Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả các tiết “Bài tập Lịch sử” và “Ôn tập” Lịch sử lớp 7 bằng phương pháp tổ chức trò chơi

  1. Cơ sở lí luận:

Hiện nay, vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đang được ngành giáo dục quan tâm hàng đầu. Việc áp dụng, thử nghiệm các phương pháp dạy học mới cũng đã được thực hiện trong các trường học, tuy nhiên mức độ còn chưa đồng bộ, còn nặng về phương pháp cũ. Sử dụng phương pháp dạy học mới trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng nhằm “phát huy đ- ược tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh”, “bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn”, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”, vì thế giáo viên cần mạnh dạn, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy để gây hứng thú học tập và mang lại hiệu quả cao. Đặc trưng của bộ môn Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách độc lập, khách quan với ý nghĩ của con người.Vì thế, dạy học lịch sử là tái tạo lại “hiện thực quá khứ lịch sử” đó cho người học thông qua những chứng cứ vật chất, dấu vết lịch sử để lại. Mục đích cuối cùng là giúp ngườihọc có thể hình dung được về con người và hoạt động của con người trong bối cảnh thời gian, không gian lịch sử nhất định. Vậy để thực hiện mục đích đó, ngoài việc cung cấp kiến thức cho các em trên lớp, giáo viên nên hướng dẫn để các em tự tìm ra kiến thức, mở rộng hiểu biết của mình bằng nhiều cách khác nhau và tự các em chuyển tải những thông tin đó đến bạn bè. Khi đó, các em sẽ càng say mê tìm tòi, nghiên cứu, dần dần hình thành ở các em tình yêu môn học.

docx 26 trang SKKN Lịch Sử 13/04/2025 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả các tiết “Bài tập Lịch sử” và “Ôn tập” Lịch sử lớp 7 bằng phương pháp tổ chức trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả các tiết “Bài tập Lịch sử” và “Ôn tập” Lịch sử lớp 7 bằng phương pháp tổ chức trò chơi

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả các tiết “Bài tập Lịch sử” và “Ôn tập” Lịch sử lớp 7 bằng phương pháp tổ chức trò chơi
trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta gói trong da ngựa ta cũng nguyện xin làm”? ( Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn )
6 chữ được thêu trên lá cờ của Trần Quốc Toản là gì? (“Phá cường
địch,
báo hoàng ân” (Giết giặc mạnh, đền ơn vua)
Thái Tử của nhà Nguyên đem quân đánh nước ta tên gì? (Thái tử Thoát Hoan)
Hoạt động 3: Phần thi thứ hai: Tiếp sức Hoàn thành bảng
* Thể lệ: thống kê các sự kiện
Mỗi đội cử hai đại diện tham gia sự kiện lịch sử quan trọng.
Giáo viên chuẩn bị các dữ kiện cắt rời có dán keo hai mặt phía sau, chia thành từng gói lẫn lộn các nội dung (mỗi gói dữ kiện có 4 dữ kiện). Các đội lên chọn gói dữ kiện.
Treo bảng phụ kẻ sẵn các cột, điền trước cột thời gian của triều Lý – Trần, các cột còn lại các đội sẽ thảo luận và cùng nhau thực hiện (sắp xếp dán lên bảng phụ).
Thời gian thực hiện là 3’.
Sắp xếp đúng đến đâu tính điểm đến đó, nội dung nào sai không có
điểm.
* Nội dung:

