Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Lịch sử - Địa lí 6 (phân môn Lịch sử)
2.1. Các bước và cách thức thực hiện giải pháp
Để thực hiện được sáng kiến “Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Lịch sử - Địa lí 6 (phân môn Lịch sử)”, bản thân tôi đã thực hiện các bước sau:
+ Phân tích ưu, nhược điểm của việc sử dụng trò chơi trong dạy học lịch sử lớp 6 theo chương trình GDPT 2018.
+ Đưa ra ý tưởng sáng tạo mới, nội dung cải tiến để khắc phục được thực trạng của sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Lịch sử - Địa lí 6 (phân môn Lịch sử)” theo chương trình GDPT 2018.
+ Tiến hành áp dụng đối tượng học sinh được phân công giảng dạy và đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của mình.
+ Tiến hành chia sẻ cho đồng nghiệp áp dụng thử và lấy ý kiến đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của các cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến thử trong trường và trên địa bàn huyện.
+ Tiếp thu rút kinh nghiệm, hoàn thiện sáng kiến, đề nghị công nhận và cho áp dụng rộng rãi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Lịch sử - Địa lí 6 (phân môn Lịch sử)

cho học sinh hiểu rõ hơn về Bà. Hình thành ở các em tình cảm, sự xúc động về vai trò cá nhân trong lịch sử, rèn luyện cho các em lòng say mê học tập, nghiên cứu. + Tương tự giáo viên thực hiện ở các mã số còn lại. Mã số 2: Lý Bí. Mã số 3: Triệu Thị Trinh. Mã số 4: Mai Thúc Loan. 2.3.2. Trò chơi: Đi tìm nhân vật Lịch sử Trò chơi này giúp học sinh ai tìm được nhân vật lịch sử nhanh hơn qua một câu đố (dưới hình thức thơ lục bát), bộc lộ sự yêu thích của học sinh về các danh nhân văn hóa hay nhân vật lịch sử. Trò chơi làm cho những sự kiện lịch sử học sinh cần phải nắm trong bài học trở nên cụ thể hơn, kiến thức học sinh sâu sắc hơn, phong phú hơn và tạo biểu tượng chân thực về nhân vật đó. Trên cơ sở đó học sinh xem xét đánh giá vai trò của nhân vật trong tiến trình lịch sử nâng cao trình độ nhận thức chung của học sinh. Đối với bài 16 (Lịch sử 6): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X, tôi tiến hành phần Luyện tập như sau - Chuẩn bị của giáo viên: Câu đố, đáp án và những tư liệu về sự nghiệp, cuộc đời của các nhân vật lịch sử cho học sinh. Mỗi nhân vật lịch sử sẽ có 4 câu thơ gợi ý để học sinh trả lời nhân vật lịch sử. - Cách tiến hành: + Giáo viên trình bày thể lệ cuộc chơi, phần thưởng, hình phạt. + Giáo viên chia cả lớp thành 4 nhóm và mời đại diện 4 nhóm lên bốc xăm mã số (mỗi nhân vật lịch sử giáo viên quy định với một mã số). + Lần lượt từng nhóm tham gia. + Giáo viên đưa các câu đó gợi ý để học sinh nhóm mình trả lời. + Sau khi nhóm đã trả lời đúng tên nhân vật lịch sử thì giáo viên hỏi tiếp: Em biết gì về nhân vật lịch sử này? Nhóm thảo luận trong vòng 1 phút và đại diện nhóm trả lời. Giáo viên kết luận giới thiệu về nhân vật cho học sinh hiểu rõ hơn về nhân vật đó liên quan đến sự kiện lịch sử gì. Cụ thể: Mã số 1: Bà Trưng Trắc. Mã số 2: Lý Bí. Mã số 3: Triệu Quang Phục. Mã số 4: Bà Triệu. + Câu đố mã số 1: Bà Trưng Trắc. “Ấy ai vì nước vì chồng Cùng em giết giặc, chiến công chói ngời. Sáu năm thành sớm thu hồi, Ba năm ngôi báu, muôn đời tiếng