Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy môn Lịch sử lớp 4

Lịch sử, theo cách hiểu thông thường, đó là những sự kiện đã xảy ra trong đời sống xã hội và trong thế giới tự nhiên, được con người ghi chép bằng giấy bút (văn bản) nhằm để lại cho hậu thế. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:

“Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

Là một người dân Việt Nam yêu nước, mỗi chúng ta học Lịch sử để biết được cội nguồn dân tộc, quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, quá trình lao động sáng tạo của cha ông, để biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những thế hệ cha ông và làm giàu thêm truyền thống dân tộc.

Kiến thức môn Lịch sử lớp 4 ở bậc Tiểu học, mặc dù không được trình bày theo một hệ thống logic chặt chẽ mà chủ yếu chọn ra những sự kiện tiêu biểu, những nhân vật lịch sử gắn liền với một giai đoạn lịch sử nhất định.

Ban giám hiệu nhà trường luôn động viên, giúp đỡ GV trong việc cập nhật công nghệ thông tin để giáo viên dễ dàng tìm kiếm tư liệu lịch sử, tăng cường tính tương tác thông tin khi giảng dạy môn Lịch sử cho học sinh.

doc 18 trang SKKN Lịch Sử 05/03/2025 230
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy môn Lịch sử lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy môn Lịch sử lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy môn Lịch sử lớp 4
u quả. Bởi lẽ, không thay đổi từ căn nguyên nên chưa đem lại hiệu quả cao. Bởi chỉ đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nhưng vẫn dạy trên chương trình cũ, nội dung kiến thức lớn, trong quá trình dạy, giáo viên không dám đổi mới vì không truyền tải hết được khối lượng kiến thức cũng như sợ sai phương pháp, thiếu bước hay thừa bước lên lớp trong một tiết học.
Đứng trước những khó khăn như vậy tôi tiến hành làm một khảo sát và kết quả như sau:
Lớp
TS
HS
HS yêu thích môn lịch sử
HS thấy bài học quá dài, khó nhớ
HS thường ngồi học thuộc các sự kiện
HS không có ấn tượng gì
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
4A
29
4
13,79
12
41,38
11
37,93
2
6,9

Từ những thực trạng nêu trên đã ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu của học sinh lớp 4 tôi chủ nhiệm nói riêng mà ảnh hưởng chất lượng của khối 4 cũng như nhà trường nói chung. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, nâng cao chất lượng bài dạy của giáo viên cũng như kích thích hứng thú học của học sinh được xem là khâu mấu chốt để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đang trở thành một yêu cầu bức thiết trong giai đoạn này. 
2.2. Nguyên nhân
- Thứ nhất: Bài học của chương trình trường học mới Vnen rất dài, tích hợp nhiều nội dung trong một bài. 
- Thứ hai: Học sinh thường học vẹt nên dễ nhớ chóng quên.
- Thứ ba: Việc chủ động đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên chưa linh hoạt, chưa phù hợp trong giảng dạy còn máy móc, rập khuôn. 
 - Thứ tư: Một số yếu tố khách quan: Phụ huynh học sinh quan niệm môn lịch sử là môn phụ hoặc đồ dùng dạy học còn chưa được đầu tư đúng và thoả đáng trong mỗi tiết học, ..
2.3. Giải pháp thực hiện:
Để làm rõ sáng kiến “Nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy môn Lịch sử lớp 4.”, sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp thực hiện như sau:
2.3.1 Giải pháp thứ nhất: Nắm vững các yêu cầu cơ bản của việc dạy học Lịch sử để giải quyết cho nguyên nhân bài học dài, tích hợp nhiều nội dung.
