Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy việc sử dụng mẫu thiết bị (đồ dùng) dạy học môn Lịch sử 6

Có một danh nhân người Nga cho rằng: (…..con người có thể không biết toán học, vật lí hay bất kì một môn khoa học nào khác nhưng không thể không lịch sử). Lịch sử bản thân, lịch sử giáo dục, lịch sử xã hội, để tồn tại và luôn liên quan đến mỗi con người. Nếu không biết lịch sử dân tộc thì làm sao ta có thể biết nguồn gốc của chính mình, làm sao ta có thể tự hào về những trang sử oai hùng của dân tộc. Nếu không có lịch sử thì làm sao ta có thể biết sự tiến hoá từng ngày của nhân loại. Biết bao điều ta sẽ không bao giờ biết nếu thiếu đi kiến thức của bộ môn lịch sử.

Vai trò môn lịch sử đối với con người vô cùng lớn như vậy nó luôn là điểm tựa để ta nhìn về quá khứ, soi hiện tại và dự tính cho tương lai mặc dù vậy nhưng môn lịch sử hiện nay vẫn là một trong những môn học được coi là môn phụ, từ cách nghĩ đến việc học, từ các bậc phụ huynh đến học sinh, không muốn nói rằng trong cả những người làm công tác giảng dạy cũng từng an phận với vị trí môn phụ của mình. Nhưng điều đó ảnh hưởng không ít đến quá trình dạy và học môn lịch sử.

doc 15 trang SKKN Lịch Sử 04/04/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy việc sử dụng mẫu thiết bị (đồ dùng) dạy học môn Lịch sử 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy việc sử dụng mẫu thiết bị (đồ dùng) dạy học môn Lịch sử 6

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy việc sử dụng mẫu thiết bị (đồ dùng) dạy học môn Lịch sử 6
 GV phải biết kết hợp các nhóm đồ dùng dạy học với nhau để tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất. Có thể lấy ví dụ khác bài 5 “Các quốc gia cổ đại phương Tây” cần phải dùng các mẫu thiết bị:
	+ Bản đồ thế giới hiện nay.
	+ Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Tây .
 	Trong quá trình thực hiện bài giảng giáo viên cho học sinh xem bản đồ thế giới và yêu cầu xác định nước Italya và Hi lạp trên bản đồ. Sau đó giáo viên giới thiệu vùng đất phương tây này có 2 quốc gia cổ đại là Hy lạp và Rôma để tiến hành tìm hiểu tiếp theo giáo viên thuyết trình có sử dụng bản đồ ở miền nam Âu có 2 bán đảo nhỏ vươn dài ra Địa Trung Hải. Đó là bán đảo BanCăng và Italya. Nơi đây vào khoảng thiên niên kỷ I trước công nguyên đã hình thành 2 quốc gia cổ đại: Hy lạp và Rôma. Đất nước Hy lạp và Rôma được biển bao bọc, bờ biển khúc khuỷu tạo nhiều vịnh hải cảng tự nhiên an toàn, thuận tiện cho việc đi lại của tàu thuyền. Vùng biển này có nhiều đảo lớn, nhỏ rãi rác tạo thành 1 hành lang cầu nối giữa lục địa với các vùng tiểu Á. ngược lại địa hình chủ yếu là 2 bán đảo Bancăng và Italia hiểm trở và ít đất trồng trọt, nông nghiệp kém phát triển chủ yếu là trồng các loại cây lưu niên nhu: nho, cam, chanh, oliu
 	Từ cách phân tích trên cùng với việc cho học sinh quan sát bản đồ của các quốc gia cổ đại phương Tây để nêu lên các câu hỏi: ?Hãy so sánh sự khác nhau về địa hình giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây? Các quốc gia cổ đại phương Tây đã phát triển ngành kinh tế nào chính? Như vậy có gì khác với các quốc gia cổ đại phương Đông.
 	Đến phần : Các giai cấp trong xã hội cổ đại Hy lạp và Rôma, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đã được hướng dẫn ở bài các quốc gia cổ đại phương Đông và tiếp tuc so sánh sự khác nhau.
 	Giữa các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây. Như vậy ở lớp học sinh có thể dùng đồ dùng trực quan của mình qua sơ đồ để tìm hiểu bài học và điều này sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức hơn, qua những cuộc tự thảo luận, giáo viên cần rút ra kết luận rằng. chế độ chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là quân chủ chuyên chế còn các quốc gia cổ đại phương Tây là quân chủ chủ nô hay cộng hoà. 
 	 Từ 1 tiết học như thế sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức rất nhanh chóng, các em đã được củng cố kiến thức cũ và qua liên hệ, so sánh sẽ nhớ kiến thức mới 1 cách dễ dàng và 1 điều nữa là các em có thể tìm ra đồ dùng trực quan cho mình để có thể phát huy tính tích cực trong hoc tập của chính các em. 
 	Để vấn đề càng bàn luận được rõ ràng hơn, tôi sẽ nêu thêm 1 số ví dụ các qua bài số 13.
“ Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang” Cần chuẩn bị các mẫu thiết bị dạy học sau: 
 - Mẫu vật phục chế ( Thạp đồng Đào Thịnh, mũi giáo đồng, dao găm)
 - Mãnh gốm ( Văn hoá, trống đồng Ngọc Lũ, lưỡi cày đồng, lưỡi liềm đồng, trống đồng Đông Sơn )
 - Tranh ảnh: Trống đồng Đông Sơn và hình trang trí lưỡi liềm đồng.
 - Băng ( đĩa ) ghi hình : các câu chuyện cổ tích thời vua Hùng ( sự tích Trầu cau, sự tích bánh Chưng bánh Dày )
	 Khi trình bày phần “ nông nghiệp và các nghề thủ công” kết hợp với bài giảng giáo viên cho học sinh xem mẫu vật phục chế để đặt câu hỏi:
 ? Người Văn Lang sới đất để gieo, cấy bằng công cụ gì? 
 ? Công cụ đó thể hiện bước tiến như thế nào so với thời kỳ trước đây, cư dân Văn Lang biết làm những nghề thủ công nào? Nghề thủ công nào là phát triển nhất ? 
 	Như thế với những gì quan sát các em sẽ trả lời câu hỏi 1 cách dễ dàng. Đến phần tìm hiểu “ Đời sống vật chất” cư dân Văn Lang, giáo viên cho học sinh dựa trên mẫu phuc chế cùng tranh ảnh để nêu ra cách sống sinh hoạt, ăn mặc của cư dân Văn Lang như thế nào? Hoặc ở phần đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, thông qua băng ( đĩa ) ghi hình các câu chuyện cổ tích và tranh trang trí của họ lên trống đồng sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên? Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang được thể hịên như thế nào? Các em có nhận xét gì về khiếu thẩm mỹ của họ, họ hình thành nên những phong tục tập quán nào? Cuối cùng giáo viên đi đến kết luận chung để học sinh nắm vững bài học. từ đó có thể đặt ra những câu hỏi mang tính chất tư duy để các em cùng thảo luận: đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc nói trên đã tạo nên tính cách nào ở cư dân Văn Lang ? vì sao?
 	Sau 1 tiết dạy học đa dạng về hình thức như thế sẽ giúp các em sẽ có húng thú , say mê, muốn tìm hiểu hơn nữa về bài học, tạo nên sự tìm tòi sang tạo ở các em. Bên cạnh đó qua tiết học giúp các em hiểu hơn thuần phong mỹ tục của người Lạc Việt. Đó cũng là bản sắc dân tộc mà giáo viên cần nêu ra để giáo dục các em về lòng yêu mến truyền thống đất nước. Do đó cùng với phương pháp dạy học mới, mẫu thiết bị dạy học đã góp phần giáo dục cách tiếp thu tri thức cho khoa học và giáo dục tư tưởng đạo đức ở học sinh .
