Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS
1.1. Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ năm 1960. Cũng trong thời gian đó, trong các trường sư phạm có khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ II năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Công cuộc cải cách giáo dục lần III từ năm 1981 đến nay, đồng thời chú trọng cả ba mặt: Cải cách hệ thống giáo dục; cải cách nội dung và phương pháp dạy học.
1.2. Hiện nay, phương pháp dạy học Lịch sử đã được chú trọng đổi mới, cải tiến nhiều góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Tuy nhiên, nhìn chung phương pháp dạy học Lịch sử vẫn chưa theo kịp các cải tiến về nội dung, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Có thể nói, phương pháp dạy học Lịch sử còn có phần bảo thủ, thực dụng. Sự lạc hậu về phương pháp dạy học là một trong những trở ngại của việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do giáo viên chưa nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vai trò, vị trí của phương pháp dạy học, chưa tiếp cận được những cơ sở khoa học, lí luận về phương pháp dạy học và chú trọng phát huy tính tích cực của học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS

phần 2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh về sự chuẩn bị kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai do Ngô Quyền lãnh đạo. Ngô Quyền huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ để chờ địch Nội dung diễn biến trận chiến thắng Bạch Đằng năm 938, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ . Khi hướng dẫn học sinh khai thác lược đồ giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh những kĩ năng: hệ thống kí hiệu, qui ước, kĩ năng tường thuật, miêu tả Việc tổ chức cho học sinh làm việc với lược đồ có thể tiến hành như sau: Cho học sinh quan sát lược đồ, trong đó chú ý quan sát cả nội dung, danh giới và các kí hiệu của lược đồ. Giáo viên yêu cầu học sinh tự trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng trên lược đồ Sau khi học sinh trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng, giáo viên nhận xét và chốt lại những diễn biến chính kết hợp với hình ảnh minh họa. - Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào nước ta. - Ngô Quyền cho quân dùng thuyền nhẹ nhử địch vào cửa sông qua bãi cọc ngầm lúc triều đang lên. Nước thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng tấn công quân Nam Hán và giành thắng lợi. Như vậy học sinh sẽ rất hứng thú theo dõi bài giảng, đảm bảo được yếu tố trực quan sinh động, giúp các em hiểu sâu sắc và ghi nhớ bền lâu kiến thức thông qua lời thuyết trình của giáo viên hoặc các bạn trong lớp dựa trên lược đồ. Hoặc trong khi dạy bài 11 (Lịch sử 7) Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 -1077), phần II – Giai đoạn thứ hai (1076 -1077), mục 2. Cuộc chiến đấu trên sông Như Nguyệt để tiết học phát huy được tính tích cực của học sinh, tạo nên một tiết học sinh động giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà đọc sách trước để tìm hiểu diễn biến cuộc chiến đấu trên sông Như Nguyệt. Khi đến tiết học, giáo viên sử dụng những hình ảnh đã chuẩn bị và tóm tắt lại diễn biến trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt như một cuốn phim lịch sử (hoặc có thể sử dụng đoạn video). - Chờ mãi không thấy thủy quân tới, Quách Quỳ cho quân đóng cầu phao vượt sông tấn công phòng tuyến của ta. - Quân ta chống trả quyết liệt - Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người đọc bài thơ Nam quốc sơn hà. - Cuối xuân 1077, quân ta tấn công bất ngờ đồn giặc, quân Tống thua to. Sau khi quan sát hình ảnh (hoặc video) xong, để tiếp cận nội dung kiến thức GV tổ chức cho HS trả lời một số câu hỏi có tính dẫn dắt như: 1. Không thấy quân thuỷ đến, quân Tống làm gì? 2. Trước tình thế đó, Lý Thường Kiệt làm gì? Qua nội dung trả lời của học sinh, GV khái quát và nhấn mạnh đến nội dung kiến thức của bài học. Giáo viên sử dụng tranh ảnh hoặc một chùm tranh ảnh có cùng chủ đề để hỗ trợ cho quá trình tường thuật lại sự kiện lịch sử hoặc yêu cầu học sinh nhớ lại nội dung sự kiện lịch sử mà các