Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh biếm họa để tạo xúc cảm cho học sinh trong dạy học Lịch sử thế giới cận đại lớp 8 ở trường THCS

Từ xa xưa giáo dục lịch sử luôn được xem là một nội dung quan trọng trong giáo dục.“Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, “Là bó đuốc soi đường tới tương lai”. Học lịch sử không chỉ là tìm hiểu về quá khứ về cội rễ ông cha mà hơn cả là học để rút kinh nghiệm từ quá khứ, hiểu biết hiện tại và hướng tới tương lai. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho HS hệ thống tri thức cơ bản về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới với các sự kiện cụ thể, nhằm dựng lại cho HS bức tranh quá khứ của xã hội loài người đã xảy ra. Đồng thời nó có tác dụng lớn trong việc phát triển tư duy của HS, đặc biệt là tư duy độc lập, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức. Bản thân kiến thức lịch sử tự thân đã mang trong mình tính giáo dục cao cho HS về phẩm chất đạo đức, tư tưởng, tình cảm. Do vậy, bộ môn Lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục truyền thống dân tộc, tinh thần nhân văn – những giá trị dễ bị xói mòn trong cuộc sống hiện đại. Nhận thức được điều đó nhưng việc dạy học bộ môn Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông thực sự “có vấn đề”, khiến ta buộc phải nhìn nhận từ chính cách dạy và học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Một vấn đề đặt ra là người thầy đã biết truyền cảm hứng cho HS hay chưa? Truyền cảm hứng bằng cách nào?
docx 25 trang SKKN Lịch Sử 11/05/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh biếm họa để tạo xúc cảm cho học sinh trong dạy học Lịch sử thế giới cận đại lớp 8 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh biếm họa để tạo xúc cảm cho học sinh trong dạy học Lịch sử thế giới cận đại lớp 8 ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh biếm họa để tạo xúc cảm cho học sinh trong dạy học Lịch sử thế giới cận đại lớp 8 ở trường THCS
cho điểm 1- 2 HS có kết quả ấn tượng nhất. Sau đó, GV dẫn vào bài mới và để ngỏ: “Bài học sẽ giúp chúng ta hiểu được rõ hơn nội dung phản ánh của bức tranh... Và vì sao cô/ thầy lại cho rằng bạn A có cái tên ấn tượng nhất”
Với việc dẫn dắt vào chương mới, bài mới như trên, HS sẽ có sự chú ý ngay từ đầu bài học. Bức tranh biếm họa với đầy ẩn ý hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú cho HS, kích thích được sự tò mò, thắc mắc trong đầu các em rằng những hình ảnh ấy nói về vấn đề gì? Có ý nghĩa gì?... Việc đặt HS vào một tình huống kích thích sự tò mò ẽ nâng lên một cách rõ rệt sức mạnh giáo dục, khả năng phát triển tư duy của HS trong học tập lịch sử. Nó cũng bước đầu thực hiện được cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm. Cùng với đó, các em còn được củng cố kiến thức cơ bản và rèn luyện các kĩ năng như kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng, so sánh.
Giải pháp 2: Sử dụng tranh biếm họa để cụ thể hóa kiến thức, tạo biểu tượng sinh động cho học sinh
Quá trình nhận thức lịch sử tuân thủ theo đúng quy luật nhận thức: Đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính. Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, đi từ biết đến hiểu, từ đơn giản đến phức tạp... Biểu tượng lịch sử: đó là hình ảnh về sự kiện, nhân vật lịch sử... được phản ánh trong óc HS với những nét chung nhất. Như vậy nội dung của một sự kiện lịch sử được HS nhận thức thông qua việc tạo hình ảnh về quá khứ, bằng những hoạt động của các giác quan, thị giác tạo nên hình ảnh trực quan, thính giác đem lại hình ảnh quá khứ thông qua lời giảng của GV; để đạt được mục đích của việc tạo biểu tượng là tái tạo sự kiện lịch sử xảy ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:
Ví dụ: Trong sách giáo khoa Lịch sử 8, bài 2: “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII” có đề cập tới bức tranh biếm họa “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng”:
Hình: Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng
Đây là phần giới thiệu kiến thức mới nên thông thường giáo viên chủ động khai thác nội dung bức tranh tuy nhiên để học sinh có thể chủ động trong việc tiếp thu kiến thức giáo viên có thể cho học sinh đóng vai các nhân vật trong bức tranh trên. Tuy nhiên việc đóng vai này chỉ ở mức độ nhận biết tránh việc áp đặt kiến thức. Cụ thể mục đích đóng vai chỉ ở bước xác định nhân vật là ai, bề ngoài như thế nào, biểu cảm ra sao, có mối quan hệ hay có sự tương tác gì đối với nhân vật khác trong bức tranh? Giáo viên sẽ giải thích tại sao có mối quan hệ đó và liên hệ với nội dung bài học.
