Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tạo biểu tượng nhân vật HCM cho học sinh Tiểu học trong phân môn Lịch sử lớp 5
Phân môn Lịch sử có vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Học Lịch sử để biết được cội nguồn dân tộc, quá trình đấu tranh anh dũng và lao động sáng tạo của ông cha. Học Lịch sử để biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người tạo ra nó và biết vận dụng vào cuộc sống hiện tại để làm giàu thêm truyền thống dân tộc.
Do đặc điểm của việc học tập phân môn Lịch sử, học sinh (HS) không thể “trực quan sinh động” với các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Vì vậy, quá trình dạy học Lịch sử phải tiến hành trên cơ sở tài liệu – sự kiện khoa học để tạo biểu tượng cụ thể, có hình ảnh, từ đó hình thành khái niệm, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử.
Trong các loại biểu tượng, biểu tượng nhân vật lịch sử có vị trí và ý nghĩa quan trọng. Nó giúp HS hiểu đúng lịch sử, thấy được mối quan hệ giữa cá nhân anh hùng và quần chúng nhân dân trong tiến trình phát triển hợp quy luật của lịch sử dân tộc và thế giới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tạo biểu tượng nhân vật HCM cho học sinh Tiểu học trong phân môn Lịch sử lớp 5

để miêu tả bản chất của các nhân vật trong bài “ Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu”. Cách nêu hình ảnh như thế giúp thấy rõ sự khác biệt đến trái ngược giữa các nhân vật, đại diện cho nhiều tầng lớp, giai cấp khác nhau song có mối quan hệ khác nhau, gây cho HS những tình cảm, thái độ rõ ràng, dứt khoát. Ba là, Sử dụng thủ pháp “nêu hình ảnh tương đồng” để tạo biểu tượng về nhân vật HCM , tức là nêu lại hình ảnh vào những hình ảnh vào những thời điểm khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ, làm nổi bật bản chất con người, sự việc. Việc xây dựng “hình ảnh tương đồng” trong giờ học lịch sử làm tăng thêm giá trị biểu tượng cần khắc họa ở một nhân vật như HCM. Chính Người cũng thường dùng thủ pháp này để miêu tả chân dung, bản chất của các quan thực dân cai trị ở thuộc địa. Nói về ông Đác-lơ, Nguyễn Ái Quốc nhắc tới “một nhà cai trị có tài”. Đã học được “khoa cai trị ở khu phố La-tinh khi ông ấy còn là một anh chàng cháo” , tức là những việc lừa gạt, ăn cướp,những kiến thức ấy giờ đây được thi thố ở Đông Dương khi trở thành một viên quan cai trị thực dân. Bốn là, để gây ấn tượng mạnh mẽ về những cống hiến của HCM đối với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới, trong dạy học lịch sử, tôi trích dẫn một số câu của những người nước ngoài (những người ban, đồng chí, ngay cả kẻ thù) nói về Người nhằm tăng giá trị thuyết phục của nguồn tư liệu. + Trong dạy học lịch sử, cùng với việc sử dụng bài viết trong SGK, trong các tài liệu tham khảo (kênh chữ), GV phải quan tâm đặc biệt đến việc sử dụng kênh hình để tạo biểu tượng cho HS. Kênh hình không chỉ giúp bài giảng sinh động, hấp dẫn mà còn là một nguồn kiến thức, một bộ phận không tách rời của nội dung bài viết. Ở một mức độ nào đó, “kênh hình còn thay thế được phần nào kênh chữ, là biện pháp có hiệu quả chống sự quá tải về lượng kiến thức trong SGK lịch sử” Trong kênh hình, tranh ảnh lịch sử có tác dụng to lớn trong việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử nói chung, biểu tượng về nhân vật HCM nói riêng. Tuy nhiên, số lượng tranh, ảnh có liên quan đến HCM và các hoạt