Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phim tư liệu để phát huy tính tích cực trong dạy học Lịch sử lớp 8 ở trường Trung học cơ sở

1.Cơ sở lý luận:

Nguồn lực con người là nhân tố quan trọng của mỗi quốc gia trên con đường phát triển và hội nhập. Hiện nay trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì một trong những vấn đề, được coi trọng hơn cả là việc đào tạo cho đất nước, một đội ngũ con người phát triển toàn diện cả về năng lực, trí tuệ, tư cách đạo đức để xây dựng và phát triển đất nước. Đó là nhiệm vụ quan trọng của nền giáo dục Việt Nam. Như luật Giáo dục được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nêu: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí đức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở cũng phải đáp ứng mục tiêu giáo dục chung của đất nước. Đặc biệt môn lịch sử ngoài việc truyền thụ tri thức còn có ưu thế trong việc giáo dục cho học sinh về tư tưởng, đạo đức. Chính vì vậy trong quá trình dạy học, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng, sử dụng hợp lí các nguồn sử liệu, kết hợp với các phương pháp dạy học để phát huy được tính độc lập, năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học.

doc 19 trang SKKN Lịch Sử 15/06/2025 290
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phim tư liệu để phát huy tính tích cực trong dạy học Lịch sử lớp 8 ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phim tư liệu để phát huy tính tích cực trong dạy học Lịch sử lớp 8 ở trường Trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phim tư liệu để phát huy tính tích cực trong dạy học Lịch sử lớp 8 ở trường Trung học cơ sở
hông thể qua sát trực tiếp được quá khứ lịch sử mà chỉ nhận thức chúng thông qua các nguồn tư liệu. Mọi sự kiện, hiện tượng đều diễn ra trong một hoàn cảnh cụ thể về không gian thời gian, con người. Vì vậy, khi trình bày sự kiện, hiện tượng lịch sử càng sinh động bao nhiêu thì càng hấp dẫn và hứng thú bấy nhiêu.
Việc sử dụng các đoạn phim tư liệu sẽ cụ thể hóa được kiến thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhằm tạo cho học sinh những hình ảnh rõ ràng, cụ thể, tăng thêm tính sinh động, gợi cảm, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Trong quá trình dạy học, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu xong một đơn vị kiến thức, rồi cho học sinh xem phim tư liệu nhằm tạo biểu tượng chân thực về quá khứ lịch sử. 
Ví dụ 1: Khi dạy Bài 21 Chiến tranh thế giới lần thứ hai ( 1939 – 1945)
Tiết 32 Phần II và III Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai.
Khi dạy phần này tôi đặt câu hỏi.
? Em hãy cho biết về kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai.
Tiếp đó tôi gọi một học sinh trả lời câu hỏi và một học sinh nhận xét phần trả lời câu hỏi của bạn. Sau đó tôi nhận xét và chốt ý chính.
- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử loài người.
- 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Chốt xong nội dung tôi cho học sinh theo dõi đoạn phim tư liệu “Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản 1945.” 