Việc cho học sinh tự nhập vai trực tiếp ở trên lớp mà không có sự chuẩn bị là rất khó. Cho nên GV sẽ cùng học sinh tạo kịch bản đóng vai. Để tránh áp đặt cũng như giúp cho học sinh chủ động tiếp cận với kiến thức, đối với các học sinh được phân vai giáo viên cần tìm hiểu học sinh có cảm nhận như thế nào về nhân vật mà mình sẽ nhập vai và nhìn thấy những gì ở bức tranh này. Sau đó giáo viên cùng học sinh tổng hợp và bổ sung ý kiến để có một kịch bản phù hợp với bức tranh và đưa học sinh tiến tới mục tiêu của bài học.
Cụ thể phương pháp đóng vai để hóa thân vào các nhân vật trong bức tranh biếm họa “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng” khi tác giả tiến hành giảng dạy trực tiếp tại trường THCS Việt Nam Angieri, đã được đề cập ở phần phụ lục. Với việc phân vai cho ba em học sinh hóa thân vào các nhân vật quý tộc, tăng lữ, nông dân. Các em đã cùng giáo viên xây dựng kịch bản và tập luyện diễn xuất. Tuy nhiên do giáo viên hướng dẫn còn e ngại vì đây là nội dung kiến thức mới nên tôi chưa thể cho học sinh đóng vai trên lớp. Nội dung kịch bản được tác giả dẫn ở phần phụ lục.
Sau khi cho học sinh đóng vai, giáo viên sẽ là người lý giải mối quan hệ giữa các nhân vật trong bức tranh và có sự kết nối với nội dung bài học. Bức tranh gửi đến thông điệp: Không ở đâu người nông dân lại khổ như ở Pháp, trên thì bị hai tầng áp bức bóc lột, điều kiện lao động còn hạn chế, bên dưới thì chịu ảnh hưởng bởi các con vật phá hoại mùa màng. Xã hội nước Pháp trước cách mạng tồn tại mâu thuẫn giai tầng sâu sắc.
Giải pháp 3: Sử dụng tranh biếm họa trong kiểm tra đánh giá
Ngành giáo dục đang trong lộ trình thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Đổi mới giáo dục liên quan đến mọi mặt dạy học và giáo dục. Kiểm tra, đánh giá không thể là một hoạt động nằm ngoài quá trình này. Kiểm tra, đánh giá có ảnh hưởng trực tiếp đến cách dạy, cách học, tuy nhiên đang là một khâu chưa được coi trọng đúng mức, bộc lộ nhiều điểm yếu kém và lạc hậu. Thực tế ngày càng cho thấy phải chú ý hơn tới việc xây dựng cơ sở lí luận về kiểm tra, đánh giá. Đổi mới đánh giá là một việc làm cần thiết và phải được tiến hành một cách khoa học mới đảm bảo phát huy được những tác dụng vốn có của hoạt động đó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Xét thấy việc sử dụng tranh biếm họa trong kiểm tra đánh giá không chỉ giúp HS có sự hứng thú, xóa bỏ tình trạng kiểm tra tẻ nhạt với đầy những con số, sự kiện thông thường mà còn giúp các em đưa ra được những kết luận khoa học đúng đắn, chính xác. Có nhiều hình thức, biện pháp kiểm tra đánh giá gắn với việc sử dụng tranh biếm họa. Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể qua ví dụ sau:
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Họ và tên:
Lớp:
Quan sát bức tranh biếm họa sau và trả lời các câu hỏi?