động cách mạng của Người trong SGK lịch sử cải cách giáo dục, lớp 5 rất ít. Chỉ có bức ảnh tư liệu. Vì vậy, tôi đã sử dụng thêm nhiều ảnh tư liệu khác về hoạt động cách mạng của Người. Các ảnh tư liệu nói trên có thể tìm trong sách báo, Bảo tàng cách mạng, Bảo tàng quân đội, trong tập ảnh “Hồ Chủ tịch vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” do “Việt Nam thông tấn xã” ấn hành năm 1970. Giá trị khoa học của những bức ảnh này là ở chỗ nó phản ánh các sự kiện có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với cuộc đời hoạt động cách mạng của HCM mà cho cả vận mệnh đất nước. Đó là một loại tư liệu gốc, được chụp ngay lúc sự kiện đang xảy ra. Từ thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, căn cứ vào lý luận đã được nhiều nhà nghiên cứu phương pháp dạy học lịch sử nêu ra, tôi rút ra một số yêu cầu đối với việc sử dụng tranh, ảnh để tạo biểu tượng lịch sử nói chung, biểu tượng về nhân vật HCM và hoạt động cách mạng của Người nói riêng. - Trước hết, phải chọn những tranh ảnh phản ánh được sự kiện lịch sử đang học, nghĩa là nội dung của tranh phải xác lập được mối quan hệ giữa hoạt động của HCM và tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc. - Tiếp đó việc sử dụng tranh, ảnh lịch sử để tạo biểu tượng về nhân vật HCM và hoạt động cách mạng của Người phải là: + Bằng chứng về sự tồn tại một hành động cụ thể của HCM. + Khôi phục hình ảnh hoạt động cách mạng của HCM trong quá khứ. + Giải thích sự kiện về hoạt động cách mạng của HCM để rút ra kết luận khái quát, bài học cho cuộc sống hiện tại. Với những yêu cầu như vậy, cần hướng dẫn HS nhận thức những nét cơ bản về sự kiện được phản ánh trong ảnh tư liệu, chứ không sa vào miêu tả chi tiết, vụn vặt. Thứ hai, để đảm bảo yêu cầu giúp HS hiểu sâu sắc bản chất sự kiện phản ánh nội dung biểu tượng về nhân vật HCM, GV cần xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, các niên biểu lịch sử và các bài tập nhận thức phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, mức độ chương trình của cấp học trong quá trình tạo biểu tượng về nhân vật HCM .+ Khi thiết lập hệ thống niên biểu về hoạt động cách mạng của HCM, chúng tôi không sử dụng loại niên biểu diễn tả mối liên hệ dọc mà xác định mối liên hệ giữa các hoạt động cụ thể và các hoạt động cách mạng có tính khái quát của Người. Vì vậy, cần xác định mục đích chung của các hoạt động có tính khái quát và mục đích bộ phận phản ánh từng hoạt động riêng lẻ, cụ thể của HCM trong một quá trinh lịch sử. Nghĩa là từ chỗ khôi phục từng hành động cụ thể của HCM để có nhận thức khái quát về hoạt động cách mạng của Người. + Một trong những biện pháp để phát triển tư duy độc lập cho HS trong học tập lịch sử là sử dụng các câu hỏi nêu vấn đề (loại câu hỏi không có nhiều trong sách giáo khoa) để tạo điều kiện giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản liên quan đến hoạt động cách mạng của HCM. Bởi vì, “hoạt động tự lập là phẩm chất của quá trình nhận thức, là đặc điểm của nhân cách HS và là hình thức tổ chức dạy học” Về lí luận cũng như qua thực tập giảng dạy tại trường Tiểu học Lê Quý Đôn, chúng tôi nhận thấy có hai loại câu hỏi cần sử dụng khi trình bày các sự kiện liên quan đến hoạt động cách mạng của HCM. + Một là, những câu hỏi nêu vấn đề thường được đặt ra ở đầu giờ trước khi giảng các sự kiện liên quan đến hoạt động cách mạng của HCM. Loại