Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Kỹ thuật sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 7
Trong quá trình triển khai áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có rất nhiều thay đổi so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Môn học cũng có nhiều thay đổi, với sự xuất hiện của các môn tích hợp, các hoạt động giáo dục và nội dung giáo dục, giáo viên và học sinh đều phải làm quen, tiếp cận và tổ chức các hoạt động dạy học hàng ngày trên lớp.
Năm học 2023-2024 là năm học thứ ba triển khai đại trà chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trên cả nước. Trong quá trình thực hiện tôi đã tham gia trực tiếp dạy môn tích hợp Lịch sử và Địa lý lớp 6, lớp 7 và tôi thấy còn một số khó khăn trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học.
Đây là môn học hoàn toàn mới, có sự bố trí sắp xếp lại nội dung của hai môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2006, gồm hai phân môn Lịch sử và Địa lý và đưa thêm nội dung Chủ đề chung.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Kỹ thuật sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 7

ndMap, Edraw Mind Map, Xmind Ngoài ra, có thể sử dụng một số ứng dụng trực tuyến như Mindmup (mindmup.com), Coggle (coggle.it) + Ngoài ra, cần chuẩn bị trước tên chủ đề, từ khoá và các biểu tượng (icon) để có thể khai thác chủ động và hiệu quả. Vẽ sơ đồ tư duy: + Bước 1: Nhận nhiệm vụ từ giáo viên. HS viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. + Bước 2: Vẽ các nhánh chính từ chủ đề trung tâm. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề. Nên sử dụng từ khoá và viết bằng chữ in hoa. Có thể dùng các biểu tượng để mô tả thuật ngữ, từ khoá để gây hiệu ứng chú ý và ghi nhớ. + Bước 3: Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ, viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. + Bước 4: Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo cho đến hết. * Ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật Sơ đồ tư duy: Ưu điểm: + Kích thích sự sáng tạo và tăng hiệu quả tư duy vì sơ đồ tư duy là một công cụ ghi nhận, và sắp xếp các ý tưởng, nội dung một cách nhanh chóng, đa chiều và logic. + Dễ dàng bổ sung, phát triển, sắp xếp lại, cấu trúc lại các nội dung. + Tăng khả năng ghi nhớ thông tin khi nội dung được trình bày dưới dạng từ khoá và hình ảnh. + Học sinh có cơ hội luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng; nâng cao khả năng khái quát, tóm tắt, ghi nhớ tiêu điểm. Hạn chế: Phải chuẩn bị một số phương tiện dạy học phù hợp như giấy khổ lớn, bút nhiều màu, phần mềm, Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và đặc biệt là thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT đang triển khai đối với cấp Trung học cơ sở từ năm học 2021-2022 thì đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng. Năm học 2023-2024 là năm thứ ba thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nên học sinh lớp 7 cũng đã được làm quen với các môn học mới đặc biệt là các môn tích hợp trong đó có môn Lịch sử và Địa lý. Giáo viên giảng dạy đã vận dụng khá linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy các bài trên lớp. Bản thân tôi nhận thấy Kỹ thuật sơ đồ tư duy là một kĩ thuật dạy học được sử dụng sử dụng thường xuyên trong dạy và học. Trong quá trình dạy học tôi đã khảo sát học sinh và cho thấy nhiều em thích thú với cách học Sử dụng kĩ thật Sơ đồ tư duy, nhiều em đã dùng kĩ thật này trong việc tự học bài tại nhà, các em tổng hợp kiến thức cơ bản của mỗi bài hay mỗi chương bằng Sơ đồ tư duy một cách đơn giản để ghi nhớ kiến thức cơ bản. Kết quả cụ thể: Việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong tự học của học sinh trong đầu năm học năm học 2023 - 2024 Tổng số học sinh tham gia khảo sát: 121 Nội dung Sử dụng thường xuyên Chỉ sử dụng khi ôn tập Thỉnh thoảng có sử dụng Chưa sử dụng Số lượng 8 24 54 35 Tỉ lệ % 6.6 19.8 44.7 28.9 Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm môn Lịch sử và Địa lí khối 7. Xếp loại Giỏi Khá Đạt Chưa đạt Ghi chú Số lượng 7 20 66 28 Tỉ lệ % 5.8 16.5 54.6 23.1 Như vậy, việc sử dụng Sơ đồ tu duy trong việc học tập của học sinh còn ít và chưa thường xuyên. Kết quả học khảo sát vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu và khó có thể đạt được chỉ tiêu chất lượng bộ môn được giao. Giải pháp mới Để nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 bằng kỹ thuật Sơ đồ tư duy, tôi đã thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau: Một là: Hướng dẫn học sinh biết cách tạo một sơ đồ tư duy đơn giản Ngay sau khi có kết quả kháo sát chất lượng, giáo viên hướng dẫn học sinh các bước tạo một sơ đồ tư duy đúng. Hai là: Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy thường xuyên trong các tiết học Giáo viên thiết kế bài dạy, thường xuyên giao nhiệm vụ tìm hiểu kiến thức cho các nhóm học sinh bằng hình thức điền thông tin phù hợp vào sơ đồ tư duy đã vẽ sẵn khung nhưng chưa có nội dung. Đặc biệt là các bài ôn tập cần hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho các nhóm tổng hợp từng mảng kiến thức bằng sơ đồ tư duy, sau đó yêu cầu học sinh lên thuyết trình. Ba là: Khuyến khích học sinh tự học bằng cách khái quát nội dung bài đã học bằng sơ đồ tư duy Sau mỗi bài học giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức cơ bản của cả bài thành sơ đồ tư duy vào vở để học bài nhanh và nhớ nội dung cơ bản của từng bài. Bốn là: Tổ chức các buổi thi vẽ sơ đồ tư duy theo nội dung bài đã học Giáo viên sử dụng hoạt động vận dụng cuối một số bài để tổ chức thi vẽ sơ đồ tư duy theo từng mảng kiến thức đã học giữa các nhóm trong lớp, tạo không khí học tập sôi nổi, kích thích tính sáng tạo và khả năng hợp tác của học sinh. Quy trình thực hiện các giải pháp: Bước 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện Giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện các giải pháp trên phù hợp với từng lớp trong khối, dựa vào sĩ số, năng lực của học sinh để đưa ra các yêu cầu cho phù hợp. Bước 2: Dự kiến và định lượng kết quả Phân tích và dự kiến kết quả thực hiện và đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu của mỗi lớp, xác định lớp nào có thể đảm nhiệm tốt những nội dung gì, những phần nào cần hỗ trợ. Những phần kiến thức nào học sinh có thể tiếp thu dễ dàng, những phần kiến thức nào còn mới với giáo viên và khó đối với học sinh, cần nghiên cứu và trao đổi trong nhóm trước khi thực hiện. Bước 3: Tổ chức thực hiện Tổ chức thực hiện việc dạy học môn Lịch sử và Đại lý lớp 7 sử dụng kĩ thuật Sơ đồ tư duy kết hợp với các kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt trong các tiết dạy tránh sự nhàm chán với học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả và điều chỉnh Ngoài việc kiểm tra thường xuyên giáo viên luôn chú trọng đến chất lượng của việc đánh giá định kì qua các bài kiểm tra. Sau khi tổ chức kiểm tra, chấm bài sẽ hội ý với nhóm giáo viên cùng dạy trong khối để đánh giá những điểm yếu của học sinh, những kiến thức mà nhiều em còn chưa hiểu được. Trên cơ sở phân tích kết quả nhóm dạy sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp từ cách ra đề đến phương pháp dạy trên lớp. Thăm dò ý kiến của học sinh về phương pháp và kĩ thuật dạy học của giáo viên và những khó khăn các em gặp phải để điều chỉnh kịp thời. * Nội dung minh họa: Trường hợp 1: Sử dụng kĩ thuật Sơ đồ tư duy trong dạy học kiến thức bài mới trên lớp: Ví dụ: Khi dạy hoạt động hình thành kiến thức bài 10: Đại Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 – 1009) Hoạt động 2.1. Công cuộc xây dựng chính quyền và bảo vệ đất nước thời Đinh – Tiền Lê Phần b) Cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) Mục tiêu Mô tả được cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn năm 981 Nội dung 1. 4. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG (NĂM 981) 2. 3. HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập dạng sơ đồ tư duy để mô tả nội dung chính của kháng chiến Tống năm 981 Sản phẩm HS qua hoạt động nhóm hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ học tập theo các nhóm, tìm hiểu thông tin trong SGK hoàn thành phiếu học tập theo các nhóm GV phát cho mỗi nhóm học sinh phiếu học tập yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo các nhóm để tìm hiểu, thống nhất đáp án và điền vào phiếu học tập trong thời gian 5 phút. Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một học sinh đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. Giáo viên nhận xét, đánh giá. GV nhận xét và chốt nội dung về cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 Trường hợp 2: Sử dụng Sơ đồ tư duy trong việc tự ôn bài của học sinh sau mỗi bài học Sau mỗi bài học giáo viên hướng dẫn học sinh tự tổng hợp kiến thức toàn bài thành sơ đồ tư duy để ôn tập và ghi nhớ, nắm được kiến thức rõ hơn. Học sinh hình thành thói quen học bài bằng cách vẽ sơ đồ tư duy, tổng hợp kiến thức cơ bản, từ các nội dung cơ bản đó các em hiểu và có thể hiểu vận dụng kiến thức vào thực tiễn và trả lời được các câu hỏi và bài tập giáo viên đưa ra. Trường hợp 3: Sử dụng kĩ thuật Sơ đồ tư duy trong dạy học kiến thức bài ôn tập. Ví dụ: Khi dạy hoạt động hình thành kiến thức mới của bài Ôn tập cuối học kì I Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập Nội dung: GV giúp học sinh hệ thống lại kiến thức Sản phẩm: Bài làm của cá nhân học sinh và nhóm Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ: Giáo viên đưa ra yêu cầu vẽ sơ đồ tư duy theo chương cho tiết ôn tập cuối học kì I Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm theo bàn thực hiện Báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo kết quả Đánh giá: Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của các nhóm Hoàn thành sơ đồ tư duy chương 1,2 (Phần Địa lí) Các khu vực châu Á Đặc điểm dân cư Châu Âu và châu Á Dân cư, xã hội Liên minh châu Âu Châu Âu Đặc điểm tự nhiên Vị trí Châu Á Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lí HS: Viết tiếp các nhánh hoặc hoàn thiện nội dung kiến thức Lập sơ đồ tư duy tổng hợp nội dung chương 2,3 (phần Lịch sử) HS làm tương tự HS làm sơ đồ kiến thức theo chương: Khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến đã được thực hiện tương đối thuận lợi, được nhà trường tạo điều kiện quan tâm hỗ trợ và sự tham gia tích cực của nhóm giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lý lớp 7. Sáng kiến kinh nghiệm rất thiết thực và gần gũi có thể áp dụng đối với môn Lịch sử và Địa lí tại trường và lớp 6, 7, 8 của các trường khác có điều kiện tương đồng với trường tôi. Những thông tin cần được bảo mật: Không có Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Nhà trường phân công giáo viên tham gia tập huấn đầy đủ các modul và các đợt tập huẩn về triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tới 100% giáo viên tham gia giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí. Giáo viên chủ động, tích cực nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng giới thiệu về chương trình môn Lịch sử và Địa lí 6, 7, 8. Tự bồi dưỡng kiến thức về phương pháp và kĩ thuật dạy học trong chương trình bồi dưỡng giáo viên. Giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu về các kĩ thuật dạy học và cách sử dụng trong từng nội dung bài học một cách linh hoạt. Khai thác tối đa tài nguyên phục vụ giảng dạy từ các nguồn trên các trang mạng uy tín và chính thống. Khai thác tốt các phương tiện và thiết bị dạy học sẵn có tại nhà trường. Học sinh có lòng yêu thích bộ môn, có khát khao mong muốn khám phá, thế giới tự nhiên và tìm hiểu lịch sử. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Kết quả nghiên cứu: Với mục đích nâng cao hiệu quả công tác dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 7, từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn trong nhà trường. Sau thời gian áp dụng sáng kiến tôi thu được kết quả như sau: Đối với nhóm giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm học 2023-2024, các đồng chí đều sử dụng tốt kĩ thuật Sơ đồ tư duy và kết hợp linh hoạt với các kĩ thuật dạy học khác nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Số tiết Ban giám hiệu và tổ chuyên môn dự giờ môn Lịch sử và Địa lí 7 là 4 tiết: 3 tiết xếp loại Giỏi, 1 tiết xếp loại Khá. Đa số các em học sinh có hứng thú học tập bộ môn, các em thường xuyên dùng Sơ đồ tư duy trong việc tự học và ôn bài tại nhà. Kết