Đoạn phim tư liệu “Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản 1945” 
(Tôi để ở đĩa VCD)
Học sinh theo dõi đoạn phim tư liệu xong tôi đặt câu hỏi tiếp học sinh trao đổi thảo luận (2 phút).
? Qua đoạn phim tư liệu các em vừa theo dõi. Em có suy nghĩ gì về hậu quả của chiến tranh thế giới lần thứ II đối với nhân loại.
Tôi gọi đại diện một học sinh trả lời cho nhóm và sau đó các nhóm bổ sung nhận xét, cuối cùng tôi chốt ý và cho điểm.
Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất và khốc liệt trong lịch sử thế giới loài người, nó để lại hậu quả nặng nề cho nhân loại cả về người và của, loài người phải ra sức ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.
Ví dụ 2: Khi dạy Bài 29 Chính sách khai thác thuộc địa của thưc dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Tiết 48 Phần II. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam.
Mục 1 Các vùng nông thôn.
Đoạn phim tư liệu “Nông dân Việt Nam trong thời Pháp thuộc”
 (Tôi để ở đĩa VCD.) 
Tôi sử dụng đoạn phim tư liệu “Nông dân Việt Nam trong thời Pháp thuộc”, trước khi tôi cho học sinh theo dõi đoạn phim tư liệu, tôi đặt câu hỏi chia lớp thành 4 nhóm các nhóm trao đổi thảo luận thời gian2 phút : 
Nhóm 1,3.Dưới cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nông dân Việt Nam lao động trong điều kiện như thế nào?
Nhóm 2,4. ?Em có suy nghĩ gì về đời sống của nông dân Việt Nam? Vai trò của nông dân trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược?
Câu hỏi được đưa ra xong tôi gọi đại diện các nhóm trình bày và nhóm khác khác nhận xét câu hỏi của nhóm bạn.
 Học sinh trả lời được câu hỏi, sau đó tôi nhận xét và chốt lại nội dung, đồng thời cho học sinh theo dõi đoạn phim tư liệu “ Nông dân Việt Nam trong thời Pháp thuộc”. Khi học sinh theo dõi xong đoạn phim tư liệu, học sinh không chỉ nắm vững được kiến thức của bài mà còn có hình tượng cụ thể về người nông dân Việt Nam thời Pháp thuộc dưới sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp.
	4.3. Sử dụng phim tư liệu kết hợp với miêu tả, tường thuật.
Kết hợp sử dụng phim tư liệu với miêu tả, tường thuật: Tường thuật và miêu tả là hai biện pháp trình bày miệng quan trọng nhằm tái hiện lại những những biến cố lịch sử và cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử nhằm khơi gợi óc tưởng tượng tái tạo của học sinh trong học tập. Trong quá trình dạy học, giáo viên kết sử dụng những biện pháp trình bày miệng làm cho bài học thêm sinh động, hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu kết hợp lời nói của giáo viên với đồ dùng trực quan, đặc biệt là phim tư liệu sẽ tạo tính cụ thể, chính xác, chân thực, sinh động về các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Để phát huy hiệu quả của tính năng này, giáo viên nên khai thác tính năng chạy/ tạm dừng/ chạy tiếp (play/ pause/ play) trên phần mềm hỗ trợ xem phim (Windows Media Player, hoặc Herovideo 3.000), kết hợp nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, trả lời.