* Đảm bảo tính cụ thể của lịch sử :
Đứng trước thời đại 4.0 nhưng người giáo viên luôn luôn phải hiểu rằng đảm bảo tính cụ thể của lịch sử là đặc tính đặc trưng của môn lịch sử. Khi giảng dạy lịch sử, giáo viên cần giúp học sinh thấy rõ những bài học từ quá khứ có mối liên hệ đến hiện tại và tương lai. Biết quá khứ, hiểu hiện tại và dự đoán cho tương lai, làm cho những giá trị của quá khứ tiếp tục đóng góp cho hiện tại và tương lai; giúp các em thấy được ẩn sau lớp bụi phủ của thời gian, lớp rêu phong của di tích, lăng tẩm, đền đài, trầm tích, cổ vật... là lấp lánh những giá trị vô giá của lịch sử. Từ đó, các em biết tôn trọng lịch sử và ứng xử văn minh với quá khứ. Để làm được điều này giáo viên cần “Kết nối lịch sử với cuộc sống”
Cụ thể, phải lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giảng dạy. Giáo viên cần chú trọng đến đối tượng người học hơn là các sự kiện lịch sử, coi trọng sự hứng thú và khả năng nhận thức của người học hơn là những yêu cầu của chương trình. 
Đồng thời, cần nhận ra năng lực và sự khác biệt về trình độ, sở thích, hứng thú của từng đối tượng học sinh để có những điều chỉnh kịp thời. Kết nối lịch sử với cuộc sống với các hoạt động như tham quan viện bảo tàng, nơi học sinh có thể tiếp xúc trực tiếp với một số sự kiện và được tương tác với các hiện vật. Tham quan các di tích lịch sử, công trình kiến trúc, văn hóa... Dạy lịch sử thông qua video, kênh hình, sơ đồ, biểu đồ giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng liên kết nội dung.
Một trong những cách giúp học sinh tham gia và thể hiện tư duy phản biện đối với các sự kiện lịch sử là đóng vai "giả sử em là...", "nếu em là..." để học sinh trở thành những nhân vật lịch sử, tranh biện một vấn đề lịch sử, qua đó giáo viên phát hiện khả năng tư duy, giải pháp và nhận định của các em về sự kiện đó. 
Ví dụ khi dạy bài 6 Nhà Hồ (từ năm 1400 đến năm 1407) tôi sẽ cho học sinh đóng vai các nhân vật lịch sử 
Quá trình nhận thức của học sinh trong học tập bao giờ cũng đi từ hình ảnh cụ thể, trực tiếp, từ đơn giản đến khái quát. Nhận thức của học sinh qua môn lịch sử không phải là việc tìm ra cái mới, cái chưa biết mà các em phải tái tạo những tri thức lịch sử đã được thừa nhận, những tri thức khoa học, tạo cơ sở cho các em khôi phục bức tranh quá khứ.
* Tăng cường tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh :
Mục đích cuối cùng khi giảng dạy lịch sử cho học sinh là giúp học sinh nhận thức được các giá trị của lịch sử góp phần vào việc xây dựng đất nước. Vì vậy, trong dạy học lịch sử, cần cho học tham gia trao đổi, thảo luận, phản biện, tự học, tự tìm hiểu tư liệu có liên quan đến bài học. Cần thúc đẩy hoạt động trí tuệ, kích thích các hoạt động lĩnh hội và phát triển tư duy theo một hệ thống câu hỏi có định hướng rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể.
Nhận thức được đây là một trở ngại trong tiếp nhận kiến thức của các em do vậy tôi đã lên mạng học hỏi các phương pháp, các bài giảng về lịch sử của các đồng nghiệp. Tôi tìm hiểu được cách vẽ sơ đồ tư duy từ đó tôi vận dụng vào các bài học có nhiều thông tin, nhiều nội dung tích hợp nhằm cô đọng lại một cách tối đa kênh chữ trong sách giáo khoa, giúp cho trẻ có thể vận dụng tốt giúp “não phải” - ghi nhớ kiến thức bằng hình ảnh. 
Ví dụ khi dạy Bài 2 “Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập” tôi vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy (tôi vẽ sơ đồ tư duy lên bảng).
