Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí 6 ở trường THCS

Phương pháp vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy các môn học ở trường THCS không phải là vấn đề hoàn toàn mới, nó đã được áp dụng khá rộng rãi trong quá trình dạy học những năm trước đây. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp này trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mới (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018) thì còn khá mới mẻ. So với Chương trình hiện hành, chủ trương dạy học tích hợp trong Chương trình GDPT 2018 đã có một số điểm khác : tăng cường tích hợp nhiều nội dung trong cùng 1 môn học, xây dựng một số môn học tích hợp mới ở cấp THCS theo tinh thần chung là tích hợp mạnh ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên . Trong đó, Lịch sử-Địa lí chính là một trong số các môn học tích hợp ở cấp THCS. Tuy nhiên, làm thế nào để kết hợp khéo léo, hài hòa giữa hai mạch kiến thức của hai phân môn với nhau, giữa kiến thức Lịch sử- Địa lí với các môn học khác, góp phần hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất cho học sinh ? Vấn đề này đòi hỏi người giáo viên cần phải nỗ lực đổi mới, sáng tạo không ngừng đồng thời đúc rút những kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy để điều chỉnh quá trình dạy học sao cho đạt hiệu quả cao hơn.
docx 26 trang SKKN Lịch Sử 05/04/2025 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí 6 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí 6 ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí 6 ở trường THCS
ái, yêu nước.
 * Nội dung chương trình Địa lí ở lớp 6 có mối liên hệ mật thiết với các môn Khoa học tự nhiên .Việc vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên sẽ giúp học sinh dễ dàng hiểu và giải thích về những hiện tượng địa lí tự nhiên. Đến lượt mình, kiến thức về Khoa học Địa lí lại giúp học sinh giải thích được các hiện tượng tự nhiên xung quanh mình, từ đó hình thành niềm hứng thú tự nhiên, ham học hỏi khám phá cho các em đối với tất cả các môn học, trong đó có Địa lí
c.Về phương pháp dạy học :
Trong quá trình dạy học, giáo viên lịch sử, địa lí đã vận dụng phương pháp dạy học theo con đường qui nạp, đi từ phân tích các hiện tượng, sự kiện cụ thể, đơn lẻ để dẫn tới những nhận xét, kết luận mang tính khái quát. Không chỉ có môn địa lí, môn lịch sử cũng sử dụng bản đồ như một nguồn tri thức quan trọng, một phương tiện dạy học cần thiết để thể hiện không gian diễn biến các sự kiện lịch sử
2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ‘VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 6 Ở TRƯỜNG THCS »
 a.Vận dụng tích hợp Lịch sử và Địa lí với nhau
Tên nội dung bài học/ chủ đề
Môn học tích hợp
Mô tả phương pháp vận dụng
Trái Đất- hành tinh của hệ Mặt Trời
Lịch sử
Hs làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi 
-Dựa vào việc quan sát chu kì chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất, người xưa đã sáng tạo ra công cụ gì để đo thời gian trong ngày, để tính thời gian trong năm ?
( sáng tạo ra đồng hồ để đo thời gian trong ngày, sáng tạo ra lịch để tính thời gian trong năm )
? Vận dụng kiến thức lịch sử, giới thiệu về đồng hồ Mặt trời, về âm lịch,dương lịch ?
Thời tiết và khí hậu, các đới khí hậu trên Trái Đất
-Lịch sử
-Gv dùng phương pháp kể chuyện để kể lại câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí vào khoảng thế kỉ XV và giải thích tên gọi của gió « Mậu Dịch » (hoặc gió «  Tín Phong », từ đó giúp HS ghi nhớ đặc điểm của gió Tín Phong ( Phạm vi hoạt động, hướng thổi)
Biển và đại dương
Lịch sử
Liên hệ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 để hiểu thêm về thủy triều và lợi ích của thủy triều

Thời gian trong Lịch sử
Địa lí
-GV nêu câu hỏi: người xưa sáng tạo ra âm lịch, dương lịch dựa trên cơ sở nào?
