Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học một số bài Lịch sử lớp 6

Dân tộc Việt Nam có lịch sử 4000 năm Văn hiến, 4000 năm ấy đã hun đúc trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam một niềm tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước. Từ xa xưa, ông cha ta đã coi trọng vấn đề lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ nhằm xây dựng cho mỗi người một tâm hồn, một nhân cách sống. Từ đó có trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:

Dân ta phải biết sử ta.

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.

Hiện nay, công cuộc cải cách giáo dục đã được triển khai rộng khắp ở các trường trung học cơ sở, đòi hỏi đồng thời tiến hành cải cách về hệ thống giáo dục, về nội dung và phương pháp dạy học. Trên thực tế, việc đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học lịch sử chưa được áp dụng triệt để. Điều đó đã làm hạn chế phần nào đến chất lượng và hiệu quả giáo dục.

doc 26 trang SKKN Lịch Sử 06/04/2025 210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học một số bài Lịch sử lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học một số bài Lịch sử lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học một số bài Lịch sử lớp 6
ân cận của ông.
Lúc này lực lượng của nghĩa quân đã suy yếu lắm. Đại quân do Lý Bôn trực tiếp chỉ huy sau mấy trận quyết chiến, mặt đối mặt với kẻ thù đã bị tan rã. Một cánh quân do Lý Thiên Bảo – anh ruột của vua, cầm đầu cũng bị đánh bại ở Cửu Chân (Thanh Hoá) phải trốn tránh lên vùng rừng núi giáp Lào. Nước Vạn Xuân lâm vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Tình hình hiểm nghèo đó đè nặng lên vai người chỉ huy trẻ tuổi. Tính sao đây để cứu nước nhà? Sau nhiều đêm suy nghĩ, Triệu Quang Phục thấy rằng nếu cứ giữ lối đánh dàn trận như trước trong khi lực lượng ta yếu hơn địch thì chẳng bao lâu nữa, quân ta sẽ bị tiêu diệt sạch sành sanh. Ông quyết định lui binh về giữ vùng đầm lầy ở Chu Diên quê nhà (vùng Khoái Châu – Hưng Yên).
Đây là một cái đầm rộng, chu vi không biết bao nhiêu mà kể. Lau sậy mọc rậm rạp bao bọc kín mít. Giữa đầm có một bãi phù sa nổi, có thể cấy cày sinh sống được. Bốn mặt là bùn lầy có một vài con lạch chảy xuyên qua. Với địa thế hiểm yếu như trên, đầm lầy đã ôm gọn hơn 10.000 nghĩa binh vào lòng, che trở cho họ khỏi nanh vuốt quân thù.
Chủ tướng là người địa phương, nghĩa quân phần đông cũng là dân quê quanh vùng nên họ rất thông thạo đường đi lối lại trong đầm. Nghĩa quân đóng doanh trại ở bãi giữa, dùng thuyền độc mộc lướt qua lạch cạn, đầm sâu để giao thông với bên ngoài. Ban ngày họ là những người dân cày phát bờ làm ruộng để tự túc một phần lương thực. Khói bếp bặt hẳn nên từ xa kẻ địch không sao phát hiện được doanh trại của nghĩa quân. Đêm đến, lợi dụng bóng tối và sương mù, nghĩa quân tranh thủ nấu cơm, phần ăn, phần gói cho hôm sau và sau đó, trên những chiếc thuyền nhẹ, Triệu Quang Phục âm thầm xuất quân đánh úp các trại giặc quanh căn cứ. Cứ như vậy, với lối đánh “ngày ẩn, tối ra”, nghĩa quân đã giết được rất nhiều quân địch, thu được nhiều vũ khí, lương thực để làm kế duy trì lâu dài. Lực lượng nghĩa quân ngày càng mạnh, nhân dân quanh vùng gọi ông là Dạ Trạch Vương (Vua đầm đêm).
Mùa xuân năm 548, sau một năm rưỡi ẩn tránh, Nam Việt Đế Lý Bôn mất ở động Khuất Lão (Tuyên Quang). Triệu Quang Phục chính thức xưng Vương tức là Triệu Việt Vương.