 	Có thể lấy ví dụ khác
 	Bài 27: “ Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938” Giáo viên cần chuẩn bị mẫu thiết bị dạy học sau:
- Tranh ảnh phát hoạ chân dung tướng lĩnh Ngô Quyền và binh sĩ chiến đấu
- Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng 
- Băng ( đĩa ) ghi hình giới thiệu về sông Bạch Đằng
 	 Vào bài giảng giáo viên sẽ giới thiệu vị tướng Ngô Quyền qua tranh ảnh khắc hoạ. Khi sử dụng tranh ảnh, chân dung các nhân vật lịch sử giáo viên không chỉ chú ý miêu tả hình dáng bên ngoài cuả nhân vật mà phải hướng dẫn học sinh đi sâu phân tích nội tâm, tài, đức, quan điểm thể hịên ở hành động của nhân vật. Như thế học sinh sẽ có những tình cảm mạnh mẻ về lòng yêu mến những anh hùng, tự hào về một dân tộc chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù, căm thù quân xâm lược và chiến tranh.
 	Mô tả về diễn biến của trận đánh, giáo viên dựa vào lược đồ để mô tả. Sau đó có thể gọi học sinh lên tường thuật sơ lược những diễn biến chính dựa trên lược đồ để đánh giá khả năng thực hành của học sinh. Qua đó có thể đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ. Em hãy đánh giá chiến thắng Bạch Đằng và người anh hùng dân tộc Ngô Quyền ?
 	Giáo viên có thể cho học sinh xem băng ( đĩa) giới thiệu về con sông Bạch Đằng xưa và nay để các em có thể hiểu biết thêm về những chiến tích lịch sử. Thông qua những kinh nghiệm mà tôi nắm bắt thực tế từ bài giảng ở các tiết học. Những ví dụ được lấy từ SGK Lịch sử 6 chưa phải đã cung cấp đầy đủ các thông tin, nhưng cũng phần nào đó chứng tỏ rằng đồ dùng trực quan góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây sự hứng thú cho học sinh và là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Chúng ta hãy hình dung một tiết học không sử dụng đồ dùng trực quan sẽ đưa đến những hệ quả gìdĩ nhiên điều đầu tiên các em sẽ cảm thấy mệt mỏi với giờ học bởi những lời giảng suông từ SGK phải thấy rằng khi nhìn vào bất cứ đồ dùng trực quan nào học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán, hình dung quá khứ lịch sử được phản ánh minh hoạ như thế nào, các em sẽ suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác và cụ thể. Nếu thiếu đồ dùng trực quan chắc chắn các em sẽ không hình thành được các tính năng đó và cách học thụ động của các em vẫn chưa được giải quyết. Các em sẽ không thể nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, không phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng tư duy và ngôn ngữ ở các em.
6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 
6.1. Kết quả nghiên cứu
 	Như vậy đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS không thể không có thiết bị dạy học. Phát huy được vai trò và tác dụng của thiết bị dạy học lịch sử theo hướng “tích cực hoá người học” thì sẽ phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học lịch sử và qua đó tác dụng của thiết bị dạy học ở môn này còn được phát huy tối đa, thông qua quá trình nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm từ thực tế của bản thân và các đồng nghiệp tôi đã thu nhận được những kết quả như sau: 
 - 100% học sinh học môn lịch sử đều rất hứng thú và say mê với các hoạt động ngoại khoá ( xem các tư liệu lịch sử, di tích lịch sử, câu chuyện về các danh nhân lịch sử, phim lịch sử về các trận chiến) trong khi đó trước kia theo lối học cũ tỉ lệ chỉ đạt 70%.
 - Chương trình phát thanh măng non với chủ đề hướng về cội nguồn, nhớ ơn thầy cô, các anh hùng dân tộc, những người có công với dân tộc, đất nước được các em hưởng ứng nhiệt tình hơn trước và chất lượng cao ở chỗ các em biết suy luận vấn đề, tự đặt và tự giải quyết đề tài của mình theo lối tư duy.
 - Cuộc thi đố vui để học, tìm hiểu các danh nhân lịch sử được các em tham gia đầy đủ, kiến thức các em trả lời trở nên chính xác hơn trước và được các em mở rộng. Điều đó là đáng mừng.
