Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử vào hoạt động hình thành kiến thức nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 6
Trong dạy học lịch sử, nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa về sự vật. U-sin-xki gọi “ nguyên tắc trực quan là cách học không chỉ dựa vào lời nói, mà còn dựa vào những hình ảnh cụ thể mà học sinh trực tiếp thu nhận được
Theo số liệu của UNESCO: “ Khi nghe, học sinh chỉ nhớ 15% thông tin, khi nhìn không ai nói gì học sinh chỉ nhớ 25%, khi nghe và nhìn học sinh sẽ nhớ 65% thông tin”. Kênh hình trong dạy học nói chung, phân môn Lịch sử nói riêng ở trường phổ thông là phương tiện trực quan quan trọng chứa đựng, chuyển tải thông tin của giáo viên trong quá trình dạy học nhất là trong hoạt động trọng tâm của bài học- hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động hình thành kiến thức là một trong 4 hoạt động học của học sinh trong một tiết học, một bài học hoặc một chủ đề học tập. Đây là hoạt động chiếm thời lượng và là quan trọng nhất của tiết học. Hoạt động này thường đề cập bốn nội dung là mục tiêu của hoạt động; nội dung của hoạt động; sản phẩm của hoạt động và tổ chức thực hiện hoạt động với trình tự 4 bước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử vào hoạt động hình thành kiến thức nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 6

hác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức: Vị thế cao nhất Brahman-Tăng lữ. Vị thế thấp nhất là sudra-những người thấp kém trong xã hội. Giáo viên mở rộng: Trong xã hội cổ đại, con người rất sợ các thần linh vì họ cho rằng thần linh quyết định hết hiện tượng xã hội như mưa lớn, lũ lụt, hạn hán, thiên tai....Brahman được xem là những người đại diện cho thần linh, truyền lời của thần linh đến với loài người, nên được tôn trọng và có quyền lực. Còn người Đ-ra-vi-đa được xếp vào đẳng cấp nào? Sudra- những người thấp kém trong xã hội. Trong dạy học phân môn Lịch sử việc sử dụng lược đồ, bản đồ, sơ đồ... không chỉ để ghi nhớ, xác định các địa điểm lịch sử mà còn để hiễu rõ nội dung. Hiểu bản đồ, lược đồ, sơ đồ không chỉ là hiểu các kí hiệu, chú dẫn. mà còn nhìn thấy sau các quy ước trên bản đồ, lược đồ, sơ đồ đó những sự kiện sinh động của quá khứ, tính chất phức tạp của những quan hệ về kinh tế, chính trị, xã hội.... Thứ hai rèn cho học sinh kĩ năng khai thác kênh hình là tranh ảnh lịch sử. Tranh ảnh lịch sử là tài liệu quý hiếm, trong mỗi bài học nên lựa chọn và sử dụng những tranh ảnh liên quan đến sự kiện. Sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử không chỉ để minh họa bài học, mà hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra những chi tiết, những vấn đề cơ bản có nội dung liên quan đến sự kiện. Trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 6 tranh ảnh thường phân làm 2 loại: Tranh ảnh phản ánh công trình văn hóa, kiến trúc: Đây là những tư liệu lịch sử được chụp, vẽ hoặc tái hiện lại những công trình văn hóa mang tính chân thực và trực quan cao. Hình 5 (6.6)-Kim tự thán Kê- ồn Minh chứng, khi dạy Lớp 6- Bài 6 Ai Cập cổ đại (Mục III- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu( tiểu mục kiến trúc và điêu khắc)- Sách giáo khoa Chân trời sáng tạo- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) giáo viên sử dụng bảng định hướng đặt các câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác như sau: Công trình này được xây dựng vào thời điểm nào? Nhằm mục đích