Lại hai mùa xuân nữa qua đi, năm 550 đã tới. Thế là nghĩa quân đã bảo tồn lực lượng và giữ vững khu căn cứ Dạ Trạch trong 4 năm ròng. Tướng giặc Trần Bá Tiên vô cùng nản lòng vì âm mưa cắt đứt đường tiếp viện, tiêu diệt nhanh chóng nghĩa quân vẫn không sao thực hiện được. Đang lúc ấy, ở Trung Quốc lại có loạn to, tướng lĩnh khắp nơi ùn ùn kéo về kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh) thừa cơ đục nước béo cò. Trần Bá Tiên cũng kéo đại quân về và sau đó cướp ngôi vua Lương, chỉ để lại viên tướng Dương Sàn chống nhau với Triệu Quang Phục. Thế địch suy yếu đi rõ rệt, tương quan lực lượng nghiêng hẳn về bên ta. Lợi dụng thời cơ đó, Triệu Quang Phục dốc toàn bộ lực lượng từ căn cứ Dạ Trạch đánh thốc ra, giết chết tướng giặc Dương Sàn, quân giặc tan vỡ kéo chạy về phía Bắc.
Đất nước Vạn Xuân đã được thanh bình, nền độc lập dân tộc lại được khôi phục và củng cố.
 Bạch Đằng – Mồ chôn quân Nam Hán.
Khi nghe tin Hoằng Tháo cầm đại quân tiến sang, Ngô Quyền nói với các tướng sĩ rằng:
“Hoằng Tháo là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mệt mỏi, lại nghe tin Kiều Công Tiễn vừa chết, không có người làm nội ứng đã mất vía trước rồi. Quân ta sức còn mạnh, tất phá xong. Nhưng chúng lợi có thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua chưa biết ra thế nào”. 
Ngô Quyền cho người chặt cây ở nơi xa, rồi dùng voi, trâu kéo về. Từng cây gỗ lớn giấu bí mật ở các khu rừng được vót nhọn, đầu bịt sắt. Trong thời gian ngắn, một bãi cọc dày đặc đã đóng xong. Lúc nước triều lên thì bãi cọc vẫn chỉ là một vùng nước mênh mông.
Ngô Quyền còn bố trí lực lượng thuỷ bộ ẩn lấp bên sông, nhiều thuyền được giấu kín trong các bụi lau sậy. Hàng ngàn quân cung nỏ ngày đêm mai phục sẵn sàng bên các vách núi.
Ngô Quyền đích thân cầm quân ra trận.
Khi được tin Hoằng Tháo tới gần cửa Bạch Đằng, Ngô Quyền cố đợi đến lúc nước dâng cao mới cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả thua, dụ địch tiến nhanh vào. Hoằng Tháo thúc quân đuổi gấp.
Đợi đến lúc nước rút, Ngô Quyền mới ra lệnh phản kích. Những mũi tên vun vút lao tới như mưa, quân giặc vô cùng hoảng hốt. Cùng lúc đó, hàng trăm chiến thuyền bất ngờ xuất hiện. Thuỷ bộ phối hợp đánh dữ, Hoằng Tháo vội chạy ra biển. Ta thừa thắng đuổi theo. Lúc này, nước triều rút mạnh, thuyền địch xô vào bãi cọc vỡ tan tành. Quân Nam Hán chết đuối quá nửa, Hoằng Tháo bị quân ta giết chết tại trận. Vua Nam Hán nghe tin con chết, oà khóc và vội ra lệnh rút quân về.
Từ đây, mở đầu thời kì độc lập lâu dài của nước ta.
Nhận xét.
Những mẩu chuyện Lịch sử sử dụng trong quá trình giảng dạy các bài học ở chương trình lớp 6 THCS nêu trên là phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Sử dụng những mẩu chuyện Lịch sử sẽ góp phần tạo nên sự hứng thú học tập bộ môn, tình cảm yêu thích của học sinh đối với bộ môn. Từ đó tạo động lực cho các em tích cực hoạt động học tập khám phá tri thức khoa học Lịch sử như đã trình bày trong phần Lí do chọn đề tài và Cơ sở khoa học của đề tài.
Kết quả đạt được.
Năm học 2004 – 2005 và 2005 – 2006 tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Lịch sử lớp 6. Năm học 2005 – 2006 tôi đã áp dụng một cách triệt để việc sử dụng những mẩu chuyện Lịch sử trong dạy học Lịch sử lớp 6. So với năm học trước, năm học 2005 – 2006 việc dạy và học Lịch sử 6 đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau:
- Đối với bản thân, trong quá trình tìm tòi, chọn lọc, sưu tầm những mẩu chuyện lịch sử và vận dụng những phương pháp thích hợp để trình bày những mẩu chuyện đó tôi nhận thấy rằng kiến thức của mình ngày càng phong phú hơn. Kĩ năng kể chuyện được nâng cao rõ rệt.