Triều/ Thời
Người	sáng
Kinh đô
Quốc hiệu
Chống	xâm


lập


lược
+Lý 1009-
1225
+Trần 1226-
1400
+ Hồ 1400-
1407




Các cụm từ: Lý Công Uẩn/ Đại Việt /Thăng Long /Lý Thái Tổ /Trần Cảnh / Mông – Nguyên /Trần Thái Tông /Hồ Quý Ly/ Đại Ngu /Tây Đô/ Minh
Hoạt động 4: Phần thi thứ ba: Theo chân các trận đánh lịch.
* Thể lệ:
Giáo viên chuẩn bị 4 lược đồ câm về Cuộc kháng chiến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên(1287-1288) và chiến thắng Bạch Đằng (1288)
Mỗi nhóm cử 2 thành viên hoàn thành
Sử dụng kí hiệu cho sẵn:ta -các mũi tên liền màu đỏ (tiến đánh, tấn công), nét đứt (rút lui) ; địch (mũi tên liền màu xanh(tiến đánh, tấn công) và nét đứt (rút lui), và các kí hiệu về bãi cọc trên sông Bạch Đằng, các bè lửa của quân nhà Trần, chia làm 4 gói cho 4 đội.
Cho đại diện các đội lên nhận phần kí hiệu, sau đó dán lên lược đồ ở phần bảng của đội mình trong 2’.
Tính thời gian cho từng đội.
Đội nào hoàn thành trước sẽ đạt điểm theo thứ tự: 50 – 40 – 30 – 20
điểm.
Sau khi hoàn thành, các đội sẽ giành quyền trình bày diễn biến để ghi thêm điểm bằng cách giơ cờ lên trước.
Yêu cầu: Trình bày đúng nội dung diễn biến, sự kiện, sinh động, xúc cảm sẽ đạt được điểm cao. Điểm tối đa cho phần này là 50 điểm.
Hoạt động 5: Phần thi thứ tư: Giải mã ô chữ:
* Thể lệ:
Học sinh lựa chọn các ô hàng ngang.
Trả lời đúng, ghi được 10 điểm và hàng ngang được mở ra, chữ cái từ chìa khoá xuất hiện.
Các đội được quyền trả lời từ chìa khóa sau 1 lượt đầu tiên của 4 đội sẽ được 80 điểm, lượt thứ 2 được 40 điểm và sau gợi ý của chương trình được 20 điểm.
Mời trợ lý cho phần thi này.
* Nội dung:
C1. 7 chữ cái: Quân lính nhà Trần đã thích lên cánh tay hai chữ gì để thể hiện quyết tâm giết giặc Nguyên? SÁT THÁT
C2.9 chữ cái-Câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” là củ ai?

TRẦN THỦ ĐỘ
C3. 6 chữ cái-Trận đánh tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ diễn ra ở đâu?
VÂN ĐỒN
C4. 8 chữ cái- Năm 1282, nhà Trần mở hội nghị này để bàn kế đánh giặc? BÌNH THAN
C5. 11 chữ cái- Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên?
TRẦN HƯNG ĐẠO
C6. 9 chư cái- Tác giả hai câu thơ sau là ai? “Mênh mông một dải Bạch Đằng
Nghìn thu soi rạng giống nòi quang vinh” HỒ CHÍ MINH
C7. 6 chữ cái-Toa Đô bị chém đầu trong trận đánh nào? TÂY KẾT
C8. 7 chữ-Năm 1285, trong hội nghị nào các bô lão đồng thanh hô “Đánh”? DIÊN HỒNG
C9. Tên công chúa nhà Trần dâng cho Thóat Hoan làm kế hoãn binh? AN
TƯ
đến
C10. Ở thế kỷ XIII, lãnh thổ của đế quốc này kéo dài từ bờ Địa Trung Hải Thái Bình Dương? Mông cổ
C11. Tháng 1.1285, Trần Hưng Đạo cho quân lui từ biên giới về đâu để
tránh thế giặc
mạnh? VẠN KIẾP
C12. Trận thắng oanh liệt kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lợc
Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần? SÔNG BẠCH ĐẰNG
Gợi ý từ chìa khóa: Tác giả hai câu thơ sau:
“ Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng”
Hoặc: Ngời sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm trên núi Yên Tử.
Hoạt động 6:
* Củng cố:
Giáo viên cho cả lớp làm bài kiểm tra nhanh 5 phút theo nội dung làm sẵn trên phiếu để kiểm tra lại việc nắm bắt kiến thức của học sinh. Học sinh nhận phiếu làm bài và nộp lại cho giáo viên. (Học sinh sẽ đánh dấu vào các câu đúng sau):
Nội dung bài kiểm tra:
Hãy đánh dấu x vào câu trả lời đúng nhất:
Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ 2 và 3 là ai?
a-Trần Quốc Tuấn	b- Trần Khánh Dư	c- Trần Quốc
Toản.
Đô
biết?