-Quan sát hình ảnh đồng hồ mặt trời, em hãy vận dụng kiến thức địa lí để giải thích nguyên lí hoạt động của đồng hồ Mặt trời?
 Hãy thiết kế một chiếc đồng hồ Mặt trời đơn giản bằng giấy bìa?
Nguồn gốc loài người 
Địa lí 
-Gv nêu câu hỏi :
Em hãy xác định các địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở ĐNA và VN? 
-Nêu nhận xét về phạm vi phân bố dấu tích người tối cổ ở Việt Nam?
Hs xác định trên lược đồ. Từ đó rút ra kết luận: Việt Nam là một trong những cái nôi của loài người, địa bàn phân bố của người tối cổ trên đất nước ta trải rộng từ Bắc vào Nam 
Xã hội nguyên thủy
Địa lí
-Gv cho hs quan sát tranh :HÌnh vẽ trên vách đá ở sa mạc Xa-ha-ra cách ngày nay khoảng 10.000 năm và trả lời các câu hỏi:
1.mô tả những gì con thấy trong tranh vẽ? Qua đó con hình dung ra sao về quang cảnh Xa-ha-ra 10.000 năm trước? (đây từng là vùng rừng rậm xanh tốt với giới thực- động vật đa dạng, phong phú)
-Con biết gì về hoang mạc Xa –ha- ra ngày này? ( là hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới, khí hậu nóng, khô hạn, sinh vật hiếm hoi, cằn cỗi, chủ yếu là sỏi đá và cát)
 Gv nêu vấn đề: 
Nguyên nhân nào đã làm Xa-ha-ra biến đổi từ 1 vùng rừng rậm phong phú xưa kia thành 1 sa mạc khô cằn như ngày nay?
Xã hội cổ đại
Địa lí
-Gv hướng dẫn Hs khai thác lược đồ các quốc gia cổ đại
+ mô tả vị trí của các quốc gia cổ đại?
+ Mô tả đặc điểm tự nhiên ( địa hình, đất đai, sông ngòi ) của các quốc gia cổ đại?
+ Những đặc điểm tự nhiên đó có thuận lợi, khó khăn gì cho cư trú và sản xuất?
Hs làm việc theo nhóm, khai thác lược đồ và trả lời các câu hỏi, sau đó trình bày kết quả kết hợp với xác đinh trên lược đồ
Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X
Địa lí 
-Hs đọc lược đồ, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập:
Tên các vương quốc cổ 
Tên các vương quốc phong kiến
Tên quốc gia ngày nay













2.xác định trên lược đồ con đường thương mại trên biển qua khu vực ĐNA
+ con đường thương mại nối liền các quốc gia cổ đại nào? Đi qua các thương cảng nào ở ĐNA?
Giao lưu thương mại và văn hóa đã tác động ra sao đến kinh tế- văn hóa các quốc gia ĐNA?
Việt Nam từ khoảng TK VII TCN đến đầu TK X
Địa lí
- Hs sử dụng bản đồ/lược đồ địa bàn cư trú chủ yếu của người Việt cổ , xác định phạm vi không gian, vị trí kinh đô của nước Văn Lang- Âu Lạc
- Vận dụng kiến thức địa lí ( về địa hình và thạch quyển ) để giải thích hiện tượng thành Cổ Loa xây xong lại bị đổ
( do xây dựng trên vùng đất thấp trũng, kết cấu nham thạch không vững chắc, lại đào hào xung quanh nên thành khó đứng vững)
-Điều kiện tự nhiên nơi hình thành ảnh hưởng ra sao đến hoạt động kinh tế của quốc gia Văn Lang- Âu Lạc?
(đồng bằng ven sông rộng lớn thuận lợi trồng lúa, sản xuất nông nghiệp, đánh bắt cá..)
Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước TK X
Địa lí
-hs làm việc theo cặp đôi: điền địa danh nổ ra cuộc khởi nghĩa lên lược đồ 
- sử dụng lược đồ để trình bày tóm tắt diễn biến , kết quả các cuộc khởi nghĩa
Bước ngoặt Lịch sử đầu thế kỉ thứ X
Địa lí
Gv cho hs khai thác thông tin từ tư liệu chữ viết mô tả vùng cửa sông Bạch Đằng, kết hợp với khai thác lược đồ chiến thắng Bạch Đằng 
Quan sát lược đồ kết hợp với khai thác thông tin tham khảo, giải thích tại sao Ngô Quyền chọn vùng cửa sông Bạch Đằng để bố trí trận địa đánh giặc?
Gv cho hs thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn, thực hiện nhiệm vụ:
? Em hãy chỉ ra những nét độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền 
 (Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa tấn công giặc.
- Sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm và quy luật lên – xuống của con nươc thủy triều để bố trí trận địa chiến đấu.
- Tổ chức, bố trí và sử dụng các lực lượng hợp lý, linh hoạt để tiêu diệt quân địch:
+ Bố trí các cánh quân bộ binh mai phục ở hai bên bờ sông; trong những vùng cây cối rậm rạp.
+ Sử dụng các chiến thuyền nhỏ, nhẹ để nghi binh, lừa địch.
+ Khi thủy triều bắt đầu rút, quân thủy và quân bộ phối hợp đổ ra đánh.
Vương quốc Cham pa từ thế kì II đến thế kỉ X
Địa lí
-Gv cho hs quan sát lược đồ vương quốc Cham pa và trả lời câu hỏi:
?Vương quốc Cham pa nằm trên vùng lãnh thổ nào của nước ta ngày nay?
-Vận dụng kiến thức Địa lí, hãy mô tả những nét chính về điều kiện tư nhiên của Cham –pa? Điều kiện đó ảnh hưởng ra sao đến hoạt động kinh tế?
( vị trí gần biển, có đường bờ biển dài, phía Tây là rừng núi-> thuận lợi cho nghề khai thác lâm sản và nghề biển)
Vương quốc cổ Phù Nam
Địa lí: 
Gv cho hs quan sát lược đồ vương quốc Phù Nam và trả lời câu hỏi:
? Vương quốc Phù Nam nằm trên vùng lãnh thổ nào của nước ta ngày nay?
-Vận dụng kiến thức Địa lí, hãy mô tả những nét chính về điều kiện tư nhiên của Phù Nam ? Điều kiện đó ảnh hưởng ra sao đến hoạt động kinh tế?
( Vùng đồng bằng rộng lớn phì nhiêu, nằm trên tuyến đường giao lưu thương mại giữa Ấn Độ và TQ, có cảng biển Óc eo tấp nập thuyền buôn-> họ làm nhiều nghề khác nhau, đặc biệt giỏi nghề buôn bán, điều đó làm làm nên sự thịnh vượng của Phù Nam
-Gv cũng có thể vận dụng kiến thức về vận động kiến tạo để gợi mở về nguyên nhân suy tàn của thương cảng Óc- eo và Vương quốc Phù Nam 
(Có thể quá trình biển thoái đã biến Oc- Eo từ 1 thương cảng sầm uất thành 1 vùng đất nằm trong nội địa, không còn giá trị về mặt thương mại-> ngày càng sa sút, kéo theo là sự sa sút của cả vương quốc Phù Nam.