- Đối với học sinh, các em rất hứng thú và mong chờ tới giờ học Lịch sử, lớp học sôi động hơn. Các em tham gia nhiệt tình hơn trong các hoạt động học tập. Đặc biệt là những học sinh nhút nhát và một số học sinh người dân tộc thiểu số, các em không còn thu mình trong lớp học mà đã mạnh dạn kể chuyện, mạnh dạn nhận xét nội dung câu chuyện của các bạn trong lớp.
Bên cạnh đó, học sinh đã tự giác sưu tầm những câu chuyện liên quan đến nội dung của các bài học. Các em đã có sự chọn lọc, nhận xét về nội dung của các mẩu chuyện sưu tầm được, mặc dù sự chọn lọc, nhận xét
đó ở một số em còn chưa kĩ, chưa sâu.
Ngoài ra, các em còn có sự tiến bộ rõ rệt trong lối kể chuyện, lời nói lưu loát, mạch lạc hơn, động tác minh hoạ tự nhiên và dứt khoát hơn rất nhiều.
Đồng thời, các em nhớ được nhiều, được lâu hơn những kiến thức đã học. Điều đó được thể hiện rất rõ trong chất lượng của các bài kiểm tra. Có một số em lười học, nhưng trong bài kiểm tra vẫn nêu được những kiến thức cơ bản của nội dung câu hỏi khi các em vận dụng những kiến thức liên quan của các câu chuyện đã sưu tầm, đã được nghe kể trên lớp.
Cuối năm học 2005 – 2006, tỉ lệ học sinh giỏi, khá cao hơn so với năm 2004 – 2005. Số học sinh yếu giảm đáng kể, cụ thể:
Năm học
2004 – 2005
2005 – 2006
Trong đó xếp loại
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Giỏi 
32
15.1
46
21.2
Khá 
39
18.4
58
26.7
TB
123
58.0
106
48.9
Yếu 
18
8.5
07
3.2
Tổng cộng
212
100
217
100
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 6 không tránh khỏi thiếu sót. Đó là vì thời gian trên lớp có hạn, nội dung của các bài học tương đối nhiều nên các em ít được kể chuyện. Hầu hết mỗi em chỉ được kể 1 lần trong một năm học. Em nào nhiều nhất cũng chỉ được kể 2 đến 3 lần, còn lại là giáo viên lồng ghép kể những chuyện ngắn hoặc tóm tắt trong khi dạy. Ngoài ra, các em tự sưu tầm, tự đọc và tự kể ở nhà. Điều này làm hạn chế khả năng thực hành và quan sát thực hành của học sinh.
PHẦN KẾT LUẬN.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ĐƯỢC TỪ ĐỀ TÀI SKKN.
Trong quá trình sử dụng những mẩu chuyện lịch sử, theo tôi cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Căn cứ vào nội dung của từng bài học mà giáo viên có thể chọn lọc và sử dụng những câu chuyện cho phù hợp.
- Tuỳ theo nội dung câu chuyện lịch sử mà sử dụng các cách thức trong phương pháp trình bày miệng: tường thuật, miêu tả, nêu đặc điểm, giải thích.
- Giáo viên phải có sự chuẩn bị trước một cách kĩ lưỡng, nắm vững
nội dung, tình tiết câu chuyện, sử dụng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn học sinh.
- Cân đối, điều chỉnh thời gian giữa nội dung kiến thức của bài học
và thời gian dành cho câu chuyện lịch sử một cách hợp lí.
- Không nên quá lạm dụng về kể chuyện lịch sử mà xem nhẹ các kiến thức cơ bản của nội dung bài học đã được Bộ giáo dục và Đào tạo quy
định bắt buộc trong chương trình.
- Giáo viên có thể cho học sinh sưu tầm những mẩu chuyện lịch sử có liên quan đến nội dung bài học và hướng dẫn cho các em kể chuyện trong các tiết làm bài tập lịch sử hoặc ôn tập, sau đó giáo viên có thể nhận xét qua về nội dung của chuyện, cách kể chuyện của học sinh và rút ra những nội dung có liên quan mà học sinh cần nắm.
- Một số mẩu chuyện dài, giáo viên có thể sử dụng trong các tiết ôn tập và làm bài tập lịch sử. Nếu trong các tiết tìm hiểu lí thuyết, giáo viên
nên kể tóm tắt nội dung chính và cho học sinh về nhà sưu tầm, tìm hiểu thêm.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.
Đối với ngành, phòng giáo dục.
Cần tăng thời lượng giảng dạy lịch sử, đặc biệt là lịch sử lớp 6, 8, 9.
Nên có những tài liệu tham khảo chuyên về những mẩu chuyện lịch sử có nội dung liên quan đến chương trình lịch sử lớp 6 nói riêng và chương trình lịch sử trung học cơ sở nói chung.