gì? Nét đặc sắc của công trình được thể hiện như thế nào? Em có suy nghĩ/ nhận xét gì về giá trị lịch sử của công trình lịch sử này? Sau khi định hướng hệ thồng câu hỏi để khai thác nội dung, giáo viên xây dựng bảng tiêu chí đánh giá, khai thác và sử dụng kênh hình như sau: Học sinh biết quan sát, nhận diện đúng loại tranh ảnh lịch sử. Khai thác nội dung lịch sử được phản ánh qua công trình. Biết nhận xét, đánh giá lịch sử qua kênh hình. Với bảng định hướng đặt câu hỏi và bảng tiêu chí đánh giá, khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử giúp học sinh dễ dàng nhận dạng Kim tự tháp Kê-ốp là một trong những đại công trình thuộc lĩnh vực kiến trúc, được xây dựng thời cổ đại bởi các Pha-ra-ông Ai Cập. Đây là công trình được xây dựng của con người cổ đại trong một thời gian dài; phản ánh quá trình chuyên chế và quyền lực của những người đứng đầu nhà nước cổ đại thời bấy giờ. Kim tự tháp Kê- ốp là niềm tự nào của người dân Ai Cập và là kì quan của nhân loại thời cổ đại. Tranh ảnh là chân dung nhân vật lịch sử: Đây là tư liệu lịch sử được chụp, vẽ lại về một nhân vật lịch sử của một quốc gia, dân tộc có vai trò và tầm ảnh hưởng rộng đối với sự phát triển của xã hội đương đại. Đối với loại tranh ảnh lịch sử này giáo viên xây dựng bảng định hướng đặt các câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác như sau: Em biết gì về nhân vật lịch sử này? Nhân vật này có những công lao, đóng góp gì cho lịch sử? Lịch sử sẽ như thế nào nếu không có sự xuất hiện của nhân vật này? Em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật lịch sử này? Sau khi định hướng hệ thống câu hỏi để khai thác nội dung, giáo viên xây dựng bảng tiêu chí đánh giá, khai thác và sử dụng kênh hình như sau: Biết quan sát, nhận diện đúng loại tranh ảnh lịch sử. Nêu được đặc điểm nổi bậc của nhân vật (tính cách, công lao ...) Học sinh nhận thức được nhân vật chính diện hay phản diện( theo quan điểm của sử học mác-xít.)qua đó ánh giá, nhận xét nhân vật lịch sử. Hình 6(9.4)- Tần Thủy Hoàng thống nhất toàn diện Trung Quốc. Minh chứng, khi dạy Lớp 6- Bài 9 Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII (Mục II- Qúa trình thống nhất và xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng -Sách giáo khoa Chân trời sáng tạo- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam). Với bảng định hướng đặt câu hỏi và bảng tiêu chí đánh giá, khai thác trên trong hoạt động học của học sinh sẽ thu được những kết quả sau: Một là xác định được nhân vật lịch sử trên là Tần Thủy Hoàng. Hai là Tần Thủy Hoàng là vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử thống nhất xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc vào năm 221 TCN. Ba là Tần Thủy Hoàng là vị Hoàng đế đặt nền móng cho sự thống nhất (về lãnh thổ; về hệ thống đo lường; tiền tệ; chữ viết) và phát triển lâu dài của Trung Quốc về sau. Bốn là Tần Thủy Hoàng là vị Hoàng đế có tầm ảnh hưởng lớn trong quá trình xác lập và phát triển chế độ Quân chủ trung ương tập quyền. Thứ ba sử dụng các đoạn phim tài liệu về lịch sử trong dạy học lịch sử. Phim tài liệu về lịch sử là những thước phim được ghi lại trực tiếp cùng thời điểm diễn ra sự kiện lịch sử hoặc được dựng lại một cách sống động về những biến cố lịch sử của dân tộc và nhân loại. Để khai thác hiệu quả các phim tài liệu về lịch sử giáo viên cần lựa chọn, xác định mục đích, nội dung và yêu cầu của đoạn phim lịch sử. Trên cơ sở đó định hướng