tranh ảnh phản ánh. Hình thức này, có nhiều ưu điểm trong việc kích thích thị giác của học sinh, làm phong phú thêm các kênh thông tin tiếp nhận lịch sử cho học sinh. Như vậy, để trình bày diễn biến một sự kiện lịch sử nào đó, giáo viên có thể sử dụng nhiều kênh hình khác nhau như lược đồ lịch sử, cũng có thể sử dụng tranh ảnh tích hợp để tường thuật, với những ưu thế của nó về tính trực quan, thẩm mĩ sẽ tạo ra hứng thú, kích thích học sinh tìm tòi để giải quyết những vấn đề nhận thức. Ngoài ra, cũng có thể kết hợp với nhiều phương pháp dạy học khác để tiết học sinh động, hiệu quả, học sinh tích cực chủ động, thích thú học với bộ môn lịch sử. Sự phong phú, đa dạng về hình thức biểu đạt đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả môn lịch sử. 3. Sử dụng tranh ảnh để củng cố kiến thức cho học sinh. Trong quá trình dạy lịch sử, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp nhằm giúp học sinh củng cố những kiến thức đã học: yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức chính của bài, các dạng câu hỏi, bài tập lịch sử. Nếu ở bài học nào giáo viên cũng thực hiện như vậy sẽ gây sự nhàm chán cho học sinh. Vì vậy, trong mọt số bài tôi đã dùng tranh ảnh để giúp các em củng cố kiến thức bài học một cách trực quan hơn, các em dễ nhớ,nhớ lâu hơn. Và đặc biệt, tranh ảnh với những ưu thế của nó về trực quan, thẫm mĩ sẽ tạo ra hứng thú, kích thích học sinh tìm tòi để giải quyết vấn đề nhận thức. Sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố bài học, sau khi dạy xong bài 12 (Lịch sử 6). Nước Văn Lang giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy lịch sử với những bước sau: Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, vẽ lại một đơn vị kiến thức vừa học bằng sơ đồ tư duy. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh dưới dạng phiếu học tập bản sơ đồ tư duy chưa hoàn chỉnh kết hợp nêu ra các câu hỏi để học sinh trả lời hoặc vẽ trên giấy khổ lớn, lên bảng. Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử (dạng phiếu học tập) Giáo viên cho một vài học sinh hoặc đại diện của một nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về sản phẩm sơ đồ tư duy của nhóm mình thiết lập. Hoạt động này giúp giáo viên biết được khả năng tiếp nhận thông tin của học sinh, rèn luyện khả năng diễn đạt, tự tin trước đám đông cho học sinh. Sản phẩm sơ đồ tư duy của học sinh Đây là hình thức chơi mà học, giúp các em phát triển tư duy theo lối tư duy tượng hình này giúp nhớ dễ dàng hơn, hình ảnh sẽ luôn được mường tượng ra trong đầu. Đồng thời, học sinh có thể sáng tạo kiến thức theo logic của mình, chia sẻ với các bạn trong lớp, giáo viên sẽ giúp các em hoàn chỉnh kiến thức. Hoặc bài 13 (Lịch sử 6): Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang. Để củng cố lại toàn bộ những kiến thức đã học trong tiết học, giáo viên cũng thể thực hiện bằng cách cho học sinh quan sát một số hình ảnh về trang phục, đồ dùng, công cụ sản xuất và đặt câu hỏi: Em hãy điểm lại những nét chính về đời vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang? Đại diện học sinh lên bảng báo cáo về những hiểu biết của học sinh. Các học sinh khác trong lớp có thể nhận xét và bổ sung câu trả lời nhằm hệ thống hoàn thiện kiến thức bài học mới học xong. Nhờ hoạt động tự mình tái hiện lại những nét chính về đời vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang dựa trên một số hình ảnh gợi ý. Học sinh thực sự có trải nghiệm về bài học, không chỉ là nghe những từ ngữ liệt kê đơn thuần, còn tác động được tới tình cảm, khơi gợi tính chủ đông, tích cực của học sinh cũng giúp các bạn nhớ bài lâu hơn. Hay khi dạy xong bài 23 (Lịch sử 7): Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – XVIII, phần II. Văn hóa. Để học sinh nắm được những kiến thức một cách khái quát đã học trong tiết học, giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát một số hình ảnh và yêu cầu: Em tóm tắt lại những thành tựu về văn hóa ở nước ta thế kỉ XVI – XVIII? Qua đó chó biết, văn hóa nước ta ở thế kỉ XVI - XVIII có gì mới so với thế kỉ XV? Kết hợp quan sát hình ảnh và kiến thức mới tìm hiểu trong bài học, học