Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS
Hiện nay chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực người học.
Ở nước ta Đại hội XII của Đảng xác định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục - đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đổi mới căn bản công tác quản lý Giáo dục-Đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục-đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển Giáo dục - Đào tạo.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS

ể lại quá trình giành thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch này. - HS đóng vai thành hướng vẫn viên du lịch giới thiệu về 1 thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế VII sau khi học xong các thành tựu của văn hóa Trung Quốc. - Khi dạy cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cuộc khủng hoảng và hậu quả của nó, Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai người đứng đầu chính phủ các nước tư bản đề xuất cách giải quyết khủng hoảngKhi học sinh nhập vai các lực lượng chính trị để giải quyết khủng hoảng sẽ tạo sự hứng thú trong quá trình tìm hiểu kiến thức, kích thích khả năng sáng tạo, trình bày được quan điểm cá nhân về một vấn đề lịch sử. 4. Kết quả thực hiện. Trong năm học 2022-20223tôi đã áp dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử đặc biệt ở các lớp 6C,7B, 8A. Sau một thời gian tôi vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Lịch sử, tôi nhận thấy mình đã làm được một số việc sau đây: Tôi đã giúp học sinh phát triển nhiều năng lực như: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực sáng tạo Giúp các em tăng tính bạo dạn, tự tin, nhanh nhẹn, năng động hơn. Các tiết học các em được đóng vai, diễn xuất, các em hào hứng, sôi nổi tích cực hơn. Đặc biệt là giúp các em tăng thêm hứng thú học tập và lòng yêu thích môn học. Đó là tiền đề để giúp các em học tốt, nó được biểu hiện cụ thể thông qua kết quả học tập của các em được nâng cao. Sau đây là kết quả thu được của ba lớp trong bài kiểm tra đánh giá cuối kì I và bài kiểm tra đánh giá cuối năm học 2022 – 2023 mà tôi thực hiện giảng dạy: Thời gian Lớp Sĩ Số Điểm dưới 5 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% HKI 6C 42 01 2,4% 03 7,1% 12 28,6% 26 61,9% 7B 44 01 2,3% 02 4,6% 13 29,5% 28 63,6% 8A 41 02 4,9% 03 7,3% 12 29,3% 24 58,5% Cuối năm 6C 42 0 0% 01 2,4% 10 23,8% 31 73,8% 7B 44 0 0% 01 2,3% 10 22,7% 33 75% 8A 41 0 0% 02 4,9% 11 26,8% 28 68,3% So sánh với kết quả khảo sát giữa kì I: Lớp Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10 SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 6C 42 3 7,2% 4 9,5% 14 33,3% 21 50% 7B 44 2 4,5% 3 6,8% 16 36,4% 23 52,3% 8A 41 3 7,3% 5 12,2% 15 36,6% 18 43,9% Qua bảng số liệu trên cho thấy, tỉ lệ điểm khá, giỏi ở cả 3 lớp tăng lên rõ rệt. Cụ thể: Số lượng, tỉ lệ HS đạt điểm trung bình và dưới trung bình ở bài kiểm tra HKI ở cả 3 lớp giảm hơn so với giữa HKI (Lớp 6C giảm 3HS, lớp 7B giảm 2HS, lớp 8A giảm 3HS), đặc biệt kết quả bài kiểm tra cuối năm cả 3 lớp đều không còn học sinh bị điểm dưới 5. Số lượng, tỉ lệ HS đạt điểm khá, giỏi cuối năm cả 3 lớp đều tăng so với HKI, đặc biệt số lượng, tỉ lệ học sinh đạt điểm 9-10 bài kiểm tra cuối năm cả 3 lớp đều đạt trên 68%. Kết quả cuối năm học 2022-2023: - 80% học sinh các lớp giảng dạy đạt loại giỏi, 20% khá, 2 học sinh đạt giải cấp huyện; hướng dẫn học sinh đạt 5 giải trong ngày hội STEM thuộc lĩnh vực Lịch sử. - Nhiều tiết học xếp loại xuất sắc, giáo viên đạt giải nhì trong kì thi GVDG cấp huyện. