Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực tự chủ và tự học trong dạy và học môn Lịch sử lớp 9 thông qua việc khai thác tích cực kênh hình
Trong thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đề cập và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục, giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhìn chung đều khẳng định, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm chuẩn bị tốt nhất cho chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Với quan điểm đó, trong những năm qua đã dấy lên một cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học trong hệ thống giáo dục nói chung và các trường phổ thông nói riêng. Đồng thời nhiều đợt tập huấn, hội thảo đổi mới phương pháp dạy học đã được tổ chức ở những cấp độ khác nhau, nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên. Từ đó đã có nhiều phương pháp mới đã được giáo viên ứng dụng trong việc dạy học và đã dấy lên một phong trào thi đua dạy học, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn trong đội ngũ giáo viên ở các trường học. Những hoạt động trên đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian qua.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực tự chủ và tự học trong dạy và học môn Lịch sử lớp 9 thông qua việc khai thác tích cực kênh hình

ợc nguyên nhân và các chính sách khai thác thuộc địa của Pháp tại Việt Nam sau Thế Chiến I. GV dẫn dắt: Ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc (1918) Pháp thực hiện chương trình khai thác lần thứ hai ở Việt Nam. GV: Chiếu slide: Các thành phố của Pháp sau chiến tranh. GV hỏi: Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai? - Thực dân Pháp mặc dù thắng trận nhưng vẫn bị thiệt hại nặng nề sau chiến tranh. GV chốt ý => -GV bổ sung: Tổn thất về người và của của Pháp (Năm 1920 số nợ quốc gia là 300 tỉ, là con nợ lớn của Mĩ riêng nợ Mĩ là 13 tỉ ) GV: Tích hợp với môn GDCD để giáo dục tinh thần hòa bình không gây chiến tranh. GV: Dẫn dắt chuyển ý => Dù thắng hay thua nhưng tất cả các nước tham gia chiến tranh đều chịu tổn thất nặng nề về mọi mặt. ? Như vậy thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai tại Việt Nam với mục đích gì ? ? Ai là người khởi xướng ra chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai? GVchiếu slide: Hình ảnh nhân vật An be Xa rô GV: Tích hợp với môn địa lý. ?Tại sao Việt Nam được Anbe Xa rô chọn để đẩy mạnh chương trình khai thác ngay sau chiến tranh? ?Thực dân Pháp đã tiến hành khai thác thuộc địa trong những lĩnh vực nào về kinh tế? GV: Dựa trên sự chuẩn bị cô đã phân công ở nhà và dựa vào hình 27( Nguồn lợi của Tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ 2) cho 2 nhóm. Cô giáo mời các nhóm lên trình bày về nội dung của chương trình khai thác. GV: Tổ chức cho các nhóm tìm hiểu nội dung của chương trình khai thác. GV: Nhận xét và đánh giá phần trình bày và đặt câu hỏi tương tác giữa 2 nhóm.. Để khắc sâu kiến thức. GV hỏi: Em hãy khái quát lại nội dung của cuộc khai thác? GV: Chốt kiến thức => GV hỏi: Các em vừa được tìm hiểu nội dung của cuộc khai thác thuộc địa lần 2. ? Vậy em có nhận xét gì về quy mô của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 so với chương trình khai thác lần thứ nhất của Pháp? GV: Chốt kiến thức => GV hỏi: Theo các em Pháp tập trung đầu tư vào công nghiệp và giao thông vận tải có phải để phát triển kinh tế nước ta hay không? GV tích hợp với môn Ngữ văn ? Hãy kể tên tác phẩm văn học, những câu ca dao phản ánh số phận người dân Việt Nam trong những năm thực dân Pháp đẩy mạnh tăng cường khai thác cao su ? GV: Chuyển ý sang mục II: Kinh tế Việt Nam có những chuyển biến nhất định ( ngoài ý muốn chủ quan của thực dân Pháp) những thay đổi về kinh tế dẫn tới thay đổi về chính trị, văn hóa, xã hội Hoạt động 3: (10’) Tìm hiểu về các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục. MT: Biết được các nét chính về chính trị, văn hóa , giáo dục của Pháp GV: Tổ chức cho Hs thực hiện tìm hiểu kiến thức qua việc thuyết trình của các nhóm. (Dựa trên các hình ảnh mà các em sư u tầm được) GV: Nhận xét hoạt động của các nhóm . GV: Chốt kiến thức trên bảng => GV hỏi: Em có nhận