Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng tranh ảnh, lược đồ nhằm tạo hứng thú trong học tập Lịch sử lớp 7

1. Lý do chọn đề tài:

Bộ môn Lịch sử ở trường THCS cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất của quá trình phát triển lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Trong đó tranh ảnh, lược đồ lịch sử có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khôi phục lại quá khứ. Vì vậy nó có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học ở trường phổ thông. Tuy nhiên trong quá trình dạy hoc, tôi nhận thấy học sinh còn mắc phải nhiều hạn chế trong quá trình nhận thức lịch sử. Đặc biệt các em còn nhiều lúng túng hoặc thụ động trong quá trình quan sát - tìm hiểu các bức tranh, băng hình, lược đồ lịch sử.

Là một giáo viên dạy môn lịch sử ở trường THCS tôi thấy rất băn khoăn về thực tế trên vì tranh ảnh lược đồ lịch sử là một phương tiện hết sức quan trọng của bộ môn. Để khắc phục tình trạng trên và để giúp học sinh làm việc với tranh ảnh, lược đồ lịch sử trong sách giáo khoa và các nguồn tài liệu tham khảo khác một cách sáng tạo, tích cực và đạt hiệu quả cao, tôi đã cố gắng cải tiến phương pháp, nghiên cứu tài liệu, học hỏi các đồng nghiệp và thực hiện đề tài: “Phương pháp sử dụng tranh ảnh, lược đồ nhằm tạo hứng thú trong học tập lịch sử lớp 7”

doc 16 trang SKKN Lịch Sử 28/04/2025 30
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng tranh ảnh, lược đồ nhằm tạo hứng thú trong học tập Lịch sử lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng tranh ảnh, lược đồ nhằm tạo hứng thú trong học tập Lịch sử lớp 7

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng tranh ảnh, lược đồ nhằm tạo hứng thú trong học tập Lịch sử lớp 7
ong việc chuẩn bị bài dạy:
Trong dạy học lịch sử dù giáo viên có sử dụng bất kì một kĩ năng hay phương pháp giảng dạy nào vào bài dạy thì việc chuẩn bị chu đáo cho mỗi giờ lên lớp là rất cần thiết, và theo tôi là bắt buộc phải thực hiện.
Với những tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, ngoài những thao tác chuẩn bị cơ bản cho một tiết dạy học thì giáo viên cần phải chuẩn bị một số việc sau:
- Thiết kế các hoạt động dạy học trên máy tính với các phần mềm tin học như PowerPoint, Lecture Maker 2.0, Window moviemaker, ....để tạo ra hệ thống kiến thức của bài giảng trong việc soạn giáo án hoặc tạo ra các thông tin mang tính lôgic và sinh động trên các slide (trang trình chiếu).
- Để giờ học thêm phong phú và thu hút được sự chú ý của học sinh giáo viên cần phải sưu tầm, thu thập những thông tin liên quan đến bài giảng như hình ảnh, video clip hay những thông tin mới phù hợp với bài giảng để đưa vào các slide sao cho phù hợp.
Ví dụ khi chuẩn bị bài 10 “ Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước”, trong mục 1 “Sự thành lập nhà Lý ” giáo viên có thể chuẩn bị sưu tầm những hình ảnh, video clip giới thiệu về “Hoàng thành Thăng Long” đã được các nhà khảo cổ khai quật tại 18 - Hoàng Diệu - Hà nội để giới thiệu thêm về kinh thành Thăng Long. Hoặc khi dạy bài 12 “ Đời sống kinh tế, văn hóa” trong đó có nội dung giới thiệu về thủ công nghiệp thời Lý thì giáo viên có thể chuẩn bị sưu tầm những hình ảnh về các đồ gốm mới được khai quật tại “Hoàng thành Thăng Long” 18 - Hoàng Diệu - Hà nội.
Với những tư liệu, hình ảnh và thông mới mà sách giáo khoa chưa cập nhật được giáo viên chuẩn bị và đưa vào bài học chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của học sinh và làm mới được giờ dạy học.