quả trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Kết quả khảo sát việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong tự học của học sinh đầu năm học: Tổng số học sinh tham gia khảo sát: 121 Nội dung Sử dụng thường xuyên Chỉ sử dụng khi ôn tập Thỉnh thoảng có sử dụng Chưa sử dụng Số lượng 8 24 54 35 Tỉ lệ % 6.6 19.8 44.7 28.9 Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm môn Lịch sử và Địa lí khối 7: Xếp loại Giỏi Khá Đạt Chưa đạt Ghi chú Số lượng 7 20 66 28 Tỉ lệ % 5.8 16.5 54.6 23.1 Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Kết quả cụ thể: Việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong tự học của học sinh giữa học kì II: Tổng số học sinh tham gia khảo sát: 121 Nội dung Sử dụng thường xuyên Chỉ sử dụng khi ôn tập Thỉnh thoảng có sử dụng Chưa sử dụng Số lượng 52 37 32 0 Tỉ lệ % 43 30.6 26.4 0.0 Kết quả kiểm tra định kì của học sinh khối 7: STT Bài kiểm tra Tổng số học sinh Giỏi Khá Đạt Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 1. Giữa học kì 1 121 15 12.4 29 24 57 47.1 20 16.5 2. Cuối học kì 1 121 20 16.5 33 27.3 54 44.6 14 11.6 3. Giữa học kì 2 121 33 27.3 45 37.2 34 28.1 9 7.4 Đánh giá, nhận xét: Như vậy, qua kết quả ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm trên tôi thấy việc sử dụng Kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí 7 đã góp phần nâng cao chất lượng môn học và chất lượng giáo dục của nhà trường. Giáo viên được rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác. Các đồng chí sử dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học, đặc biệt là kĩ thật sơ đồ tư duy. Học sinh đã có ý thức tự giác, tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học sinh, có tinh thần trách nhiệm hơn trong học tập. Sẵn sàng tham gia và hợp tác hỗ trợ nhau trong các hoạt động học tập do giáo viên giao. Trong mỗi tiết học Lịch sử và Địa lí các em học sinh luôn có hứng thú học tập, không cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng khi tiếp cận kiến thức bài học. Qua thống kê kết quả bài kiểm tra khảo sát đầu năm trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm so với kết quả các bài kiểm tra định kì tôi thấy chất lượng học sinh đại trà đã tăng lên. Đa số học sinh đã biết xây dựng một sơ đồ tư duy đối với một nội dung kiến thức, một bài học, một chủ đề và một lĩnh vực kiến thức được tìm hiểu. Các em biết sử dụng các từ khóa, hình ảnh, biểu tượng một cách cách phù hợp khi vẽ sơ đồ tư duy làm cho bài học thêm sinh động và hấp dẫn. Các em học sinh được rèn luyện kỹ năng và biết cách học tập một cách khoa học, hiệu quả. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Trong quá trình áp dụng sáng kiến các đồng nghiệp đã nhận được sự đồng tình ủng hộ, hỗ trợ từ Ban giám hiệu, các đồng chí giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lí và học sinh khối 7 của trường. Sáng kiến này có thể áp dụng và đem lại hiệu quả đối với môn Lịch sử và Địa lí lớp 6, 7, 8 và 9 trong các năm học tiếp theo. Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử và Địa lí và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh trong các nhà trường. Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh có hứng thú học tập bộ môn và yêu thích môn Lịch sử và Địa lí. Sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng tại các trường Trung học cơ sở khác trên địa bàn huyện. Sáng kiến kinh nghiệm có thể giúp kết nối, hợp tác, và chia sẻ về chuyên môn nghiệp vụ giữa các giáo viên trong địa bàn huyện. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) STT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Đỗ Thị Hồng Việt Trường THCS Hồ Sơn – Hồ Sơn – Tam Đảo – Vĩnh Phúc Giáo dục 2 Vũ Thị Lệ Huyền Trường THCS Hồ Sơn – Hồ Sơn – Tam Đảo – Vĩnh Phúc Giáo dục Tam Đảo, ngày 28 tháng 3 năm 2024 Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Tam Đảo, ngày 20 tháng 3 năm 2024 Tác giả sáng kiến Đỗ Thị Hồng Việt
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ky_thuat_so_do_tu_duy_nham_nan.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Kỹ thuật sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử và.pdf