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Những đóng góp của đề tài: 1. Tính mới của đề tài: Đề tài đã hệ thống được các dạng đóng vai vận dụng trong giờ học lịch sử để tạo hứng thú cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. Trong chương trình lịch sử và địa lí 6,7 phương pháp đóng vai rất được các tác giả chú trọng nhằm hướng tới cho học sinh được trao đổi, được trình bày, được đưa ra ý kiến, thể hiện quan điểm của mình từ đó phát triển năng lực của người học, đáp ứng được xu thế đổi mới trong dạy học hiện nay. 2. Tính hiệu quả: Đề tài được trình bày rõ ràng, dễ áp dụng. Đề tài có thể áp dụng cho các loại bài nghiên cứu kiến thức mới và bài ôn tập, hoặc trong chương trình ngoại khóa. Qua những năm gần đây tôi và các đồng nghiệp trong trường đã thực nghiệm phương pháp này. Điều mà chúng tôi nhận thấy rất rõ ràng là không những giáo viên mà cả học sinh đều rất hứng thú trong giờ học. Chính vì vậy, hiệu quả trong giờ học được nâng lên một cách rõ rệt, học sinh nắm chắc kiến thức bài học. Ngoài ra, với các dạng đóng vai được sử dụng linh động trong các hoạt động, HS có nhiều cơ hội để thể hiện năng khiếu của bản thân, ngày càng tự tin hơn trong các hoạt động tập thể. II. Một số khó khăn khi áp dụng đề tài. Mặc dù đề tài mang lại hiệu quả cao trong dạy học Lịch sử nhưng thực tế quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy có một số khó khăn, vướng mắc. Do tâm lí từ các nhà quản lí giáo dục, giáo viên đang xem nhẹ môn học nên “ngại đầu tư”, “ngại chuẩn bị”, bản thân học sinh chưa tích cực hợp tác dẫn đến quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn. III. Kiến nghị, đề xuất. 1. Với các cấp quản lý giáo dục: Trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay, việc dạy – học không chỉ trang bị cho các em tri thức mà còn giúp các em phát triển năng lực, phẩm chất. Việc áp dụng đổi mới cách tiếp cận bài học là một hướng đi đúng và cần thiết. Để áp dụng phương pháp Đóng vai đạt kết quả cao nhà trường cần trang bị hệ thống cơ sở vật chất như máy chiếu, máy tính phục vụ cho hoạt động dạy học, đầu tư trang phục cho các vai diễn. Tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động ngoại khóa, sân chơi dành cho học sinh về lịch sử từ đó giúp các em khám phá, hiểu được ý nghĩa của Lịch sử cũng như môn học. 2. Với giáo viên: Để tổ chức giờ dạy học lịch sử hiệu quả giáo viên cần xác định tư tưởng, tâm thế đúng cho bản thân và học sinh, tầm quan trọng của các bài học lịch sử. Giáo viên cần tạo sân chơi, hoạt động cho học sinh trong giờ học, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh làm việc, khám phá, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo. Đặc biệt, giáo viên cần không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, không ngại khó, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt