Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp đóng vai để nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử nhằm góp phần khơi dậy cho các em niềm hứng thú học tập bộ môn
- Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết lịch sử là một trong những môn học quan trọng nhằm giúp học sinh có những hiểu biết đúng đắn, những biểu tượng sinh động về lịch sử Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm. Đồng thời giáo dục học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, ngưỡng mộ và noi theo các tấm gương, các danh nhân các nhà khoa học trong xây dựng và bảo vệ đất nước
Thực tế cho thấy rằng lịch sử là một môn khó dạy. Học sinh nắm bắt được các triều đại và các niên kỉ một cách có hệ thống . Tuy nhiên để đạt được những yêu cầu ở trên thì những tri thức về lịch sử được trình bày thông qua tranh vẽ ảnh chụp các di tích khảo cổ, di tích lịch sử và những truyền thuyết, những câu chuyện về những sự kiện, những nhân vật lịch sử điển hình. Để dạy tốt các bài lịch sử, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong sử dụng các phương pháp dạy học, chủ yếu truyền thụ một chiều, có thảo luận nhóm song chưa gây hứng thú học tập cho học sinh nên giờ học lịch sử còn nặng nề, áp đặt. Để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử giáo viên cần sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học khác nhau, trong đó có sử dụng trò chơi là cần thiết. Phương pháp này phù hợp đặc điểm tâm sinh lí của học sinh ,với định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở tiểu học theo phương châm “Nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn,hiệu quả hơn’’
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp đóng vai để nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử nhằm góp phần khơi dậy cho các em niềm hứng thú học tập bộ môn

y Lý Thường Kiệt giải thích vì sao ông lại chủ trương hành động như vậy ? - HS đóng vai miêu tả kể lại một trân đánh quyết định, một cuộc kháng chiến chống xâm lược.. Bài 14 :Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông– Nguyên *Vai diễn Vua Trần Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn Thái sư Trần Thủ Độ Các bô lão. *Cách chơi: 1 học sinh dẫn chuyện -Học sinh đóng vai vua Trần hỏi Thái sư Trần Thủ Độ: Nên đánh hay nên hoà (giọng lo lắng). -Học sinh đóng vai Thái sư Trần Thủ Độ: Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo.(Giọng cương quyết) -Học sinh dẫn chuyện đọc lời dẫn tiếp . -Học sinh đóng vai vua Trần hỏi các vị bô lão: Nên đánh hay nên hoà. -Học sinh trong vai bô lão đồng thanh trả lời: Đánh -Học sinh dẫn chuyện đọc lời dẫn tiếp . -Học sinh vai Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn : Đọc lời Hịch tướng sĩ.”Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng ” -Học sinh dẫn chuyện đọc lời dẫn tiếp . - Học sinh vai chiến sĩ hô to; Sát thát Bài 23 . Kinh tế- văn hóa thế kỉ XVI- XVII Cuộc đối đáp giữa Chúa Trịnh và Đào Duy Từ Dẫn truyện ( Quỳnh) Vào khoảng cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII. Dười sự trị vì của chúa Trịnh ở đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở đàng Trong, tình hình Văn hoá ở cả hai Đàng đều rất phát triển. Tuy nhiên, ở Đàng trong với sự phát triển của việc xây đắp Luỹ Thầy, nghề hát bội phát triển và đặc biệt là sự ra đời của tuồng Sơn Hậu, mà người có công lớn nhất là Đào Duy Từ. Chúa Trịnh sau khi nghe các Đại thần trình