Câu 1: Hãy đặt tên cho bức hình
Câu 2: Từ ý hiểu về nội dung phản ánh của bức tranh, hãy đóng vai là người công nhân nêu những lí do họ đứng lên đấu tranh chống lại giới chủ tư bản.
Bài tập này yêu cầu HS từ việc quan sát bức tranh để trả lời các câu hỏi liên quan đến nguyên nhân của phong trào công nhân đầu thế kỉ XIX. Sau khi học xong bài 4: “Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác” GV có thể tiến hành kiểm tra 15 phút với đề bài trên nhằm:
-	Kiểm tra mức độ nhận biết của HS về nguyên nhân đấu tranh của công nhân chống giới chủ tư bản những năm đầu thế kỉ XIX
-	Kiểm tra mức độ vận dụng kiến thức đã học trước tư liệu lịch sử gốc để giải quyết vấn đề
- Đánh giá khả năng diễn đạt, hành văn và cách trình bày của HS.
4. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau quá trình thực nghiệm ở các lớp, tác giả tiến hành đánh giá bằng một số phương pháp như quan sát, thống kê và kiểm tra chất lượng học tập của HS bằng các câu hỏi kiểm tra. Nội dung kiểm tra cả phần kiến thức và kĩ năng của HS.
Quan sát HS trong các tiết học ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm để thấy được tâm lý học tập của các em trong các giờ học đó.
Về kiến thức: Mục đích của bài kiểm tra là củng cố những nội dung cơ bản sau bài học để đánh giá được hiệu quả và mức độ đạt được của mục tiêu bài học
Về kỹ năng: Thông qua các bài kiểm tra đồng thời cũng đánh giá được kĩ năng trực quan sinh động, kĩ năng diễn đạt... của HS
	Kết quả thu được khá khả quan, tác giả xin được thể hiện quan bảng sau:

Không sử dụng tranh biếm họa
Sử dụng tranh biếm họa
Số học sinh tham gia tích cực vào giờ học (giơ tay phát biểu, tham gia thảo luận)
8A1
Dao động 10-20/44 HS
Dao động 25 -35/44 HS
8A5
Dao động 20 – 25/ 45 HS
Dao động 30 – 40/45 HS
8A6
Dao động từ 10 – 15/47HS
Dao động từ 35-40/ 47 HS
Điểm số qua các bài kiểm tra
8A1
15% HS điểm từ 6-7
85% HS điểm từ 8 trở lên
3% HS điểm từ 6-7
97% HS từ 8 trở lên
8A5
10% HS điểm từ 6-7
90% HS điểm từ 8 trở lên
100% HS điểm từ 8 trở lên
8A6
15% HS điểm từ 6-7
85% HS điểm từ 8 trở lên
4% HS điểm từ 6-7
96% HS điểm từ 8 trở lên

Như vậy, có thể thấy rằng việc dạy học lịch sử thế giới cận đại lớp 8 với tranh biếm họa đã phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo, hứng thú học tập của HS. Điều đó, chứng tỏ tính khả thi của các biện pháp trong DHLS mà tác giả đề xuất.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Tranh biếm họa là tài nguyên phong phú và to lớn, nó chứng minh “mặt trái” của một đối tượng vẫn có thể tạo ra nghệ thuật. Tranh biếm họa lịch sử khiến cho một vấn đề lịch sử trở nên sâu sắc hơn, thật đáng tiếc nếu người giáo viên bỏ lỡ thứ đồ dùng trực quan thú vị này. Tranh biếm họa với sự đa dạng và cuốn hút của nó làm cho không ít giáo viên lưu ý và mong muốn đưa vào bài giảng của mình.
2. Việc đưa tranh biếm họa vào trong quá trình dạy và học môn lịch sử cũng gặp phải không ít thách thức. Sự hiệu quả ra sao đều phụ thuộc lớn vào giáo viên có thể làm được hay không còn phải dựa vào phương pháp và sự linh hoạt của bản thân. GV cần chú ý về tính khả thi, về sự hỗ trợ của cơ sở vật chất, về việc phù hợp hay không với từng nội dung bài học và đối tượng HS.