độn dạy học. Và cuối cùng, cần dành thời gian cho hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả, năng lực tự học của học sinh để đảm nhận được sự phản hồi tích cực. 3. Với học sinh: Học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo cho mỗi bài học, học tập nghiêm túc. Từ kiến thức và kỹ năng cụ thể trong giờ học trên lớp học sinh tự rút ra cho mình phương pháp học tập, tự tìm tòi tài liệu, rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực. Sáng kiến kinh nghiệm “ Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh” là sự nghiên cứu tìm tòi và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của tôi thực sự đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực góp phần vào việc đổi mới dạy học Lịch sử. Tác giả rất mong muốn nhận được những góp ý từ các bạn đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp và bạn bè chia sẻ, góp ý, bổ sung để đề tài có thể hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) Chương trình giáo dục phổ thông - Những vấn đề chung, NXB Giáo dục. 2. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ. 3. Phan Trọng Ngọ. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà Trường. NXB Đại học sư phạm, H.2005. 4. Nguyễn Văn Ninh. “Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử ở trường THPT nhằm phát triển toàn diện học sinh”.Tạp chí Giáo dục, số 334( kì 2 - 5/2014). 5. Nghiêm Đình Vỳ (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử THCS, Nxb Đại học Sư phạm. 6. Lịch sử 8,9. Sách giáo viên (Bộ GD&ĐT – NXB Giáo dục). 7. Lịch sử và địa lí 6,7. Sách giáo khoa (NXB Đại học sư phạm). 8. Lịch sử và địa lí 6, 7. Sách giáo viên ( Đỗ Thanh Bình, Nguyễ Văn Ninh – NXB Đại học sư phạm). PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA ( DÙNG CHO HỌC SINH) Để thực hiện thành công đề tài “ Sử dụng PPĐV trong dạy học Lịch sử nhằm tạo hứng thú học tập cho HS ở trường THCS” tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của em. Em vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau bằng cách đánh dấu X vào ô mà em lựa chọn. Họ và tên:.Lớp:.Trường:. Câu 1: Em có suy nghĩ như thế nào khi được học một tiết học Lịch sử có sử dụng PPĐV ? Được thể hiện mình trước đám đông Được giao lưu, trao đổi, tranh luận với các bạn Dễ hiểu và nắm chắc kiến thức Ý kiến khác:.. Câu 2: Em hãy đánh dấu vào ô mà em chọn với các phương pháp mà GV sử dụng trong dạy học (mỗi phương pháp chỉ được đánh một ô) TT Các PP Rất thích Thích Bình thường Không thích 1 Thuyết trình 2 Đóng vai 3 Vấn đáp 4 Trực quan. 5 Nhóm Cảm ơn sự hợp tác của em! MỘT SỐ KỊCH BẢN ĐÓNG VAI DO HỌC SINH CHUẨN BỊ 1.KỊCH BẢN LÊ LỢI DỰNG CỜ KHỞI NGHĨA 1418-1427 Phân cảnh 1: Hội thề Lũng Nhai. Lê Lợi: Ta-Lê Lợi quyết phất cao cờ nghĩa đất Lam Sơn Dẫu có hiểm nguy dạ chẳng sờn Đánh đuổi giặc Minh yên bờ cõi Lũng Nhai cùng son sắt thề nguyền Quân lính: Cùng son sắt thề nguyền! Lê Lợi: Tôi là phụ đạo chính thần Lê Lợi, cùng với Lê Lai, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú, 19 người tuy họ hàng quê quán khác nhau. Nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ liền cành. Phận vinh hiển đều có khác nhau, mong có tình như cùng chung một họ. Chung sức đồng lòng