câu hỏi này được đặt ra để định hướng nội dung kiến thức cơ bản phản ánh hoạt động của Người. + Hai là, những câu hỏi gợi mở được đặt ra trong quá trình tiến hành bài giảng để giúp HS giải quyết nội dung kiến thức cơ bản của câu hỏi nêu vấn đề. + Việc xây dựng các bài tập nhận thức để tạo biểu tượng về nhân vật HCM và hoạt động cách mạng của Người cũng là một nội dung quan trọng trong dạy học lịch sử lơp 5 ở trường Tiểu học. Để xây dựng các bài tập nhận thức trong quá trình tạo biểu tượng về nhân vật HCM cần “xác lập mối quan hệ giữa việc trình bày sự kiện và câu hỏi độc lập sáng tạo”. Việc xác lập mối quan hệ này có thể diễn ra bằng cách: Xây dựng các niên biểu để nêu mối liên hệ giữa các sự kiện theo trình tự thời gian và đặt câu hỏi yêu cầu HS sắp xếp các sự kiện phù hợp với nội dung biểu tượng về nhân vật HCM. Đưa ra một nhận định, một đánh giá về công lao, vai trò của HCM đối với tiến trình phát triển lịch sử dân tộc, thế giới và yêu cầu HS minh họa nội dung đánh giá đã nêu bằng các sự kiện liên quan đến HCM. Cần nhận thức rằng việc xây dựng câu hỏi nêu vấn đề, các niên biểu, các loại bài tập nhận thức trong quá trình tạo biểu tượng về hoạt động cách mạng của HCM có mối quan hệ biện chứng, không tách rời nhau, bởi vì cả 3 hoạt động trên đều đặt trên cơ sở xác định mối quan hệ giữa “hoạt động của HCM và tiến trình phát triển lịch sử dân tộc”, giữa việc “tạo biểu tượng cụ thể về các hành động cách mạng của HCM để tiến đến có nhận thức khái quát về hoạt động cách mạng của Người”, giữa việc “truyền thụ kiến thức cơ bản có nội dung khái quát”, giữa việc “trình bày sự kiện và nêu câu hỏi độc lập, sáng tạo”, và cuối cùng nhằm đạt được mục đích tạo được biểu tượng về nhân vật HCM theo hướng “Dạy học lấy HS làm trung tâm”. 4. Kết quả thu được, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu a. Kết quả thu được - Qua việc thực hiện giảng dạy phân môn Lịch Sử lớp 5 áp dụng các phương pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh (đã nêu trong SKKN), tôi thu được kết quả như sau: + Các tiết học Lịch Sử trở nên vui và thú vị hơn, HS chủ động nắm bắt thông tin, tích cực học tập. + HS ghi nhớ được tiểu sử về cuộc sống và sự nghiệp của Hồ Chí Minh gắn liền với các hoạt động cách mạng của Người. + HS còn tích cực tìm hiểu thêm về Hồ Chí Minh thông qua nhiều hình thức khác như: Đọc sách về Hồ Chí Minh ở thư viện, xem trên tivi, mạng internet, + HS học tập những tấm gương tốt của Hồ Chí Minh và rèn luyện, trau dồi phẩm chất và năng lực tốt hơn. + HS được bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, biết ơn những người đã có công bảo vệ đất nước và đặc biệt là biết ơn vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc – Hồ Chí Minh. Từ đó hình thành trong các em những quyết tâm nối tiếp cha anh xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Các em chăm học hơn, ngoan hơn và cố gắng hơn trong học tập. Kết quả bài thi cuối học kỳ 2 năm học 2018-2019, về kiến thức kỹ năng: LỚP 5A1+5A2 5A3+5A4 HHT 20 14 HT 40 42 CHT 0 2 b. Phạm vi và hiệu quả ứng dụng Kết quả nghiên cứu được áp dụng vào lớp 5A1, 5A2, sau đó kết hợp lồng ghép để áp dụng trên các khối lớp 4 và lớp 5A3, 5A4 Sau khi lựa chọn để vận dụng cuối tiết học tôi thấy rằng không những học sinh nắm được kiến thức bài học mà còn nhớ rất lâu kiến thức của bài học đó. Các em rèn được khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn.Điều đáng mừng là các em học rất hào hứng, chờ đợi tiết học cho các em lòng yêu thích, ham mê bộ môn Lịch sử. Để làm được điều này thì cần phải đơn giản hoá mọi nội dung sao cho phù hợp với lứa tuổi nhỏ, tạo cho các em một không khí học tập thật sôi nổi, vui vẻ và hào hứng chủ động sáng tạo. Qua đó, các em có thể học mà chơi, chơi mà học. Chính vì thế, chúng ta phải vận dụng lồng ghép các hình thức vào các tiết dạy và trong quá trình giảng dạy, tuỳ từng nội dung bài học phải lựa chọn phương pháp cho thật phù hợp. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Lịch sử là phân môn đặc thù ở Tiểu học nói riêng và ở trường phổ thông nói chung. Vì ở đây kiến thức lịch sử là của quá khứ, đã xảy ra và khó tái tạo lại những sự kiện từ hàng ngàn năm nay. Chính vì thế, dạy học tốt Lịch sử ở Tiểu học nói riêng và lịch sử ở trường phổ thông nói chung là điều rất quan trọng và rất khó. Là một phân môn có sự kết hợp, tác động và bổ trợ cho các môn học khác trong quá trình giảng dạy và giáo dục HS dần dần hoàn thiện kiến thức, nhân cách con người. Qua việc dạy phân môn này, HS có những kiến thức về lịch sử dân tộc – đó là những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ thời kỳ dựng nước và giữ nước của ông cha ta đến nay. Mặt khác, lịch sử còn giúp cho HS có được những tình cảm tốt đẹp, thái độ đúng đắn và dần hình thành trong mỗi HS những phẩm chất tốt đẹp (yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử dân tộc,..) góp phần hoàn thiện nhân cách và bản lĩnh con người Việt Nam. Qua việc nghiên cứu đề tài “Tạo biểu tượng nhân vật HCM trong phân môn Lịch sử lớp 5” cho phép tôi đi đến những kết luận chủ yếu sau đây: Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay, đặc biệt từ năm 1911, gắn liên với hoạt động của HCM. Vì vậy, việc tạo biểu tượng về nhân vật HCM sẽ góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử về tất cả các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Qúa trình dạy học ở trường phổ thông nói chung, trường tiểu học nói riêng không giảng dạy tiểu sử khoa học HCM, mà thông qua các sự kiện cơ bản có sẳn trong sách giáo khoa để làm sáng tỏ công lao to lớn của HCM đối với cách mạng Việt Nam. Do đó, khi tạo biểu tượng về nhân vật HCM phải làm rõ mối quan hệ giữa HCM và hoạt động cách mạng của Người với tiến trình phát triển lịch sử dân tộc (và lịch sử thế giới). Vì Vậy, SKKN khẳng định ngoài các tài liệu, sự kiện trong sách giáo khoa nguồn nhận thức chủ yếu – cần có một số sự kiện bổ sung làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng về nhân vật HCM thêm phong phú. Sự kiện trong sách giáo khoa là sự kiện cơ bản, điển hình. Các sự kiện bổ sung chỉ để cụ thể hóa kiến thức cơ bản của chương trình, sách giáo khoa chứ không tăng thêm đơn vị kiến thức, làm bài giảng trở nên nặng nề, không vừa sức. Việc tạo biểu tượng về nhân vật HCM dù tiến hành dưới hình thức nào (nội khóa hay ngoại khóa) đều phải hướng đến việc làm tăng tính cụ thể, tính hình ảnh của các thông tin về các sự kiện phản ánh hoạt động của Người và của tổ chức cho HS độc lập tự giải quyết nhiệm vụ nhận thức về các sự kiện liên quan đến HCM trên cơ sở các sự kiện chính xác, khoa học. Thực chất đây là việc thực hiện hai cấp độ nhận thức trong học tập lịch sử: Từ biết đến hiểu, và việc tạo biểu tượng về nhân vật HCM cũng theo tiến trình ấy. 