cách thức khai thác trong hoạt động học của học sinh bằng một hệ thống các câu hỏi như: Đoạn phim phản ánh sự kiện lịch sử gì? Tóm tắt nội dung lịch sử được tóm tắt qua bộ phim. Những địa danh/ nhân vật nào được đề cập trong đoạn phim tài lịch sử? Sau khi đã xây dựng hệ thống câu hỏi, giáo viên cần định hướng cho học sinh các tiêu chí đánh giá, khai thác đoạn phim tài liệu lịch sử hiệu quả như: Xác định được thể loại phim tài liệu( văn hóa, biến cố, nhân vật...) Khai thác nội dung lịch sử, đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử qua phim. Học sinh liên hệ được kiến thức lịch sử của qúa khứ và hiện tại Minh chứng, khi dạy Lớp 6- Bài 14 Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc (Mục I- Nhà nước Văn Lang -Sách giáo khoa Chân trời sáng tạo- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) bên cạnh tư liệu đã minh chứng trong sách giáo khoa, giáo viên có thể khai thác thêm phim tư liệu : Khu Di tích lịch sử Đền Hùng-Phú Thọ ( để học sinh hiểu rõ hơn về buổi đầu dựng nước của dân tộc ta và công lao của các vua Hùng. Từ việc khai thác phim tài liệu trên sẽ giúp cho học sinh có cái nhìn trực quan, trải nghiệm gián tiếp về quê hương đất tổ với nhiều sự kiện lịch sử như: Phản ánh thời kì dựng nước của dân tộc. Quá trình thành lập, xây dựng của nhà nước Văn Lang. Những nét đặc sắc về đời sống của cư dân Văn Lang. Lễ hội Đền Hùng và trách nhiệm của thế hệ ngày nay. Như vậy trong quá trình tổ chức hoạt động hình thành kiến thức ở phân môn Lịch sử lớp 6 cho học sinh, kênh hình đóng vai trò quan trọng. Nó vừa là kênh thông tin cung cấp kiến thức vừa là tư liệu minh chứng, mở rộng thậm chí củng cố kiến thức cho học sinh. Việc thiết lập hệ thống câu hỏi, xây dựng bảng tiêu chí đánh giá, khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử giúp hoạt động hình thành kiến thức trong bài học hiệu quả hơn, đa dạng hơn, tạo hứng thú đối với cả giáo viên và học sinh. KẾT LUẬN 4.1. Kết quả đạt được . Quá trình đầu tư, nghiên cứu tư liệu, tìm hiểu thực trạng, bước đầu áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử vào hoạt động trọng tâm của bài học- hoạt động hình thành kiến thức. Phân loại, lựa chọn kênh hình trong dạy học phù hợp với đặc điểm, nội dung và mục tiêu bài học. Định hướng, trang bị cho học sinh các kỹ năng khai thác kênh hình nhất là tranh ảnh có trong sách giáo khoa phân môn Lịch sử. Nội dung, phương pháp và cách thức thực hiện các giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh lớp 6, điều kiện thực tế giáo dục tại địa phương bước đầu thu được nhiều kết quả tích cực. Đối với giáo viên: Nhờ quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tư liệu về kênh hình trong dạy học lịch sử nhất là kênh hình trong sách giáo khoa làm cho hoạt động hình thành kiến thức trong bài học trở nên linh hoạt và hấp dẫn. Quá trình lựa chọn kênh hình, xác định mục đích sử dụng, xây dựng hệ thống câu hỏi khai thác, tiêu chí đánh giá kênh hình giúp giáo viên nâng cao nghiệp vụ dạy học nhất là phương pháp và kĩ thuật dạy học. Hoạt động hình thành kiến thức trong bài học trở nên hấp dẫn với nhiều hình thức khai thác kênh hình khác nhau, nó phát huy năng lực và tinh thần học tập tích cực của học sinh. Kiểm tra, đánh giá mang tính khách quan, hiệu quả, hình thành phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua môn học. Đối với học sinh: Thái độ học tập tích cực phân môn Lịch sử của học sinh dần cải thiện theo hướng