giữ gìn đất nước, làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cùng nhau không dám quên lời thề son sắt. Kính xin có lời thề. Quân lính: Xin thề! Xin thề! ( đồng thanh, giơ tay). Phân cảnh 2: Lê Lai cứu chúa Quân lính (một người đại diện): thưa ngài! Giặc Minh ngày càng thẳng tay đàn áp dã man, bóc lột đến tận xương tủy dân ta. Sức chúng mạnh như vũ bão. Nay chúng đã đuổi theo chúng ta đến cùng đường rồi ạ! Lê Lợi: Chúng ta nhất định sẽ vượt qua khó khăn này. Bình Định Vương- Lê Lợi ta quyết không chịu lùi bước! Lê Lai: Thưa Bình Định Vương! Lương đã cạn kiệt từ lâu, củ rừng cũng đã đào hết. Nghĩa sĩ cũng đã kiệt sức vì đói. Lê Lợi ( Bình Định Vương): Ta biết, truyền lệnh ta giết ngựa để anh em ăn cho lại sức. Lê Lai: Dạ! ngựa...ngựa... cũng đã hết ạ. Lê Lợi: Thế giặc mạnh mà quân ta chí cùng lực kiệt. Phải mở đường máu xông pha một phen với giặc may ra mới gỡ được tình thế này. Lê Lai: Chúng tôi nguyện cùng Bình Định Vương tiến quân xuống núi. Xin Bình Định Vương hãy ẩn mình vì đại cuộc. Lê Lợi: Nhưng chúng ta đã nguyện sống chết cùng nhau- lời thề cùng sông núi ta nào quên được. Không! Ta không thể làm thế! Ta sẽ cùng anh em một phen sống mái với kẻ thù. Lê Lai: Bình Định Vương còn, nghĩa quân còn. Thần nguyện mở đường để toàn quân ở lại giữ toàn vẹn non sông. Xin người nhanh lên kẻo không kịp! Lê Lợi: Lê Lai! Khanh...( cởi khăn choàng cho Lê Lai mắt dưng dưng) Quân lính: Xin Bình Định Vương hãy cho chúng tôi cùng tướng quân Lê Lai mở đường ạ. ( nói rồi cùng nhau xông ra) Quân Minh 5-7 người:Hãy bắt và giết bằng được Lê Lợi cho ta! ( tướng của nhà Minh giơ kiếm, quân lính dùng giáo mác tiến đến bao vây Lê Lai, Lê Lai đã hi sinh). Tướng nhà Minh: Ha ha! Lê Lợi đã chết! Quân của bọn chúng có còn cũng chỉ như rắn mất đầu. Sớm tan rã thôi. Chúng ta rời khỏi đây mau! 2. BÀI ĐƯA TIN VỀ NƯỚC NGA TRƯỚC CÁCH MẠNG. Thu Thủy: Xin chào tất cả các bạn, chúng tôi là Thu Thủy, Hồng Đăng, Đình Dương phóng viên thường trú của đài truyền hình Việt Nam tại đế quốc Nga. Hôm nay chúng tôi sẽ đưa tin về nước Nga trong những ngày nóng bỏng của đầu năm 1917 Như các bạn đã biết, đến đầu thế kỉ XX, mặc dù các hình thức kinh tế TBCN đã xuất hiện ở nước Nga nhưng chế độ chính trị vẫn theo chế độ quân chủ chuyên chế, dưới sự cai quản của Nga hoàng NICOLAI II. Để tranh giành thuộc địa Nga hoàng đã tiến hành chiến tranh với Nhật Bản 1904 -1905, kết quả là nước Nga bị thua trận. Hồng Đăng: Không dừng lại ở đó, sau khi đàn áp xong cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905 -1907, Nga hoàng tiếp tục theo đuổi chiến tranh đế quốc đứng về phe Hiệp ước cùng với Anh, Pháp, gây chiến tranh với phe Liên minh Đức – Áo- Hung vào năm 1914. Cuộc chiến tranh đã gây ra hậu quả nặng nề cho kinh tế nước Nga. Sau đây nhóm phóng viên chúng tôi sẽ cập nhật tình hình kinh tế nước Nga, xin mời Hải Đăng. Đăng: Xin chào tất cả các bạn, nơi tôi đang đứng đây là một cánh đồng của nước Nga, đây là nhà ở của những người nông dân Nga, các bạn thấy đấy nó là những túp lều thì đúng hơn. Đây là tình cảnh của những người nông dân còn đây là gia đình của Nga hoàng, các bạn thấy thế nào? Cũng là con người nhưng ở hai thế giới khác nhau đúng