Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng vận dụng và phát triển tư duy cho học sinh lớp 6 qua tiết Bài tập Lịch sử - Tiết 23 ở trường THCS Nga Thiện - Nga Sơn
Trong dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng, không phải chỉ là cung cấp các sự kiện lịch sử, mà là hình thành năng lực tư duy, năng lực học tập cho người tiếp nhận tri thức lịch sử. Bởi thế, giáo viên Lịch sử không chỉ giảng giải cho học sinh mà cái chính là tổ chức khuyến khích tạo điều kiện cho học sinh làm việc với các tài liệu học tập, từ đó chủ động nắm bắt kiến thức và phát triển năng lực tư duy, phát triển các kĩ năng (đặc biệt là các kĩ năng làm Bài tập Lịch sử...), từ đó hình thành thái độ tư tưởng cho học sinh.
Từ yêu cầu cấp thiết trên, từ năm học 2002 -2003 Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến hành đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa (SGK) và phương pháp giáo dục nói chung và môn Lịch sử nói riêng.
Thực tế giảng dạy cho thấy, đối chiếu với chương trình Lịch sử cũ thì lượng Bài tập sau mỗi tiết học rất ít, hơn nữa lại không có tiết Bài tập Lịch sử riêng trong phân phối chương trình. Do vậy việc rèn luyện các kĩ năng Lịch sử cho học sinh sẽ bị hạn chế.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng vận dụng và phát triển tư duy cho học sinh lớp 6 qua tiết Bài tập Lịch sử - Tiết 23 ở trường THCS Nga Thiện - Nga Sơn

Việt trước khi bị người Hán đô hộ?. Đối với câu hỏi học sinh chưa trả lời được trong thời gian đã giới hạn thì giáo viên gợi ý bằng cách lật 1 đến 2 chữ cái trong hàng ô chữ (Ví dụ: Câu (2) – chữ U). Trong quá trình thực hiện các bước trên, lần lượt kết quả các ô hàng ngang hiện lên và kết quả thu được như sau: H A T M O N (1) H U Y E N L E N H (2) M E L I N H (3) R E N S A T (4) C H A N Đ O N G (5) * Đáp án từ khóa: ÂU LẠC 1.8. Theo phân phối chương trình thì tiết Bài tập Lịch sử được cấu trúc sau bài ôn tập chương. Nên ở những Bài ôn tập chương giáo viên phải hướng dẫn học sinh hiểu và nắm kiến thức đến mức đối đa. Vì đây là bài tổng dượt về kiến thức, đồng thời đánh giá mức độ nắm kiến thức của học sinh trước khi tổ chức dạy học tiết Bài tập Lịch sử. 1.9. Mặt khác giáo viên lịch sử phải nắm chắc các dạng câu hỏi, các hình thức bài tập và sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo (qua tivi, đài báo, Internet, các di tích lịch sử, tài kiệu hiện vật.) dự giờ thăm lớp, đúc rút kinh nghiệm qua các môn học liên đới như Văn học, Địa lí, Sinh họcnhằm bổ trợ tri thức khoa học và đa dạng hoá các kĩ năng truyền tải tri thức (áp dụng phương pháp dạy học liên môn) cũng như kĩ năng làm Bài tập lịch sử cho học sinh. 2. Tổ chức rèn luyện kĩ năng vận dụng và phát triển tư duy cho học sinh lớp 6 qua tiết Bài tập Lịch sử - tiết 23 ở trường THCS Nga Thiện - Nga Sơn. 2.1. Giáo án tiết 23: Bài tập lịch sử. A. Mục tiêu tiết Bài tập Lịch sử: Qua tiết bài tập lịch sử, giúp học sinh: - Trong khi làm Bài tập lịch sử, học sinh nắm vững hơn kiến thức cơ bản về Lịch sử từ khi nước ta bắt đầu phụ thuộc vào các triều đại phong kiến phương Bắc đến giữa thế kỉ VI: chính sách đô hộ của nhà Hán, nhà Ngô và phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống lại sự thống trị của chúng. - Rèn luyện kỹ năng làm Bài tập Lịch sử, khả năng liên hệ thực