Có em còn nhìn tôi vẽ trên bảng và thực hành vẽ lại vào vở của mình như em Đồng Ngọc Huyền (mặc dù tôi không yêu cầu học sinh vẽ vào vở)
2.3.2 Giải pháp thứ hai: Giúp học sinh giảm thiểu việc học vẹt tránh tình trạng dễ nhớ chóng quên.
Môn lịch sử luôn chứa đựng kênh chữ nhiều do vậy tôi phân hoá các dạng bài, các thông tin trong sách giáo khoa giúp học sinh dễ nhớ, lâu quên theo những phương pháp sau: 
*. Dạy học Lịch sử bằng âm thanh, hình ảnh hay phim minh họa.
Trong quá trình dạy môn Lịch sử cho học sinh, tôi chọn lựa một số bài học trong sách giáo khoa để đưa phim ảnh vào. Từ những thước phim trong chương trình “Hào khí ngàn năm” tôi học cắt, ghép và dựng để chọn lấy phần phù hợp nhất giảng dạy cho các em học sinh. Những ngày đầu học tập bằng hình thức mới tôi thấy các em đón nhận rất nhiệt tình. Qua những thước phim, đoạn nhạc các em có thể đoán được nhân vật, trận chiến lịch sử. Từ đó, học sinh có thể ghi nhớ phần nào kiến thức trong quá trình học trên lớp.
Ví dụ khi dạy bài 10 “Phong trào Tây Sơn và vương triều Tây Sơn (1771 – 1802) sách hướng dẫn học lịch sử - địa lí trang 28 tập 2 tôi đã cho học sinh xem phim hoạt hình tư liệu lịch sử về người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ.
 Khi dùng cách làm này tôi cũng rất thận trọng xem trước video và giữ lại link hoặc donwload video xuống máy, tránh đưa phải video hoặc những thước phim có thông tin xuyên tạc xuất hiện nhiều trên mạng xã hội.
* Dạy học lịch sử bằng trò chơi
Tôi đã vận dụng theo dự án IPLAY (học thông qua chơi) để tổ chức trò chơi trong các giờ lịch sử:
-Trò chơi đoán tên nhân vật lịch sử: Tôi dùng các câu hỏi liên quan đến nhân vật lịch sử tôi muốn học sinh tìm, học sinh kết nối các câu trả lời để tìm tên nhân vật lịch sử mình muốn nhắc tới. Để tạo kích thích tâm lí, có thể trao thưởng cho các em đoán đúng. Hình thức này tôi đã từng vận dụng trong tiết chuyên đề lịch sử cấp tỉnh được đánh giá cao.
- Trò chơi ô chữ: Tôi thường thiết kế trò chơi trên phần mềm Powpoint để thiết kế tùy theo nội dung mình cần. Thông thường, tôi sẽ sử dụng nó ở cuối mỗi bài học để giúp học sinh tổng hợp lại kiến thức trong bài giúp học sinh nắm được chắc và nhớ được lâu.
* Thi viết, giới thiệu hoặc thi kể về nhân vật lịch sử. 
Sau mỗi một giờ học lịch sử, tôi thường có một bài tập vận dụng nhỏ cho học sinh dưới hình thức thi viết. Mục đích khơi dậy lòng tự hào và ý thức dân tộc giúp các em có thể cảm nhận những mất mát hy sinh to lớn của những người đi trước, là xương máu là mồ hôi công sức của biết bao con người, những chuyển biến về nhiều lĩnh vực xã hội như kinh tế chính trị văn hóa... trong các giai đoạn lịch sử khác nhau để từ đó ý thức được việc giữ gìn thành quả của cha ông trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khơi lên trong tâm hồn học sinh lòng biết ơn sâu sắc, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, thêm yêu những trang sử hào hùng của dân tộc. 
 Ví dụ: Em hãy viết một đoạn văn ca ngợi sự thông minh của Ngô Quyền trong việc sử dụng tài thao lược trong trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938.
