Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Lịch Sử ở trường THCS Hồng Quang

Đặc thù học tập môn lịch sử của bậc trung học cơ sở là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những danh nhân lịch sử vĩ đại không chỉ của dân tộc mà cả của thế giới từ cổ đến kim, từ cận đại đến hiện đại . Khi học lịch sử thì yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ. Bởi vậy khi học, buộc các em phải cần cù, chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới thực sự đạt được kết quả cao. Vì thế bộ môn Lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở các em.

Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học. Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học, từ cách ổn định lớp, kiểm tra bài cũ đến cách học bài mới, củng cố, dặn dò. Những hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng yêu thích, say mê môn học.

doc 50 trang SKKN Lịch Sử 15/06/2025 350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Lịch Sử ở trường THCS Hồng Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Lịch Sử ở trường THCS Hồng Quang

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Lịch Sử ở trường THCS Hồng Quang
. Ông đưa chữ Nôm vào trong nội dung học tập, thi cử.
- GV hỏi: Em có biết ai là bà chúa thơ Nôm không?
+ HS trả lời.
+ GV chốt: Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ Nôm. Bà có nhiều tác phẩm nổi tiếng như Bánh Trôi Nước, Đánh Đu, Cái Quạt... Và trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 các em cũng được học nhiều tác phẩm thơ bằng chữ Nôm như Bạn đến chơi nhà, Qua Đèo Ngang...
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về giáo dục thời Tây Sơn?
+ HS trả lời.
+ GV chốt: giáo dục, thi cử thời Tây Sơn có nhiều điểm tích cực và có bước phát triển hơn so với giai đoạn lịch sử trước. 
- GV đặt câu hỏi: Dưới thời Nguyễn, vua Nguyễn đã làm gì để phát triển giáo dục?
 + HS trả lời.
- GV nhận xét và ghi bảng.
+ HS xem hình ảnh về Quốc Tử Giám ở Huế.
- GV thuyết trình về tranh ảnh và chốt ý: tài liệu học tập thi cử thời kì này không thay đổi gì, Quốc Tử Giám được đặt ở Huế cho cả con em quan lại, thổ hào và những người học giỏi vào học.
- GV hỏi: Tại sao vua Nguyễn lại cho những người học giỏi vào học trong Quốc Tử Giám?
+ HS trả lời.
+ GV nhận xét và chốt ý: Điều này chứng tỏ, vua Nguyễn không phân biệt địa vị, giai cấp, coi trọng đào tạo nhân tài nhằm phát triển đất nước.
- GV hỏi: Thời Nguyễn, vua Nguyễn còn có chính sách nào để quan tâm giáo dục không?
+ HS trả lời.
+ GV nhận xét và viết bảng.
- GV cho HS xem tranh Minh Mệnh và “Tứ Dịch Quán”.
- GV hỏi: Tại sao vua Minh Mệnh muốn mở trường dạy tiếng nước ngoài?
+ HS trả lời.
+ GV chốt ý: Năm 1836, Vua Minh Mạng cho lập “Tứ dịch quán” Đây là trường ngoại ngữ đầu tiên ở Huế. Nhằm mục đích học tiếng Pháp, tiếng Xiêm để đảm nhận công việc giảng dạy và dịch tiếng nước ngoài cho các đoàn xứ. Đây chính là điểm mới và tiến bộ trong chính sách giáo dục của thời Nguyễn so với các triều đại trước. 
- GV cho học sinh xem sơ đồ tư duy tổng kết mục.
+ HS xem hình
- GV dẫn dắt chuyển ý: Như vậy, giáo dục, thi cử giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX có nhiều điểm tiến bộ, nhà nước rất coi trọng nhân tài. Đây cũng là một điều kiện để các ngành khoa học sử học, địa lý, y học đạt được nhiều thành tựu. Chúng ta cùng tìm hiểu thành tựu trên các lĩnh vực đó ở phần 2.
- Mục tiêu: HS nắm được những bước phát triển, thành tựu trong lĩnh vực sử học, địa lý, khoa học.
- Phương pháp : Sử dụng nhóm phương pháp thông tin tái hiện lịch sử
+ Phương pháp dùng lời để tái hiện lịch sử (Nêu vấn đề, thuyết trình)
+ Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan (Tranh ảnh, lược đồ)
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Kỹ thuật đặt câu hỏi.
- Năng lực, phẩm chất: năng lực tự học, thảo luận
GV dẫn dắt: Việc biên soạn lịch sử, địa lý, y học có những bước tiến quan trọng để tìm hiểu những thành tựu, những bước tiến đó như thế nào? Cả lớp tiến hành thảo luận nhóm. 
- GV HƯỚNG DẪN HÌNH THỨC “THẢO LUẬN NHÓM”: 
Cả lớp chia làm 6 nhóm. Mỗi nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên theo câu hỏi GV phát.
Nhóm 1, 2 thảo luận về Sử học. 
LĨNH VỰC
TÁC GIẢ TIÊU BIỂU
TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
SỬ HỌC



