Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực gây hứng thú trong dạy học Lịch sử 7 ở trường THCS
I. Lý do chọn đề tài
Từ năm học 2020 – 2021, ngành Giáo dục đã thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó vấn đề đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học lịch sử nói riêng trở thành một yêu cầu bắt buộc và hết sức cấp thiết đối với cấp học THCS. Trong quá trình dạy học, các thầy cô giáo luôn trăn trở, tìm tòi những cách dạy mới nhằm nâng cao chất lượng dạy – học, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục. Việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó việc kết hợp sử dụng trò chơi vào trong dạy học lịch sử là hết sức cần thiết. Do đặc tính khô khan của môn học nên việc kết hợp các trò chơi vào bài học nhằm củng cố bài học sẽ làm cho học sinh cảm thấy hứng thú hơn qua đó hiểu bài hơn, rèn luyện được tính năng động của học sinh, khả năng làm việc nhóm.
Phương châm đổi mới hiện nay được giáo dục đặt ra là “Lấy học sinh làm trung tâm”, “Phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, tiếp cận và lĩnh hội tri thức”.Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy – học Lịch sử ? Trong thực tế dạy – học, có rất nhiều phương pháp được áp dụng: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khoá…
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực gây hứng thú trong dạy học Lịch sử 7 ở trường THCS

Phần 4: Những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX Giáo viên đưa ra câu hỏi, vấn đề thảo luận Hỏi: Trình bày những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX? Học sinh áp dụng kĩ thuật “ Mảnh ghép” để thực hiện nhiệm vụ * Vòng 1: - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm ( mỗi nhóm có 9 người và được đánh số 1,2,3,4,5,6,7,8,9 ) + Nhóm 1: Tìm hiểu về Tư tưởng- tôn giao + Nhóm 2: Tìm hiểu về sử học, văn học + Nhóm 3: Tìm hiểu về kiến trúc, điêu khắc - Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao * Vòng 2: Học sinh thành lập nhóm mới - Bước 1: Lập nhóm mới: + Các bạn có số thự tự 1,3,5 ở 3 nhóm hợp thành 1 nhóm mới là nhóm 1 + Các bạn có số thứ tự 2,4,6 ở 3 nhóm hợp thành 1 nhóm mới là nhóm 2 + Các bạn có số thứ tự 7,8,9 ở 3 nhóm hợp thành 1 nhóm mới là nhóm 3 - Bước 2: Từng học sinh từ các nhóm ở vòng 1 trình bày lại nội dung tìm hiểu cho các bạn nghe để các bạn nắm được toàn bộ nội dung. - Bước 3: Thảo luận đưa ra đáp án cho câu hỏi: Những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX? - Bước 4: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung, giáo viên chốt, cho điểm Học sinh lớp 7A2 thực hiện kĩ thuật “mảnh ghép” trong giờ học Hay trong bài 14- Nước Đại Ngu thời Hồ ( 1400-1407) Khi tìm hiểu Những nội dung cải cách của Hồ Quý Lý: sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép. + Chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1: Tìm hiểu về chính sách cải cách trong lĩnh vực Chính trị- hành chính Nhóm 2: Tìm hiểu về chính sách cải cách trong lĩnh vực Kinh tế - xã hội Nhóm 3: Tìm hiểu về chính sách cải cách trong lĩnh vực Quân sự- quốc phòng Nhóm 4: Tìm hiểu về chính sách cải cách trong lĩnh vực Văn hóa- giáo dục Các nhóm tiến hành nhiệm vụ được giao + Hình thành nhóm mới: Các bạn có mũ màu xanh về lập đội 1 Các bạn có mũ màu đỏ về lập đội 2 Các bạn có mũ màu tím về lập đội 3 Các bạn có mũ màu vàng về lập đội 4 Các bạn ở các nhóm lúc đầu sẽ trình bày nội dung mình tìm hiểu được Sau đó thảo luận và hoàn thành: Những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly Đại diện nhóm trình bày Nhóm khác nhận xét bổ sung 3.2.7 Kết quả hoạt động Với kĩ thuật này,kích thích sự tham gia tích cực của học sinh, học sinh vừa chủ động tiếp nhận kiến thức vừa khắc sâu kiến thức và phát huy được vai trò cá nhân trong quá trình hợp tác, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân, rèn kĩ năng phản biện, bảo vệ quan điểm của mình, 3.3 Kĩ thuật “KWL” ( trong đó K ( Know) - Những điều đã biết, W ( Want to know) - Những điều muốn biết, L ( Learned) - Những điều đã được học) Khái niệm Là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức được học sau bài học. 3.3.2 Mục tiêu: - Học sinh xác định động cơ/ nhiệm vụ học tập và tự đánh giá kết quả học tập sau nội dung/bài học thông qua việc xác định những hiểu biết, kinh nghiệm và kiến thức đã có liên quan đến bài học, xác định nhu cầu về kiến thức mới và đánh giá kết quả học tập của mình sau bài học. Trên cơ sở kết quả thu được học sinh tự điều chỉnh cách học của mình. - Tăng cường tính độc lập của học sinh. - Tăng cường sự tương tác giữa học sinh với học sinh. - Với kĩ thuật này giáo viên có thể đánh giá được kết quả của giờ học thông qua tự đánh giá hoặc phiếu thu hoạch (KWL) của học sinh. Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh cách dạy của mình cho phù hợp. 3.3.3 Tác dụng đối với học sinh: Học sinh xác định được nhiệm vụ học tập, nhu cầu, mong muốn được trang bị thêm hiểu biết, kiến thức, kĩ năng qua bài học. Qua việc nhìn lại những gì đã học được sau bài học, học sinh phân tích, đánh giá những thông tin mới được hình thành và nhận thức được sự tiến bộ của mình sau bài học. 3.3.4 Cách tiến hành: - Sau khi giáo viên giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học, giáo viên phát phiếu học tập “KWL”. Kĩ thuật này có thể thực hiện cho cá nhân từng học sinh hoặc cho một nhóm học sinh. - Học sinh điền các thông tin trên phiếu sau: K (Những điều đã biết) W ( Những điều muốn biết) L (Những điều đã học được sau bài học) - - - - - - - - - - Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, học sinh điền vào cột L những gì vừa học được. Lúc này học sinh xác nhận về những điều các em học được qua bài học đối chiếu với điều muốn biết, đã biết để đánh giá được kết quả học tập, sự tiến bộ của mình. 3.3.5 Một số lưu ý: - Nếu sử dụng kĩ thuật này đối với nhóm học sinh thì trước khi học sinh học điền thông tin vào cột K, yêu cầu học sinh trao đổi thống nhất ý kiến trong nhóm. - Có thể dùng các câu hỏi gợi ý cho học sinh khi mới áp dụng kĩ thuật KWL. 3.3.6 Minh họa Trong bài bài 14 – Lịch sử 7: Nước Đại Ngu thời Hồ (1400-1407) - Trước khi vào bài , giáo viên phát phiếu học tập KWL cho học sinh - Yêu cầu học sinh hoàn thiện cột K, W - Sau khi học xong, yêu cầu học sinh hoàn thiện cột L - Giáo viên thu để đánh giá, hoặc các em học sinh đổi bài cho bạn và nhận xét, đánh giá K (Những điều đã biết về nhà Hồ) W ( Những điều muốn biết về nhà Hồ) L (Những điều đã học được sau bài học) - - - - - - Hay trong bài 1 - Lịch sử 7 - Trước khi vào bài , giáo viên phát phiếu học tập KWL cho học sinh - Yêu cầu học sinh hoàn thiện cột K, W - Sau khi học xong, yêu cầu học sinh hoàn thiện cột L - Giáo viên thu để đánh giá, hoặc các em học sinh đổi bài cho bạn và nhận xét, đánh giá K (Những điều đã biết về XHPK ở Tây Âu) W ( Những điều muốn biết về XHPK ở Tây Âu) L (Những điều đã học được sau bài học) - - - - - .. - - - - - . - - - - - Phiếu học tập của học sinh lớp 7A3 3.3.7 Kết quả hoạt động Với kĩ thuật này,học sinh sẽ định hướng được mục tiêu của mình ngay từ đầu tiết học. Như vậy, sẽ giúp quá trình tìm hiểu bài dễ dàng, hiệu quả hơn. Từ đó thúc đẩy tính tực cực rèn kĩ năng chủ động, phân tích, tổng hợp, đánh giá một sự kiện lịch sử trong giờ học. 3.4 Sơ đồ tư duy 3.4.1. Khái niệm Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhật để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Đồng thời là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả 3.4.2 Mục tiêu: - Phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học vẹt. 3.4.3 Tác dụng đối với học sinh: - Phù hợp với tâm sinh lí học sinh, đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lí thuyết bằng ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hóa kiến thức 3.4.4 Cách tiến hành: - Sau khi nghiên cứu nội dung bài học, học sinh tiến hành hoàn thiện sơ đồ học tập. Chủ đề/ nội dung chính sẽ được đặt ở vị trí trung tâm. - Từ vị trí trung tâm sẽ được phát triển thành các nhánh, các nhánh đó nối với các hình ảnh hay từ khóa/ tiểu chủ đề cấp 1 liên quan bằng các nhánh chính (trên các nhánh, có thể thêm các hình ảnh hay các kí hiệu cần thiết). - Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục, tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về khái niệm/ nội dung/ chủ đề trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. Một sơ đồ tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy (với các loại bút màu khác nhau nếu có), tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa. Một giải pháp được hướng đến là sử dụng các phần mềm để tạo ra sơ đồ tư duy . 