xét gì về những chính sách chính trị, văn hóa, xã hội? GV hỏi: Mục đích của những chính sách về văn hoá, giáo dục? GV: Chuyển ý sang mục III Chương trình khai thác lần 2 của thực dân Pháp đã ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam như thế nào? bên cạnh những giai cấp cũ đã xuất hiện những giai cấp mới. Hoạt động 4: (10’) MT: Chỉ ra được những chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần II, bên cạnh những giai cấp cũ thì dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần hai đã xuất hiện những giai cấp mới. Khả năng của các giai cấp. GV hỏi: Trước khi Pháp tiến hành khai thác thuộc địa nước ta có những giai cấp nào? (Chỉ có hai giai cấp là nông dân và địa chủ phong kiến sau khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa mới xuất hiện thêm những giai cấp mới..). GV: Chiếu hình ảnh trên slide Gv hỏi: Em có nhận xét gì về bức tranh? GV: Tổ chức cho Hs hoạt động nhóm: Hình thức: Thảo luận nhóm 8. Thời gian thực hiện: 5’ Nội dung: ?Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp? => Để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và củng cố bộ máy thống trị của TDP ở thuộc địa. GV cho HS nhận xét, bổ sung và cuối cùng GV: Nhận xét đánh giá và cho điểm các nhóm. GV chốt kiến thức => (Nội dung được gắn trên bảng) GV hỏi: Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng ? Gv: Đặt câu hỏi so sánh và liên hệ về hình ảnh người nông dân và công nhân trong xã hội ngày xưa và ngày nay ? GV: Liên hệ vai trò của CM của giai cấp công nhân và nông dân: Hs: Lắng nghe Hs: Quan sát trên hình chiếu để thực hiện. Hs: Lắng nghe câu hỏi và trả lời cá nhân Hs: Lắng nghe Hs: Phải giữ gìn nền hòa bình không gây chiến tranh. Hs: Trả lời cá nhân Hs: Quan sát hình ảnh. Hs: Trả lời -Việt Nam là vùng đất tài nguyên phong phú khoáng sản, đất đai thích hợp trồng cây công nghiệp, dân đông, trình độ dân trí thấp. Hs: Trả lời Hs: Lắng nghe để thực hiện *Nhóm 1: + Nhóm trưởng lên bảng: - Thuyết trình về nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp (dựa vào tranh tư liệu đã chuẩn bị ở nhà). + Một thành viên trong nhóm 1: Lên bảng gắn các nội dung vào bản đồ nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam (theo hình 27 sgk) * Nhóm 2: Nhận xét và đặt câu hỏi tương tác với nhóm 1: - Nhóm 1: Trả lời và các thành viên nhóm nhận xét. * Nhóm 2: - Nhóm phó lên bảng: Thuyết trình về giao thông vận tải, ngân hàng và thuế khóa (dựa vào tư liệu đã sưu tầm chuẩn bị lưu trong USB) * Các thành viên trong nhóm 2: Đặt câu hỏi tương tác với nhóm 1. Hs trả lời cá nhân Hs: Trả lời Hs: Trả lời nhanh Hs: Lắng nghe và trả lời câu hỏi liên hệ + Truyện ngắn “Lão Hạc”của nhà văn Văn Nam Cao. +Trong ca dao đã từng viết: - Cao su xanh tốt lạ thường Mỗi cây bón một xác người công nhân... Các nhóm lên thuyết trình và đặt câu hỏi tương tác. Hs trả lời: Rất thâm độc. Hs: Trả lời Hs: Quan sát hình ảnh Hs trả lời - Hs các nhóm thực hiện theo sự phân công. - HS trình bày kết quả thảo luận. - Đại diện các nhóm nhận xét. + N1: Giai cấp địa chủ + N2: Giai cấp tư sản,tầng lớp tiểu tư sản + N3: Giai cấp nông dân + N4: Giai cấp công nhân Hs: Lắng nghe Vì họ đại diện cho phương thức sản xuất tiến tiến, lao động tập trung có kỉ luật, kĩ thuật, họ còn có những đặc điểm riêng: Bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, nên có tinh thần cách mạng cao nhất... Hs: Giới thiệu về hình ảnh tư liệu đã sưu tầm ở nhà ... I/ Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp: 1. Nguyên nhân: - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất nước Pháp bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ. 