Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở lớp 9 trường TH và THCS Đông Phú
1.1. Lí do chọn đề tài
“Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ; Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay" [11].
Trong nhà trường phổ thông, bộ môn Lịch sử có tầm quan trọng và có tính giáo dục rất lớn, nó cung cấp cho học sinh một bức tranh sinh động về lịch sử loài người trên thế giới và lịch sử dân tộc Việt Nam. Bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo.
Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành… Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học. Người giáo viên trong dạy học lịch sử đa số chỉ làm nhiệm vụ nói lại nội dung sách giáo khoa, lại càng khó khăn hơn trong việc phát triển bài giảng được soạn trên cở sở sách giáo khoa. Như vậy, bài giảng không thể gây hứng thú cho học sinh học tập, gây nhàm chán trong tâm lý dạy - học của cả giáo viên lẫn học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở lớp 9 trường TH và THCS Đông Phú

ạy bài “Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước”, giáo viên sử dụng tài liệu văn học kết hợp với tài liệu của Hồ Chí minh và Văn kiện Đảng như sau. Trình bày thời cơ cách mạng chín muồi và Lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc, giáo viên dẫn chứng các tài liệu: “12 giờ trưa ngày 18/3/1945, phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh, quân đội Nhật đã bị tan rã ở khắp các mặt trận. Kẻ thù chúng ta đã ngã gục. Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh..."[8] Để làm sáng rõ thời cơ “ngàn năm có một”, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc “Bản quân lệnh số 1” của Ủy ban khởi nghĩa, đặc biệt nhấn mạnh đoạn: “Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh! Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!”[1]. Giọng đọc trang trọng, dõng dạc, dứt khoát thể hiện sự quyết tâm hành động khi thời cơ cách mạng đến. Tiếp đó, một học sinh đọc thư của Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân vùng đậy khởi nghĩa giành chính quyền: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho taTiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!” [1] - Thứ hai, kết hợp với tài liệu trực quan trong dạy học lịch sử. Việc sử dụng TLVH kết hợp với tài liệu trực quan giúp cho học sinh củng cố khắc sâu kiến thức, hiểu bản chất sự kiện lịch sử. Dạy bài “ Mặt trận Việt Minh ra đời và lãnh đạo đấu tranh”, giáo viên cho học sinh quan sát bức ảnh “ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” và hướng dẫn các em tìm hiểu hoàn cảnh ra đời cũng như vì sao lại có tên “ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” qua đoạn trích: “Bây giờ thời kì cách mạng phát triển hòa bình đã qua, nhưng thời kì khởi nghĩa toàn dân chưa tới! Nếu bây giờ vẫn chỉ hoạt động bằng hình thức chính trị thì không đủ để đẩy mạnh phong trào đi tới. Nhưng phát động phong trào vũ trang khởi nghĩa ngay thì quân địch sẽ tập trung đối phó. Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Phải tìm ra một hình thức thích hợp thì mới có thể đẩy phong trào tiến lên." Sau khi phân tích tình hình lúc bấy giờ, giáo viên nhấn mạnh: “Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” đã ra đời. Hôm đó là ngày 22-12-1944, lúc 5 giờ chiều, “lễ thành lập được cử hành trong một khu rừng nằm giữa tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám. Chỉ thị ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân Buổi lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân.(Đồng chí Võ Nguyên Giáp (bìa trái), Hoàng Văn Thái cầm cờ (là người đội mũ cối)) Khi dạy bài “ Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945”. Giáo viên sử dụng bản đồ “Khu giải phóng Việt Bắc” Giáo viên đặt câu hỏi tình huống: “Vì sao Hồ Chí Minh quyết định thành lập khu giải phóng Việt Bắc?” sau đó hướng dẫn học sinh nhận thức rằng do những thắng lợi của cao trào kháng Nhật cứu nước, vùng giải phóng được mở rộng bao gồm các tỉnh miền thượng du: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang (giáo viên chỉ bản đồ), địa thế các tỉnh này nối liền nhau nên Hồ Chí Minh đã chỉ thị thành lập khu giải phóng. “Khu giải phóng phải trở thành một căn cứ địa vững chắc về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa để làm bàn đạp Nam tiến, giải phóng toàn quốc”. Tân Trào được chọn làm Thủ đô của khu giải phóng, trong khu giải phóng đã thi hành 10 chính sách của Việt Minh, người dân bước đầu được hưởng các quyền tự do, dân chủ. Khu giải phóng Việt Bắc chính là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới: “Ai lên xứ Lạng cùng anh Thăm khu giải phóng, thăm thành Bắc Sơn. Suối trong in mặt trời tròn. Xem cô gái Thổ trèo non đi tuần”. [5] e. Sử dụng tài liệu văn học trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học sinh. Trong giai đoạn hiện nay thực hiện đổi mới giáo dục toàn diện trong đó có kiểm tra đánh giá. Đến thời điểm hiện tại Văn – Sử - Địa, đề thi vẫn theo phương pháp tự luận. Để đánh giá khách quan và chính xác học sinh thì hướng đổi mới trong cách ra đề đang được nhiều người quan tâm. Đó là ra theo lối “Đề mở” để đánh giá năng lực vận dung của học sinh trong quá trình làm bài. Đối với môn Lịch sử, trong phương pháp ra đề mở giáo viên có thể dùng kiến thức văn học để làm đề kiểm tra cho học sinh, vừa hấp dẫn vừa kiểm tra đánh giá được thực chất kết quả dạy học. Đồng thời góp phần tác động vào tư tưởng tích cực học tập, tìm tòi của học sinh, phát triển tư duy nhận thức cho các em. Ví dụ 1: “Quét Cao – Lạng mở biên cương Mênh mông gió lớn bốn phương thổi vào” [ Vinh quang Tổ Quốc ta - Tố Hữu] Đó là câu thơ nói lên kết quả của chiến thắng nào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954? Hãy trình bày hoàn cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng đó? Ví dụ 2: Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn” [ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu] Là những câu thơ diễn tả về diễn biến chiến dịch nào? Hãy trình bày hoàn cảnh, diễn biến, kết quả ý nghĩa của chiến dịch đó. g. Dùng tài liệu văn học để tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khoá: Hoạt động ngoại khoá là một trong những hình thức tổ chức dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, được tiến hành trong suốt năm học, theo các chuyên đề nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình môn học. Tuy là hoạt động ngoài trời nhưng có ý nghĩa to lớn, tác dụng như một bài nội khoá trong việc giáo dục và giáo dưỡng học sinh. Đối với môn Lịch sử, trong năm có nhiều ngày lễ lớn như: Kỷ niệm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2; Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12; Ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5; Ngày chiến thắng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Miền Nam 30/4 Tất cả đều có thể làm các chuyên đề ngoại khoá vừa hấp dẫn vừa có ý nghĩa to lớn. Học sinh tham quan bảo tàng Lịch sử Học sinh nghe cựu chiến binh kể chuyện Lịch sử Có thể có nhiều hình thức tổ chức ngoại khoá khác nhau, trong đó tổ sử có thể kết hợp với tổ văn để tiến hành ngoại khoá Văn- Sử theo các chuyên đề trên cho học sinh để đạt hiệu quả gấp bội sẽ không làm cho học sinh nhàm chán, nặng nề vừa hiểu được nội dung Lịch sử vừa có kiến thức về Văn học. Ngược lại bổ sung kiến thức toàn diện cho giáo viên, thực hiện học tập suốt đời và nâng cao năng lực sư phạm, kỹ năng nghề nghiệp. h. Có thể sử dụng để ra bài tập cho học sinh về nhà. Với cách này, sau mỗi chương, mỗi giai đoạn lịch sử giáo viên có thể ra bài tập chuyên đề cho học sinh về nhà sưu tầm các bài văn, thơ, hồi ký về giai đoạn lịch sử mà mình đã học. Có thể khuyến khích bằng cách chấm và cho điểm 15 phút. Sử dụng phương pháp này vừa phát huy tính tích cực tìm tòi cho học sinh, nâng cao hiểu biết cho các em đồng thời qua đó giáo viên có thể học tập thêm, nâng cao thêm những hiểu biết của mình. Có thể làm chuyên đề về Lịch sử địa phương để giáo dục truyền thống của quê hương cho các em. Ví dụ 1: Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu về truyền thống cách mạng của xã Đông Phú trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ: Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, xã Đông Phú đã có bao nhiêu người tham gia kháng chiến (gồm cả bộ đội, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong)? Xã có bao nhiêu người đã hi sinh vì Tổ quốc? Những ai được phong anh hùng hay Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Em hãy kể về một trong số những con người đó. Ví dụ 2: Sưu tầm những câu chuyện lịch sử về những người được phong anh hùng, dũng sĩ diệt Mĩ của Thanh Hóa trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. 