Nhà Trần đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu?
Đại Việt – Hoa Lư	b- Đại Việt – Thăng Long	c- Đại Ngu – Tây
Em hãy cho biết từ chìa khóa trong bảng ô chữ hôm nay là gì?
Kể tên những danh tướng tiêu biểu của nhà Trần mà em đã học và
* Hướng dẫn học ở nhà:
Về nhà học bài, ôn tập lại những nội dung cơ bản đã học trong chương trình từ đầu năm đến nay:
(* Lưu ý :Nội dung giáo án trên hoàn toàn thực hiện được, đảm bảo thời gian.Giáo viên cần cho học sinh chuẩn bị kĩ trước ở nhà)
Ví dụ 2: Tiết 54- Làm bài tập lịch sử phần chương V
Mục tiêu:
Qua tiết bài tập nhằm củng cố, hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học về sự suy yếu của nhà nước phong kiến, tình hình kinh tế-văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI-XVIII.
Giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh sự căm ghét chiến tranh, sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp.
Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh những kĩ năng cần thiết trong học tập bộ môn: kĩ năng tổng hợp, nhận xétt, đánh giá sự kiện; tính nhanh nhẹn, linh hoạt, chủ động, nhạy bén và khả năng hợp tác với nhau qua các trò chơi hoc tập.
Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tài liệu tham khảo:
+ Sách bài tập trắc nghiệm lịch sử 7
+ Sách thực hành lịch sử 7
+ Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Lịch sử 7
-Máy chiếu
Hoạt động dạy-học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Trò chơi: Trò chơi hái táo
Thể lệ:
- GV (đã chuẩn bị nội dung các câu hỏi và trình bày trên bài giảng điện tử): chiếu hình ảnh cây táo quả xanh và cây quả đỏ
Mời lớp trưởng điều khiển trò chơi, chọn thư ký
Chia lớp thành 2 đội chơi- Đội “táo xanh” và đội “táo đỏ”
Mỗi cây táo có 5 quả tương ứng vơi số lượng câu hỏi của các đội trong tiết bài tập
Nhiệm vụ của các đội chơi là phải lựa chọn câu hỏi và trả lời các câu hỏi đã được giao về nhà. Thời gian chuẩn bị cho mỗi câu hỏi là 10 giây
Đội nào trả lời đúng thì sẽ hái được 1 quả táo trên cây của đội mình, tương ứng với 10 điểm. Nếu trả lời sai, quyền trả lời sẽ giành cho đội bạn. Trường hợp đội bạn trả lời đúng thì quả táo của đội này sẽ thuộc về đội bên kia (bằng sự đổi màu quả táo)
GV sẽ nhận xét, chuẩn xác lại nội dung câu trả lời của mỗi đội.
Nội dung
C1. Triều đình nhà Lê đầu thế kỉ XVI như thế nào? Hậu quả?
C2. Cho biết nguyên nhân và hậu quả các cuộc khởi nghĩa Nam- Bắc triều và chiến tranh Trịnh- Nguyên?
C3. Tình hình kinh tế Đàng Ngoài thế kỉ XVII-XVIII phát triển như thế nào? C4. Vì sao đến nửa đầu thế kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp Đàng Trong có điều kiện phát triển?
C5. Cho biết sự phát triển của các tôn giáo ở nước ta thế kỉ XVI-XVIII?
C6. Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao chữ cái La tinh ghi âm Tiếng Việt lại
trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?
C7. Trình bày hiểu biết của em về một loại hình nghệ thuật dân gian thế kỉ XVI- XVIII?
C8. Nguyên nhân các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII? Nhận xét gì về tính
chất và quy mô các cuộc khởi nghĩa này?
C9. Phong trào Tây Sơn có phải là cuộc chiến tranh phong kiến không? Vì sao? C10. Nêu những đóng góp của phong trào Tây Sơn trong lịch sử dân tộc?
Củng cố: Khái quát nội dung chương V và Tổng kết trò chơi
* Bài kiểm tra sát xuất (5 phút)
Dặn dò
Ví dụ 3: Tiết 70- Làm bài tập Lịch sử phần chương VI
Mục tiêu
- Hệ thống kiến thức lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XIX
- Chính sách của triều đình nhà Nguyễn, không phù hợp với yêu cầu lịch sử nên kinh tế, xã hội không có điều kiện phát triển.
- Truyền thống chống áp bức bóc lột của nhân dân ta dưới thời Nguyễn.
Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh những kĩ năng cần thiết trong học tập