 b.Vận dụng tích hợp Lịch sử - Địa lí với các khoa học khác
Tên nội dung bài học/ chủ đề
Môn học tích hợp
Mô tả phương pháp vận dụng
Thời gian trong Lịch sử
Toán học :
Vận dụng kiến thức về trục số, số âm số dương để tính thời gian trong lịch sử
Nguồn gốc của loài người
-Khoa học tự nhiên
-Vận dụng kiến thức về đột biến và thuyết tiến hóa để giải thích quá trình tiến hóa và vai trò của lao động đối với sự tiến hóa của loài người
Xã hội cổ đại
Văn học
 Mĩ thuật 
Vận dụng kiến thức văn học,mĩ thuật để đánh giá những thành tựu của văn hóa cổ đại
Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc
Văn học
Vận dụng một số truyền thuyết (con rồng cháu tiên, Sơn Tinh- Thủy Tinh, Chiếc nỏ thần, Mị Châu-Trọng Thủy, sự tích trầu cau, sự tích bánh chưng bánh giày, ) để tìm hiểu và giải thích về sự ra đời của nhà nước Văn Lang- Âu Lạc và những nét chính về đời sống vật chất- tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc
Các cuộc đấu tranh giành độc lập trước thế kỉ X
Văn học
Vận dụng kiến thức về ca dao, tục ngữ Việt Nam để ghi nhớ , giải thích và trình bày được nguyên nhân, diễn biến các cuộc khởi nghĩa
Vương quốc Cham Pa và Vương quốc Phù Nam
Mĩ thuật
Liên hệ kiến thức Mĩ thuật để đánh giá những thành tựu văn hóa của Cham – pa và Phù Nam
Lược đồ trí nhớ
Mĩ thuật
Vận dụng kiến thức mĩ thuật để vẽ được lược đồ trí nhớ về 1 khu vực 
Chuyển động tự quay quanh trục, quay quanh Mặt Trời của Trái Đất và các hệ quả
Toán học
Vận dụng khả năng tính toán để nhận biết, tính được giờ địa phương 
Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản.
Khoa học tự nhiên
Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên để giải thích các hiện tượng nội sinh, ngoại sinh tác động đến địa hình bề mặt Trái Đấ
Khí hậu và biến đổi khí hậu
Khoa học tự nhiên
Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên để hiểu được vai trò của oxy, khí cacbonic và hơi nước, nêu được đặc điểm các khối khí, trình bày được sự phân bố các đai khí áp và gió trên Trái Đất
-Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên để trình bày được sự thay đổi nhiệt độ của bề mặt Trái Đất theo vĩ độ, mô tả được quá trình hình thành mây, mưa
Nước trên Trái Đất
Khoa học tự nhiên
Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên để hiểu và mô tả vòng tuần hoàn của nước ; nêu được sự khác biệt về độ muối và nhiệt độ giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới ; trình bày được nguyên nhân các hiện tượng sóng, thủy triều, dòng biển.

 3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 6 Ở TRƯỜNG THCS
 a. Bước 1 : Tìm hiểu chương trình, SGK các môn học ->Chọn các nội dung có liên quan đến bộ môn Lịch sử- Địa lí
	Như đã trình bày ở trên, trong chương trình, sách giáo khoa các môn học khác có rất nhiều nội dung kiến thức có thể tích hợp trong môn Lịch sử -Đia lí, nhất là môn Văn, khoa học tự nhiên, Mĩ Thuật . . . Do vậy việc tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa các môn học khác để chọn các nội dung có liên quan đến bộ môn Lịch sử-Địa lí 6 là việc làm cần thiết, không những phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên mà còn giúp học sinh liên tưởng, củng cố các kiến thức của các môn học khác.
 b. Bước 2: Xác định chủ đề liên môn ở từng bài cụ thể.
 c. Bước 3 : Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp . Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp- kĩ thuật dạy học : vấn đáp gợi mở, nêu vấn đề, hợp tác nhóm,  đối với từng nội dung tích hợp 
 Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của học sinh, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho học sinh thì các em mới tự tin và học tốt được.
III.KẾT QUẢ THỰC HIỆN
 - Qua quá trình áp dụng một số phương pháp trên tôi nhận thấy học sinh tự tin hơn, linh hoạt hơn trong học tập, các em mạnh dạn trao đổi với bạn bè và thầy cô.
 - Qua tiết dạy sử dụng tích hợp kiến thức liên môn tôi nhận thấy học sinh hứng thú ham học, say mê học tập từ đó thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy.