2. Mục đích - Vơ vét bóc lột để bù đắp thiệt hại. 3. Nội dung Lược đồ kinh tế: Hình 27. Nguồn lợi của tư bản Pháp ở Viêt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai. (Giáo viên dùng bản đồ trống Việt Nam, để phóng to lược đồ hình 27, hoặc chiếu trên máy.) - Nông nghiệp: Pháp đã tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su. - Công nghiệp: Pháp chú trọng khai thác mỏ (than), đầu tư vốn vào công nghiệp nhẹ. - Thương nghiệp: Pháp độc quyền, đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam. - Giao thông vận tải: Đầu tư phát triển thêm, đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn, cầu, đường bộ. - Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương. - Thuế khóa: Đánh nặng thuế thân, thuế điền và tăng các loại thuế khác. => Quy mô rộng lớn, nền kinh tế nước ta bị phụ thuộc vào nền kinh tế của thực dân Pháp. II. Các chính sách chính trị . văn hóa, giáo dục. 1. Về chính trị: Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”, thâu tóm mọi quyền hành. 2. Về văn hóa, giáo dục: + Thực hiện chính sách văn hóa nô dịch, ngu dân. + Tuyên truyền chính sách khai hóa. => Để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và củng cố bộ máy thống trị của thực dân Pháp ở thuộc địa. III. Xã hội Việt Nam phân hoá. Giai cấp, tầng lớp Thái độ chính trị, khả năng cách mạng. Địa chủ phong kiến - Làm tay sai cho Pháp , đàn áp bóc lột nhân dân. - có tinh thần yêu nước, chống Pháp khi có điều kiện. Tư sản - Làm tay sai cho Pháp - Có tinh thần chống Đế quốc chống phong kiến, thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp. Tiểu tư sản - Có tinh thần hăng hái cách mạng, chống Pháp, đặc biệt bộ phận trí thức, học sinh sinh viên. Nông dân - Là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng. Công nhân - Có tinh thần cách mạng, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta. 4/ Củng cố: 4’ Gv: Cho học sinh chơi trò chơi để củng cố bài học theo sơ đồ tư duy cây 5/ Hướng dẫn các hoạt động tiếp theo: 1’ - Về nhà học nội dung cơ bản của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, sự phân hóa sâu sắc của xã hội. - Chuẩn bị trước bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925). - Các nhóm chuẩn bị tư liệu và nội dung để thuyết trình theo thứ tự sau: Nhóm 1: Tìm hiểu phần I Nhóm 2: Tìm hiểu phần II RÚT KINH NGHIỆM 4. Kết quả: Thông qua việc hướng dẫn học sinh khai thác tích cực kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 9, phần lớn học sinh đã phát huy được năng lực tự chủ và tự học, nhiều em rất hứng thú với tiết học. Kết quả bộ môn của lớp 9A và 9B mà tôi trực tiếp giảng dạy khi kết thúc học kỳ một năm 2019-2020 như sau: Lớp Số học sinh phát huy năng lực tự học tự chủ ( Đầu học kì I) Số học sinh phát huy năng lực tự học tự chủ ( Cuối học kì I) 9A (sĩ số38 hs) 8hs(51%) 20hs(51%) 9B (sĩ số 39 hs) 10hs(25%) 25%(64%) Từ kết quả thu được tôi nhận thấy việc khai thác kênh hình trong dạy học là rất cần thiết, đặc biệt đối với môn Lịch sử. Nếu tận dụng tốt trong tiết dạy sẽ đem lại hiệu quả cao, đây cũng là một trong những nội dung thể hiện sự đổi mới phương pháp dạy học, làm cho kết quả bộ môn không ngừng được nâng cao. Điều đó cho thấy đổi mới phương pháp dạy học là một định hướng đúng đắn. Tôi đã áp dụng biện pháp này ở rất nhiều bài, rất nhiều khối lớp khác nhau, kết quả đạt được là rất khả quan, các em rất chăm chú khi tôi phân tích, rất muốn được tham gia cùng tìm hiểu, rất hăng say suy nghĩ phát biểu khi tôi đưa ra những câu hỏi về các sự kiện, các vấn đề lịch sử. Đặc biệt là những tiết học có sử dụng nhiều hình ảnh và các đồ dùng trực quan nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong thời gian gần đây khiến học sinh rất phấn khởi thích thú và nắm được bài rất nhanh. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận Dạy học nói chung, dạy học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở nói riêng là một quá trình. Đó là một quá trình nhận thức đặc thù, trong đó giáo viên tổ chức, dẫn dắt học sinh một cách có mục đích, có kế hoạch để học sinh nắm vững những tri thức cơ bản, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực nhận thức, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách. Với tinh thần đó, người thầy đóng vai trò quyết định tạo nên chất lượng giáo dục. Đặc biệt với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi người thầy không những có đạo đức trong sáng, tâm huyết với nghề nghiệp, mà còn phải có một trình độ chuyên môn vững vàng. Để đạt được yêu cầu trên, đòi hỏi người thầy không ngừng rèn luyện về mọi mặt, trong đó nâng cao trình độ chuyên môn là vấn đề rất quan trọng. Để nâng cao trình độ chuyên môn, người thầy không ngừng tự học để hoàn