bộ môn: kĩ năng tổng hợp, nhận xét, đánh giá sự kiện; Tính nhanh nhẹn, linh hoạt, chủ động, nhạy bén và khả năng hợp tác với nhau qua các trò chơi hoc tập.
Chuẩn bị
Giáo viên: Hệ thống bài tập.Tài liệu tham khảo, Máy chiếu
Học sinh: Chuẩn bị các nội dung trong chương VI
Hoạt động dạy –học
1. Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ:
Bài tập: Trò chơi: Khỉ con qua sông
* Thể lệ
GV chiếu hình ảnh Khỉ con và chiếc cầu trên sông (cầu là những chiếc phao hình tròn có khoảng cách nhất định đánh số từ 1-10 được nối liền hai bờ sông )
Mời lớp trưởng điều khiển trò chơi
Chia lớp thành 2 nhóm/đội chơi
Mỗi chiếc phao tương ứng với một câu hỏi trong tiết bài tập
Nhiệm vụ của các đội chơi đưa được Khỉ con qua song bằng cách lựa chọn câu hỏi và trả lời 10 câu hỏi của giáo viên
Đội nào trả lời đúng thì Khỉ con sẽ qua được thêm một phao, tương ứng với 10 điểm. Trả lời sai Khỉ con bị lùi lại.
Sau mỗi câu trả lời của các đội GV sẽ nhận xét, chuẩn xác lại nội dung câu trả lời của mỗi đội.
Nội dung
C1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? C2. Kinh tế dưới triều Nguyễn phát triển ra sao?
C3. Vì sao nông dân nổi dậy chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn?
C4. So sánh chính sách đối ngoại thời Nguyễn với thời Quang Trung? Em có nhận xét gì về
chính sách ngoại giao thời Nguyễn?
C5. Trình bày về một trong số các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyễn? C6. Trình bày sự phát triển của văn học thế kỉ XVIII-XIX?
C7. Sự phát triển của nghệ thuật thế kỉ XVIII-XIX?
C8. So sánh chế độ giáo dục, thi kỉ thời Tây Sơn với thời Nguyễn?
C9. Trình bày hiểu biết của em về một nhà khoa học (Lịch sử, Địa lý, Y học) tiêu biểu thế kỉ
XVIII-XIX?
C10. Khoa học - kĩ thuật nước ta thế kỉ XVIII-XIX đạt được những thành tựu gì? Liên hệ với
thành tựu KHKT ngày nay?
Củng cố: Khái quát nội dung chương VI và tổng kết trò chơi
* Bài kiểm tra sát xuất (5 phút)
Dặn dò
KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
Qua 2 năm áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong các tiết Bài tập/ Ôn tập Lịch sử, tôi nhận thấy học sinh (đặc biệt là những học sinh từ trung bình trở xuống) đều tỏ ra rất hứng thú học tập, sôi nổi trong hoạt động. Các em chịu khó tìm tòi, đọc tài liệu trên thư viện, sách báo liên quan và khai thác cả thông tin trên mạng
Chất lượng kiểm tra sát xuất qua bài tập sau mỗi tiết dạy của các em học sinh khối 7 đạt điểm giỏi rất cao, số lượng bài điểm dưới trung bình giảm.
Chất lượng trung bình cả năm của các lớp khi tiến hành giảng dạy theo phương pháp này đều đạt tỷ lệ cao hơn so với các năm trước đó. Cụ thể:
+ Năm học 2015-2016: tỷ lệ từ trung bình trở lên đạt khoảng 85%.
+ Năm học 2016-2017: đạt tỷ lệ khoảng 87.36% từ trung bình trở lên.
+ Năm học 2017-2018: tỉ lệ đó tăng lên được từ 90% trở lên.
Điều đáng nói là sự yêu thích bộ môn đó từng bước được các em chỳ ý và số học sinh khá, giỏi ngày càng nhiều hơn.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận chung:
Qua thời gian áp dụng giảng dạy, tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả bộ môn cần thiết giáo viên nên tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt đối với môn lịch sử 7 mà đề tài này là một kinh nghiệm nhỏ.
Với cấu tạo chương trình bộ môn lịch sử 7 có nhiều tiết bài tập nên rất thích hợp cho việc biên soạn, giảng dạy theo phương pháp đó. Việc thực hiện không quá khó khăn hay mất nhiều thời gian nhưng lại có kết quả rất cao. Qua đó có nhiều thời gian để củng cố, khắc sâu kiến thức, hình thành và rèn luyện được những kĩ năng cơ bản cho các em, đồng thời tạo thêm niềm vui, động lực kích thích các em thêm yêu thích bộ môn.
Trong kinh nghiệm của cá nhân tôi sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong các thầy cô góp ý để đề tài đợc hoàn thiện hơn.
Đề xuất, khuyến nghị