 - Sử dụng phương pháp này tôi thấy kết quả khả quan hơn, các em nắm vững về kiến thức Lịch sử- Địa lí ,từ đó giúp các em làm bài hiệu quả hơn.
 - Số học phát biểu tăng lên, học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, giúp lớp học sinh động hơn.
 - Chất lượng giáo dục cuối năm :
+ Kết quả khảo sát trước khi thực hiện:
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
6A
41
6
14,6
15
36,6
14
34,2
6
14,6
6B
40
5
12.5
15
37,5
15
37,5
5
12,5
Tổng
81
11
13.6
30
37,0
29
35.8
11
13,6
	+ Kết quả khảo sát sau khi thực hiện:
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
6A
41
10
24,4
18
43.9
11
26,8
2
4,9
6B
40
9
22,5
18
45
11
27,5
2
5
Tổng
81
19
23.5
39
48.1
23
28,5
4
4,9
 
PHẦN THỨ 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1.KẾT LUẬN:
	Vận dụng kiến thức liên môn và tích hợp trong dạy học Lịch sử -Địa lí 6 nói riêng và các môn học nói chung thực sự đem lại nhiều hiệu quả thiết thực.
 - Đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản mục tiêu đào tạo :
 + Về kiến thức : Liên thông và bổ trợ giữa các môn học. Làm sáng tỏ, giúp học sinh hiểu sâu kiến thức.
 + Về kĩ năng : tập dợt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được cho quá trình học tập tiếp theo, vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.
 + Về hiệu quả tích hợp giáo dục sâu sắc để làm công dân tốt, có trách nhiệm sau này.
 - Giúp khắc phục được tình trạng khô cứng, nặng nề, tản mạn, rời rạc trong dạy học, gắn kết việc dạy học với thực tiển cuộc sống, làm cho học sinh hứng thú và say mê hơn với môn học Lịch sử -Địa lí
 2. Đề xuất:
Từ thực trạng trên, tôi có một số kiến nghị sau:
+ Đối với nhà trường: 
- Tạo điều kiện để giáo viên có thể tham gia các lớp bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy mới.
- Thường xuyên tham khảo ý kiến của cả giáo viên và học sinh về phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
- Trường THCS từng bước cải tiến trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đặc biệt là trang bị máy vi tính, máy chiếu, phòng bộ môn nhằm giúp giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy đạt hiệu quả nhất.
+ Đối với giáo viên: 
 - Trong quá trình soạn bài, cần nghiên cứu kỹ nội dung của bài học để xác định mục tiêu, nội dung kiến thức, kỹ năng cơ bản và mối quan hệ giữa các kiến thức trong bài học. 
- Việc dạy môn Lịch sử- Địa lí cần phải linh hoạt, không nhất thiết lấy sách giáo khoa làm chuẩn, trong quá trình dạy giáo viên có thể kết hợp nhiều bộ sách, đưa ra nhiều cách làm để học sinh tham khảo và áp dụng.
+ Đối với học sinh: 
 Cần hình thành cho bản thân phương pháp học tập đúng đắn như: trước bài học cần nghiên cứu tài liệu chu đáo, trong quá trình học tập phải nghiêm túc lắng nghe sự hướng dẫn của thầy cô. Nếu làm tốt được điều này chắc chắn sẽ đạt hiệu cao
 Những kết quả khả quan mà việc thực hiện đề tài này mang lại không thể do cá nhân tôi làm được mà nó là kết quả của sự hợp tác, tạo điều kiện của đồng nghiệp và BGH nhà trường. Từ kết quả này tôi mong nhận được sự ủng hộ cũng như những ý kiến đóng góp châm thành của đồng nghiệp để nội dung đề tài được áp dụng rộng rãi vào thực tiễn giảng dạy bộ môn Địa lý.
Xin trân trọng cảm ơn !

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_van_dung_kien_thuc_tich_ho.docx