Hoặc: Em hãy nêu cảm nhận của mình về người anh hùng áo vải Quang Trung.
2.3.3 Giải pháp thứ ba: Thay đổi để bản thân chủ động hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học tôi động viên, khích lệ để học sinh sáng tạo giúp học sinh giữ vai trò trung tâm, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động dạy học, đặc biệt chú trọng việc đổi mới phương pháp giáo dục, tìm tòi, nghiên cứu, đưa vào bài giảng những sáng kiến mới. Qua đó, đã tạo nên những hiệu ứng tích cực, giúp HS thời đại công nghệ số hình thành nên những năng lực, phẩm chất cơ bản về sáng tạo, phát hiện, giải quyết vấn đề, giao tiếp và làm việc nhóm
Để phát huy vai trò trung tâm của HS thì giáo viên cũng cần chú trọng việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy, tránh lối dạy hỏi - đáp bám sát sách giáo khoa, thiếu tính linh hoạt trong tổ chức các hoạt động dạy học. Người giáo viên nên giữ vai trò định hướng, rèn cho HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học. Nên dành nhiều thời gian trên lớp để HS luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận; giáo viên tổng hợp, nhận xét, kết luận để HS tiếp nhận và vận dụng.
2.3.4 Giải pháp thứ tư: Trao đổi thường xuyên với phụ huynh học sinh để họ nhận thấy thời đại 4.0 không có môn học phụ, hay môn học chính, tăng cường sự kết nối giữa nhà trường với xã hội thông qua các buổi học ngoại khoá, ..
Từ lâu, môn Lịch sử vô tình bị coi là môn phụ trong chương trình dạy học ở Tiểu học. Mặc dù chủ trương của nhà nước chưa bao giờ gắn cho nó vị trí “môn phụ” nhưng trên thực tế, việc dạy học môn học này đã không được quan tâm đúng mức. Một phần nguyên nhân do cơ chế thi cử của chúng ta chú trọng vào Toán và Tiếng việt, nên việc học Lịch sử bị đẩy ra ngoài rìa là điều đễ hiểu.
Để thay đổi khái niệm môn phụ theo bản thân tôi cần thay đổi đầu tiên có lẽ là từ bậc phụ huynh. Phụ huynh có ý thức về lịch sử thì con của họ mới yêu môn lịch sử. Để thay đổi suy nghĩ của phụ huynh ngay trong buổi họp đầu năm tôi đã chia sẻ về tầm quan trọng của tất cả các môn học. Mỗi môn học trẻ có sự sáng tạo và niềm yêu thích riêng, mỗi trẻ có năng lực tự nhiên để phát triển trí thông minh khác nhau trong 8 loại trí thông minh, dần dần tháo gỡ khái niệm đã cũ giúp phụ huynh dần xoá đi hai chữ “môn phụ” để nhắc nhở con ôn tập và thực hành các bài tập tôi giao một cách đầy đủ. Tìm đúng vị trí, xác định đúng vai trò và nhấn mạnh tầm quan trọng của môn học Lịch sử là môn học quan trọng sẽ thu hút được sự quan tâm của học sinh, từ đó khơi gợi trong tâm trí các em sự say mê, yêu thích và cảm hứng về một lĩnh vực văn hóa xã hội đầy ý nghĩa.
Thứ hai, cơ sở vật chất cho việc dạy và học Lịch sử còn nhiều bất cập. Mặc dù trong những năm gần đây, ngành Giáo dục đã chú trọng việc xây dựng phòng học khang trang, mua sắm cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Thế nhưng, phần lớn các tiết học môn Sử vẫn là dạy chay, học chay. Đó là vì đầu tư không đồng bộ, mang tính chắp vá như: có băng hình, phim tư liệu lại thiếu đồ dùng kĩ thuật số để mở; Có tivi nhưng màn hình quá nhỏ; có nhiều bản đồ, tranh, ảnh mà không có nơi cất giữ nên khai thác không có hiệu quả, ...