Đối với giáo viên:
Để tiến hành các dạng bài tập như trên đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên về đồ dùng dạy học cần thiết hoặc có thể thiết kế các giáo án điện tử để lên lớp. Bám sát chương trình biên soạn tiết bài tập phù hợp điều kiện và đảm bảo củng cố được kiến thức cơ bản cho các em.
+ Chọn bài tập phù hợp với mục tiêu phần, chương, bài để soạn giáo án.
+ Chọn trò chơi phù hợp với kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh.
+ Giáo viên chuẩn bị tốt cho trò chơi.
+ Phổ biến cách chơi, luật chơi ngắn gọn khi bắt đầu thực hiện trò chơi để học sinh hiểu và thực hiện được ngay. Chú ý thay đổi các nhóm học sinh tham gia để tất cả các em đều được thể hiện mình tùy theo nội dung từng phần mà yêu cầu đối tượng cho phù hợp. (Các nhóm lớn phải tự phân các nhóm nhỏ trước khi học tiết bài tập lịch sử đó)
+ Giữ lớp học sôi động ở mức cho phép để không ảnh hưởng đến các lớp xung quanh, nhưng không nên yên lặng quá sẽ không tạo không khí vui tươi.
+ Giáo viên nên cho học sinh vỗ tay để động viên tinh thần các bạn và tập học sinh tính lịch sự khi xem biểu diễn.
+ Bản thân mỗi giáo viên cũng cần phải tìm hiểu, nghiên cứu thêm tài liệu để có những hướng dẫn cụ thể, sát thực hơn cho các em.
+ Phải có tổng kết, đánh giá, tuyên dương, trao thưởng (nếu có càng tốt) kịp thời để khích lệ tinh thần tham gia học tập, tìm hiểu của các em.
+ Ngoài việc áp dụng các dạng bài tập trên trong giảng dạy các tiết bài tập lịch sử thì giáo viên bộ môn có thể vận dụng vào phần kiểm tra bài cũ, củng cố hay một số nội dung trong tiết học có thể áp dụng được và phù hợp với thời l- ượng tiết dạy.
Đối với học sinh:
Cần có sự chuẩn bị trước: phân công các thành viên trong nhóm, tổ đọc, tham khảo tài liệu , chuẩn bị đồ dụng, vật dụng cần thiết do giáo viên yêu cầu,
hướng dẫn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tây Đằng, ngày 10 tháng 3 năm 2022
Người viết
Nguyễn Thị Thu Hà
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
I
Mở đầu
1
1
Lý do chọn đề tài
1
1.1
Cơ sở lí luận
1
1.2
Thực tiễn vấn đề
1
2
Mục đích nghiên cứu
2
3
Đối tượng và phạm vi nghiên cúu
3
4
Phương pháp nghiên cứu
3
II
Nội dung của đề tài
4
1
Lí luận
4
2
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
4
2.1
Giáo viên
4
2.2
Học sinh
5
3
Các bước tiến hành một tiết bài tập Lịch sử
5
4
Vận dụng một số dạng trò chơi vào tiết Bài tập/ Ôn tập Lịch sử cụ thể
10
5
Kết quả thực hiện
18
III
Kết luận và khuyến nghị
19
1
Kết luận chung
19
2
Đề xuất, khuyến nghị
19
2.1
Đối với giáo viên
19
2.2
Đối với học sinh
19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dưới đây là những tài liệu mà giáo viên đã từng tham khảo để giảng dạy và một số giới thiệu cho học sinh tìm hiểu:
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở – Môn Lịch sử – NXB Giáo dục
Sách giáo khoa lịch sử lớp 7 – NXB Giáo dục.
Sách giáo viên lịch sử lớp 7 – NXB Giáo dục.
Tư liệu dạy học lớp 7 – NXB Giáo dục.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Lịch sử 7 - Tạ Thị Thúy Anh - NXB ĐHQG Hà Nội
Hướng dẫn sử dụng kênh hình SGK Lịch sử THCS (Phần LSVN) - Chủ biên: Nguyễn Thị Côi - NXB Giáo dục.
Vua chúa Việt Nam qua các triều đại - Trương Đình Tín – NXB Đà Nẵng - Năm 2000.
Kể chuyện lịch sử nước nhà (Dành cho học sinh) ( có10 tập) từ tập 2 đến tập 9 - NXB Trẻ và NXB Giáo dục .
Tuyển tập truyện lịch sử (từ tập 1-14) – Hoài Anh – NXB Văn học
Các Website (giới thiệu cho giáo viên và học sinh tham khảo thêm):
www.lichsuvietnam.vn
www.lichsuvietnam.info
www.wikipedia.org
MỘT SỐ MINH CHỨNG
Một số hình ảnh về sự chuẩn bị và tham gia trò chơi của học sinh

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_cac_tiet_bai_tap_lic.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả các tiết “Bài tập Lịch sử” và “Ôn tập” Lịch sử lớp 7 bằng ph.pdf