	- Sử dụng các phần mền tin học để tạo ra các hiệu ứng trên các slide để khi trình chiếu các kiến thức, câu hỏi, câu trả lời, các hình ảnh, lược đồ được hiện ra theo đúng thiết kế ban đầu.
	Ví dụ khi dạy bài 20 “Nước Đại Việt thời Lê Sơ”, sau khi hoàn thành tiết 40 “I. Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật” tôi thiết kế trò chơi ô chữ để ôn lại một số kiến thức đã được tìm hiểu. Các câu hỏi, đáp án được thiết kế một cách khoa học, lôgic, với các hiệu ứng đẹp sẽ tạo ra sự hào hứng cho học sinh khi tham gia vào trò chơi.
	- Sử dụng các phần mền tin học để tự tạo ra các video clip sinh động phục vụ cho các tiết dạy học hoặc trên cơ sở các lược đồ tĩnh tạo ra các lược đồ động.
	Ví dụ từ khoảng hơn mười bức tranh vẽ về những sự kiện nổi bật của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, giáo viên sử dụng các phần mền tin học để tự tạo một đoạn phim ngắn nhằm khái quát tiến trình của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đoạn phim này có thể sử dụng ở phần cuối của bài 19 “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn” hoặc phần giới thiệu bài mới của bài 20 “Nước Đại Việt thời Lê Sơ”.
	- Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo các phương tiện dạy học trước khi lên lớp: máy tính, máy chiếu, bảng phụ, sơ đồ, tranh ảnh, biểu đồ, mô hình...
	- Để có sự chủ động trong các hoạt động dạy học với những tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên cần dự kiến các tình huống có thể xảy ra đối với máy móc, đối với các thiết kế bài giảng của mình hay bất kì một sự việc nào đó xảy ra và cần dự kiến các biện pháp thay thế.
	Để giờ học đạt hiệu quả cao thì ngoài sự chuẩn bị chu đáo của người giáo viên thì sự chuẩn bị bài của học sinh là rất cần thiết. Trong giáo dục hiện nay, chúng ta rất chú trọng việc tích cực hóa các hoạt động của học sinh, vì vậy giáo viên cần hướng dẫn các em chuẩn bị bài chu đáo, đồng thời khuyến khích sử dụng các em công nghệ thông tin sưu tầm, tìm hiểu các loại lược đồ, tranh ảnh liên quan đến bài học một cách chủ động và sáng tạo, đặc biệt trong điều kiện phải học trực tuyến như thời gian vừa qua thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập lại càng cần thiết. Có như vậy học sinh mới tham gia vào xây dựng bài một cách tự tin và tích cực nhất.
	Tóm lại, khi chúng ta chuẩn bị giáo án chu đáo thì khi thực hiện các hoạt động dạy học sẽ thuận lợi và sẽ đạt hiệu quả như mình mong muốn.
b. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiến trình thực hiện các hoạt động dạy và học:
	Chức năng, nhiệm vụ chính của bộ môn lịch sử là tìm hiểu những gì đã qua của xã hội loài người. Để thực hiện được nhiệm vụ đó nhiều khi giáo viên phải thuyết trình nhiều, học sinh phải thụ động nghe nhiều dẫn đến các hoạt động dạy học nhiều khi rất khô khan, nhàm chán và giờ học trở nên rất nặng nề, mệt mỏi. Tuy nhiên khi thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ các phương pháp dạy học lịch sẽ hạn chế được các vấn đề trên và sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc tạo chú ý học tập, gây hứng thú cho học sinh trong việc tìm hiểu và phát hiện kiến thức mới.
	* Trong mỗi bài giảng, điều gây ấn tượng đầu tiên là phần giới thiệu bài mới. Trong thời gian chỉ khoảng một phút ngắn ngủi, nếu giáo viên giới thiệu bài tốt sẽ tạo được sự chú ý, hứng thú học học tập cho học sinh. Có nhiều cách để giáo viên giới thiệu bài mới, nhưng theo tôi dù có mở bài theo cách gì thì giáo viên cần phải xác định rõ được mục tiêu bài học, sau đó với lời nói ngắn gọn, súc tích kết hợp với các hình ảnh trực quan sinh động để giới thiệu bài mới một cách hiệu quả và thu hút nhất. Đồng thời qua phần giới thiệu bài giáo viên phải đưa ra được mục tiêu bài học nhằm hướng các em học sinh chú ý ngay vào tìm hiểu nội dung của bài học.