 - Khả năng thực hành: Xác định tên gọi, trình bày diễn biến các trận đấu dựa theo các lược đồ, nhận xét sau khi quan sát đồ dùng trực quantừ chỗ rất nhiều em chưa dám mạnh dạn phát biểu thì đến nay đã có gần 100% các em thực hiện tốt, các em cần đặt ra nhiều câu hỏi khi chính các em gặp mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết nhưng lại muốn biết. Nhiều lúc khiến những giáo viên như tôi cảm thấy rất bất ngờ và từ đó chúng tôi nhận thấy mình phải đào sâu kiến thức hơn nữa mới có thể giải đáp được những thắc mắc của các em. Như vậy tôi nhận thấy rằng những giờ học như thế thực sự là của chính các em. Mẫu thiết bị dạy học đã góp phần vào việc thực hiện phương châm học sinh là trung tâm của tiết học nên không chỉ các em mà cả giáo viên đều cảm thấy tiết học hứng thú và ý nghĩa hơn.
 - Đổi mới phương pháp dạy học liên kết với sử dụng đồ dùng trực quan đã giải quyết được vấn đề chưa thuộc bài cũ ở các em. Điều đó không có ý nghĩa là các em đều đạt 9, 10 điểm nhưng thực tế 95% học sinh đều đạt ở mức 5 điểm trở lên so với trước đây tỉ lệ rất khiêm tốn 50%. Bởi các em ít nhất đều trả lời được ý chính của bài học mà các em đã tiếp thu ngay tại lớp.
 - Một điều cốt lõi là đánh giá đúng kết qủa của học sinh một cách toàn diện. Có thể khẳng định rằng các em đã thực hiện được việc học và hiểu, học đi đôi với hành. Chỉ như vậy các em mới vận dụng được kiến thức vào thực tế chứ không phải học để học như trước. 
 	Do đó việc sử dụng mẫu thiết bị dạy học trong qua trình đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông là rất quan trọng. Việc kết hợp chặt chẽ giữa lời nói sinh động với sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những điều quan trong nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, góp phần đáp ứng được nhu cầu mới hiện nay của xã hội về đổi mới giáo dục. Mục đích cuối cùng của giáo viên là phát triển tư duy học sinh vào việc kết hợp các phương pháp lại với nhau trong tiết dạy. 
6.2. Bài học kinh nghiệm:
 	Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy môn lịch sử yêu cầu người giáo viên phải thực hiện tốt các yêu cầu sau: 
 + Đảm bảo tính thông tin, tái hiện lịch sử, tạo nên các biểu tượng lịch sử chính xác, có hình ảnh, làm cơ sở cho việc hiểu biết lịch sử.
 + Tính nhận thức lịch sử: Đi sâu vào bản chất sự kiện, nhận biết được những đặc trưng tính quy luật của sự kiện để hình thành các khái niệm lịch sử mới, ứng dụng vào đời sống thực tiễn, phát huy năng lực tư duy và thực hành, qua đó tự kiểm tra tự đánh giá được quá trình giảng dạy góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo theo hướng phát huy tính tích cực của ngành học trong dạy học lịch sử. Khi giáo viên sử dụng mẫu thiết bị dạy học cần phải trình bày sao cho học sinh hiểu được tính năng, ý nghĩa của từng loại, vì vậy qua thực tế tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: 
Căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp. Vì vậy cần xây dựng một hệ thống đồ dùng thật phong phú, phù hợp với các bài học lịch sử. 
Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan, phải đảm bảo sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan của học sinh.
Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày các đồ dùng trực quan ( đắp sa bàn, vẽ bản đồ, tường thuật trên bản đồ, miêu tả hiện vật)
Nên khuyến khích học sinh tự tìm đồ dùng trực quan để bổ sung vào tiết học được phong phú và mở rộng kiến thức hơn.