2. Kiến nghị - Về nội dung: + Trong những điều kiện cho phép, có thể bổ sung 2 sự kiện ở bài 6 để việc tạo biểu tượng về nhân vật HCM trong phân môn Lịch sử lớp 5 phong phú, nâng cao hiệu quả giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. + Trong quá trình tạo biểu tượng nhân vật HCM, GV nên sưu tầm thêm một số tranh ảnh về hoạt động cách mạng của HCM, liên quan đến nội dung bài học. Nhằm giúp HS hình dung và khắc sâu vào trí óc biểu tượng nhân vật HCM. - Về phương pháp Dù sử dụng bất cứ biện pháp sư phạm nào đều phải hướng đến việc hoàn thiện nhiệm vụ cơ bản là phát huy năng lực trí tuệ của HS theo hướng “Đổi mới dạy học lịch sử theo hướng lấy HS làm trung tâm”. Vì vậy, quá trình tạo biểu tượng nhân vật HCM cần phải xác định mối quan hệ giữa “trình bày sự kiện phản ánh hoạt động cách mạng của HCM” và “sự kiện đánh dấu tiến trình phát triển lịch sử dân tộc”. Đặc biệt việc tạo biểu tượng cụ thể về các hành động riêng lẻ của HCM phải chuẩn bị điều kiện để có nhận thức khái quát về hoạt động cách mạng của Người, trên cơ sở đó có biểu tượng đầy đủ về con người cách mạng HCM. Toàn bộ các biện pháp nói trên chỉ có hiệu quả khi kết hợp được các yếu tố chung, khách quan, tất yếu được quy trình hóa và các yếu tố riêng, cụ thể có tính chất tình huống trong quá trình tiến hành bài giảng lịch sử nói chung, tạo biểu tượng về nhân vật HCM nói riêng. Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học và tất cả quý thầy cô. Chúc sức khoẻ và thành công. Bình Tân, ngày 15 tháng 2 năm 2020. Xác nhận của BGH Người viết Lê Thị Thúy Hoàn TÀI LIỆU THAM KHẢO “Bác Hồ trong lòng nhân dân Huế” (1990), Thành ủy Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế. “Di chúc Chủ tịch HCM” (1989) , Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Nxb Sự Thật. M.G.Đairi, “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” (1978). Nxb Giáo Dục. Võ Xuân Đàn – Đặng Văn Hồ (1994), “Tạo biểu tượng các anh hùng dân tộc trong dạy học lịch sử”. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 6/1994, trang 12 – 13 M.N.Êroophê-ép (1981), “Lịch sử là gì ?”. Nxb Giáo Dục. Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thủy (1988), “Tâm lý học, tập 1”.Nxb Giáo Dục. Đặng Văn Hồ (1992), “Biểu tượng HCM trong bài lịch sử” – bài 2, mục 4 – “Nguyễn Ái Quốc và việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào trong nước”. Kỷ yếu hội thảo giảng dạy lịch sử lớp 12 Đại học sư phạm Huế, trang 33. Đặng Văn Hồ (1996), “Tạo biểu tượng về hoạt động cách mạng của HCM qua dạy học Lịch sử lớp 12 trường phổ thông trung học”, luận án phó tiến sĩ khoa học sư phạm – tâm lý, Bộ giáo dục và đào tạo Đại học quốc gia Hà Nội. Phan Ngọc Liên, “Khắc sâu hình ảnh Bác Hồ trong tâm trí thế hệ trẻ”. Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị (chủ biên) (1992), “Phương pháp dạy học lịch sử”. Nxb Giáo dục. “Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về Chủ tịch HCM”. Chương trình KX.02, đề tàiKX.02 -09,H.1995. P.A.Rudich (1986), “Tâm lý học”, Nxb. Mir, Matxcơva 1986. Bản dịch Nguyễn Văn Hiếu, Nxb Thể dục thể thao. “Theo Bác đi kháng chiến”(1996). Nxb Thanh Niên. Trần Dân Tiên, “Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch”. Đức Vượng – Nguyễn Văn Khoan (1990), “Hành trình cứu nước của Bác Hồ”. Nxb Sự Thật.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_tao_bieu_tuong_nhan_vat_hc.docx