tiến bộ. Khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến đối với lớp giảng dạy trong nhà trường về thái độ học tập, kết quả học tập học kì I phân môn tương đối hiệu quả. Bảng 3: Kết quả khảo sát sau tác động về thái độ học tập phân môn Lịch sử trong hoạt động hình thành kiến thức có khai thác kênh hình tại lớp 6A trường Trung học cơ sở An Hải - Năm học 2022 - 2023. Nội dung Tổng số học sinh Kết quả 1. Em đánh giá như thế nào về vai trò của kênh hình trong hoạt động hình thành kiến thức của phân môn Lịch sử? Mang lại hiệu quả cao. Mang tính minh họa. Phân vân, chưa xác định rõ. a.Hiệu quả. b.Minh họa. c.Phân vân, chưa rõ. Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 34 16 47,1 14 41,1 04 11,8 Từ bảng số liệu kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến, bước đầu phác họa bằng biểu đồ để thấy được hiệu quả, sự chênh lệch về thái độ học tập phân môn Lịch sử của học sinh như sau: Hình 7: Biểu đồ so sánh thái độ học tập trước và sau khi thực hiện các giải pháp tại lớp 6A trường Trung học cơ sở An Hải - Năm học 2022 - 2023 Chất lượng học tập của học sinh dần được cải thiện, kết quả điểm trung bình môn cuối học kì I của học sinh lớp 6A cụ thể như sau: Bảng 4: Kết quả điểm trung bình môn cuối hoc kì I sau khi áp dung các giải pháp tai lớp 6A trường Trung hoc cơ sở An Hải - Năm hoc 2022 - 2023 Tổng số học sinh Điểm trung bình môn học kì I Loại tốt. Loại khá. Loại đạt. Loại chưa đạt. Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 34 06 17,6 07 20,6 18 53,0 03 8,8 Từ kết quả thu được tiến hành phác họa biểu đồ kết quả học tập phân môn Lịch sử tại lớp 6A cuối học kì I- trường Trung học cơ sở An Hải - Năm học 2022 - 2023 như sau: Hình 8: Biểu đồ so sánh kết quả hoc tâp trước và sau khi tác đông của lớp 6A trường Trung học cơ sở An Hải -Năm học 2022 - 2023 Từ 2 bảng số liệu và biểu đồ trên có thể nhận xét rằng: về thái độ học tập môn học đã thay đổi theo hướng tính cực với 47,1% học sinh nhận thức được hiệu quả kênh hình trong dạy học lịch sử đối với hoạt động hình thành kiến thức. về kết quả học tập phân môn Lịch sử học kì I có 38,2% học sinh xếp loại tốt-khá môn học. Ngoài việc trang bị kiến thức cho học sinh, sử dụng kênh hình trong dạy học còn giúp học sinh rèn luyện kĩ năng, phát triển các phẩm chất hình thành các năng lực chung và năng lực đặc thù của phân môn. Sử dụng kênh hình với nhiều hình thức đa dạng, giúp học sinh nhanh chóng lĩnh hội tiếp nhận kiến thức, tạo biểu tượng lịch sử nhất là hoạt động hình thành kiến thức. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm cơ bản của bài học, lựa chọn và sử dụng kênh hình trong hoạt động này đã tác động chuyển biến theo hướng tích cực về thái độ học tập, niềm tin và đam mê lịch sử. Sử dụng kênh hình trong dạy học không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức mà còn hình thành các biểu tượng lịch sử cho học sinh. Như vậy từ những kết quả đạt được mang tính tích cực, khả quan đối với thái độ và chất lượng học tập phân môn Lịch sử của học sinh lớp 6. Bước đầu có thể khẳng định rằng sáng kiến: “Sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử vào hoạt động hình thành kiến thức nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 6” đã có kết quả tính cực. 4.2. Phạm vi áp dụng, vận dụng vào thực tiễn Sáng kiến được tiến hành tại trường Trung học cơ sở An Hải, Năm học 2022 - 2023. Với những hiệu quả đạt được về mặt định lượng và định tính trong