thiện mọi kĩ năng sư phạm. Trong tình hình hiện nay, với những thành tựu của khoa học - công nghệ, đặt biệt CNTT được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng giáo dục là một vấn đề thiết yếu. Với giáo viên Lịch sử, việc kết hợp kĩ năng khai thác kênh hình sách giáo khoa với ứng dụng CNTT phục vụ cho giảng dạy, sẽ góp phần tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Thực hiện tốt, không những hoàn thiện những kĩ năng sư phạm, nâng cao được trình độ chuyên môn của người thầy; mà còn phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học bộ môn. Qua kết quả giảng dạy đã đạt được tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và áp dụng đề tài vào quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn và chất lượng giáo dục trong trường học. Trên đây là ý tưởng của tôi bằng kinh nghiệm thực tiễn tôi đã giúp cho các em học sinh có ý thức cao trong học tập, chịu khó tìm tòi, học hỏi để nắm được bài một cách tốt nhất, khiến các em ngày càng yêu thích môn học Lịch sử hơn, từ đó góp phần hình thành nhân cách đạo đức, tư tưởng và lối sống cho các em trở thành những con người hoàn thiện cả về đức - trí - thể - mĩ và đặc biệt là không quay lưng lại với lịch sử dân tộc. Tuy nhiên với những hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, đề tài có thể chưa đáp ứng được nhiều yêu cầu của giáo viên. Dù vậy, qua nội dung của vấn đề chắc chắn sẽ góp phần trong việc trao đổi kinh nghiệm chuyên môn cùng đồng nghiệp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Rất mong sự đóng góp của hội đồng khoa học nhà trường và các đồng nghiệp để Sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn chỉnh và mang lại giá trị thực tiễn. II. Khuyến nghị Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng đang ngày càng trở nên phổ biến ở các trường học phổ thông. Việc ứng dụng đề tài này, đặc biệt là việc khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử đòi hỏi các trường học phải đầu tư nhiều về trang thiết bị như phòng học đảm bảo tiêu chuẩn, hệ thống máy tính có kết nối Internet, máy chiếuđể làm sao tiết học nào cũng có thể sử dụng máy móc làm phương tiện dạy học, tiến tới mỗi phòng học phải được trang bị một hệ thống máy chiếu để sử dụng cho tất cả các tiết học và tất cả các bộ môn . Về phía giáo viên phải chịu khó học hỏi, nắm bắt công nghệ thông tin, phải trang bị máy tính để chuẩn bị bài ở nhà và đặc biệt phải sưu tầm nhiều lược đồ, sơ đồ và nhiều tài liệu, hình ảnh có liên quan từ các sách báo và mạng Internet để đưa vào bài giảng. Hơn nữa với môn học Lịch sử còn có một ưu thế nữa hơn các môn học khác là có nhiều tranh ảnh tài liệu cũng như phim tư liệu liên quan đến nội dung bài học để minh họa cho bài giảng làm tăng tính trực quan sinh động. Vì vậy người giáo viên phải luôn phải cập nhật thông tin, chắt lọc thông tin để đưa vào bài giảng một cách hiệu quả nhất. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “phát huy năng lực tự chủ và tự học trong dạy và học môn lịch sử 9 thông qua việc khai thác tích cực kênh hình” mang tính thiết thực của tôi trong thời gian gần đây. Với mong muốn được chia sẻ với các bạn đồng nghiệp, tôi rất mong có sự góp ý, trao đổi chân thành của các đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để ngày càng hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách chuẩn kiến thức kỹ năng, chương trình giảm tải. 2. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 9 3. Cuốn “Những tri thức Lịch sử bạn cần biết” - Tác giả Đặng Thanh Tịnh (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ). 4. Phương pháp dạy học lịch sử của Giáo sư Phan Ngọc Liên 5. Phương pháp dạy học Lịch sử - Năm 2001. (Nhà xuất bản Giáo dục) 6. Đại cương lịch sử Việt Nam tập 2 (Nhà xuất bản giáo dục – T/g Trương Hữu Quýnh) 7. Lịch sử thế giới hiện đại - Nhà xuất bản giáo dục- T/g Nguyễn Anh Thái) 8. Một số tư liệu, hình ảnh sưu tầm từ mạng Internet. 9. Một số tài liệu tham khảo khác.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_nang_luc_tu_chu_va_tu_hoc_tro.doc
Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực tự chủ và tự học trong dạy và học môn Lịch sử lớp 9 thông qu.pdf