3. Đối với học sinh, tranh biếm họa là một loại kênh hình thú vị, gây thu hút bởi chính những nghịch lí ở trong nó, đồng thời đó cũng là phương tiện để ghi nhớ về một vấn đề lịch sử một cách dễ dàng và sâu sắc hơn và giúp cho học sinh phát huy tính tích cực trong học tập.
Khuyến nghị
Đối với nhà trường
Các nhà trường phổ thông cần đẩy mạnh hơn việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, đa dạng hóa các hình thức dạy học để sử dụng tranh biếm họa nhằm tạo xúc cảm mạnh mẽ ở HS trong học tập lịch sử, cũng như giúp HS có khả năng vận dụng kiến thức.
Mở lớp bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, kĩ năng sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại nói chung và áp dụng vào trong môn lịch sử nói riêng; đồng thời hướng dẫn GV biết được cách thức để khai thác tranh biếm họa vào nội dung/ bài học cụ thể.
Tiếp tục đầu tư, đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị giáo dục cũng như các phương tiện dạy học để đảm bảo việc giảng dạy của GV và học tập của HS, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập.
Đối với giáo viên
GV cần thường xuyên học tập, trao đổi kinh nghiệm về sử dụng dồ dùng trực quan nói chung, tranh biếm họa nói riêng để tạo xúc cảm học tập ở HS trong học tập môn lịch sử.
Quán triệt các nguyên tắc dạy học khi sử dụng tranh biếm họa nhằm tạo xúc cảm cho HS trong dạy học: không thay đổi đặc trưng môn học; chọn lọc các bức tranh phù hợp; đồng thời phải đảm bảo tính vừa sức.
Đối với học sinh
HS cần hình thành cho mình động cơ học tập đúng đắn, tích cực. Rèn luyện cho bản thân tinh thần học tập với ý thức tự giác, tích cực, tham gia nhiệt tình vào các tiết học. Đặc biệt, cần phải loại bỏ tư tưởng “môn chính, môn phụ” để có tâm thế tốt cho tất cả các môn học.
Tôi xin cam đoan những nội dung trong sáng kiến kinh nghiệm là do tôi tự nghiên cứu, triển khai tại trường THCS Việt Nam Angieri, không sao chép của ai.
 Thanh Xuân, ngày 10 tháng 4 năm 2021
 Nguyễn Thị Thúy Nga
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sách
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012, “Kỷ yếu hội thảo hệ thống năng lực chung cốt lõi của học sinh cho chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam”.
Nguyễn Thị Côi, 2013, Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học lịch sử góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, Tạp chí Giáo dục, số 301.
Ritu Gairola Khanduri, 2014, Caricaturing Culture in India: Cartoons and History in the Modern World, Cambridge University Press, United Kingdom.
Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, 2012, Giáo trình phương pháp dạy học lịch sử, 2 tập, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, 2012, Phương pháp luận sử học, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
N.G. Đairi, 1973, Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?, Nxb Giáo dục.
James Parton, 1877, Caricature and other comic art in all times and many lands, Librarian of Congress, Washington.
A. X. Petropxki, 1970, Bách khoa cho các trường đại học sư phạm, Tâm lý học đại cương- chương 12, Tư duy, Nxb Giáo dục, Moscow.
Thomas Wright, F.W Fairhold, 1875, A history of Caricuture and Grotesque in literature and art, London.
Tài liệu Internet	
John C.Danm, John D’Arms, Donald Riggs, 1995, America in a Mirror: Caricature as history, The Quarto, Vol.1, No.3, page 1 – 16.  
The Chornicles of Herodote.net, 2015, La Caricature - Un coup de crayon qui vaut tous les discours, herodote.net, https://www.herodote.net/La_caricature-synthese-2027.php 
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Kịch bản đóng vai ba đẳng cấp Pháp
trước cách mạng (1789)
Tăng lữ: Ta là một con chiên đầy ngoan đạo và lòng thành đối với Chúa của chúng ta. Thiên Chúa đã giao cho ta nhiệm vụ đầy cao cả, đó là việc đảm đương những lễ nghi trong nhà thờ, đó là việc thánh lễ, rửa tội, truyền đạo... đặc biệt truyền đạt lại những ý muốn của Chúa. Các ngươi hãy sống ngoan lành, vâng mệnh Thiên Chúa, chăm chỉ lam làm và đóng góp thật nhiều cho Người, các ngươi sau này sẽ được hưởng hạnh phúc đời đời trên nước Trời.