Ví dụ khi dạy bài 20 “Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)”, phần I “Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật” tôi sẽ giới thiệu:
“Như các em đã được biết, công cuộc chống xâm lược Minh của dân tộc ta đã kết thúc thắng lợi sau 20 năm đấu tranh với đỉnh cao là chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sau đó triều Lê sơ được thành lập. Nhà Lê bắt tay ngay vào việc tổ chức lại bộ máy chính quyền, xây dựng quân đội, luật pháp, nhằm ổn định tình hình xã hội, phát triển kinh tế. Bài 20 “Nước Đại Việt thời Lê Sơ” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề này”.
Cùng với lời giới thiệu đó sẽ là một đoạn video clip được tạo nên từ hơn chục bức tranh giới thiệu những sự kiện nổi bật về diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với hình ảnh cuối cùng là hình ảnh Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế. Sau đây tôi xin minh họa một số hình ảnh đại diện đựợc sử dụng đoạn video clip (hoặc chỉ đơn giản là ta sử dụng phần mềm làm phim để giới thiệu lần lượt những hình ảnh đó theo kiểu xuất hiện của một đoạn phim) :
Với cách sử dụng đoạn video clip đó sẽ giúp học sinh tập trung chú ý nhanh chóng vào bài học, khái quát được bài cũ và đưa các em học sinh đến với bài mới một cách đầy thu hút. Đồng thời đã giảm nhiều thao tác bấm máy hoặc treo tranh ảnh (vì thực tế không thể đủ thời gian cho ta có thể giới thiệu từng bức tranh một cho đến hết hơn chục bức tranh mà chỉ để phục vụ cho phần giới thiệu bài mới). Với cách mở bài thu hút như vậy chắc chắn sẽ tạo được sự hào hứng trong học tập của học sinh. Tất nhiên muốn đạt được điều đó thì công việc chuẩn bị bài của giáo viên phải được thực hiện chu đáo (giải pháp chuẩn bị bài đã được tôi giới thiệu ở phần a ). 
* Bên cạnh đó, công nghệ thông tin có thể làm động hóa lược đồ, tranh ảnh, vì vậy nhanh chóng thu hút được sự chú ý của các em học sinh, giúp các em quan sát và phát hiện kiến thức mới qua lược đồ, tranh ảnh một cách nhanh chóng và chính xác. 
Ví dụ 1: khi dạy chủ đề: Đại Việt dưới thời nhà Trần, mục II: Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dưới thời nhà Trần, phần “Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258) ”, chúng ta sẽ sử dụng hình 30 - Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258). Từ lược đồ tĩnh đó, giáo viên sử dụng các phần mền tin học để tạo ra một video clip với các đường mũi tên chỉ hướng kết hợp với các hình ảnh sinh động để tạo nên được một lược đồ lịch sử động hóa đầy thu hút. 
Với cách trình bày diễn biến“Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258) ” bằng một lược đồ lịch sử động hóa đầy thu hút như vậy tôi thấy rằng tinh thần học tập của học sinh thực sự rất hào hứng các em đã nắm bắt kiến thức một cách tích cực và tự giác. 
* Ngoài ra, trong các hoạt động dạy học phần củng cố bài học giữ một vai trò hết sức quan trọng nhằm khái quát các nội dung học sinh được tìm hiểu sau mỗi mục, sau mỗi tiết học, sau một bài, sau một chương...Để thực hiện phần này giáo viên có thể sử dụng nhiều cách thức, ví dụ như cho học sinh trực tiếp trả lời câu hỏi của cô giáo, hoặc cho các em làm các dạng bài tập trắc nghiệm, bài tập điền khuyết, tham gia trò chơi ô chữ...Tuy nhiên, theo tôi, với những tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên sử nên dụng phần mền tin học để lập ra một bản đồ tư duy nhằm để khái quát nội dung bài học một cách hệ thống để thực hiện bước củng cố bài học. 