Nhóm 3,4 thảo luận về Địa lý
LĨNH VỰC
TÁC GIẢ TIÊU BIỂU
TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
Địa Lý


Nhóm 5,6 thảo luận về Y học
Câu 1: Hoàn thành bảng sau:
LĨNH VỰC
TÁC GIẢ TIÊU BIỂU
TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
Y học


Câu 2: Kể tên một số loại cây thuốc Nam em biết? Trong vườn nhà em có loại thuốc Nam nào?
- GV phát phiếu học tập.
+ HS THẢO LUẬN (3 phút).
HS điền vào Phiếu học tập, sau 3 phút, HS dừng bút, tiến hành trình bày. 
- GV hỏi: Trong lĩnh vực sử học có tác giả, tác phẩm nào tiêu biểu?
+ Đại diện nhóm 1 báo cáo và dán bảng phụ lên bảng kẻ chính của giáo viên.
+ Nhóm 2 nhận xét.
- HS xem tranh: Hình ảnh về bìa sách Đại Việt Sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam chính biên liệt truyện. 
- GV chốt ý: Đây là 3 bộ sử lớn do nhóm các sử gia biên soạn. Thời Tây Sơn có bộ sử Đại Việt sử kí tiền biên. Thời Nguyễn, có 2 bộ sử quan trọng là Đại Nam thực lục và Đại Nam chính biên liệt truyện do Quốc Sử quán triều Nguyễn biên soạn. 
Thời kì này, có hai tác giả tiêu biểu là Lê Quý Đôn và Lê Hữu Trác
- GV cho HS xem tranh: “Tượng đài Lê Quý Đôn” , Phan Huy Chú và mở rộng kiến thức về hai nhân vật: Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú.
+ Lê Quý Đôn (1726 – 1783), người làng Diên Hà, nay thuộc tỉnh Thái Bình, 6 tuổi biết làm thơ, 17 tuổi đỗ giải nguyên, 26 tuổi đỗ bảng nhãn. Ông là nhà bác học lớn nhất thế kỉ XVIII. Ông có trí nhớ siêu đẳng. (GV kể câu chuyện về Lê Quý Đôn). Liên môn bài thơ: :Rắn đầu 
Chẳng phải "liu điu" vẫn giống nhà!
"Rắn đầu" biếng học lẽ không tha
Thẹn đèn "hổ lửa" đau lòng mẹ,
Nay thét "mai gầm" rát cổ cha.
"Ráo" mép chỉ quen tuồng lếu láo,
"Lằn" lưng cam chịu vệt năm ba.
Từ nay "Trâu" Lỗ  xin siêng học,
Kẻo "hổ mang" danh tiếng thế gia!
- GV giới thiệu ba tác phẩm sử học của Lê Quý Đôn.
+ HS xem tranh
- GV liên hệ thực tế: Ở Vũng Tàu có trường học mang tên nhà bác học vĩ đại Lê Quý Đôn, đó là trường nào?
+ HS trả lời.
+ GV chốt: Trường chuyên Lê Quý Đôn. Cô mong các em noi gương nhà bác học vĩ đại của chúng ta, cố gắng chăm chỉ học tập để có thể được học trong ngôi trường mang tên ông.
 + Phan Huy Chú (1782 - 1840) Phan Huy Chú sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn hóa và khoa bảng. Ông là nhà văn hóa lớn, nhà bách khoa thư, nhà địa chí nổi tiếng. Đóng góp của ông trong lĩnh vực địa chí dân tộc thể hiện rõ trong hai công trình tiêu biểu là Lịch triều hiến chương loại chí và Hoàng Việt địa dư chí. 
- GV giới thiệu tranh “Bìa cuốn sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí”.
+ HS xem tranh.
+ GV trình chiếu bảng phụ trên slide và tổng kết ý: Có nhiều tác phẩm sử học có giá trị như Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Đại Việt thông sử, Kiến Văn tiểu lục, Lịch triều hiến chương loại chí. Và hai tác giả tiêu biểu là Phan Huy Chú và Lê Quý Đôn.
- GV hỏi: Khoa học Địa Lý đạt được những thành tựu gì?
+ Đại diện nhóm 3 báo cáo.
+ Đại diện nhóm 4 nhận xét.
- GV cho học sinh xem tranh.
+ HS xem tranh: Tượng đài Trịnh Hoài Đức, bìa sách Gia Định thành thông chí, Hoàng Việt Nhất thống dư địa chí, Vân đài loại ngữ.
- GV thuyết trình về tranh ảnh và chốt ý: Có những tác phẩm tiêu biểu như Gia Định thành thông chí, Nhất thống dư địa chí... Với tên tuổi của Lê Quang Định và Trịnh Hoài Đức...
- GV mở rộng: Ở Vũng Tàu có con đường mang tên Lê Quang Định.