không? Kinh tế nước Nga vốn lạc hậu, nó không thể chịu đựng cường độ cao của chiến tranh. Lệnh tổng động viên 10 triệu người tham gia nhập ngũ làm cho sản xuất nông nghiệp thiếu nhân lực nghiêm trọng. Đây là bức hình phản ánh tình cảnh người nông dân Nga trước cách mạng. Các bạn thấy thế nào: một chiếc xe kéo nước mà có đến 9 người, toàn là phụ nữ, nét mặt họ ủ dột, buồn bã. Chiến tranh đã cướp đi cuộc sống tươi vui của họ. Sản xuất bị đình đốn, nạn thất nghiệp ngày càng tăng. Theo các bạn sự sụp đổ kinh tế như vậy thì tình hình xã hội sẽ ra sao? Xin mời Đình Dương. Đình Dương: Việc Nga tham gia chiến tranh đã làm cho kinh tế Nga suy sụp, nhưng bọn địa chủ và tư sản vẫn lợi dụng chiến tranh để làm giàu bất chính, mọi thống khổ đè nặng lên vai các tầng lớp nhân dân. Nga được gọi là “ Nhà tù của các dân tộc”, hàng trăm cuộc bãi công của công nhân và cuộc nổi loạn của nông dân đã nổ ra, ngoài mặt trận lính Nga thương vong rất nhiều. Có lẽ tôi không cần phải nói nhiều. các bạn hãy nhìn bức tranh biếm họa trên đây sẽ hiểu rõ hơn về bối cảnh nước Nga đầu thế kỉ 20. Thưa các bạn, theo như chúng tôi cập nhận thông tin và chứng khiến tình hình sôi sục bên này nhận thấy: Đến thời điểm này, Chính quyền Nga Hoàng đã không còn khả năng thống trị nữa và nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng. Tình hình nước Nga sẽ tiếp diễn như thế nào? Chúng tôi sẽ cập nhận thường xuyên trong các các bản tin tiếp theo, mời các bạn chú ý theo dõi. -Thu Thủy, Hồng Đăng, Đình Dương đưa tin từ nước Nga - tháng 1 năm 1917. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1 I. Lí do chọn đề tài.. 1 II. Mục đích nghiên cứu......... 2 III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2 IV. Phương pháp nghiên cứu .2 V. Tính mới của đề tài....... 3 PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng PPĐV vào dạy học Lịch sử......... .4 1.Cơ sở lí luận 4 1.1. Phương pháp dạy học tích cực 1.2. Phương pháp đóng vai và vai trò của phương pháp đóng vai trong dạy học 5 2. Cơ sở thực tiễn 6 2.1. Mức độ sử dụng PPĐV của giáo viên trong dạy học Lịch sử 6 2.2. Mức độ hứng thú của HS đối với các phương pháp dạy học của GV 7 II. Tổ chức đóng vai trong dạy học lịch sử ở trường THCS để tạo hứng thú học tập cho học sinh .9 1. Nguyên tắc sử dụng PPĐV trong dạy học Lịch sử 9 2. Cách thức sử dụng các dạng đóng vai trong dạy học Lịch sử .10 2.1. Đóng vai nhân vật Lịch sử 10 2.2. Đóng vai nhân vật giả định 11 2.3. Đóng vai tình huống .12 3. Minh chứng sử dụng phương pháp Đóng vai trong dạy học lịch sử 12 4. Kết quả thực hiện 13 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15 I. Những đóng góp của đề tài 15 1. Tính mới của đề tài 15 2. Tính khoa học 15 3. Tính hiệu quả 15 II. Một số khó khăn khi áp dụng đề tài 15 III. Kiến nghị, đề xuất 15 1. Với các cấp quản lí giáo dục 15 2. Với giáo viên 16 3. Với học sinh 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/Ký hiệu Cụm từ đầy đủ PPĐV Phương pháp đóng vai GV Giáo viên HS Học sinh THCS Trung học cơ sở
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_dong_vai_trong_day.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử vào hoạt động hình thành kiến thức nhằ.pdf