Ví dụ 1: Khi dạy Bài 24 Cuộc káng chiến từ năm 1858 đến năm 1873.
Tiết 38 phần II. Ý 1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
Khi dạy tôi sử dụng đoạn phim tư liệu “Nhân dân các tỉnh Nam kì kháng chiến chống Pháp”
Đoạn pim tư liệu “Nhân dân các tỉnh Nam Kì kháng pháp” 
(Tôi để ở đĩa VCD.)
Tôi kết hợp với lời miêu tả và tường thuật: Nỗi đau mất nước tan nhà khiến nhân dân trung lòng, hợp sức cứu nguy Tổ quốc. Cuối tháng 2 - 1961 đại đồn Phú Thọ mất, Nguyễn Duy là em ruột của Nguyễn Tri Phương tử trận, tướng Nguyễn Tri Phương tử thương quân triều đình tan thương. Trong khi đó, thực dân Pháp đang mở rộng quá trình đánh chiếm Gia Định và các tỉnh miền Đông, trước tình hình đó nhân dân ta đã làm gì?
Sau đó tôi mở đoạn phim tư liệu cho học sinh xem: “Không còn triều đình nhưng còn tướng quân Trương Đinh, nhân dân Đồng Nai, Bến Nghé đứng ra phong tước cho lãnh tướng của mình là Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định, đó là chuyện độc nhất vô nhị trong lịch sử dân tộc ta”.
Đến đây, tôi cho dừng phim và đặt câu hỏi cho học sinh: 
 Em biết gì về tướng quân Trương Định?. 
Sau khi học sinh trả lời song, tôi chốt ý: Trương Định (thường gọi là Trương Công Định), sinh năm 1820, tại xã Tư Cung, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ngay sau khi quân Pháp chiếm đánh thành Gia Định, Ông đã đưa đội quân đến đóng tại Thuận Kiều, phối hợp với quân đội chính quy của triều đình xung phong đánh giặc. Hoạt động mạnh mẽ của nghĩa quân đã làm cho giặc Pháp lo sợ. Triều đình đã hạ lệnh bắt Ông phải bãi binh, hai lần điều Ông đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang và Phú Yên. Khi nghe có sắc phong của triều đình, những nghĩa quân trung thành cùng quần chúng nhân dân đã tập hợp xung quanh Trương Định, tỏ ý muốn cử Trương Định làm chủ soái để giết giặc, cứu dân, cứu nước.
? Vậy sau khi được nhân dân phong làm Bình Tây Đại nguyên soái, tướng quân Trương Định đã làm gì? 
Tôi tiếp tục cho học sinh theo dõi đoạn phim: “Trương Định lập căn cứ địa ở Gò Công và lập kế đánh giặc Pháp ở Gò Rùa. Ngày 17-12-1862 Trương Định cầm quân đánh đồn Lạch Ra, giết Đại úy Tơ - rốt”. Đến đây tôi lại cho dừng phim, và tiếp tục thuyết trình: Nghĩa quân đã gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp. Pháp đã dụ hàng và tấn công quân sự vào căn cứ nhưng không thể lay chuyển được ý chí một lòng chống Pháp của ông.
Ngày 26/2/1863, Pháp huy động một lực lượng lớn mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt, một số chiến hữu hi sinh, Trương Định đã thoát khỏi vòng vây của địch rút về căn cứ ở làng Lý Nhân (Yên Hòa). Cuối năm 1864, trong chiến đấu để chiếm lại căn cứ Tân Hòa, Trương Định bị giặc bắn gãy xương sống, Ông đã rút gươm tự sát mà không chịu để rơi vào tay giặc. Cùng với tướng quân Trương Định, có rất nhiều tướng quân khác cũng đã có tinh thần chống giặc cứu nước, và cũng gây cho địch không ít những tổn thất. tôi tiếp tục cho học sinh theo dõi đoạn phim.