3.4.5 Một số lưu ý khi tổ chức dạy học sử dụng sơ đồ tư duy: - Học sinh cần được giới thiệu nhiều cách tổ chức thông tin dưới dạng sơ đồ tư duy, các hình thức sơ đồ khác nhau. - Giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý để học sinh lập sơ đồ. - Khuyến khích học sinh phát triển, sắp xếp ý tưởng để hoàn thành sơ đồ. - Mỗi học sinh sẽ có các cách thể hiện khác nhau: theo hàng, dạng hình học, tự do. Giáo viên nên ghi nhận,động viên, và khen ngợi học sinh. 3.4.6 Minh họa Trong bài 17- Lịch sử 7 - Đối với phần củng cố giáo viên yêu cầu học sinh khái quát lại nội dung bài học dưới hình thức sơ đồ tư duy. - Dựa vào kiến thức đã học các em hoàn thiện sơ đồ tư duy theo cách hiểu của mình. - Giáo viên nhận xét và cho điểm. Các em học sinh lớp 7A3 trình bày sơ đồ tư duy 3.4.7 Kết quả hoạt động Việc thực hiện kĩ thuật này,giúp học sinh hệ thống, ghi nhớ nội dung bài học dễ dàng, sinh động, nâng cao hiệu quả của giờ học. Phát huy khả năng sáng tạo, khả năng hội họa của học sinhHọc sinh phát triển được kĩ năng trình bày giao tiếp, hợp tác. 3.5 Kĩ thuật đóng vai 3.51 Khái niệm Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. Mục tiêu Bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được, giúp học sinh, tiếp thu kiến thức, suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề hoặc một sự kiện lịch sử. Cách tiến hành Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau : - Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Lớp thảo luận, đưa ra ý kiến nhận xét. - GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho. 3.5.4 Một số lưu ý - Tình huống đóng vai phải phù hợp với nội dung của bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện lớp học. - Tình huống không nên quá dài và phức tạp. - Tình huống phải có nhiều hướng, nhiều cách giải quyết - Trong khi học sinh thảo luận và chuẩn bị đóng vai, giáo viên nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ học sinh khi cần thiết, khích lệ tất cả học sinh tham gia vào vở diễn - Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai. 3.5.5 Minh họa Trong bài 11 - Lịch sử 7 - Học sinh hóa thân vào vua Lý Công Uẩn để nói lên những lí do dời đô và viết Chiếu dời đô Hay trong bài 14- Nước Đại Ngu thời Hồ: Học sinh sẽ hóa thân thành vua Hồ Quý Ly trả lời phỏng vấn Học sinh lớp 7A1 trong giờ học Lịch sử 3.5.6 Kết quả hoạt động Với kĩ thuật này, giờ học Lịch sử thêm phần sinh động, học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, thú vị hơn. Từ đó phát huy các năng lực đặc biệt của các em học sinh: diễn xuất, múa, hát. IV. Kết quả triển khai áp dụng đề tài Sau khi thực hiện giải pháp, giáo viên đã tiến hành điều tra nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện giải pháp và kết quả thu được như sau: Bảng so sánh chất lượng trước và sau khi áp dụng giải pháp Bảng điều tra học sinh khối 7 về học Lịch sử trước khi áp dụng giải pháp “Em có thích môn Lịch sử không?” Lớp Sĩ số Có Bình thường Rất ít Không Ý kiến % Ý kiến % Ý kiến % Ý kiến % 7A1 41 10 24 10 24 9 22 12 30 7A2 38 6 17 9 24 6 17 17 42 7A3 40 9 23 8 20 6 15 17 42 7A4 41 8 20 9 22 9 22 14 34 7A5 40 8 21 8 21 5 13 22 45 7A6 37 7 19 10 27 9 24 11 30 Tổng HS 236 47 20 54 23 44 19 93 38 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số HS lớp 7 thích học môn Lịch sử chiếm 20% trong khi đó số HS học môn học này bình thường chiếm 23%; rất ít HS thích học môn Lịch