Đầu tư một cách phong phú hơn về tài liệu tham khảo có liên quan đến bộ môn lịch sử.
Tổ chức thường xuyên hơn nữa các cuộc thi kể chuyện lịch sử đối với học sinh các cấp để các em làm quen và rèn luyện phương pháp kể chuyện.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử có liên quan trong chương trình một cách thường xuyên để tạo sự hứng thú tìm tòi, học hỏi của giáo viên và học sinh. Đồng thời nên tổ chức thi học sinh giỏi cấp huyện bộ môn lịch sử để phần nào hạn chế thấp nhất tư tưởng coi lịch sử là “môn học phụ”.
Nên có những buổi trao đổi chuyên đề về lịch sử, cách dạy lịch sử ở cấp phòng, để giáo viên các trường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
Đối với nhà trường.
Đối với các trường THCS nói chung, cần bổ sung thêm nhiều tài liệu, sách báo tham khảo về lịch sử để cùng một lúc có nhiều học sinh được sử dụng.
Phát động những phong trào thi tìm hiểu lịch sử, bước đầu có thể cho học sinh tìm hiểu ngay nhân vật lịch sử mà trường mình được mang tên.
Đối với người áp dụng đề tài.
Giáo viên giảng dạy lịch sử cần phải có một vốn kiến thức sâu rộng, sưu tầm những mẩu chuyện lịch sử hay, những khám phá mới để làm tư liệu giảng dạy.
Nên sử dụng những mẩu chuyện lịch sử vào bài học, tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn người học, nhất là những bài có kiến thức mang tính “khô khan” trong chương trình lịch sử lớp 6.
Sử dụng một cách thuần thục phương pháp trình bày miệng trong kể chuyện để lôi cuốn học sinh nắm bắt kiến thức.
Cần có sự trao đổi kinh nghiệm thường xuyên với các đồng nghiệp về vấn đề sử dụng các mẩu chuyện lịch sử trong giảng dạy.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Sách giáo khoa và sách giáo viên Lịch sử lớp 6 – Nhà xuất bản Giáo dục – 2005.
Phương pháp dạy học Lịch sử – Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị – Nhà xuất bản Giáo dục – 2002.
Tiền sử Gia Lai – Sở Văn hoá thông tin – Thể thao Gia Lai – 1995.
Truyện kể Lịch sử – Nhà xuất bản Giáo dục – 1992.
Những mẩu chuyện Lịch sử. Tập 1 – Trần Quốc Vượng – Nguyễn Cao Luỹ.
Các triều đại Việt Nam – Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng – Nhà xuất bản Thanh niên – 1995.
Những mẩu chuyện Lịch sử văn minh thế giới – Đặng Đức An – Lại Bích Ngọc – Lương Kim Thoa – Nhà xuất bản Giáo dục – 2001.
MỤC LỤC
Trang 
 PHẦN MỞ ĐẦU.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:	1
II. GIỚI HẠN NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:	2
 PHẦN NỘI DUNG.
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI:	3
Cơ sở lí luận của đề tài.	3
Cơ sở thực tiễn của đề tài.	5
Các yêu cầu, mức độ cần đạt của các vấn đề nêu trong đề tài.	6
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:	6
Nhận thức của bản thân về vấn đề sử dụng những
mẩu chuyện lịch sử vào chương trình giảng dạy.	6
Sử dụng một số phương pháp dạy học cho các mẩu
chuyện lịch sử trong các bài học lịch sử lớp 6 trung học cơ sở.	 8
Một số mẩu chuyện lịch sử có thể sử dụng ở các bài
học trong chương trình lịch sử lớp 6 trung học cơ sở.	 11
Áp dụng mẩu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 6
ở bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo).	 12
Một vài mẩu chuyện điển hình.	 	 14
Nhận xét.	 19
Kết quả đạt được.	 19
PHẦN KẾT LUẬN.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ĐƯỢC TỪ ĐỀ TÀI SKKN.	 22
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.	 22
Đối với ngành, phòng giáo dục.	 22
Đối với nhà trường.	 23
Đối với người áp dụng đề tài.	 23
 TÀI LIỆU THAM KHẢO.	 24
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN CHƯ SÊ
TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT
 Ï & Ị 
Tên đề tài:
SỬ DỤNG NHỮNG MẨU CHUYỆN LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC
MỘT SỐ BÀI 
LỊCH SỬ LỚP 6 
 ˜ : ™ 
Người thực hiện: Đỗ Bá Thiệp
	Giáo viên giảng dạy môn Địa – Sử.
	Tổ: Sử – Địa – GDCD.
Năm học: 2006 - 2007

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_nhung_mau_chuyen_lich_su_trong.doc