Biện pháp sử dụng đoạn phim tư liệu khoa học hỗ trợ miêu tả, tường thuật ở trên thể hiện phương pháp dạy học tích cực, vì giáo viên đã biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp truyền thống (sử dụng câu hỏi, nguyên tắc dạy học nêu vấn đề) kết hợp với các phương tiện hiện đại. Giáo viên đã khai thác triệt để vai trò của CNTT: vừa là công cụ hỗ trợ trình chiếu phim tư liệu, vừa là nguồn kiến thức quan trọng cho học sinh.
Ví dụ 2:	 
Khi dạy Bài 30. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
Tiết 50 Phần II. Mục 3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
Khi dạy tôi sử dụng đoạn phim tư liệu dạy mục 3: “Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành”. Tôi kết hợp sử dụng phim tài liệu với lược thuật xen kẽ miêu tả như sau:
Trước khi lược thuật, tôi nêu câu hỏi định hướng câu hỏi cho học sinh thảo luận thời gian 3 phút:
? Hãy tìm hiểu tiểu sử của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. Tại sao vào năm 1911 Nguyễn Tất Thành lại quyết định sang phương Tây để tìm đường cứu nước.
Tôi gọi một học sinh đại diện nhóm trình bày và một học sinh khác nhận xét phần trả lời của nhóm bạn. Sau đó tôi kết hợp với việc sử dụng lược đồ “Hành trình cứu nước của Nguyễn Tất Thành”
Đoạn phim tư liệu “ Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Tất Thành”
 ( Tôi để ở đĩa VCD. )
Tôi xác định cho học sinh thấy được những nơi mà Nguyễn Tất Thành đã đến trong khoảng thời gian 1911 – 1919 và đưa ra câu hỏi định hướng cho học sinh trước khi xem đoạn phim.
? Hoạt Động của Nguyễn Tất Thành trong buổi đầu đi tìm đường cứu nước là gì.
?Qua một thời gian bôn ba từ châu lục này sang châu lục khác, Nguyễn Tất Thành đã rút ra được kết luận quan trọng gì.
Tôi gọi học sinh trả lời và một học sinh khác nhận xét phần trả lời của bạn.
 Sau khi học sinh trả lời liên quan đến nội dung kiến thức cơ bản được phản ánh trong đoạn phim, tôi nhận xét và chốt lại nội dung.
Như vậy trước khi được xem phim tư liệu, học sinh được định hướng bằng câu hỏi, tạo nên động cơ học tập. Nhờ đó, học sinh theo dõi đoạn phim có chủ định, tập trung ghi ý chính để trả lời câu hỏi. Bên cạnh đó giáo viên còn lược thuật trên lược đồ kết hợp với miêu tả tạo nên sự đa dạng, nhuần nhuyễn trong phương pháp. Vì vậy, học sinh có hứng thú học tập và luôn chủ động tham gia nghiên cứu bài mới để lĩnh hội kiến thức.
5. Kết quả thực hiện.
Qua quá trình giảng dạy tôi sử dụng các đoạn phim tư liệu vào bài giảng môn lịch sử lớp 8 ở trường Trung học cơ sở, tôi thấy kết quả thực hiện khả quan, học sinh đều có hứng thú chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức mới, không khí lớp học sôi nổi, giờ học nhẹ nhàng hơn, không căng thẳng khô cứng, học sinh rất hứng thú học tập. 
Vì vậy cuối tuần 24 năm học 2021 – 2022 tôi tiến hành dạy khảo sát lấy kết quả học tập ở khối 8 chất lượng bộ môn được nâng lên.
Khối 8
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8a (40 hs)
15
37,5
17
42,5
8
20
0
0
8b(36 hs)
12
33,3
15
41,6
9
25
0
0
8c (35 hs)
13
37,1
14
40
8
22,8
0
0