7 .KẾT LUẬN: 
 	 Như vậy trong quá trình dạy học, ngoài các hoạt động giáo viên, việc sử dụng thiết bị dạy học ở hình thức minh hoạ và trình bày một cách phù hợp sẽ tác động quan trọng đến việc nhận thức lịch sử của học sinh. Qua mỗi tiết học lịch sử có sự kết hợp giữa phương pháp dạy học mới với sử dụng thiết bị dạy học, các em sẽ được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn và suy nghĩ nhiều hơn. Có thể khẳng định rằng, thực hiện tốt việc sử dụng mẫu thiết bị dạy học sẽ góp phần bổ sung hoàn thiện phương pháp đổi mới giáo dục hiện nay. 
 	Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi rút ra được qua 6 năm dạy sau khi thay sách, bản thân tôi rất cố gắng song những điều sai sót là khó tránh khỏi mong rằng các bạn đồng nghiệp góp ý để đề tài này được vận dụng vào thực tế hiệu quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn !
8. ĐỀ NGHỊ: 
	-Từ thực tiễn vấn đề cùng với những đổi mới phưong pháp đã thu hút học sinh học tập một cách say mê, hứng thú, chủ động tìm hiểu tri thức, phát huy vai trò tích cực chủ động sáng tạo của mình, bản thân dạy nhiều môn với nhiều khối lớp nên không thể có thời gian đầu tư nhiều cho việc tự làm mẫu thiết bị dạy học, có chăng chỉ vẽ được vài lược đồ, bản đồ theo sách giáo khoa, chứ không có thời gian và điều kiện để làm đồ dùng ( hay tìm hiểu thêm ở những tư liệu tham khảo. Nên tôi mong rằng cần có sự giúp đỡ hơn nữa của trường và của ngành. Do điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo nên chưa có phòng thư viện riêng để trưng bày lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh để dễ dàng cho việc lựa chọn đồ dùng phù hợp tiết dạy mà không mất thời gian giáo viên lục lọi, hơn nữa nhà trường chưa có nhân viên thư viện riêng( mà chỉ kiêm nhiệm, không đủ chuyên môn) không chuẩn bị được đồ dùng cho giáo viên đi dạy. Nên tôi mong rằng các ngành các cấp quan tâm hỗ trợ xây dựng một phòng thư viện với đầy đủ chức năng và một nhân viên thư viện riêng có đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho việc chuẩn bị phương tiện, đồ dùng cho giáo viên khi cần ( giáo viên khi cần sẽ báo trước cho nhân viên thư viện 3 ngày để chuẩn bị ).
	- Có điều kiện tổ chức cho học sinh đi thực tế với chương trình lịch sử địa phương để học sinh có thể tận mắt chứng kiến di tích lịch sử, làm tăng thêm hứng thú học tập nâng cao lòng yêu nước và biết ơn các anh hùng dân tộc, người có công với cách mạng phấn đấu học tập noi gương anh bộ đội Cụ Hồ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK+ SGV lịch sử 6.
2. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn lịch sử của bộ GD và ĐT, nhà xuất bản giáo dục, xuất bản năm 2007.
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn lịch sử THCS,nhà xuất bản giáo dục VN, xuất bản 11/2009.
4.Đào Thị Hồng. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS chu kì 3 (2004-2007), môn lịch sử, quyển 1,nhà xuất bản giáo dục, xuất bản năm 2005.
MỤC LỤC
1.Tên đề tài	Trang 1
2.Đặt vấn đề	Trang 1
3.Cơ sở lí luận	Trang 2
4.Cơ sở thực tiễn	Trang 2
5.Nội dung nghiên cứu	Trang 3
 5.1 Xác định vai trò vị trí của đồ dùng dạy học môn lịch sử	Trang 4
 5.2. So sánh giữa phương pháp mới và phương pháp truyền 
thống.	Trang 5
 5.3. Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học trong môn lịch sử. Trang 6
6.Kết quả nghiên cứu.	 Trang 9
 6.1.Kết quả nghiên cứu.	 Trang 9
 6.2.Bài học kinh nghiệm.	 Trang 11
7.Kết luận.	 Trang 11
8.Đề nghị.	 Trang 12
9.Tài liệu tham khảo.	 Trang 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_viec_su_dung_mau_thiet_bi_do.doc