tấu, ngồi trong thư phòng với cận thần thân tín của mình đã tâm sự: Chúa Trịnh ( Hân)- “ Ta cảm thấy thật buồn và tiếc vì đã bỏ mất một ngừơi hiền tài trong thiên hạ. Giá như trước đây ta trọng dụng Đào Duy Từ, thì bây giờ dàng Ngoài cũng thật là phát triển. Nay ta có ý muốn mời Đào Duy Từ ra đàng Ngoài phò tá giúp ta phát triển đất nước. Nhưng vì ta là một bậc Minh vương, là bề trên nên ta không thể đích thân vào đoc mời Đào Duy Từ được. Ta sẽ viết một bức thư, ngươi hãy sai Xứ thấn đem vào cho Đào Duy Từ. Nội dung bức thư: “ Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. Nụ tầm xuân nở ra xanh ngắt, Em đi lấy chồng, anh tiếc lắm thay”. - Dẫn truyện ( Quỳnh) - Xứ thần của chúa Trịnh đã không quản ngày đêm mang thư đến cho Đào Duy Từ. Sau khi đi qua con sông Gianh( là ranh giới phân chia lãnh thổ giữa hai Đàng) đã gặp được Đào Duy Từ và giao cho ông bức thư của chúa Trịnh. - Đào Duy Từ ( Đăng): Sau khi nhận được thư, tỏ ra bùi ngùi và xúc động. Ông đọc thư rất lâu, sau đó vào trong Thư phòng viết thư đáp lại cho chúa Trịnh. Nội dung bức thư: “ Ba đồng một mớ trầu cay, Sao anh không hỏi những ngày còn không. Bây giờ em đã có chồng, Như chim vào lồng, như cá cắn câu. Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thuở nào ra”. Ngươi hãy đem bức thư này về giao lại cho chua Trịnh, ta tin là ngài sẽ hiểu. Chúc nhà ngươi lên đường bình an. 2.3. Lớp 8. Bài 13 lớp 8.Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918) CUỘC HỌP BÁO PV: Xin chào tất cả các bạn, mình là...... phong viên tờ thời báo Newtime. Mình rất vinh dự khi được tham gia cuộc họp báo vô cùng quan trọng ngày hôm nay với vai trò là người dẫn chương trình. Mình xin giới thiệu với tất cả các bạn, tham dự cuộc họp báo ngày hôm nay có: Thủ tướng Anh David George Tổng thống Pháp Raymond và Hoàng đế Đức Wilhelm II. ( khi PV giới thiệu các nhân vật phải đứng lên chào hoặc giơ tay cười tươi) Xin các bạn một tràng vỗ tay. Sau đây cuộc họp báo xin được bắt đầu. PV: Kính thưa các ngài lãnh đạo. Qua tìm hiểu tin tức thời sự tôi được biết trong khoảng vài ba thập niên gần đây, quốc gia của các ngài đang rất phát triển, nhiều công ty độc quyền xuất hiện, nước nào cũng có niềm tự hào của mình. Người Anh của ngài luôn luôn hãnh diện rằng đế quốc Anh là đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn đúng không ạ! Anh: Đúng rồi đó cậu, chúng tôi rất lấy tự hào về điều đó. PV: Còn thưa ngài tổng thông Pháp, mặc dù vị trí kinh tế sản xuất công Nghiệp nước Pháp không còn ở vị trí thứ 2 thế giới nữa nhưng tôi được biết nước ngài lại đi đầu về một số ngành công nghiệp mới như: điện khí hóa chất, ô tô phải không ạ? Pháp: Đúng rồi cậu nắm thông tin rất tốt đấy, không chỉ thế nước tôi cũng có nguồn đất đai thuộc địa rất rộng lớn ở Châu Á, châu Phi nữa, mà một số nước vẫn đang thèm khát đấy. Đức:Tổng thống Pháp nói đúng đấy, và mong ngài không quên một điều rằng kinh tế công nghiệp của chúng tôi- nước Đức vĩ đại đã vượt lên trên các ngài một bậc, với sức trẻ của một quốc gia đang lớn mạnh tôi không tin nước tôi lại không thể làm được điều mình mong muốn, chắc ngài vẫn nhớ kết quả năm 1871, 2 tỉnh Andat và Loren và 5 tỉ li vơ đã về tay chúng tôi như thế nào rồi đúng không? Anh: Ngài Wilhelm II mong ngài đừng lôi chuyện cũ ra nữa, chắc ngài biết chúng tôi đã chiếm quốc gia của người Bôi-ơ như thế nào chứ? Rất ngoạn mục phải không, đây mới là chuyện mới? Đức:Vâng tôi