Với chất lượng bài kiểm cho thấy các em đều hứng thú học, tham gia tích cực vào việc học và tìm hiểu kiến thức nên các em nắm bài rất chắc và năng lực tư duy tổng hợp của các em tốt bởi vậy các em đều làm bài tốt, tỉ lệ bài đạt điểm khá, giỏi được nâng cao hơn hẳn, các bài đạt điểm yếu kém không còn. Kết quả giờ dạy là nguồn minh chứng rõ nét nhất cho quá trình thực hiện giảng dạy và là nguồn cổ vũ động viên tích cực nhất đối với các giáo viên. 
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
1. Kết luận : 
Việc sử dụng phim tư liệu trong dạy học lịch sử, nhằm đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, sử dụng các đoạn phim tư liệu trong dạy học lịch sử, còn gây hứng thú học tập cho học sinh tạo cho các em sự yêu thích đối với môn lịch sử. Từ sự yêu thích đó các em mới tìm tòi những kiến thức lịch sử mà mình chưa biết, khuyến khích khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức của học sinh. Đồng thời, đây cũng là con đường ngắn nhất để tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, từ đó hình thành khái niệm và rút ra những bài học kinh nghiệm cho thực tiễn, trên cơ sở đó giúp học sinh từ biết đến hiểu lịch sử, và hiểu lịch sử đến vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, từ đó giúp các em ham học hơn và góp phần vào việc nâng cao chất lượng của giờ học lịch sử.
 Với ý nghĩa to lớn của việc sử dụng phim tư liệu khoa học trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, để đạt được hiệu quả khi tiến hành phương pháp này trước hết giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng những đoạn phim trong quá trình dạy học lịch sử. Thường xuyên sưu tầm những đoạn phim hay, phù hợp có thể sử dụng vào quá trình dạy học. Điều quan trọng là giáo viên cần sử dụng phim tư liệu trong dạy học lịch sử một cách khoa học, hiệu quả, kết hợp với các phương pháp dạy học: tường thật, miêu tả làm cho giờ học lịch sử có sức hấp dẫn, lôi cuốn, phát huy hứng thú học tập của học sinh.
 Tuy nhiên, trong một số tiết học khối lương kiến thức cơ bản quá dài, có rất nhiều đoạn phim tư liệu hay có thể sử dụng, nhưng thời lượng của tiết học có hạn. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn, những đoạn phim tư liệu như thế nào để đạt hiệu quả nhất là điều không đơn giản. Việc sử dụng phim tư liệu vào dạy học lịch sử đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, trên cơ sở nội dung SGK, sách giáo viên, tư liệu lịch sử đáng tin cậy, giáo viên sưu tầm những đoạn phim tư liệu và đưa ra những biện pháp sử dụng một cách phù hợp, đáp ứng được mục tiêu bài học.
2. Khuyến nghị: 
Lịch sử là một trong những môn học quan trọng trong nhà trường, để dạy tốt môn lịch sử, người thầy phải đầu tư thời gian nghiên cứu trên cơ sở nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, sưu tầm các nguồn sử liệu và đưa ra những phương pháp sử dụng một cách khoa học, hợp lý, cùng với trang thiết bị, máy chiếu đa năng, phòng học bộ môn, sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ở trường THCS.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chuẩn kiến thức kĩ năng môn lịch sử.
Sách giáo khoa lịch sử lớp 8.
Sách giáo viên lịch sử lớp 8.
Cuốn Phương pháp dạy học lịch sử tập I, tập II nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội.
Từ điển lịch sử nhà xuất bản giáo dục.
Phim tư liệu VTV2 Đài truyền hình Việt Nam. 
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận: 
2. Cơ sở thực tiễn:	
3. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm:
4. Đối tượng nghiên cứu:
5. Phạm vi và thời gian:
6. Đối tượng khảo sát thực tế:
7. Phương pháp nghiên cứu:
B. NỘI DUNG
1. Đặc điểm của các đoạn phim tư liệu trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở:
2. Ý nghĩa của việc sử dụng các đoạn phim tư liệu trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở.
3. Yêu cầu khi sử dụng các đoạn phim tư liệu.
a.Về mục đích sử dụng.
b.Về nội dung và kĩ thuật
c.Yêu cầu về phương pháp, kĩ năng .
4. Biện pháp thực hiện có hiệu quả: Sử dụng các đoạn phim tư liệu để hướng dẫn học sinh nghiên cứu và lĩnh hội kiến thức mới.
4.1. Sử dụng phim tư liệu để cung cấp sự kiện:
4.2. Sử dụng các đoạn phim tư liệu để minh họa, cụ thể hóa kiến thức.
4.3. Sử dụng phim tư liệu kết hợp với miêu tả, tường thuật.
5. Kết quả thực hiện.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 
1. Kết luận : 
2. Khuyến nghị: 
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
1
1
2
2
2
2
3
3
3
4
5
5
5
6
7
8
10
11
14
15
15
15
PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN CỦA HỌC SINH
Họ và tên 
Lớp.
Em khoanh tròn vào phương án mà em thấy đúng với bản thân trong quá trình học tập môn lịch sử ở Trường THCS vào các câu hỏi dưới đây:
1. Em có thích học môn Lịch sử?
Yêu thích
Bình thường
Không yêu thích.
2. Lý do em yêu thích, bình thường hoặc không yêu thích?
Phiếu điều tra số liệu khảo sát trước khi thực hiện đề tài
Khối 8
Yêu thích
Bình thường

Không yêu thích
SL
%
SL
%

SL
%
111 H/S
20
18,0
40
36,0
51
45,9

Phiếu điều tra số liệu khảo sát sau khi đã thực hiện đề tài.
Khối 8
	
Yêu thích
Bình thường

Không yêu thích
SL
%
SL
%

SL
%
111 H/S
70
63,0
41
36,9
0
0

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phim_tu_lieu_de_phat_huy_tinh.doc