Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng video “Khát vọng non sông” trong dạy học môn Lịch sử & Địa lí lớp 8 – phân môn Lịch sử - Bài “Phong trào Tây Sơn”
Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII tiếp tục khẳng định: Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Muốn đào tạo nguồn lực con người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đổi mới căn bản về hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học[Error! Reference source not found.]. Để thực hiện các chủ trương này, Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được thông qua và thực hiện ở cấp Trung học cơ sở (THCS) theo hướng chuyển từ cách dạy và học tiếp cận nội dung, chú trọng truyền thụ kiến thức sang dạy và học theo hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực người học, chú trọng các kiến thức cơ bản thiết thực, hiện đại và tích cực hóa hoạt động của người học.
Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở hình thành,phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và năng lực địa lí trên nền tảng kiến thức cơ bản, có chọn lọc về lịch sử, địa lí thế giới, quốc gia và địa phương; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lựcchung, đặc biệt làtình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, thái độ tôn trọng sự đa dạng của lịch sử thế giới và văn hoá nhân loại, khơi dậy ở học sinh ước muốn khám phá thế giới xung quanh, vận dụng những điều đã học vào thực tế. Trong đó phân môn Lịch sử có nhiệmvụ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, cóhệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng video “Khát vọng non sông” trong dạy học môn Lịch sử & Địa lí lớp 8 – phân môn Lịch sử - Bài “Phong trào Tây Sơn”

đến cuộc khởi nghĩa nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. HS trả lời câu hỏi. GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ Mục tiêu: Trình bày được một số nét chính về nguyên nhân bùng nổ của phong trào Tây Sơn. Nội dung: HS quan sát video, tóm tắt một số nét chính về nguyên nhân bùng nổ của phong trào Tây Sơn. Sản phẩm: HS trình bày tóm tắt nguyên nhân. Tổ chức thực hiện Tiết 1 chủ đề: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ Hoạt động dạy – học Sản phẩm dự kiến * Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV cho HS theo dõi video “Sự lộng hành của Trương Phúc Loan tại Đàng Trong” – trích chương trình “Khát vọng non sông” kết hợp thông tin SGK, yêu cầu thảo luận nhóm đôi. ? Nêu những biểu hiện chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát? ? Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của khởi nghĩa Tây Sơn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS theo dõi video, khai thác thông tin SGK; thảo luận nhóm Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ Giữa TK XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần, mục nát. Mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân với chính quyền chúa Nguyễn Gv đưa ra nhưng câu hỏi gợi mở (nếu cần) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động. GV gọi 1 nhóm trả lời. Các nhóm lắng nghe, nhận xét và bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. *Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS theo dõi 2 đoạn video “Anh em Tây Sơn chuẩn bị khởi nghĩa” phần 1 và phần 2 - trích chương trình “Khát vọng non sông”. Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 HS và trả lời câu hỏi: ? Trình bày về người lãnh đạo, căn cứ và khẩu hiệu của nghĩa quân Tây Sơn. ? Giải thích vì sao cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS theo dõi video, khai thác thông tin SGK; thảo luận nhóm GV đưa ra nhưng câu hỏi gợi mở (nếu cần) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động. GV gọi 1 nhóm trả lời. Các nhóm lắng nghe, nhận xét và bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. => bùng nổ khởi nghĩa Tây Sơn. + người lãnh đạo: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ + căn cứ: Tây Sơn thượng đạo + khẩu hiệu: lấy của người giàu chia cho người nghèo. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi của GV Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS theo dõi video “Trương Phúc Loan – tham quan lộng hành” – trích chương trình “Khát vọng non sông” và trả lời câu hỏi ? Hãy chỉ ra sự suy yếu của chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong? ? Từ đó chỉ ra cuộc sống của nhân dân Đàng Trong như thế nào? GV yêu cầu HS theo dõi video “Nguyễn Nhạc và việc thu phục các tộc người Thượng ở Tây Sơn” và nhận xét về anh em Tây Sơn. Hoàn thành bảng sau: Nội dung Thời gian Địa bàn Người lãnh đạo Khẩu hiệu Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS theo dõi video, dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và hoàn thành bảng. GV hướng dẫn cho HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi. HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần) Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. Sản phẩm: Bài làm của HS. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cung cấp video “Trương Văn Hiến – người thầy của Tây Sơn tam kiệt” trích chương trình “Khát vọng non sông”, yêu cầu HS viết một đoạn văn ngắn về anh em Tây Sơn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV theo hướng dẫn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. HOẠT ĐỘNG 5: HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU BÀI TIