Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng sử dụng bảng thống kê và bảng số liệu trong giảng dạy môn Địa lí 7 ở trường THCS
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử và Địa lí 7 trong đó phân môn Địa lí là một trong những môn học không thể thiếu trong chương trình THCS. Nó không những cung cấp cho học sinh tri thức về địa lí mà còn có tác dụng to lớn về mặt giáo dục tư tưởng, tình cảm cho thế hệ trẻ. Vì vậy trong những năm qua, việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS đang được thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Môn Lịch sử và Địa lí 7 - phân môn Địa lí nhằm giúp học sinh có những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi đặc điểm vị trí địa lí, giới hạn, khí dậu các đới tự nhiên, phương thức khai thác tài nguyên ở 6 châu lục; góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn, giúp cho học sinh bước đầu vận dụng kiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước và thế giới trong thời đại mới.
Giảng dạy môn Lịch sử vàĐịa lí 7 - phân môn Địa lí giáo viên phải dạy thế nào đó để tác động vào đúng quy luật nhận thức, giúp học sinh lĩnh hội được đầy đủ những kiến thức mà thầy truyền tải, từ đó biết đánh giá nhận định cũng như chủ động lĩnh hội kiến thức trên lớp. Chúng ta đã từng biết đến phương pháp cổ truyền trước kia: Thầy đọc trò chép rồivề nhà học thuộc vì vậy học sinh bị động trong việc lĩnh hội kiến thức, học vẹt đôi khi còn lười nhác, ỷ lại. Với cách học đó học sinh không thể phát huy khả năng sáng tạo của mình, đồng thời giờ học Địa lí sẽ trở lên nặng nề áp đặt với cả thầy và trò.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng sử dụng bảng thống kê và bảng số liệu trong giảng dạy môn Địa lí 7 ở trường THCS

xem tiết dạy cần sử dụng loại đồ dùng nào (bảng thống kê hay bảng số liệu), sau đó bắt tay vào công cuộc chuẩn bị. Giáo viên có thể vẽ vào bảng phụ để có thể sử dụng được nhiều tiết và nhiều bài khác nhau. Sử dụng bảng thống kê và bảng số liệu. Để giờ giảng có hiệu quả thì bên cạnh nội dung kiến thức truyền đạt và phân loại đối tượng học sinh thì vấn đề phương pháp truyền đạt kiến thức của ngươi giáo viên cũng hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy. Phương pháp truyền đạt của giáo viên phải đảm bảo tính cụ thể, tính hình ảnh sinh động của các đối tượng địa lí. Sự kiện càng cụ thể, sinh động bao nhiêu thì giờ dạy càng có hiệu quả bấy nhiêu: Thứ nhất: Giáo viên sử dụng bảng thống kê kiến thức khi dạy bài mới hoặc các bài thực hành, giáo viên cần hướng dẫn học sinh học bài hay ôn tập hệ thống kiến thức qua bảng thống kê kiến thức để giúp các em dễ nắm bắt kiến thức, có thể so sánh phân tích đánh giá nội dung qua các chương hay các mảng kiến thức khác nhau. Bảng thống kê về các đới tự nhiên, đặc điểm địa hình, khí hậu, phương thức khai thác bền vững ở các châu lục trong phân môn địa lí 7. Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hoá ở châu lục, là những minh chứng có thuyết phục nhất, sinh động nhất về thực tiễn cuộc sống. Giúp học sinh có cái nhìn thực tế, thiết thực nhất so với các lý thuyết chung chung. Qua bảng thống kê giúp các em tiếp thu kiến thức nhanh hơn, nhớ lâu hơn, lớp học sinh động hơn. Ví dụ 1: Khi dạy bài 1: Thiên nhiên châu Âu- dạy phần 2d. Các đới thiên nhiên Giáo viên dùng bảng phụ vẽ bảng thống kê về các đới tự nhiên yêu cầu học sinh lên bảng hoàn thành các đới thiên nhiên ở châu Âu: Ví dụ 2: Khi dạy bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á - dạy phần 2. Tôn giáo châu Á. Dựa vào lược đồ và thông tin SGK, em hãy điền tên và nơi ra đời các tôn giáo ở châu Á vào chỗ trống Thời gian ra đời: thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ I TCN Nguồn gốc:. Thờ thần Bra-ma, Si-va, thần Vệ Nữ Nơi thờ cúng: thánh địa, đền thờ Thời gian ra đời: thế kỉ Vi TCN Nguồn gốc:. Thờ Phật Thích ca Nơi thờ cúng: chùa Thời gian ra đời: Thế kỉ IV TCN Nguồn gốc:.. Thờ Chúa Giê-su Nơi thờ cúng: nhà thờ Thời gian ra đời: Thế kỉ VII sau CN Nguồn gốc:.. Thờ thánh A-la Nơi thờ cúng: nhà thờ, thánh địa Tôn giáo ở Việt Nam ........ Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh. Ví dụ 3: Khi dạy bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi. Tìm hiểu vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên các môi trường ở châu Phi. Trình bày được cách thức người dân khai thác, sủ dụng và bảo vệ thiên nhiên ở các môi trường châu Phi. Bước 1: Giao nhiệm vụ: Hoạt động nhóm: Dựa vào thông tin SGK, hình 11.1 và kiến thức đã học, các em hãy trao đổi các nội dung sau để hoàn thành thông tin phiếu học tập. Xác định phạm vi môi các môi trường tự nhiên ở châu Phi. Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở các môi trường tự nhiên. PHIẾU HỌC TẬP Môi trường tự nhiên Xích đạo Nhiệt đới Hoang mạc Cận nhiệt Phạm vi phân bố Cách thức khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ nhóm/cá nhân Bước 3: Báo cáo kết quả. Học sinh báo cáo kết quả làm việc trước lớp. Học sinh khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức. Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh. Như vậy sử dụng bảng thống kê trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí 7-phân môn Địa lí là một việc làm đơn giản nhưng hiệu quả. Đa số học sinh xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau giờ dạy lại thành công cao, có thể sử dụng giảng dạy nhiều lớp, nhiều năm. Thông qua bảng thống kê, bảng số liệu có thể phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, lớp học sinh động hơn. Thứ hai: Giáo viên sử dụng bảng số liệu để giúp học sinh khái quát lại các đối tượng địa lí, đặc điểm các khu vực địa hình chính, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí về dân cư - xã hội. đã học và giúp các em nhớ lâu hơn và vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống. Ngoài ra nó còn giúp học sinh nhớ kỹ hơn, hiểu sâu hơn kiến thức khi các em quan sát sơ đồ. Giáo viên sử dụng bảng số liệu trong bài mới hoăc bài thực hành về đặc điểm địa hình, vị trí, khí hậu, dân cư của các châu lục. Ví dụ 1: Khi dạy bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu- dạy phần 1. Đặc điểm dân cư châu Âu. Giáo viên cho học sinh quan sát bảng số liệu cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu giai đoạn 1950-2020 ( %) Nhóm tuổi 1950 1970 1995 2020 Từ 0 đến 14 tuổi 26 25 19 16 Từ 15 đến 64 tuổi 66 64 67 65 Từ 65 tuổi trở lên 8 11 14 19 Giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục và khai thác bảng 1,2 để trả lời các câu hỏi sau: Dựa vào hình 2.1 và thông tin của bài học hoàn thành đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu trong giai đoạn 1950-2020? Dân số Châu Âu năm 2020? So sánh với các châu lục khác trên thế giới? Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận và ghi kết quả trực tiếp lên phiếu học tập. Giáo viên quan sát các nhóm, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Ví dụ 2: Khi dạy bài 4: Liên minh châu Âu- dạy phần 2. Trung tâm kinh tế lớn GV giao nhiệm vụ cho HS: Dựa vào bảng GDP của một số nền kinh tế lớn nhất thế giới, năm 2020, em hãy tính tỉ trọng GDP của các trung tâm kinh tế lớn so với toàn thế giới năm 2020 và rút ra nhận xét. Nêu tên những hoạt động kinh tế quan trọng của Liên minh châu Âu? Dựa vào thông tin và bảng số liệu, chứng minh liên minh châu Âu là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới? GDP CỦA MỘT SỐ NỀN KINH TẾ LỚN NHẤT THẾ GIỚI, NĂM 2020 Nền kinh tế Hoa Kỳ EU Trung Quốc Nhật Bản Thế giới GDP (tỉ USD, giá hiện hành) 20 893,7 15 292,1 14 722,7 5 057,8 84 679,9 Học sinh lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụThực hiện nhiệm vụ học tập GV: hướng dẫn HS cách tính: Công thức tính tỉ trọng GDP của các trung tâm kinh tế lớn so với toàn thế giới: Ví dụ Hoa Kỳ = GDP Hoa Kỳ: GDP thế giới x 100. Tóm lại nếu giáo viên thường xuyên sử dụng bảng số liệu giúp học sinh chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống; tự đặt ra mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện từ đó học sinh nhớ lâu và khắc sâu kiến thức hơn. Thứ ba: Với từng bài giảng cụ thể giáo viên nên kết hợp các phương pháp giảng dạy thật hiệu quả: phân tích, tường thuật hay so sánh đánh giá, tạo những tình huống nêu vấn đề để kích thích trí tò mò ham học hỏi của học sinh. Bên cạnh việc tạo những tình huống nêu vấn đề thì