tế.... - Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc học tập lịch sử và thể hiện rõ hơn tinh thần yêu nước, yêu quê hương... Từ kết quả của tiết Bài tập lịch sử, giáo viên có sự điều chỉnh phương pháp truyền tải nội dung kiến thức lịch sử cho học sinh. B. Tài liệu và thiết bị dạy học cần thiết: - Bảng phụ. - Lược đồ: Kháng chiến chống xâm lược Hán... - Chuyện kể về Hai Bà Trưng và Bà Triệu. - Ảnh: Đền thờ Hai Bà Trưng và Lăng Bà Triệu. - Máy chiếu đa năng. C. Hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: Gv sẽ kiểm tra trong quá trình làm Bài tập Lịch sử. II. Hướng dẫn học sinh làm Bài tập Lịch sử: Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt Gv đưa ra các dạng Bài tập lịch sử (theo mục tiêu của tiết Bài tập lịch sử) và hướng dẫn học sinh làm bài tập theo nhóm hoặc theo cá nhân: * Câu 1a: Gv viết nội dung Bài tập lên bảng phụ hoặc phát lên máy chiếu và hướng dẫn học sinh làm bài tập. - Gv phát cho mỗi bàn 1 bảng con và phấn. Mỗi bàn là 1 tổ. - Hs chỉ viết vào bảng con chữ cái đầu câu đúng nhất. - Các tổ nhận xét kết quả của tổ bạn. - Giáo viên nhận xét bổ sung và công bố đáp án đúng: Đáp án A * Câu 1b: Gv cũng hướng dẫn học sinh làm tương tự như câu 1a Đáp án đúng câu 1b: C Câu 1: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất theo các nội dung sau: a) Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? A. Hát Môn (Hà Tây) B. Mê Linh (Vĩnh Phúc) C. Cổ Loa (Hà Nội ngày nay) D. Chu Diên (Hà Nội ngày nay) b) Cuộc khởi nghĩa chống ách thống trị của nhà Ngô diễn ra năm 248 do ai lãnh đạo? A. Thục Phán B. Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) C. Bà Triệu D. Lý Bí * Câu 2: - Phương án 1: Giáo viên treo bảng phụ có thông tin ở cột A, cột B trống và hướng dẫn học sinh trả lời. Ba học sinh làm lần lượt 3 nội dung tương ứng. - Phương án 2: Gv phát phiếu học tập để lấy kết quả từ 4 nhóm. - Gv cho học sinh/các nhóm nhận xét, sau đó giáo viên nhận xét bổ sung và kết luận. Câu 2: Hãy xác định nội dung tư tưởng của các Tôn giáo đã du nhập vào nước ta từ thế kỉ I - VI và điền vào cột B phù hợp với gợi ý ở cột A: A (Tư tưởng) B (Nội dung tư tưởng) Nho giáo Mọi người phải coi vua là “Thiên tử ” và vua có quyền quyết định tất cả. Đạo giáo Khuyên con người sống theo phận mình, không đấu tranh. Phật giáo Khuyên mọi người hãy yêu thương nhau, làm điều lành, tránh điều ác.... * Câu 3: a. Cho bốn câu thơ: “Đố ai nêu lá quốc kì Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời Yếm, khăn, đội đá vá trời Giặc Tô mất vía, rụng rời thoát thân”. * Bốn câu thơ trên nói về ai? (Trưng Trắc và Trưng Nhị). * Em biết gì về Hai Bà Trưng? * Nhân dân Nga Thiện có những đóng góp gì trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? b. Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét của Lê Văn Hưu: ”Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”. Lê Văn Hưu (Nhà sử học thế kỉ XIII) Câu 3: Trưng Trắc và Trưng Nhị - Là những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống quân xâm lược Hán năm 40. - Là người có tài, có uy tín trong việc huy động sức mạnh toàn dân chống quân xâm lược Hán. - Là người có khả năng tiếp tục xây dựng cơ nghiệp của Vua Hùng. * Câu 4: a. Giáo viên cung cấp lược đồ Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 và hướng dẫn học sinh tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa trên lược đồ. Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248) Chó gi¶i: N¬i khëi nghÜa Qu©n khëi nghÜa Qu©n Ng« Phó ®iÒn N¨m 248 Lược đồ Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 b. Gv cung cấp hình ảnh Đền thờ Bà Triệu và hướng dẫn học sinh tìm hiểu: ? Việc nhân dân lập đề thờ Bà Triệu đã nói lên điều gì (Hs bày tỏ thái độ). §Òn thê bµ triÖu ë hËu léc-thanh ho¸ * Câu 5: Gv hướng dẫn Hs làm lại một số Bài tập khó trong SGK lịch sử 6 + (Bài tập 1-Bài 17, trang 49, SGK Ls6) Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi? * Câu 6: Gv tổ chức kiểm tra việc làm Bài tập lịch sử của học sinh qua vở Bài tập lịch sử. Câu 5: Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán: - Về hành chính: chia lại và gộp với 6 quận của Trung Quốc => Châu Giao - Về kinh tế: Nộp thuế; cống nạp; vơ vét của cải - Về chính trị: Đồng hoá dân tộc Câu 6: III. Giáo viên củng cố bài: Gv nhấn mạnh một số kỹ năng làm Bài tập lịch sử. 2.2. Hình thức tổ chức rèn luyện kĩ năng vận dụng và phát triển tư duy cho học sinh lớp 6 qua tiết Bài tập Lịch sử - tiết 23 ở trường THCS Nga Thiện. Trên cơ sở của giáo án thực nghiệm, tôi xin trình bày các bước cơ bản về phương pháp truyền tải kiến thức trong tiết Bài tập Lịch sử. Vì đây là tiết dạy học có lượng kiến thức lớn, đòi hỏi giáo viên phải tiến hành với tốc độ nhanh nhất, mức độ cao nhất và hiệu quả nhất. Giáo viên tổ chức rèn luyện kĩ năng vận dụng và phát triển tư duy cho học sinh các dạng (hình thức) bài tập khác nhau: 2.2.1. Dạng bài tập trắc nghiệm đúng/sai: - Giáo viên chép nội dung câu hỏi lên bảng hoặc chép trước vào bảng phụ hoặc soạn trước trên Sile / Powerpoit. Ví dụ: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất theo các nội dung sau: a. Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? A. Hát Môn (Hà Tây) B. Mê Linh (Vĩnh Phúc) C. Cổ Loa (Hà Nội ngày nay) D. Chu Diên (Hà Nội ngày nay) - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập theo yêu cầu của câu hỏi: khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. + Giáo viên phát cho mỗi bàn một bảng con/một nhóm (cỡ bảng 20*24), phấn. Học sinh trong một nhóm thảo luận và đưa ra kết quả đúng nhất sau 1 phút. + Trưởng nhóm giơ bảng con có ghi kết quả, sau đó giáo viên cho học sinh giơ bảng con quay trở xuống để các nhóm bạn kiểm tra. Giáo viên cho học sinh các nhóm nhận xét về kết quả của nhóm bạn. Cuối cùng giáo viên đưa ra đáp án đúng (Đáp án: A) và nhận xét cách làm của học sinh. - Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh làm các bài tập b,c... theo các bước như trên. 2.2.2. Dạng câu hỏi xác định nội dung của cột B (A) sao cho phù hợp với yêu cầu ở cột A (B): A (Tư tưởng) B (Nội dung tư tưởng) Nho giáo Đạo giáo Phật giáo - Phương án 1: Giáo viên treo bảng phụ có thông tin ở cột A, cột B trống và hướng dẫn học sinh thảo luận trong thời gian 2 phút. Ba học sinh làm lần lượt trả lời 3 nội dung tương ứng. - Phương án 2: Giáo viên phân 4 nhóm và phát phiếu học tập để lấy kết quả từ 4 nhóm. Giáo viên cho học sinh/các nhóm nhận xét, sau đó giáo viên nhận xét bổ sung và kết luận. 2.2.3. Dạng câu hỏi nhận biết, miêu tả, tường thuật, xác định địa điểm, xác định nhân vật lịch sử....(giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan hoặc hình ảnh trực quan tương ứng để đặt câu hỏi). - Ở câu hỏi 3a (theo giáo án): Cho bốn câu thơ: “Đố ai nêu lá quốc kì Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời Yếm, khăn, đội đá vá trời Giặc Tô mất vía, rụng rời thoát thân”. Bốn câu thơ trên nói về ai? Trường hợp học sinh không trả lời được giáo viên sử dụng câu hỏi gợi ý: Bà quê ở Mê Linh. - Ở câu hỏi 4 (theo giáo án): Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248. Giáo viên phải cung cấp lược đồ Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 (giáo viên tự vẽ hoặc tự thiết kế trên Powerpoit), hướng dẫn học sinh các nội dung trên lược đồ theo phần chú giải và học sinh phải biết được không gian lịch sử. Sau đó giáo viên cho 4 đến 5 học sinh lần lượt tường thuật. 2.2.4. Dạng câu hỏi nhận định/nhận xét: - Ở câu hỏi 3b (theo giáo án): ”Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”. Lê Văn Hưu (Nhà sử học thế kỉ XIII) Với dạng câu hỏi này giáo viến cần có những câu hỏi gợi ý/gợi mở để học sinh dễ trả lời hơn. + Khi tìm hiểu diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, chi tiết nào cho thấy nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa (học sinh sử dụng kiến thức trang 48, mục 2, bài 17, SGK Lịch sử 6 để trả lời). + Sau khi đánh thắng quân xâm lược Hán năm 40, Hai Bà Trưng đã làm gì? Vậy em có suy nghĩ gì về lời nhận xét của Lê Văn Hưu? 2.2.5. Giáo viên phải kiểm tra lại vở bài tập lịch sử và cách trả lời các câu hỏi/bài tập của học sinh ở cuối mỗi bài học theo sách giáo khoa lịch sử 6. Ví dụ: Đất nước và nhân dân Âu Lạc thời Hán có gì thay đổi? (câu hỏi 1, trang 49, SGK lịch sử 6). IV. Hiệu quả của việc tổ chức rèn luyện kĩ năng vận dụng và phát triển tư duy cho học sinh lớp 6 qua tiết Bài tập Lịch sử - tiết 23 ở trường THCS Nga Thiện - Nga Sơn. Qua việc soạn và tổ chức dạy tiết Bài tập lịch sử 6 - tiết 23 đã cho thấy: - Những định hướng về yêu cầu cần và đủ để soạn tiết Bài tập lịch sử ngày càng được hoàn thiện, đó chính là cơ sở định hướng để soạn các tiết bài tập lịch sử trong chương trình dạy học lịch sử THCS. - Giáo án Bài tập lịch sử dần trở thành khung chuẩn khi giáo viên tổ chức soạn và dạy tiết Bài tập lịch sử vì đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến thức; tư tưởng – thái độ: yêu thích môn lịch sử, có cách nhìn khách quan về bộ môn lịch sử; rèn luyện được các kỹ năng: kỹ năng làm Bài tập lịch sử, liên hệ thực tế... - Học sinh có được kỹ năng vận dụng kiến thức lịch sử đã học để giải quyết các Bài tập lịch sử, qua đó phát triển tư duy cho học sinh. - Điều quan trọng là giáo viên đã áp dụng hiệu quả việc đổi mới các phương pháp dạy học (sử dụng công nghệ thông tin, phương pháp dạy học liên môn...). - Sau khi tổ chức dạy tiết 23: Bài tập lịch sử 6 trong năm học 2015 – 2016 kết quả thu được tăng lên so với năm học 2014 – 2015. * Hứng thú học tập lịch sử: Năm học Lớp đối chứng: 6A Lớp thực nghiệm: 6B Sĩ số Tỷ lệ đạt yêu cầu (%) Sĩ số Tỷ lệ đạt yêu cầu (%) 2014 - 2015 38 86.8 37 86.4 2015 - 2016 27 88.8 25 92.0 * Kết quả học tập (thu được qua phiếu học tập sau khi tiến hành dạy tiết 23: Bài tập Lịch sử): Năm học Lớp đối chứng: 6A Lớp thực nghiệm: 6B Sĩ số Tỷ lệ đạt yêu cầu (%) Sĩ số Tỷ lệ đạt yêu cầu (%) 2014 - 2015 38 89.5 37 91.9 