2.3.2. Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Tôi đã từng đọc được nhận xét sau: Nếu có phương pháp đúng đắn, thì một người bình thường cũng có thể làm được những điều phi thường; Vậy, sử dụng tài liệu văn thơ trong dạy học lịch sử cần có phương pháp như thế nào? Theo Trịnh Tùng trong cuốn “ Phương pháp dạy học lịch sử” (trang 164, NXB Giáo dục 1999), thì sử dụng tài liệu văn thơ trong dạy học lịch sử có thể tiến hành như sau: - Thứ nhất,tài liệu lịch sử phải phù hợp với nội dung bài giảng và trình độ nhận thức của học sinh; có giá trị giáo dục, giáo dưỡng và giá trị văn hóa. - Thứ hai, giáo viên hiểu cặn kẽ và thật tâm đắc những tư liệu mình đã lựa chọn; phải đảm bảo tính tiêu biểu, điển hình. - Thứ ba, không nên ôm đồm, quá tải trong việc vận dụng kiến thức văn học; phải đảm bảo tính khoa học và tư tưởng giáo dục. - Thứ tư, luôn luôn đảm bảo tính vừa sức của học sinh. - Thứ năm, các tài liệu văn học sử dụng phải có nguồn gốc rõ ràng - Thứ sáu, khi đọc các đoạn trích thơ, văn giáo viên phải có cảm xúc, truyền cảm, nếu không có năng khiếu này phải tập từ từ hoặc sử dụng các phương tiện hỗ trợ công nghệ thông tin - Thứ bảy, lựa chọn các biện pháp thích hợp để sử dụng tài liệu văn học. 2.4. Hiệu quả Tôi đã sử dụng kinh nghiệm này vào các tiết dạy và đạt được kết quả khả quan, khi sử dụng một số câu thơ, câu văn, câu trích dẫn minh họa cho một sự kiện lịch sử, bài học lịch sử làm giờ học sinh động hơn, hấp dẫn học sinh hơn, giờ học đạt hiệu quả cao. Trong dạy học dùng thơ văn cho học sinh có vai trò tích cực, chủ động trong việc học tập, qua đó các em chủ động tìm những kiến thức đã học để hiểu sâu, toàn diện một sự kiện lịch sử, đồng thời học sinh còn ôn tập, củng cố, tổng hợp kiến thức ở mức độ cao hơn. Kết quả bài thi cho học sinh khối 9 năm học 2016-2017 HK II cụ thể như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 9A 20 0 5 25% 15 75% 0 9B 26 5 19% 8 31% 13 50% 0 0 III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Tài liệu văn học được vận dụng trong các tiết dạy sẽ đạt được kết quả cao nhất của học sinh về các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, giúp học sinh hứng thú học tập, lĩnh hội kiến thức nhanh và vận dụng một cách sáng tạo vào thực tế. Giáo viên không chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn để học sinh có cơ hội tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức mà còn phải biết vận dụng vốn kiến thức đã biết để hiểu kiến thức mới, có như vậy mới phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong học tập. Bài học kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài là: Giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình, phương pháp dạy học,lựa chọn nội dung có thể tích hợp kiến thức Văn học vào dạy học. Giáo viên cần chịu khó đầu tư thời gian tìm hiểu, nghiên cứu để chọn lựa được những tư liệu Văn học phong phú, tiêu biểu vừa thể hiện rõ các nội dung kiến thức lịch sử, vừa đảm bảo giá trị văn học đồng thời phải phù hợp với thời lượng của tiết học. Giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh đọc và sưu tầm các loại tài liệu tham khảo là những tác phẩm văn học cho phù hợp, giúp học sinh chọn, xác định những tác phẩm nào phục vụ cho yêu cầu của dạy học lịch sử, tránh sử dụng những tác phẩm bịa đặt ảnh hưởng xấu đến nhận thức lịch sử của học sinh Giáo viên cần nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo để cung cấp thêm thông tin và kiến thức ở mỗi bài học, rèn luyện được kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng trực quan, các kĩ thuật dạy học tích cực để góp phần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong mỗi tiết học, Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, phần lớn dựa vào tình hình học tập của học sinh trường TH&THCS Đông Phú. Tuy nhiên đề tài này có khả năng áp dụng vào thực tiễn dạy học Lịch sử của các giáo viên ở các trường. Vì thế kính mong quí thầy cô tham khảo và đóng góp thêm ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. 