sử cũng chiếm 19% và số HS không thích học môn Lịch sử chiếm 38%. Bảng điều tra học sinh khối 7 về học Lịch sử sau khi áp dụng giải pháp “Em có thích môn Lịch sử không?” Lớp Sĩ số Có Bình thường Rất ít Không Ý kiến % Ý kiến % Ý kiến % Ý kiến % 7A1 41 18 44 11 27 7 17 5 12 7A2 38 16 42 12 32 5 13 5 13 7A3 40 14 35 12 30 9 23 5 12 7A4 41 16 39 12 29 7 17 8 15 7A5 40 13 33 12 30 8 20 7 17 7A6 37 17 46 8 22 6 16 6 16 Tổng HS 236 117 50 67 28 42 18 10 4 Quan sát bảng số liệu trên ta có thể thấy được sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng HS thích học môn Lịch sử sau khi thực hiện giải pháp, số lượng HS yêu thích môn học đã chiếm 50%, số HS thấy môn học này bình thường chiếm 28%. Số HS cảm thấy yêu thích mức độ rất ít là 18%. Trong khi số HS không yêu thích giảm đáng kể còn 4%. Đó là dấu hiệu phấn khởi bước đầu đáng khích lệ của giải pháp. Từ kết quả thống kê cho thấy, với việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy bộ môn Lịch sử cấp THCS, mỗi tiết dạy giờ đây tôi đã thực sự thu hút được HS, tiết học đã trở nên sinh động hơn, số HS yêu thích môn Lịch sử ngày càng nhiều. Các giờ học Lịch sử đều sôi nổi, HS tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập, nghiêm túc học môn Lịch sử hơn. Qua giờ học Lịch sử, hình thành các năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh như: giao tiếp – hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ - tự học, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận Trong giảng dạy bộ môn Lịch sử nói riêng và các bộ môn xã hội nói chung thiết kế và sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. - Phong phú, đa dạng các hình thức, phương pháp học tập làm cho giờ học bớt căng thẳng, nặng nề, học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng khởi. - Rèn luyện thêm kỹ năng sử dụng bản đồ, vẽ sơ đồ tường thuật, hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm của học sinh. - Nâng cao tinh thần tự học, sự tìm tòi, sáng tạo cho học sinh để từ đó học sinh có cơ hội để rèn luyện bản thân. - Qua việc thiết kế và sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực đã kích thích học sinh vận dụng kiến thức năng động, rèn luyện trí nhớ, phát triển khả năng phán đoán, suy luận. Từ đó phát triển tư duy độc lập, học tập cách xử lý thông minh các tình huống phức tập, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để thích nghi với điều kiện mới của xã hội - Ngoài ra thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như: nhanh nhẹn, đoàn kết, lòng trung thực và tinh thần trách nhiệm lẫn nhau Chính vì những ý nghĩa nói trên mà việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Lịch sử ở trường THCS trở nên rất cần thiết. II. Khuyến nghị Qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực gây hứng thú trong dạy học Lịch sử ở trường THCS” tôi thấy rằng: Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học lịch sử là điều thực sự cần thiết, có ý nghĩa lớn trên cả 3 phương diện giáo dục, giáo dưỡng và phát triển toàn diện học sinh. Đồng thời tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: - Giáo viên phải quan tâm thật sự tới hiệu quả dạy học từng tiết. - Giáo viên trau dồi tri thức và tìm tòi những sáng kiến mới có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm từng nơi để áp dụng vào trong giảng dạy. - Tổ, nhóm có kế hoạch tổ chức các cuộc thi, diễn đàn mang tính chất vừa chơi, vừa học, vừa thể hiện sự hiểu biết, vừa tạo điều kiện để học sinh bộc lộ năng khiếu khác của mình. - Bản thân tôi đã tích cực học hỏi, tìm hiểu và thử nghiệm các tiết dạy sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học lịch sử vào giảng dạy và đã đạt kết quả nhất định, hy vọng các bạn bè, đồng nghiệp quan tâm góp ý để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến tôi viết không sao chép của ai. Tôi chân thành cảm ơn! Ngày 25 tháng 04 năm 2023 Người thực hiện Hoàng Hương Quỳnh
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_cac_ki_thuat_day_hoc_tich_cuc.docx