sinh có thế nêu được dễ dàng những thành tựu nổi bật về văn hóa ở nước ta thế kỉ XVI –XVIII. Đồng thời rút ra nhận xét của bản thân về văn hóa nước ta thế kỉ XVI –XVIII tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực, có nhiều nét mới so với thế kỉ XV, xuất hiện Thiên Chúa giáo, chữ Quốc ngữ ra đời, văn học cữ Nôm, văn học dân gian, nghệ thuật dân gian (sân khấu, điêu khắc) phát triển rực rỡ, nhiều thành văn hóa vẫn được duy trì và bảo tồn đến ngày nay. Qua việc sử dụng hình ảnh trong các tiết học nhằm mục đích củng cố kiến thức lịch sử đã giúp giảm bớt áp lực cho học sinh, giúp các em hệ thống và nhớ kiến thức hiệu quả. Tạo hứng thú trong học tập, phát huy tính tích cực của học sinh nâng cao chất lượng bộ môn. IV. Tính mới của giải pháp: Trong quá trình dạy học lịch sử, tranh ảnh đã được sử dụng nhiều nhưng nghiều giáo viên chỉ sử dụng tranh ảnh nhằm mục đích minh họa cho nội dung bài học, sử dụng còn qua loa chưa khai thác hết được nội dung của tranh ảnh phục vụ vào bài học. Qua thực tế quá trình dạy học, tôi thấy rằng việc sử dụng tranh ảnh vào trong dạy học lịch nhằm mục đích tạo hứng thú cho học sinh trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết, để tạo hứng thú cho học sinh, kích thích học sinh học môn. Tôi đã sử dụng hình ảnh trong việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử, trình bày diễn biến các cuộc kháng chiến và củng cố kiến thức lịch sử. Như vậy, tranh ảnh đã khai thác tối đa trong quá trình dạy học lịch sử, giúp học sinh hứng thú học tập, nhớ kiến thức lịch sử lâu. V. Phạm vi áp dụng: Nghiên cứu trong quá trình dạy học và giáo dục thông qua chương trình Lịch sử lớp 6, 7. Áp dụng đối với học sinh khối 6, 7 trường THCS Dur Kmăn năm học 2016 -2017, 2017-2018. VI. Phạm vi ảnh hưởng: Đề tài sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn lịch sử đã áp dụng thành công trong dạy học lịch sử khối 6,7 trường THCS Dur Kmăn. Các giải pháp tôi thực hiện trong đề tài đạt hiệu quả tối ưu đối với học sinh các trường THCS cùng điều kiện, hoàn cảnh tương tự như trường THCS Dur Kmăn. VI. Hiệu quả SKKN: Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu trong giảng dạy, tôi đã tiến hành cuộc điều tra qua phiếu khảo sát ( phiếu không ghi yêu cầu học sinh ghi họ tên, tránh gây áp lực cho học sinh) để tổng kết, rút kinh nghiệm và biết được những sai xót để có những tiết học lịch sử thật hiệu quả. Tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Trong phạm vi đề tài, tôi đã đưa ra mẫu phiếu: PHIẾU KHẢO SÁT 1. Em có thích học môn lịch sử không? Có Không 2. Giáo viên dạy lịch sử có sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong tiết học không? Trong đó, em thích nhất phương pháp nào? Vì sao? 3. Theo em, yếu tố nào tạo nên thành công tiết học khi thầy (cô) lồng ghép phương pháp sử dụng tranh ảnh trong dạy học? Chân thành cảm ơn các em đã dành thời gian trả lời câu hỏi. Qua kết quả thu được từ phiếu điều tra, tôi nhận thấy được đa số các em đều thích môn lịch sử, trong những phương pháp dạy học tích cực thì phương pháp sử dụng kênh hình được các em ưa chuộng nhất. Do kênh hình tạo hứng thú cho các em trong học tập, làm cho môn lịch sử không còn khô khan mà trở nên sinh động, hấp dẫn các em bởi các hình ảnh phong phú. Đồng thời, giúp các em khắc sâu kiến thức, nhớ lâu hơn, hiểu sâu các sự kiện, vấn đề, nhân vật lịch sử. Qua học lịch, các em thêm tự hào về quê hương, tổ quốc, biết nhớ ơn những anh hùng và nhận thức được bản thân cần phải làm gì. Đồng thời, chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao thể hiện qua kết quả chất lượng cuối năm 2016 – 2017, 2017 – 2018 của học sinh khối 6, 7 trường THCS Dur Kmăn cụ thể như sau: Đối với khối 6: Năm học Tổng số học sinh GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU KÉM GHI CHÚ SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 2015 -2016 94 11 11,7 16 17 58 61,7 5 5,3 4 4,3 Chưa thường xuyên sử dụng tranh ảnh LS 2016 -2017 93 13 14 18 19,3 55 59,1 4 4,3 3 3,2 Thường xuyên sử dụng tranh ảnh LS 2017-2018 88 12 13,6 17 19,3 54 61,3 4 4,5 1 1,1 Thường xuyên sử dụng tranh ảnh LS Đối với