3.2. Kiến nghị: Hiện nay trong nhà trường đã được cấp nhiều thiết bị dạy học tuy vậy đối với môn lịch sử thì đồ dùng còn quá ít, vì vậy muốn đạt kết quả cao trong bộ môn này cần có thêm những yêu cầu sau: * Đối với Bộ Giáo dục và Sở giáo dục: - Chương trình sách giáo khoa môn Sử và chương trình Lịch sử địa phương cần cải cách mạnh mẽ, lược bỏ bớt đi những nội dung trùng lặp và khó, dành thời gian lồng ghép những tiết học ngoại khóa để giáo viên và nhà trường có thể tổ chức các buổi học ngoại khóa, tham quan, tìm hiểu thực tế,... Từ đó giúp học sinh có hứng thú và yêu thích môn học hơn. - Đề thi môn Sử phải ra theo hướng mở, kích thích tư duy của học sinh chứ không nên ra theo kiểu học thuộc lòng khiến học sinh ngại học bài. * Đối với nhà trường: - Trang bị đầy đủ và đảm bảo tốt nhất về thiết bị, đồ dùng dạy học như máy chiếu, tranh ảnh về các di tích lịch sử và di sản văn hóa, các chân dung nhân vật lịch sử,... - Cần tổ chức các cuộc thi sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học. - Nên tổ chức những buổi học ngoại khóa, tham quan các di tích, bảo tàng lịch sử cho học sinh để các em khám phá, tìm hiểu một cách sinh động . - Cung cấp nhiều tư liệu để giảng dạy tốt phần lịch sử địa phương. * Đối với mỗi giáo viên dạy môn Lịch sử cần phải thật sự tâm huyết, đổi mới phương pháp dạy học sinh động, tạo được cảm hứng, lôi cuốn học sinh. Dạy Sử không chỉ đơn thuần là đọc chép, hay chỉ chuyển tải nội dung một cách khô khan, đơn điệu, bởi điều ấy sẽ dễ làm người học nhàm chán. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 7 tháng 3 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Đỗ Thị Phượng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn kiện Đảng toàn tập - Tập 7 Tr 421,422 2. Đại cương lịch sử Việt Nam (tập II) Nhà xuất bản giáo dục. 3. Hợp tuyển thơ văn yêu nước, thơ văn cách mạng (1913-1945), NxbVH, 1980 3. Hoạt động dạy học ở trường THCS – Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Phương pháp dạy học lịch sử - Nhà xuất bản Giáo dục. 5.Tài liệu hội thảo tập huấn : Đổi mới nội dung và phương pháp dạy lịch sử. 6. Những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch ( NXB Sự Thật) Tập 1 - 1958 7.Tài liệu hướng dẫn dạy học tích hợp trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. 8. Tuyển tập thơ Tố Hữu – NXB GD 9. Hồi kí Hoàng Quốc Việt - NXBGD 10.Sách giáo khoa, sách giáo viên, bài tập lịch sử 9– Nhà xuất bản Giáo dục. 11. SGK Lịch sử 6 (Nhà xuất bản Giáo dục). DANH MỤC Các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng Cấp phòng GD&ĐT Cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên. TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng môn Lịch sử ở trường THCS Đông Phú Phòng GD&ĐT Đông Sơn A 2009 - 2010 Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng môn Lịch sử ở trường THCS Đông Phú Sở GD&ĐT Thanh Hóa C 2010 - 2011 Nâng cao hứng thú và kết quả tiếp thu Lịch sử dân tộc qua tích hợp kiến thức Văn trong dạy học phần LSVN ở lớp 9A trường THCS Đông Phú. Phòng GD&ĐT Đông Sơn B 2012-2013 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Trang 2 1.2. Mục đích nghiên cứu: Trang 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Trang 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trang 3 2. NỘI DUNG: 2.1. Cơ sở lí luận: Trang 3 2.2.Cơ sở thực tiễn: Trang 4 2.3 Giải pháp thực hiện: Trang 6 2.4. Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu: Trang 11 2.5. Hiệu quả Trang 12 3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ: 3.1. Kết luận: Trang 12 3.2. Kiến nghị: Trang 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 17
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tai_lieu_van_hoc_trong_day_hoc.doc
bia_skkn.doc