thơm”. Sau đó giáo viên kết luận, giảng giải. Trong quá trình nhận xét kết luận giáo viên vẫn có thể phát vấn với những học sinh về công lao của Bà Trưng. Bên cạnh đó giáo viên nên sử dụng tranh ảnh kết hợp với các đoạn lược thuật trình bày miệng sinh động nhằm miêu tả, giới thiệu về Bà Trưng cho học sinh hiểu rõ hơn về Bà. Hình thành ở các em tình cảm, sự xúc động về vai trò cá nhân trong lịch sử, rèn luyện cho các em lòng say mê học tập, nghiên cứu. Tương tự giáo viên tiếp tục cho các nhóm thực hiện các mã số còn lại mà các nhóm đã bốc thăm. + Câu đố mã số 2: Lý Bí. “Ấy ai khởi nghĩa chống Lương, Kết liên hào kiệt bốn phương xa gần, Thắng thù dựng nước Vạn Xuân, Tự hào tổ quốc, nhân dân anh hùng”. + Câu đố mã số 3: Triệu Quang Phục. “Ấy ai thừa kế Lý Bôn Trấn đầm Dạ Trạch, sớm hôm diệt thù. Dựng xây thành một chiến khu, Quyết tâm gìn giữ cơ đồ Vạn Xuân”. + Câu đố mã số 4: Bà Triệu. “Ấy ai cầm búa, cưỡi voi, Giúp anh, bảo vệ giống nòi, núi sông Đạp luồng sóng dữ biển Đông! Xứng danh liệt nữ, anh hùng Việt Nam”. 2.3.3. Trò chơi: Lật mãnh ghép Học sinh trả lời các câu hỏi để mở lần lượt các mãnh ghép, sau mãnh ghép là hình ảnh liên quan đến nội dung kiến thức mà học sinh cần tìm và trả lời về nội dung bức tranh đó, trò chơi này áp dụng tốt nhất trong phần khởi động để qua đó giới thiệu vào nội dung hình thành kiến thức mới. Đối với bài 7 (Lịch sử 6). Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, Phần khởi động tôi áp dụng như sau: - 4 mãnh ghép: - Bức hình sau mãnh ghép là hình 3 sách giáo khoa - Các câu hỏi tương ứng với các mãnh ghép: Mãnh ghép 1: Nguyên nhân chính làm cho xã hội nguyên thuỷ tan rã là do A. năng suất lao động tăng. B. xã hội phân hoá giàu nghèo. C. công cụ bằng kim loại xuất hiện. D. có sản phẩm thừa. Mãnh ghép 2. Con người bước vào ngưỡng cửa của thời đại văn minh khi A. biết chế tạo ra lửa. B. biết làm nhà để ở, may áo quần để mặc. C.biết thưởng thức nghệ thuật vào sáng tạo thơ ca. D. xã hội hình thành giai cấp và nhà nước. Mãnh ghép 3. Ý nghĩa sâu sắc nhất của sự chuyển biến xã hội, đó là A. sự phân công lao động hình thành B. từ thị tộc hình thành chiềng chạ, bộ lạc. C. từ thị tộc mẫu hệ chuyển thành thị tộc phụ hệ. D. sự phân hóa giàu nghèo xuất hiện. Mãnh ghép 4. Thời văn hoá Đông Sơn, công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức chủ yếu được làm bằng chất liệu A. đá. B. đồng. C. gốm. D. sắt. - Sau khi các mãnh ghép được lật mở, giáo viên hỏi: Em biết gì về Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. Dựa vào phần trả lời của học sinh để kết nối vào bài mới. 2.3.4. Trò chơi “Cùng tiếp sức”/Ai nhanh hơn Trò chơi này tạo sự gắn kết của học sinh với bạn bè, đòi hỏi sự ăn ý, hợp tác của từng thành viên. Trò chơi này chúng ta thấy được tính hiệu quả trong hoạt động nhóm, thấy được sự mạnh dạn của một số em nhút nhát, sự tích cực tham gia của các em chay lười, các em sẽ học được tinh thần đoàn kết, hợp tác, khoảng cách giữa học sinh yếu và khá giỏi được xóa bỏ, học sinh nào cũng có nhiệm vụ của mình để cùng nhau hoàn thành tốt nhất nội dung bài học lịch sử được giáo viên yêu cầu. Qua đó giúp các em khắc sâu kiến thức và yêu thích học môn Lịch sử hơn, mang đến một không khí thoải mái, tạo được sự hứng thú cho các em. Đối với bài 6 (Lịch sử 6): Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy. Mục 2. Sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam Tôi tiến hành như sau - Công việc chuẩn bị: + Đối với giáo viên: lập bảng theo mẫu + Thẻ màu ghi nội dung (có đúng và sai). + Ngoài ra giáo viên chuẩn bị một bảng đầy đủ nội dung như sau Thời gian xuất hiện Từ khoảng 4 000 năm trước (bắt đầu với văn hoá Phùng Nguyên). Địa điểm Trải rộng trên địa bàn cả nước. Biểu hiện của sự phân hoá và tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam + Nhờ có công cụ kim loại, con người đã khai hoang, mở rộng địa bàn cư trú. + Nghề nông đã phát triển rộng khắp các vùng miền. + Tập trung dân cư: vùng đổng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng ven biển miền Trung và đổng bằng lưu vực sông Đồng Nai. + Phân hoá giàu - nghèo: biểu hiện qua mộ táng (đa số mộ không có đổ chôn theo, một số mộ có chôn theo công cụ và đồ trang sức bằng đồng) + Công việc tổ chức và tiến hành: Chia lớp thành 2 đội chơi. Học sinh thực hiện theo cách: Từng học sinh một trong nhóm chạy lên đính một thẻ màu theo em là nội dung đúng, học sinh khác của nhóm lên điền đính nội dung tiếp theo cho đến khi hoàn thiện, đội nào hoàn thành nội dung yêu cầu trong thời gian sớm nhất là đội đó thắng. Sau khi các nhóm hoàn thành xong, giáo viên treo bảng thông tin phản hồi đã chuẩn bị trước và nêu câu hỏi cho học sinh nhận xét. Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và đánh giá phần chơi. 2.3.5. Các trò chơi giáo dục mang tính thời sự: Đẩy lùi dịch bệnh, tiết kiệm nguồn nước, giải cứu Đại dương, bảo vệ môi trường.... Các trò chơi này áp dụng phần Luyện tập là hiệu quả nhất. Qua trò chơi giáo dục các em về một số vấn đề thời sự của địa phương, của đất nước. * Một số điểm chú ý khi áp dụng hình thức trò chơi - Đảm bảo mục tiêu của bài học. Các câu hỏi cho mỗi trò chơi tập trung vào các đơn vị kiến thức cần ghi nhớ. - Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của HS, tạo không khí thoải mái. - Thay đổi trò chơi để thu hút HS, tùy từng bài học,từng nội, từng trò chơi mà quy định cụ thể về người chơi, cách chơi, thời gian. - Khi tổ chức trò chơi phải hướng dẫn HS chơi, luật chơi, ghi điểm hay ngợi khen hoặc có phần thưởng tạo sự cố gắng ở HS. - Xác định phạm vi áp dụng trò chơi: Căn cứ vào nội dung bài học để lựa chọn một số trò chơi phù hợp để tìm ra và khắc sâu kiến thức. - Xác định mục đích trò chơi: Làm cho tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo cảm giác thỏa mái, dễ chịu, tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, gây hứng thú cho học sinh tạo cho các em cảm giác vừa học vừa chơi nhưng đe m lại hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, các trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như: tính nhanh nhẹn, tình đoàn kết thân ái, sự phối hợp nhịp nhàng, tinh thần trách nhiệm lẫn nhau. Lựa chọn nội dung, chủ đề cần giáo dục tuyên truyền. Muốn xác định được chủ đề thì phải trả lời câu hỏi: “Trò chơi đem đến cho học sinh kiến thức mới gì? Hay khắc sâu nội dung gì mà giáo viên cần truyền tải, nhấn mạnh?” - Phân