+ GV mở rộng: những tác phẩm địa lý cho ta những hiểu biết sâu sắc về đất nước Việt Nam: núi sông, khí hậu, hành chính, thành trì, cũng như về phong tục tập quán và sinh hoạt của dân cư các vùng miền đất nước.
- GV cho xem tranh bản đồ “Đại Nam nhất thống toàn đồ” và mở rộng: năm 1838, vua Minh Mạng lệnh cho Phan Huy Chú vẽ “Đại Nam nhất thống toàn đồ”, có châu phê của nhà vua, ghi chính xác tên các đảo, quần đảo như: Phú Quốc, Thổ Châu, Côn Lôn, Vạn lý Trường Sa và Hoàng Sa
- GV hỏi: bản đồ “Đại Nam nhất thống toàn đồ” do Phan Huy Chú vẽ có ý nghĩa gì trong tình hình biển Đông hiện nay?
- HS xem thêm tranh: Bản đồ Hoàng Sa trong cuốn Phủ biên tạp lục, một trang sách trong cuốn Phủ Biên tạp lục. Tranh về chủ đề Hoàng Sa, Trường Sa.
+ HS trả lời.
+ GV chốt ý: bản đồ Việt Nam do Phan Huy Chú vẽ là một trong những chứng cứ quan trọng để xác định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Liên môn khoa học xã hội 8: Bài 1 Biển đào Việt Nam. Lược đồ hình 6,7 trong tài liệu HDH đó là nguồn thông tin mà HS cần xác định được trên lược đồ vị trí vùng biển, các đảo, nhất là quần đảo và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Từ thế XVII (thời Lê) quần đảo Hoàng Sa với tên Bãi Cát Vàng đã được xác định chủ quyền và được vẽ trong bản đồ. Quẩn đảo Hoàng Sa chủ quyền đã được khẳng định và được thể hiện trong bản đồ Đại Nam Nhất Thống toàn đồ do vua Minh Mạng cho vẽ vào năm 1838.
- GV trình chiếu bảng phụ trên slide và tổng kết mục b: Thời kì này có những tác phẩm có giá trị đến tận ngày nay như Vân đài loại ngữ, Gia Định thành thông chí, Nhất thống dư địa chí, với tên tuổi của các tác giả như Lê Quý Đôn, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tỉnh. 
- GV hỏi: Trong lĩnh vực y học có thành tựu gì? 
+ Đại diện nhóm 5 báo cáo và dán phần bảng phụ.
+ Đại diện nhóm 6 nhận xét
+ HS xem tranh ảnh: Hình ảnh về Lê Hữu Trác, mộ của Lê Hữu Trác ở Hải Dương, Bìa sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh.
+ GV thuyết trình và mở rộng thêm về nhân vật Lê Hữu Trác:
Hải Thượng Lãn Ông là một nhà y học nổi tiếng thế kỉ XVIII. Quê ở Hải Dương, ông từ quan về quê nghiên cứu y học dân tộc. Ông là một thầy thuốc, một nhà văn danh tiếng. Ông cho rằng: “Đạo làm thuốc là nhân thuật có nhiệm vụ giữ gìn tính mệnh con người, phải lo cái lo của người, chỉ lấy việc giúp người làm phận sự mà không cầu lợi, kể công”. Ông phát hiện ra 305 vị thuốc nam và thu thập 2854 phương thuốc trị bệnh. Ông để lại một tác phẩm có giá trị: “Hải thượng y tâm lĩnh” đáng được chúng ta trân trọng. 
- GV đặt câu hỏi: Em hãy kể một số loại cây thuốc nam em biết? Tại sao nhân dân ta vẫn thích chữa bệnh bằng y học cổ truyền?
+ Đại diện nhóm 6 trả lời.
+ Các nhóm khác bổ sung.
+ HS xem hình về một số cây thuốc Nam 
+ GV thuyết trình và chốt ý: Thuốc nam nếu dùng đúng cách rất tốt cho sức khỏe, ít tác dụng phụ. Cây thuốc nam hiện hữu trên mỗi tấc đất, không tốn tiền, công sức. Thuốc nam ngoài chữa bệnh còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe.
- GV liên hệ thực tế: Qua tấm gương của Lê Hữu Trác chúng ta học tập được điều gì? Vấn đề y đức trong ngành y hiện nay như thế nào? 
+HS trả lời.
+ GV chốt ý: Chúng ta cần noi gương Lê Hữu Trác: một người có tâm và tài, tận tâm với nghề thuốc – một tấm lòng y đức cao thượng. Đội ngũ y, bác sĩ ngày nay cần học tập và luôn ghi nhớ “Lương y như từ mẫu” 