Từ thực tế trên, bản thân tôi mong rằng mình sẽ tìm được giải pháp đổi mới phương pháp dạy học là chìa khóa để nâng cao chất lượng dạy - học môn Lịch sử ở trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng, kịp thời có “những việc cần làm ngay”. Xin hãy đặt đúng vị thế và vai trò của môn Lịch sử trong tất cả các bậc học và đừng bao giờ xem môn Sử là “môn phụ”
3. Hiệu quả mang lại
Qua quá trình áp dụng các giải pháp, biện pháp nêu trên, tôi thấy các em học sinh có chuyển biến rõ rệt, có ý thức cao trong học tập và rèn luyện, biểu hiện cụ thể như sau:
Tất cả học sinh rất ham thích giờ học lịch sử, các em tham gia giờ học rất chủ động
Các em biết kết hợp cùng môn Địa lí để tìm hiểu thêm về địa danh nổi tiếng nơi ghi dấu ấn lịch sử.
Các em sưu tầm được nhiều tranh ảnh, các em tự in và treo ngay trong lớp.
Các em nắm được ý nghĩa các sự kiện lịch sử tiểu biểu khi nhà trường tổ chức các hoạt động như : giỗ tổ Hùng Vương, Kỉ Niệm 1000 năm Lý Công Uẩn dời đô ra Đại La ( Thăng Long )
Học sinh nhận thức được các giá trị tinh thần sâu sắc thông qua các hoạt động lễ hội trong và ngoài nhà trường.
Học sinh được trang bị kiến thức cơ bản nhất về lịch sử nước nhà. 
Nhận thấy học sinh có chuyển biến tích cực tôi làm bảng khảo sát vào cuối năm học cho 29 em trong năm học 2021 - 2022 như sau:
Lớp
TS
HS
HS yêu thích môn lịch sử
HS thấy bài học quá dài, khó nhớ
HS thường ngồi học thuộc các sự kiện
HS không có ấn tượng gì
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
4A
29
19
65,52
6
20,68
 2
6,9
2
6,9
Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của Sáng kiến:
Chỉ có hiệu quả trong phạm vi Đơn vị áp dụng.
Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi sở, ngành theo chứng cứ đính kèm.
Đã phục vụ rộng rãi người dân trên địa bàn Thành phố, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng trên địa bàn Thành phố theo chứng cứ đính kèm. 
Đã phục vụ rộng rãi người dân tại Việt Nam, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng tại nhiều tỉnh, thành theo chứng cứ đính kèm.
V. Kết luận:
Trong chương trình phổ thông 2018 Lịch sử dần được coi trọng, ngành giáo dục đã bước đầu đưa môn lịch sử là môn học, môn thi bắt buộc trong kì thi cuối cấp. Chính vì vậy tôi mong rằng:
* Đối với các cấp quản lí giáo dục: Mở thêm các chuyên đề, các buổi hội thảo về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giúp cho giáo viên có cơ hội học hỏi các đồng nghiệp giỏi đang công tác ở đơn vị khác.
* Đối với nhà trường: cần đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ dạy học phân môn Lịch sử. Đồng thời tổ chức các sân chơi bổ ích cho HS như “Rung chuông vàng”, “Theo dòng lịch sử”, “Nhà sử học tài ba” để các em vừa chơi mà vừa học.
* Đối với giáo viên: Luôn năng động, nhiệt tình, ham học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giảng dạy tại trường.
Trên đây là Sáng kiến mà tôi đã áp dụng lần đầu tiên vào năm học 2021 – 2022 với 29 hoc sinh lớp 4A trường tiểu học Lương Châu. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong việc tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4, nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Và tôi rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để phuương pháp giảng dạy của tôi được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn trong những năm học tiếp theo. 
Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Châu Sơn, ngày 28 tháng 04 năm 2023
 Người yêu cầu công nhận
Hoàng Thị Thanh Nga
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC
* CẤP THÀNH PHỐ :

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_trong_viec_giang_day.doc