loại trò chơi: Trò chơi rất phong phú và đa dạng, có nhiều hình thức chơi khác nhau nên khi tổ chức giáo viên phải lựa chọn trò chơi nào phù hợp với mục đích, phạm vi, yêu cầu của bài học để mang lại hiệu quả giáo dục cao. - Xây dựng hình thức và kết cấu câu hỏi: Giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi trọng tâm, nhưng vừa sức đối với học sinh, câu hỏi không quá khó mà cũng không quá dể. Kiến thức câu hỏi không nên thách đố học sinh. Vì nếu ra câu hỏi quá khó học sinh không trả lời được, sẽ tốn nhiều thời gian, làm cho không khí lớp học trở nên căng thẳng. - Phổ biến luật chơi: GVphải phổ biến chi tiết, tỉ mỉ luật chơi để HS hiểu và thực hiện không vi phạm nội quy, phổ biến cách xác nhận kết quả và cách tính điểm, trao giải. 2.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến - Sáng kiến được áp dụng trong phân môn Lịch sử khối lớp 6 và áp dụng ở các môn học khác tại trường THCS Phù Đổng. - Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi tại các trường THCS ở huyện Đại Lộc và toàn tỉnh Quảng Nam. 2.5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử 2.5.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Việc tổ chức trò chơi Lịch sử giúp HS dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, kích thích sự tò mò, tạo được niềm say mê và hứng thú trong giờ học. Tổ chức trò chơi trong tiết dạy học Lịch sử nhằm hình thành một số kĩ năng cơ bản như: Rèn luyện tính tư duy độc lập, kĩ năng sử dụng lược đồ, sử dụng sơ đồ, rèn kĩ năng diễn đạt, rèn luyện phương pháp khai thác nội dung tranh ảnh, lược đồ, hợp tác theo nhóm. Tổ chức trò chơi trong tiết dạy học Lịch sử nhằm tạo sự hứng thú học tập cho HS trong các tiết học lịch sử, góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường hoạt động của học sinh. Trước khi chưa áp dụng các trò chơi nêu trên vào trong tiết học, HS còn thụ động, mệt mỏi, chưa mạnh dạn trong việc phát biểu ý kiến của mình trước tập thể, còn e dè, ... chưa biết cách hệ thống lại kiến thức và nắm được nội dung cơ bản. Sau khi áp dụng, tôi thấy học sinh có sự chuyển biến rõ nét, rất tích cực xây dựng bài, cảm thấy thoải mái, vui chơi học hỏi, không còn cảm giác căng thẳng, lo sợ khi thầy cô hỏi bài vì thế mà giờ học trở nên sôi nổi, mạnh dạn đưa ra ý kiến, cảm giác tự tin khi đứng trước đám đông và rất thích thú tham gia học tập. Đặc biệt được quyền nói lên suy nghĩ của mình về vấn đề nào đó, vừa học vừa chơi mà đem lại hiệu quả cao, rất háo hức chờ đón giờ học, số lượng học sinh yêu thích môn Lịch sử tăng lên. Không khí lớp học sôi nổi hơn (đây là điều rất ít xảy ra trong các tiết học được xem là khô cứng và mang tính chính trị như môn Lịch sử), việc tập trung thảo luận đưa ra ý kiến cá nhân, nhận xét chung của cả nhóm để đi đến quyết định trong cách học và tham gia vào trò chơi mà giáo viên đưa ra cũng như đi đến sự hiệu quả khi tham gia của cả nhóm. Sự tách biệt giữa học sinh khá, giỏi và học sinh yếu kém không còn bức tường ngăn cách, bất cứ ai cũng có nhiệm vụ trong nhóm của mình. Kết quả chất lượng học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh tăng dần. Nội dung kiến thức trọng tâm được các em hiểu sâu sắc hơn, nắm kĩ bài