hoạt động dạy và học phân môn Lịch sử, bản thân tôi tin rằng sáng kiến này có thể nhân rộng và áp dụng cho toàn khối 6 và các khối lớp khác tại các đơn vị trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện . Sáng kiến đã tập trung khai thác 3 loại kênh hình trong dạy học phân môn Lịch sử chủ yếu là trong hoạt động hình thành kiến thức gồm: Lược đồ, sơ đồ, bản đồ, niên biểu... trong dạy học lịch sử. Tranh ảnh lịch sử( công trình kiến trúc lịch sử, nhân vật lịch sử). Phim tài liệu về lịch sử. Sáng kiến đã xây dựng và thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp mang tính thiết thực, bám sát vào thực trạng dạy học hiện nay. Bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực về thái độ học tập, chất lượng học tập phân môn Lịch sử ở ngay lớp thực nghiệm tại nhà trường. Việc lựa chọn, bố trí, sử dụng kênh hình một cách khoa học ở một số bài, nội dung trong hoạt động hình thành kiến thức mang lại hiệu quả cao. Thái độ tích cực, chủ động, thiện chí hợp tác, động cơ học tập đúng đắn là nền tảng cho kết quả, chất lượng giáo dục phân môn đạt nhiều thành tích cao. Sự trải nghiệm, mới lạ với nội dung hấp dẫn về hình thức của kênh hình trong dạy học lịch sử không chỉ giúp học sinh hình thành kiến thức mà còn phát triển các phẩm chất, năng lực của bản thân đặc biệt là năng lực tìm hiểu lịch sử. Bằng nhiều giải pháp, hình thức khác nhau nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu cơ bản trong một hoạt động học của học sinh. Giờ học lịch sử luôn đảm bảo tính cân đối, bố cục hợp lý. Việc lựa chọn nội dung, phương tiện, xây dựng hệ thống câu hỏi, định hướng kĩ năng khai thác kênh hình là ưu tiên hàng đầu trong tổ chức học động học cho học sinh. Từ hiệu quả bước đầu của sáng kiến, cho phép bản thân chia sẻ, trao đổi với đồng nghiệp cách thức sử dụng và khai thác kênh hình trong hoạt động hình thành kiến thức. Với những kết quả tích cực trên, có thể khẳng định rằng: Sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử vào hoạt động hình thành kiến thức đã góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 6. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến do bản thân thực hiện, không sao chép nguyên văn nội dung của người khác, nếu vi phạm chịu xử lý theo quy định./. Lý Sơn, ngày 11 tháng 02 năm 2023 NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Nguyễn Tấn Phú TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Côi (Chủ biên), Rèn luyện kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm môn LS, Nxb ĐHSP, HN, 2009 Nguyễn Mạnh Hưởng, Rèn cho học sinh kĩ năng khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực người học . Phan Ngọc Liên (Chủ biên). Phương pháp DHLS (Tập 1 và 2). Nxb ĐHSP, HN, 2009. 237. Trân Quôc Tuấn ( 2017). Nâng cao năng lực dạy học lịch sử ở trường THPT, Nxb ĐHSP TP Hồ Chí Minh. Bộ GD-ĐT, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử và Địa lý cấp THCS. Sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lý lớp 6, bộ sách Chân trời sáng tạo, Nxb Giáo dục Việt Nam 1970. Sách giáo viên môn Lịch sử và Địa lý lớp 6, bộ sách Chân trời sáng tạo, Nxb Giáo dục Việt Nam 1970. Tài liệu về tập huấn Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, NXB Đại học Sư phạm. Một sô Website tham khảo:
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_kenh_hinh_trong_day_hoc_lich_s.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử vào hoạt động hình thành kiến thức nhằ.pdf