Ví dụ khi dạy bài 20 “Nước Đại Việt thời Lê Sơ(1428-1527)”, phần I “Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật” tôi đã củng cố bài học bằng bản đồ tư duy sau:
Vừa điều chỉnh để các hiệu ứng của bản đồ tư duy lần lượt xuất hiện, giáo viên đồng thời thuyết trình một cách ngắn gọn và súc tích, khái quát nội dung bài học.
Với việc sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết dạy có nội dung về xây dựng chính quyền của các triều đại phong kiến Việt Nam sẽ kích thích được khả năng sáng tạo của học sinh đảm bảo tính lôgic, mạch lạc, dễ hiểu, dễ quan sát, dễ nhớ, tốn ít thời gian, tạo sự hứng thú trong học tập của học sinh. Sử dụng bản đồ tư duy trong trong việc hình thành kiến thức mới cho học sinh hoặc trong các bài ôn tập, trong các câu hỏi so sánh, đặc biệt trong phần củng cố bài học, giúp hoạt động của thầy và hoạt động của trò đạt được hiệu quả cao. 
Sau đó tôi giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà thiết kế lại bản đồ tư duy đã được tôi giới thiệu nhằm ôn tập lại kiến thức vừa mới được tìm hiểu hoặc thiết kế một bản đồ tư duy mới cho tiết học tiếp theo.
c. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học trực tuyến: 
Trong điều kiện học trực tuyến, với việc hoạt động nhóm, tôi hướng dẫn các nhóm hs khi có bài tập dự án cô giáo giao có dù có liên quan đến kênh hình hay không có kênh hình thì cần phải lập nhóm zalo hoặc nhóm messenger để trao đổi, phân công nhiệm vụ rồi tự mở phòng trên zoom hoặc trên meet để, tập báo cáo trước nhóm những bài tập của nhóm mình để trình bày trong các giờ học được tốt. Được cô hướng dẫn, với sự sáng tạo của mình, hs đã có những phần trình bày rất hiệu quả. Ngoài ra với những phần câu hỏi thảo luận ở trên lớp, đặc biệt với những bài tập có tranh ảnh lược đồ khó cần làm việc nhóm trên lớp học trực truyến tôi sẽ chia ra nhiều phòng zoom để hs các nhóm vào thảo luận rồi sau đó báo cáo. Như vậy, dù không được đến trường học trực tiếp hs vẫn được tham gia làm việc nhóm rất hiệu quả.
Qua các giải pháp trên tôi nhận thấy, các em đã hứng thú học tập hơn, chất lượng của giờ học được nâng cao hơn, đặc biệt các em không còn lúng khi trình bày diễn biến qua lược đồ hay giới thiệu, tạo biểu tượng về các loại tranh ảnh lịch sử.	
Trên đây là một số phương pháp sử dụng tranh ảnh, lược đồ nhằm tạo hứng thú trong học tập lịch sử đã được tôi áp dụng vào đối tượng học sinh lớp 7 tại trường THCS Lương Thế Vinh và đạt được kết quả như sau:
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Từ khi tôi áp dụng phương pháp trên, tôi thấy học sinh có hứng thú học tập hơn. Từ chỗ các em ngại học, ngại làm các bài tập liên quan đến tranh ảnh thì nay các em đã thấy cái hay, sự lý thú của tranh ảnh lịch sử. Các em không còn trả lời một cách hời hợt các câu hỏi liên quan đến tranh ảnh, lược đồ lịch sử, băng hình lịch sử vì các em đã biết làm việc với nó, vì các em được làm việc với nguồn sử liệu quý giá và có cảm giác như được làm việc với người thật việc thật.
Sau một thời gian thực hiện đề tài, tôi quyết định khảo sát theo câu hỏi sau:
1. Trình bày các thành tựu văn học, nghệ thuật thời Lê sơ?
2. Qua hình 45: Bia tiến sĩ trong Văn Miếu (Hà Nội) em hiểu gì về các chính sách thi cử và học tập thời Lê sơ? Kết quả của các chính sách đó?