2015 - 2016 27 92.5 25 96.3 Kết quả trên cho thấy, học sinh đã tích cực tiếp thu tri thức lịch sử thông qua tiết Bài tập Lịch sử, từ đó biết vận dụng và thực hiện các kỹ năng làm Bài tập lịch sử, cụ thể năm học 2015 – 2016 so với năm học 2014 – 2015 như sau: + Hứng thú học tập lịch sử của học sinh: tăng 2.0% ở lớp đối chứng và 5.6% ở lớp thực nghiệm. + Kết quả học tập của học sinh: tăng 3.0% ở lớp đối chứng và 4.4% ở lớp thực nghiệm. Như vậy, lớp thực nghiệm luôn đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận: Để đảm bảo yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục, người giáo viên phải là người luôn tìm tòi, sáng tạo, chủ động truyền tải kiến thức theo hướng tích cực trên cơ sở “lấy học sinh làm trung tâm”, bằng cách đa dạng hoá các hình thức tổ chức học tập cho học sinh. Thực trạng về việc soạn và dạy tiết bài tập lịch sử ở cấp THCS nói chung và lớp 6 nói riêng, người thực hiện đề tài đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp và những ý kiến đề xuất trên. Rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ của các ngành có liên quan để giáo viên dạy học lịch sử hoàn thành tốt nhiệm vụ. II. Kiến nghị: Để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình SGK và phương pháp giáo dục: - Giáo viên lịch sử phải tăng cường đa dạng hoá các hình thức dạy học để truyền tải tri thức lịch sử có hiệu quả trên cơ sở mục tiêu dạy học, trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh và cả quy mô tổ chức (đối với bài ngoại khoá, làm bài tập lịch sử dưới dạng trò chơi....). - Giáo viên trong trường và liên trường phải thường xuyên trao đổi kinh nghiệm về việc xây dựng giáo án và dạy tiết Bài tập Lịch sử. - Đối với đồ dùng trực quan (lược đồ, kênh hình trong sách giáo khoa...), ban biên tập sách giáo khoa cần thể hiện có hiệu quả hơn về nội dung bằng kết cấu các gam màu khác nhau. - Nhà trường cần thiết phải xây dựng được phòng học lịch sử với đầy đủ các yếu tố sau: dụng cụ bằng gỗ, các phương tiện kĩ thuật, đồ dùng học tập, tài liệu học tập, giảng dạy. - Đặc biệt các ngành chức năng có liên quan đến giáo dục cần soạn thảo và cung cấp tài liệu nhằm định hướng rõ ràng, cụ thể, mang tính thống nhất về cách soạn và dạy tiết Bài tập Lịch sử. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nga Sơn, ngày 26 tháng 4 năm 2016 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Mai Văn Nghiên TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Lịch sử “ (từ trang 98 - 198), PGS- PTS Trần Kiều, Bộ GD & ĐT xuất bản 2002. 2. Lịch sử Làng Trung Điền xưa và nay, trang 10, ban hành xuân 2008. 3. SGK Lịch sử 6, tác giả Phan Ngọc Liên, Trương Hữu Quýnh, NXB GD 2002. 4. SGV Lịch sử 6, tác giả Phan Ngọc Liên, Trương Hữu Quýnh, NXB GD 2002. 5. Thiết kế Bài giảng Lịch sử 6, tác giả Phan Ngọc Liên, Đinh Ngọc Bảo, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội 2002. SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA PHÒNG GD VÀ ĐT NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH LỚP 6 QUA TIẾT BÀI TẬP LỊCH SỬ – TIẾT 23 Ở TRƯỜNG THCS NGA THIỆN – NGA SƠN Họ và tên: Mai Văn Nghiên Chức vụ: Giáo viên Giáo viên trường: Trường THCS Nga Thiện SKKN thuộc môn: Lịch Sử NGA SƠN NĂM 2016
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_van_dung_va_phat_tri.doc