- GV chốt ý: Như vậy, ngành khoa học Lịch Sử, Địa lý, y học đạt nhiều thành tựu to lớn, có bước tiến vượt bậc, chứng tỏ tài năng của những nhà khoa học giai đoạn này. (HS xem sơ đồ tư duy).
- GV dẫn dắt chuyển mục: bên cạnh những thành tựu về giáo dục, khoa học, không thể không kể đến thành tựu về kỹ thuật. Chúng ta cùng tìm hiểu ở phần 3.
- Mục tiêu: HS nắm được những thành tựu trong thủ công nghiệp, sự ảnh hưởng của kĩ thuật phương Tây và khả năng sáng tạo của thợ thủ công
- Phương pháp: Sử dụng nhóm phương pháp thông tin tái hiện lịch sử
+ Phương pháp dùng lời để tái hiện lịch sử (Nêu vấn đề, thuyết trình)
+ Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan (Tranh ảnh)
GV đặt câu hỏi: khoa học kĩ thuật thời kì này có điểm gì mới?
+ HS trả lời.
+ GV chốt ý: Những kĩ thuật phương Tây thời kì này đã ảnh hưởng vào nước ta, đây là điều mới mẻ mà các triều đại phong kiến trước không có.
- GV hỏi: Em hãy nêu những thành tựu của ngành khoa học kỹ thuật của nước ta cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX?
+ HS trả lời.
+ HS xem tranh: Hình ảnh về Tàu chạy bằng hơi nước.
+ GV chốt ý: Những người thợ thủ công nước ta đã học tập những kĩ thuật đó. Nguyễn Văn Tú là người Việt Nam đầu tiên chế tạo ra đồng hồ, kính thiên lí. Ngoài ra, thợ thủ công Việt nam còn chế tạo máy xẻ gỗ chạy bằng hơi nước, đặc biệt là tàu thủy chạy bằng hơi nước. 
GV liên hệ môn Vật Lý 6, 8 về động cơ máy hơi nước do Giêm Oát sáng chế ra, và những người thợ thủ công Việt Nam đã học tập.
- GV đặt câu hỏi: Những thành tựu trên phản ánh điều gì?
+ HS trả lời.
+ GV chốt ý: thể hiện tài năng sáng tạo của những người thợ thủ công.
- GV đặt câu hỏi: Những hạn chế trong ngành khoa học kỹ thuật thời kì này?
+ HS trả lời
+ GV nhận xét và chốt: Trong sách Lịch Sử 8, chúng ta đã biết: do nhà Nguyễn bảo thủ, từ chối những cải cách duy tân làm cho nước ta bị kìm hãm so với các nước khác. Nhà nước chưa thực sự khuyến khích, tạo điều kiện cho những cái mới phát triển, nên những thành tựu đó chưa được ứng dụng nhiều trong thực tiễn.
à TỔNG KẾT 
- GV hỏi: Em có suy nghĩ gì về những thành tựu của văn hóa dân tộc giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX?
+ HS trả lời.
+ GV nhận xét và chốt ý: Tự hào về những thành tựu đã đạt được của cha ông ta, biết ơn các danh nhân văn hóa của dân tộc ta. Em sẽ có thái độ gìn giữ, bảo tồn các công trình nghệ thuật, kiến trúc, các thành tựu văn hóa, GD, KHKT... và ra sức học tập để góp phần phát huy tinh hoa văn hóa của dân tộc
Giáo dục, thi cử
- Thời Tây Sơn:
 + Ban “Chiếu lập học”
 + Chấn chỉnh học tập, thi cử
 + Mở trường công
 + Đưa chữ Nôm vào thi cử
- Nửa đầu thời Nguyễn:
 + Tài liệu học tập, thi cử không thay đổi.
 + Đặt Quốc Tử Giám ở Huế
 + 1836, lập Tứ Dịch Quán
2.Sử học, địa lý, y học
* Việc biên soạn lịch sử, địa lý, y học có bước tiến quan trọng.
a. Sử học
- Tác phẩm: 
+ Triều Tây Sơn: Đại Việt sử ký tiền biên
+ Nửa đầu thời Nguyễn: Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện.
- Tác giả:
+ Lê Quý Đôn.
+ Phan Huy Chú.
b. Địa lý
- Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức
- Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định
c. Y học
- Tác phẩm: Hải Thượng y tâm lĩnh
- Tác giả: Lê Hữu Trác
Lĩnh vực
Tác giả tiêu biểu
Tác phẩm tiêu biểu
Sử học