hơn. Kĩ năng làm việc với đồ dùng dạy học cũng được nâng cao: Học sinh biết so sánh, đối chiếu sự kiện lịch sử, khai thác tranh ảnh bản đồ một cách tích cực, độc lập... Giáo viên chủ động trong việc dạy học, hướng dẫn học sinh nhanh và khoa học hơn. Vậy giáo dục nói chung, giáo dục nhà trường nói riêng có vai trò chủ đạo đối với sự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực; trong đó cần thực hiện khai thác vai trò của chúng thông qua việc tổ chức các hoạt động học. Song song đó, cần quan tâm đến cá nhân mỗi học sinh, gồm năng khiếu, phong cách học tập, các loại hình trí thông minh, tiềm lực và nhất là khả năng hiện có, triển vọng phát triển của mỗi học sinh để thiết kế các hoạt động học hiệu quả. Đồng thời, cần chú trọng phát triển năng lực tự chủ, tự học vì yếu tố “cá nhân tự học tập và rèn luyện” đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi học sinh. Như vậy, việc tổ chức các hoạt động học của người học phải là trọng điểm của quá trình dạy học, giáo dục để đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Sáng kiến nếu được áp dụng rộng rãi trên các trường THCS trong toàn huyện sẽ đem lại hiệu quả như mong muốn. * Kết quả: - Các em thích thú và hào hứng hơn trong các giờ học lịch sử. Không còn cảm giác uể oải khi học môn lịch sử. - Phát huy được năng lực bản thân, phát huy những bản chất, những kĩ năng cần thiết cho các em - Chất lượng tiết học được nâng cao lên một cách rõ rệt. - Kết quả các bài kiểm tra được nâng cao. Các em không còn phải sợ và e dè học “tủ” khi đến các kì kiểm tra. Kết quả khảo sát về yêu thích lĩnh vực Lịch sử ở khối lớp 6 (Cuối học kì I - Năm học 2023-2024) Trước khi áp dụng Số HS khảo sát Thích học Lịch sử Không thích học Lịch sử Không ý kiến SL % SL % SL % 155 100 64,52 55 35,48 0 0 Sau khi áp dụng Số HS khảo sát Thích học Lịch sử Không thích học Lịch sử Không ý kiến SL % SL % SL % 155 140 90,32 15 9,68 0 0 Bảng thống kê chất lượng trung bình môn (Phân môn Lịch sử) khối lớp 6 (Cuối học kì I - Năm học 2023-2024) Tổng số HS Tốt Khá Đạt Chưa đạt SL % SL % SL % SL % Trước khi áp dụng 155 30 19,35 71 45,81 48 30,97 6 3,87 Sau khi áp dụng 155 39 25,16 70 45,16 46 29,68 0 0 2.5.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử - Học sinh thích thú và hào hứng hơn trong giờ học lịch sử. - Rèn luyện được cho học sinh một số kĩ năng quan trọng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận động nhanh nhẹn, kĩ năng hợp tác... - Chất lượng môn học được nâng cao. 3. Những thông tin cần được bảo mật: Không 4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Đối tượng học sinh: Học sinh lớp 6 ở trường THCS Phù Đổng - Giáo viên: Áp dụng thực hiện các phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh. - Trang thiết bị: Phòng học có máy chiếu hoặc ti vi để dễ dàng trực quan cho học sinh. - Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 6 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống). - Kế hoạch giáo dục môn Lịch sử và Địa lý 6. 5. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 1 Trương Thị Thu Xuyến 15/5/1979 Trường THCS Phù Đổng TTCM-GV Đại học Sư phạm Địa lí Giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh.doc