khối 7: Năm học Tổng số học sinh GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU KÉM GHI CHÚ SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 2015 -2016 90 9 10 15 16,7 56 62,2 6 6,7 4 4,4 Chưa thường xuyên sử dụng tranh ảnh LS 2016 -2017 94 13 13,8 19 20,2 55 58,5 4 4,3 3 3,1 Thường xuyên sử dụng tranh ảnh LS 2017-2018 92 13 14,1 20 21,7 55 59,7 3 3,3 1 1,1 Thường xuyên sử dụng tranh ảnh LS Phần thứ 3: KẾT LUẬN, KẾT NGHỊ I. Kết luận: Dạy học nói chung, dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông nói riêng là một quá trình. Đó là một quá trình nhận thức đặc thù, trong đó giáo viên tổ chức, dẫn dắt học sinh một cách có mục đích, có kế hoạch để học sinh nắm vững những tri thức cơ bản, kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực nhận thức, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách. Trong dạy học lịch sử, phương pháp sử dụng tranh ảnh có tác dụng to lớn trong việc gây hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Tranh ảnh là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là sự phản ánh khách quan, chân thực nhất về quá khứ. Những hình ảnh trực quan có tác dụng giúp sinh viên dễ dàng tiếp nhận tri thức lịch sử, thông qua đó, các em hứng thú học tập hơn, tạo sự tò mò, say mê học tập nghiên cứu lịch sử, trên cơ sở đó sinh viên nắm chắc quá khứ lịch sử, gợi cho họ những suy nghĩ về nhiệm vụ hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, làm thế nào để khai thác tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai trò của kênh hình nói chung, tranh ảnh nói riêng trong sách giáo khoa Lịch sử thì kĩ năng khai thác tranh ảnh của giáo viên đóng vai trò quyết định. Muốn thiết kế được một tiết dạy có hiệu quả, giáo viên phải tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học, đọc kĩ: mục tiêu cần đạt, xác định kiến thức cơ bản, thực hiện các phương pháp dạy học một cách linh hoạt phù hợp với nội dung kiến thức, đối tượng học sinh, đồng thời phải hướng dẫn học sinh đọc thông tin sách giáo khoa và sưu tầm các kênh hình liên quan đến bài học. Khai thác kiến thức qua kênh hình là một cách tiếp cận lịch sử tốt, có thể đưa lại hiệu quả cao trong việc dạy và học, nhưng lại không phải là một công việc đơn giản dễ thực hiện. Ngoài vấn đề nhận thức nội dung lịch sử qua kênh hình, còn là vấn đề rèn luyện óc quan sát, khả năng miêu tả và diễn đạt. II. Kiến nghị: - Đối với giáo viên: Cần có sự đầu tư, chú trọng hơn nữa trong giảng dạy, giáo dục học sinh; quan tâm đổi mới phương pháp dạy học. Cần trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tham khảo học hỏi kinh nghiệm dạy học của đồng chí đồng nghiệp có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng liên hệ thực tế lô gic khéo léo cuốn hút được học sinh. - Đối với nhà trường: Cần mua thêm một số tư liệu, tài liệu có liên quan đến bộ môn lịch sử để trong thư viện nhà trường để giáo viên và học sinh tham khảo thêm. Là giáo viên dạy lịch sử tôi kiến nghị trong các tiết học ngoại khóa, tiết học lịch sử địa phương nhà trường nên tổ chức cho học sinh đi thực tế, quan sát trực tiết hiện vật, con người sống.....sau đó viết bài thu hoạch, nhằm tái hiện lại lịch sử chính xác nhất, giáo dục lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc để các em có được cuộc sống bình yên như ngày hôm nay. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn lịch sử, hiểu biết và kinh nghiệm của tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong bạn bè, đồng nghiệp bổ sung, đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Dur Kmăl, ngày 20 tháng 04 năm 2019 Người viết Lang Thị Phương NHẬN XÉT CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP HUYỆN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tài liệu Nguồn tài liệu ( tác giả, nhà xuất bản.....) 1 2 3 Quyết định số 41/2000/QĐ/BGD&ĐT, ngày 24 tháng 03 năm 2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Thiết bị giáo dục phải được sử dụng hiệu quả nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục". 4 Luật giáo dục ban hành ngày 02/12/1998
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_su_dung_tranh_anh.doc