* Cách đánh giá:
Câu 1 (4 điểm): học sinh trình bày đủ các thành tựu.
Câu 2 (6 điểm): học sinh trình bày sự hiểu biết và nhận xét của mình một cách chính xác và có sáng tạo.
Bảng so sánh đối chiếu:

Tổng số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Trước
(Đầu kì I)
38
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10
26,3
11
28,9
16
42,2
1
2,6
Sau
(Đầu kì II)
38
14
36,8
15
39,5
9
23,7
0
0
So sánh


Tăng 4
Tăng 10,5
Tăng 4
Tăng 10,6
Giảm 7
Giảm
18,5 
Giảm 1
Giảm
2,6 
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Như chúng ta đã biết, giáo dục lịch sử ngày nay được Đảng và nhà nước chú ý hơn. Bởi vì mỗi con người cần phải biết lịch sử dân tộc và sự phát triển chung của con người. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên lịch sử ngày càng nặng nề hơn.
Đứng trước nhiệm vụ như vậy, bản thân tôi luôn nghĩ mình phải tự phấn đấu để dạy học sinh tốt hơn. Để có chuyên môn tốt với các phương pháp dạy học hiệu quả, tôi nhận thấy bản thân cần phải làm những việc sau:
+ Luôn tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, cải tiến và đổi mới phương pháp sao cho phù hợp.
+ Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo chu đáo, tỉ mỉ trước giờ dạy.
+ Xác định rõ yêu cầu cần đạt được ngay từ đầu năm để có biện pháp giải quyết.
+ Lấy việc tích cực hóa các hoạt động học sinh làm mục tiêu quan trọng trong mọi tiết học. Trong đó giáo viên là người tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động của giờ học.
+ Sử dụng nhiều hình thức và phương pháp trong giờ dạy để phát huy hết khả năng tối ưu của từng phương pháp dạy học. Rèn cho học sinh có thói quen chuẩn bị bài ở nhà trong quá trình học tập môn lịch sử.
	Tóm lại trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, việc đổi mới phương pháp dạy học , việc kết hợp chặt chẽ giữa lời nói sinh động của giáo viên với việc sử dụng tranh ảnh, lược đồ lịch sử , đồ dùng trực quan cùng với các phương tiện mới là biện pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển.
D. NHỮNG KIẾN NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi có một số kiến nghị nhỏ nhằm để phục vụ tốt cho việc giảng dạy:
+ Đề nghị cấp trên bổ sung thêm một số sách tham khảo của bộ môn lịch sử để giáo viên nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn.
+ Nhà trường cần có một số sách lịch sử để học sinh có thể thường xuyên mượn sử dụng hoặc tổ chức các buổi tham quan ngoại khoá.
+ Nhà trường và các cơ quan chuyên môn hỗ trợ và cung cấp đủ các phương tiện dạy học cho giáo viên. 
+ Tổ chức các buổi thảo luận, các buổi chuyên đề nhiều hơn nữa cho các giáo viên dạy lịch sử về sử dụng tranh ảnh, lược đồ trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông.
+ Xây dựng các sân chơi có ứng dụng nội dung về sử dụng tranh ảnh, lược đồ cho học sinh.
+ Đối với phụ huynh học sinh thì phải tạo điều kiện về thời gian và đồ dùng học tập đầy đủ cho con em mình, không có tư tưởng phân biệt môn chính, môn phụ.
	Trên đây là một vài kinh nghiệm tôi đã rút ra được sau quá trình thực hiện đề tài. Tuy đề tài còn có nhiều hạn chế do kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều, nhưng tôi cũng xin mạnh dạn trình bày ra đây để mong được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp tham khảo, đóng góp cho tôi những ý kiến bổ ích để đề tài của tôi hoàn thiện hơn.
	Xin trân trọng cảm ơn!
 Người viêt:
 Nguyến Thị Lê

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_su_dung_tranh_anh_luoc_do.doc