ lệ học học sinh giỏi từ 11,8% lên 29,4% (tăng 17,6%); tỉ lệ học sinh khá tăng từ 23.5% lên 38.2 % (tăng 14,7%). Trong khi đó tỉ lệ học sinh trung bình từ 50% xuống 26.5% (giảm 23,5%); học sinh yếu từ 14.7 xuống 5.9%.
	Đặc biệt hơn nữa, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử năm học 2016- 2017 tôi đã có 5 học sinh đạt giải (1giải nhất, 2 giải ba và 2 khuyến khích). Cấp tỉnh có 1 em học sinh dự thi đạt giải 3. Các em chủ yếu là học sinh của lớp 9C.
	Khi được Phòng giáo dục giao dạy đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện dự thi cấp tỉnh năm học 2016- 2017 gồm 10 em, tôi cũng đã áp dụng kinh nghiệm khai thác, sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy và học tốt lịch sử Việt Nam lớp 9 ( từ năm 1919 đến năm 1945) và mở rộng hơn về các giai đoạn sau. Kết quả 10/10 em đều đạt giải (6 giải ba và 4 giải khuyến khích)
2.4.2. Đối với giáo viên:
- Giáo viên chuẩn bị soạn giảng một cách chu đáo, logic được nội dung kiến thức giữa tiết trước và tiết sau với hệ thống câu hỏi và dàn ý tối ưu trong phần thảo luận. Hình thành được bài giảng một cách chủ động, phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp theo phương pháp dạy học mới.
- Tiết kiệm được thời gian trong một tiết giảng 45 phút giáo viên không phải làm việc nhiều chủ yếu hướng dẫn học sinh chủ động bàn bạc thảo luận phát huy tính tự lập, khai thác và hoàn thành kiến thức trong bài.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Với những biện pháp mà tôi vận dụng trong các bài dạy của mình tại Trường THCS Thị Trấn Triệu Sơn  tôi thấy đã mang lại  hiệu quả rõ rệt: Đa số học sinh hiểu và nắm được bài. Các em biết vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống đặc biệt đã định hướng được sự thành kĩ năng sống của mỗi học sinh. 
Điều quan trọng hơn đó là học sinh có hứng thú trong giờ học môn Lịch sử, các em học tập hăng say và tích cực hơn và tự bản thân các em thấy đây là môn học thực sự bổ ích, giúp các em hình thành tư tưởng đạo đức đúng đắn, biết sống có lí tưởng, có mục đích, sống là để cống hiến. Đồng thời đã nâng cao được hiệu quả sử dụng phương tiện, công cụ, thiết bị đồ dùng dạy học trong trường phổ thông hiện nay. 
3.2. Kiến nghị.
Để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập lịch sử, nhằm giúp các em có hiểu biết nhiều hơn về lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới, đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, sáng tạo, có phương pháp dạy học phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh. 
Việc sử dụng các phương pháp dạy học trên, có tác động rất lớn đến lứa tuổi học sinh phổ thông, các em thấy yêu thích môn Lịch sử hơn, nên chất lượng bộ môn cũng được cải thiện. Tuy nhiên, mỗi phương pháp có những mặt ưu điểm và hạn chế nhất định. Điều quan trọng là người giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp dạy học một cách hợp lí, chủ động, sáng tạo thì mới đem lại hiệu quả cao. Đồng thời, giáo viên phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về công nghệ thông tin, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo và phát huy các tính năng của các trang thiết bị dạy học hiện đại trong việc thiết kế bài dạy. 
Đối với các cấp lãnh đạo, cần quan tâm hơn về cơ sở vật chất như: Trang thiết bị máy tính có nối mạng, máy chiếu Projector...tại các phòng học đa năng, khuyến khích và động viên giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên cùng bộ môn có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học bộ môn ở nhiều bài, nhiều khối khác nhau để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
	Trên đây chỉ là ý kiến chủ quan của tôi, xin đưa ra để góp một phấn nhỏ vào việc đổi mới dạy học môn Lịch sử ở THCS. Tôi nghĩ, dạy học có nhiều phương pháp khác nhau, song vận dụng như thế nào mới là quan trọng và học sinh chính là đáp số chính xác nhất cho hiệu quả của một tiết dạy. Vậy mong được sự góp ý, nhận xét chân thành từ phía các đồng nghiệp để tôi được học hỏi nhiều hơn nữa.
XÁC NHẬN 
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
LÊ THỊ THƠ
Thanh Hóa, ngày 23 tháng 4 năm 2017.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Quản Thị Hảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
TÊN SÁCH
TÁC GIẢ
NHÀ XUẤT BẢN
[1]
Phương pháp dạy học Lịch sử
Phan Ngọc Liên
Trần Văn Trị
NXB Giáo dục
[2], [3], [4]
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở
Nguyễn Hải Châu
Nguyễn Xuân Trường
NXB Giáo dục
[1]
Bài báo “dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông là nâng cao nhân cách và lòng yêu nước”
Thượng tướng PGS, TS Võ Tiến Trung
Báo Nhân Dân 
điện tử
[2]
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Sđd, trang 262

NXB chính trị 
quốc gia

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: QUẢN THỊ HẢO
Chức vụ và đơn vị công tác: giáo viên trường THCS Thị Trấn Triệu Sơn
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại

Rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí THCS
PGD
C
2007-2008

Nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ dạy lịch sử
PGD
C
2010-2011

Kinh nghiệm dạy bài “Nhật Bản” theo phương pháp mới (lớp 9- THCS)
PGD

A
2011- 2012
SGD
C
4
Kinh nghiệm khai thác, sử dụng hình ảnh nhân vật lịch sử nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh khi học lịch sử thế giới lớp 9
PGD
A
2013- 2014
SGD
B
5
Một vài kinh nghiệm khai thác, sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy và học tốt lịch sử Việt Nam lớp 9 (giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1945)
PGD
A
2016- 2017

* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào Ngành cho đến thời điểm hiện tại.
----------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_khai_thac_su_dung.doc