- Thời Tây Sơn:
 Đại Việt sử kí tiền biên.
- Thời Nguyễn: 
Đại Nam thực lục,
 Đại Nam liệt truyện.
Lê Quý Đôn
Đại Việt thông sử, 
Phủ biên tạp lục,
Kiến Văn tiểu lục.
Phan Huy Chú
Lịch triều hiến chương loại chí.
Địa Lý
Trịnh Hoài Đức
Gia Định Thành thông chí
Lê Quang Định
Nhất Thống dư địa chí
 Lê Quý Đôn
Vân Đài loại ngữ
Y HỌC
Lê Hữu Trác
Hải thượng y tông tâm lĩnh

3. Những thành tựu về mặt kĩ thuật.
- Chịu ảnh hưởng của kỹ thuật phương Tây.
- Thành tựu: 
+ Học được nghề làm đồng hồ và kính lí.
+ Chế tạo được máy xẻ gỗ 
+ Thí nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng hơi nước
à Thể hiện tài năng sáng tạo của thợ thủ công.
- Hạn chế
+ Chưa được nhà nước khuyến khích.
+ Chưa đưa vào ứng dụng hiệu quả.
Hoạt động 3: Luyện tập- GV cho học sinh xem sơ đồ tư duy tổng kết những kiến thức chính của toàn bài 28, gồm mục I và II. 
- GV cho HS làm bài tập củng cố
Bài 1: Nối các tác phẩm với các tác giả sau đây.
-Quốc sử triều Nguyễn.
-Phan Huy Chú.
-Ngô Thì Sĩ-Ngô Thì Nhậm.
- Trịnh Hoài Đức.
Lê Quang Định.
-Lê Quý Đôn.
Đại Việt sử kí tiền biên.
Đại Nam thực lục.
Đại Việt thông sử.
Lịch triều hiến chương loại chí.
Gia Định thành thông chí.
Nhất thống dư địa chí. 
Đáp án: Đại Việt Sử ký tiền biên của Ngô Thì Sỹ - Ngô Thì Nhậm.
	Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn
	Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn
	Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú
	Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức
	Nhất Thống dư địa chí của Lê Quang Định
Câu 2: Đánh dấu vào câu trả lời đúng
 1. Nhân vật lịch sử nào sau đây được đánh giá là danh nhân lớn của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực?
A – Lê Hữu Trác
B – Lê Quý Đôn
C – Lê Quang Định
2. Tàu thủy chạy bằng hơi nước của Việt Nam được sản xuất vào năm nào?
A. 1839
B. 1840
C.1841
D. 1842
 3. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (TK XVIII ) đã chế tạo được gì? 
A. Chế tạo máy xẻ gỗ chạy bằng hơi nước
B. Tàu thủy chạy bằng hơi nước
C. Làm đồng hồ và kính thiên lí
D. Làm đồng hồ và kính thiên văn.
Hoạt động 4: Vận dụng
Theo em trong những thành tựu trên, thành tựu nào có ý nghĩa, có sức ảnh hưởng lớn nhất? Vì sao?
Hoạt động 5: Mở rộng tìm tòi
Đọc thêm trong trang web: 
Lichsuvietnam.com.vn
Về nhà học bài
 Trả lời câu hỏi SGS (147)
 Tìm hiểu trước bài lịch sử địa phương

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_v.doc