biết, nhưng thưa ngài Đavid chắc ngài không quên anh thanh niên Mỹ và anh bạn trẻ Nhật đã giành lấy từ tay 2 ông bạn già của ngài là Tây Ban Nha và Nga những gì rồi chứ? Một lần nữa tôi nhắc lại với 2 ông, chúng tôi có sức trẻ và chúng tôi sẽ làm được điều mà chúng tôi muốn. Anh: Anh Raymond ơi, anh đã nghe rõ hoàng đế Đức nói gì rồi chứ? Pháp: tôi đã nghe rất rõ và đang chờ xem anh ấy sẽ làm gì? Anh ban trẻ ạ, dù làm gì thì anh hãy luôn nhớ tiềm lực của chúng tôi không phải bây giờ mới có... PV: thôi, thôi tôi xin các ngài, chúng ta đến đây là bàn về vấn đề phát triển kinh tế và hòa bình thế giới cơ mà, tại sao các ngài lại đẩy nội dung sang một hướng khác như vậy nhỉ? Để cuộc họp bớt nóng hơn xin mời các vị giải lao trong ít phút ạ. Đức: ( đứng dậy đi ra và quay lại nói với anh và Pháp): các Ngài cứ chờ mà xem chúng tôi sẽ làm gì? Anh và Pháp: chúng tôi sẽ chờ. Pháp: mối hận năm 1871 sẽ được trả, hai tỉnh Andat và Loren là của nước Pháp Anh: Lãnh thổ nước Đức sẽ chỉ có ở châu Âu. PV: Thật toát hết cả mồ hôi các bạn ạ! không hiểu rồi họ sẽ làm gì? Hồi sau sẽ rõ các bạn nhé! Sau khi học sinh diễn xong, giáo viên đi vào tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chiến tranh. Bài 15 lớp 8 . Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng ( 1917- 1921) BÀI ĐƯA TIN VỀ NƯỚC NGA TRƯỚC CÁCH MẠNG. Xin chào tất cả các bạn, chúng tôi là Nguyễn Thu Thủy, Hải Đăng và Đình Dương phóng viên thường trú của đài truyền hình Việt Nam tại đế quốc Nga. Hôm nay nhóm phóng viên chúng tôi sẽ đưa tin về tình hình nước Nga trong những ngày nóng bỏng của đầu năm 1917. Như các bạn đã biết, đến đầu thế kỷ XX, mặc dù các hình thức kinh tế theo hướng Tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Nga những chế độ chính trị vẫn là nước đế quốc theo chế độ quân chủ chuyên chế, dưới sự cai quản của Nga Hoàng Nikolai II. Để tranh giành thuộc địa Nga Hoàng đã tiến hành chiến tranh với Nhật Bản năm 1904-1905, kết quả là nước Nga đã bị thua Nhật. Không dừng lại ở đó, sau khi đàn áp xong cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905-1907 do Lê Nin và Đảng Vô sản kiểu mới lãnh đạo, Nga Hoàng tiếp tục theo đuổi chiến tranh đế quốc tham gia vào phe Hiệp Ước cùng với Anh và Pháp, gây chiến tranh với phe liên minh Đức- Áo+ Hung- Italia vào năm 1914. Cuộc chiến tranh đế quốc mà Nga tham gia đã gây bao hậu quả cho nền kinh tế nước Nga, Sau đây, nhóm phóng viên của chúng tôi sẽ cập nhận tình hình kinh tế nước Nga, xin mời Hồng Đăng: ĐĂNG: Xin chào tất cả các bạn, nơi tôi đang đứng đây là tại một cánh Đồng của nước Nga, đây là nhà ở của những người nông dân Nga, các bạn thấy đấy, nó là những túp thì đúng hơn, đây là tình cảnh của những người nông dân,còn đây là gia đình Nga Hoàng, các bạn thấy thế nào? Cũng là con người những ở hai thế giới khác nhau đúng không? Kinh tế nước Nga vốn lạc hậu, nó không thể chịu được cường độ cao của cuộc chiến tranh. Lệnh tổng động viên 10 triệu người tham gia nhập ngũ làm cho sản xuất nông nghiệp thiếu nhân lực nghiêm trọng. Đây là bức hình phản ánh tình cảnh người nông dân Nga trước CM. Các bạn thấy thế nào: một chiêc xe kéo nước mà có đến 9 người, toàn là phụ nữ, nét mặt họ ủ dột, buồn bã. Chiến tranh đã cướp đi cuộc sống tươi vui của họ Từ năm 1916- 1917 sản lượng lương thực của Nga đã giảm 20%, mất mùa đói kém xảy ra khắp nơi, lại cộng thêm sản xuất công nghiệp đình đốn trong chiến tranh nên nạn thất nghiệp càng tăng nhanh. Đằng sau tôi đây là hình ảnh những người dân Nga bị đói kém. Theo các bạn sự sụp đổ về kinh tế như vậy thì tình hình xã hội sẽ ra sao: Xin mời phóng viên..........................