Quý tộc: Ta là quý tộc, ta được đức vua cao quý ban cho những bộ quần áo đẹp và sang trọng, có những chiếc mũ gắn bằng những chiếc lông chim quý hiếm, ta sống thật cao sang với những thú vui cung kiếm, săn bắn. Cây kiếm cũng là công cụ để ta phục vụ cho nhà vua bằng tất cả sự trung thành của mình. Ruộng đất của ta nhiều vô kể với hàng trăm nông nô, ta sống an nhàn trong lãnh địa riêng của mình.
Nông dân: Tôi sinh ra đã là nông dân, ngày qua ngày tôi càng cảm thấy của mình thật bế tắc. Chỉ với chiếc cuốc đã mòn vẹt để lao động mỗi ngày, phần lớn thu hoạch tôi phải nộp cho các lãnh chúa, và còn cả thuế thập phân phục vụ cho giới tăng lữ nhà thờ Ki-tô. Chưa kể là bao nhiêu văn tự, khế ước mà họ đặt ra để ràng buộc tôi hàng ngày. Mà đâu chỉ có thế, đồng ruộng của tôi hay bị lũ chim chuột tàn phá. Khó khăn lại chồng chất bởi khó khăn!
PHỤ LỤC 2: Đề xuất một số bức tranh sử dụng trong chương trình 
lịch sử thế giới cận đại lớp 8 THCS
Bài 2 “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII” trong mục I “Nước Pháp trước cách mạng” có thể sử dụng những bức tranh sau:
Hình: Le peuple sous l'ancien Regime (tạm dịch: Nhân dân dưới chế độ cũ) (nguồn:  )
Hình: A faut esperer q'eu s jeu la finira bentot, (tạm dịch: Chúng ta hi vọng rằng trò chơi này sẽ kết thúc sớm),De Vinck, 1789 
(nguồn:  )
Hình: Le Noble pas de deux (tạm dịch: Những bước chân cao quý), Vinck & Carl de, 1789 (nguồn:  )
Bài 6: “Các nước Anh – Pháp – Đức – Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX”
 sử dụng các bức tranh sau:
Hình: An Unexpected challenge (tạm dịch: Thách thức bất ngờ),Puck
 (nguồn: https://www.loc.gov/item/2011645594/)
Hình : An English country seat and racing stable cost a lot of money – and he knows how to get it (tạm dịch: Để có một chỗ đứng trong nước Anh cần phải có rất nhiều tiền, và ông ta biết làm thế nào để có được điều đó , 1901, Puck (nguồn:  )
Bài 4: “Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác” 
có thể sử dụng những bức tranh sau:
Hình: The condition of the laboring man at Pullman
 (Tạm dịch: Điều kiện làm việc của người lao động), 1894 
(nguồn:  )
Hình: Child labor employer (tạm dịch : Sử dụng lao động trẻ em),
 (nguồn:  )
Hình: Richards in Philadelphia north America 
(tạm dịch: Richards tại Philadelphia Bắc Mĩ) 
(nguồn:  /)
PHỤ LỤC 3: Một số bức tranh biếm họa- sản phẩm của HS lớp 8 trường THCS Việt Nam Angieri (liên quan đến nội dung nghiên cứu)
Bức tranh: “Đại yến của nước Anh” của Hà Minh Thư (8A6)
Bức tranh: “Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh” 
của Nguyễn Phương Anh (8A1)
Bức tranh: “Trái đất của ta” của Trần Diệu Linh (8A5)
Bức tranh: “Giấc mộng của người Đức” của Hoàng Lê Thu Nguyên (8A6)
Bức tranh: “Ba đánh một” của Đặng Vũ Hoàng Minh (8A6)

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tranh_biem_hoa_de_tao_xuc_cam.docx
  • docx1-bia-skkn_2132023161251.docx
  • docx2-don-cong-nhan-skkn_2132023161251.docx
  • docx3-bien-ban-xet-duyet_2132023161251.docx
  • docx4-muc-luc_2132023161251.docx
  • docx6-phu-luc_2132023161251.docx