giáo viên có thể kể những câu chuyện vui giúp học sinh vừa thư giãn mà vẫn phục vụ cho nhu cầu bài học. Thu hút sự chú ý của học sinh ngay từ những câu hỏi mang tính gợi mở ngay từ đầu giờ mà giáo viên nêu ra. Một trong những biện pháp sư phạm là xác lập mối liên hệ giữa câu hỏi để mở đầu bài học, tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh hay khi dạy phần vận dụng kiến thức, hệ thống câu hỏi ôn tập trắc nghiệm trong các bài Ví dụ 1: khi dạy bài 16: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ. Hoạt động 1. Mở đầu - Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV treo bảng phụ trò chơi “Vượt chướng ngại vật” lên bảng: 1 1 1 1 GV phổ biến luật chơi: + “Chướng ngại vật” là tên hình ảnh ẩn sau 4 mảnh ghép được đánh số từ 1 đến 4 tương ứng với 4 câu hỏi. + Các em dựa vào sự hiểu biết của bản thân để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 1 lượt trả lời. + Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và mảng ghép sẽ biến mất để hiện ra một góc của hình ảnh tương ứng, trả lời sai mảnh ghép sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng “Chướng ngại vật” thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút). - Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Hiu-xtơn là trung tâm kinh tế của quốc gi nào? Câu 2. Tô-rôn-tô là trung tâm kinh tế của quốc gi nào? Câu 3. Nêu tên một số khoáng sản có trữ lượng lớn ở Bắc Mỹ. Câu 4. Tài nguyên nước ở Bắc Mỹ sử dụng trong những lĩnh vực nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS quan sát và kiến thức đã học, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Câu 1: Hoa Kì Câu 2: Canada Câu 3: than, đồng, sắt, vàng, dầu mỏ, khí tự nhiên Câu 4: gia thông thủy, thủy điện, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp TRUNG VÀ NAM MỸ HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Ví dụ 2: khi dạy bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á vào các hoạt động luyện tập giáo viên giúp học sinh biết vận dụng kiến thức để chơi trò chơi. Hệ thống câu hỏi ôn tập trắc nghiệm. Bộ ảnh 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Đoán tên thành phố lớn của Việt Nam qua ảnh. Hà Nội: Hồ Gươm Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà thờ Đức Bà Đà Nẵng: Cây cầu có tượng bàn tay Hải Phòng: Hoa phượng đỏ Huế: Cầu Trường Tiền Hội An: chùa Cầu Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. Đoán tên thành phố lớn của Việt Nam qua ảnh. Thứ tư: Giáo viên phải thường xuyên ra bài tập về nhà, sưu tầm tranh ảnh tư liệu về đặc điểm địa hình, sưu tầm những thông tin về khí hậu, hình ảnh các con sông hay một số hình ảnh về sự phát triển của các đô thị, hoạt động bảo vệ môi trường ở các châu lục trong phân môn Địa lí 7 Ví dụ 1: khi dạy bài 9 Thiên nhiên châu Phi. Hoạt động vận dụng, mở rộng Nội dung: Sưu tầm thông tin, tranh ảnh để viết bài về một loài động vật, thực vật độc đáo ở châu Phi. Sản Phẩm- Bài viết của học sinh về một loài động vật, thực vật độc đáo ở châu Phi. Ví dụ 2: khi dạy bài 14 Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ. Hoạt động vận dụng, mở rộng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi cho HS: Bắc Mỹ có nhiều cảnh quan thiên nhiên và công trình văn hoá nổi tiếng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và di sản văn hoá thế giới. Em hãy sưu tập hình ảnh và viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) giới thiệu một di sản thế giới ở Bắc Mỹ mà em yêu thích. Hoạt động này nếu còn thời gian GV hướng dẫn HS làm việc ở lớp, nếu không còn thời gian thì hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS tìm hiểu thông tin trên mạng, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Tóm lại việc rèn luyện những kỹ năng địa lý là rất cần thiết cho việc học tập, đồng thời cũng chuẩn bị kỹ năng cho việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng sử dụng bảng thống kê kiến thức, bảng số liệu đây là kỹ năng quan trọng mà các em học sinh phải có, để có thể sử dụng và khai thác được các các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa theo chương trình mới. Qua đó học sinh có thể phát hiện và lĩnh hội được những kiến thức địa lí mới, hoặc chí ít cũng giúp cho việc khắc sâu thêm những nội dung kiến thức bài học. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC Trong qua trình giảng dạy Địa lí 7 người giáo viên có thể điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp người dạy có thể thêm hoặc bớt, hay thay đổi thứ tự cách tiến hành sao cho đạt được yêu cầu của bài dạy phù hợp với nhận thức của sinh để hoạt động dạy và học đạt được hiệu quả. Qua sáng kiến này, bản thân nhận thấy kỹ năng sử dụng bảng thống kê kiến thức, bảng số liệu của học sinh của học sinh có nhiều tiến bộ. Qua giảng dạy ở trường bằng sự nổ lực học hỏi, bằng nhận thức của bản thân, tiếp thu những phương đổi mới dạy học và sự chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy đã giúp tôi thành công trong việc rèn luyện kỹ năng sử dụng bảng thống kê kiến thức, bảng số liệu của học sinh lớp 7. Số học phát biểu tăng lên, học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, giúp lớp học sinh động hơn. Chất lượng giáo dục qua các năm. Năm học Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu 2020-2021 169 120 (71.0) 30 (17.8) 19 (11.2) 2021-2022 201 149( 74.2) 35 ( 17.4) 17 ( 8.4) 2022-2023(HKI) 155 116 ( 74.8) 26 ( 16.8) 13 (8.3) KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG Qua áp dụng đối với các lớp 7 trong năm học 2022- 2023 tại trường THCS Hựu Thành A trong những năm học qua tôi nhận thấy bước đầu sáng kiến có tính hữu dụng cao, có thể mở rộng trong chương trình học từ lớp 6 đến lớp 9. Áp dụng sáng kiến này làm cho tiết học Địa lí được phong phú, sinh động, kích thích hứng thú học tập và phát triển khả năng tư duy, giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Có thể sử dụng kiến thức cho nhiều môn học, nhiều bài học khác nhau trong nhà trường. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Để nâng cao chất lượng bộ môn Địa lí, thì trước hết phải giáo viên phải có sự kết hợp linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giảng dạy, đồ dùng phương tiện giảng dạy phong phú, dễ hiểu để tạo hứng thú đối với học sinh đồng thời thầy đóng vai trò hướng dẫn, giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức, phát huy khả năng tư duy sáng tạo của mình. Tài liệu phần nào đã giúp tạo nên một giờ học địa lí có hiệu quả. Do đó để giúp học sinh có thể nắm được nội dung bài một cách tích cực, giáo viên cần tổ chức cho học sinh sưu tầm thêm tư liệu, giáo viên khi sử dụng đồ dùng dạy học phải đúng lúc và kịp thời. Đồ dùng phải phù hợp với lứa tuổi của các em và đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Giáo viên cần tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái trong giờ học để từ đó các em. Có niềm yêu thích môn học.Thường xuyên theo dõi, bảo ban, uốn nắn kịp thời những sai sót của học sinh, đồng thời động viên, khen thưởng những tiến bộ vươn lên trong học tập. Rèn luyện được kỹ năng này không phải một sớm một chiều là được mà đòi hỏi tính kiên trì, bền bỉ trong ý thức vươn lên trong học tập KIẾN NGHỊ Đối với giáo viên Thường xuyên thảo giảng dự giờ, rút kinh nghiệm. Giáo viên dạy môn Địa lí trong tổ có thể vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào tiết dạy. Đối với học sinh Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. Trao đổi học hỏi với bạn bè, rèn luyện thêm kĩ năng khai thác kiến thức trên lược đồ phần tự nhiên. Đối với trƣờng Trang bị thêm phòng chức năng bộ môn Địa lí. Xin cám ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, quý đồng nghiệp. Sự hợp tác của học sinh Trường THCS Hựu Thành A. Tuy nhiên bản thân xây dựng sáng kiến này chỉ bằng sự hiểu biết chủ quan của cá nhân trong quá trình giảng dạy. Do vậy trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi sai sót, rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp để phương pháp này thực hiện hoàn chỉnh và đạt hiệu quả cao hơn. Xin chân thành cám ơn. Hựu Thành, ngày tháng 03 năm 2023 Duyệt của tổ chuyên môn Người viết Nguyễn Thị Quyên
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_su_dung_bang_thong_k.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng sử dụng bảng thống kê và bảng số liệu trong giảng dạy môn Đị.pdf