đưa tin về tình hình xã hội nước Nga trước cách mạng. ĐÌNH DƯƠNG Xin chào các bạn, việc Nga tham gia chiến tranh đã làm cho kinh tế Nga suy sụp, nhưng bọn địa chủ và tư sản vẫn lợi dụng chiến tranh để làm giàu bất chính, mọi nỗi thống khổ đè nặng lên vai các tầng lớp nhân dân,đặc biệt là nông dân, công nhân và hơn 100 dân tộc trong đế quốc Nga bị đối xử khinh, phân biệt. Nga được gọi là ”Nhà tù của các dân tộc” , hàng trăm cuộc bãi công của công nhân và cuộc nổi loạn của nông dân đã nổ ra, ngoài mặt trận lính Nga thương vong rất nhiều, phong trào phản chiến diễn ra khắp nơi. Có lẽ tôi không cần phải nói nhiều. Các bạn hãy cứ nhìn bức tranh biếm họa trên đây sẽ hiểu tình cảnh của những người dân Nga như thế nào và tại sao Nga lại được gọi là nhà tù của các dân tộc. THỦY- Với những nội dung chúng tôi đã đưa tin như vậy, bây giờ xin mời các bạn hãy tương tác với chúng tôi: - Thông qua nội dung chúng tôi đã đưa, theo các bạn nước Nga trước cách mạng sẽ tồn tại những mâu thuẫn nào? - Xin mời bạn;. Các bạn trả lời: - Vâng thưa các bạn trước cách mạng nước Nga tồn tại rất nhiều mâu thuẫn đó là: mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ Nga Hoàng, giữa tư sản và vô sản, giữa nông dân với địa chủ, giữa chế độ Nga hoàng với các dân tộc và giữa đế quốc Nga với các nước khác. ( vì Nga tham chiến) - Theo các bạn mâu thuẫn nào là chủ yếu nhất? Vì sao? Trả lời: mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với Nga Hoàng, vì những chính sách của Nga Hoàng đã đấy người dân Nga vào tình cảnh hết sức khó khăn. THỦY: Thưa các bạn, theo như chúng tôi cập nhận thông tin và chứng khiến tình hình sôi sục bên này nhận thấy; Đến thời điểm này, Chính quyền Nga Hoàng đã không còn khả năng thống trị nữa và nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng. Tình hình nước Nga sẽ tiếp diễn như thế nào? Chúng tôi sẽ cập nhận thường xuyên trong các các bản tin tiếp theo, mời các bạn chú ý theo dõi. Thu Thủy, Hồng Đăng, Đình Dương đưa tin từ nước Nga - tháng 1 năm 1917 2.4. Lớp 9 Bài 16 : Những hoạt động của Nguyễn Aí Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925. *Giáo viên cho học sinh đóng các vai: Anh Tư Lê,Nguyễn Tất Thành Người dẫn chuyện (Thông tin tìm hiểu vì sao Nguyễn Tất Thành muốn tìm con đường cứu nước mới) *Diễn biến : Người dẫn : Câu 1 của thông tin Nguyễn Tất Thành : Anh Lê,anh có yêu nước không ? Anh Lê: Tất nhiên là có chứ (Giọng ngạc nhiên ) Nguyễn Tất Thành: Anh có thể giữ bí mật được không Anh Lê: Có Nguyễn Tất Thành :. Anh Lê: . Sau khi thông tin được học sinh theo dõi giáo viên nêu câu hỏi 1 và 2 cho học sinh thảo luận: Từ đố biết được khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài. Bài 24. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp( 1946- 1950). Em hãy tưởng tượng mình là người dân miền Bắc sống trong thời kì sau cách mạng tháng 8/1945 nói về tình cảnh nước ta sau cách mạng ? Bài 25 .Những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1950). Em hãy tưởng tượng mình là một người lính của ta tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc. Hãy kể lại quá trình giành thắng lợi của quân dân ta trong chiến dịch này. - HS đóng vai nhân vật phản ánh tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định Bài 27 . Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953- 1954) - Hãy đóng vai là một lính Pháp bị bắt ở chiến dịch Điện Biên Phủ sau hiệp định Giơ ne vơ được trả tự do kể về sự thất bại quân Pháp trong chiến dịch Điên Biên Phủ khi học - Em hãy đóng vai là Nguyễn Tri Phương để tìm cách đối phó với sự tấn công của Pháp. - Em hãy tưởng tượng mình là người dân trong nạn đói năm 1945 kể về sự kiện này trong lịch sử khi học bài 23 sgk lớp 9 3. KẾT QUẢ Đây là phương pháp khơi dậ y ở các em niềm hứng thú, say mê học tập, làm cho không khí lớp học sôi nổi, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Sử dụng phương pháp đóng vai không chỉ đánh giá được việc các em nắm kiến thức đến đâu mà còn đánh giá được quá trình sử dụng kiến thức của các em. Điều đó có nghĩa là từ kiến thức các em lĩnh hội được, áp dụng vào cuộc sống, vào trong thực tế sẽ biến thành thái độ, hành động, việc làm của các em. KẾT LUẬN Sử dụng phương pháp đóng vai trong quá trình dạy học làm cho học sinh được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên thiết kế, tổ chức và hướng dẫn. Qua đó các em có thể tự khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học. Học sinh sẽ hứng thú, thông hiểu và nhớ những gì các em nắm được qua hoạt động chủ động tích cực của mình. Trên đây là một vài kinh nghiệm được rút ra sau thời gian nghiên cứu và giảng dạy của bản thân. Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học bộ môn góp phần không nhỏ trong việc gây hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo của các em. Đồng thời thông qua vai diễn các em không chỉ nắm được những kiến thiêt cần thiết mà quan trọng hơn đó là giúp các em rèn luyện và hình thành một số kỹ năng để các em thể hiện được mình trong cuộc sống. Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã áp dụng khá thành công vì đã đạt được mục tiêu đề ra và đặc biệt là gây được hứng thú học tập cho học sinh, điều khó nhất đối với bộ môn này, nhất là đối tượng là học sinh lười, học yếu. Tuy nhiên, cũng có một số lớp cũng còn gượng ép, do học sinh chưa quen với phương pháp đóng vai, còn rụt rè.Theo tôi nghĩ, nếu phương pháp này được giáo viên áp dụng thường xuyên, tôi tin chắc rằng, học sinh sẽ thích thú học và hiệu quả cao hơn. Trong quá trình giảng dạy, bản thân luôn chú ý tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp phù hợp với từng nội dung, từng bài dạy. Trong một số nội dung, một số bài, tôi sử dụng phương pháp đóng vai đã khai thác có hiệu quả kiến thức, rèn luyện được những kỹ năng cần thiết, đặc biệt gây hứng thú, niềm say mê học tập cho các em. Bản thân đã có nhiều cố gắng, song đây là kinh nghiệm của riêng bản thân. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để công tác giảng dạy của bản thân ngày càng tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo_Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Lịch Sử trung học phổ thông. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo_Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh_Hà Nội 2014. 3. Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch Sử lớp 6, 7,8,9. 4. Thế giới trong ta số 9, Tạp chí của hội khoa học tâm lý – giáo dục Việt Nam. 5. Giáo trình Giáo dục học, tập 1,2 NXB. ĐHSPHN. 2005 An Phú Đông 3 /11/2019 Người viết sáng kiến Bùi Thị Ngọc
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_dong_vai_de_nang_c.doc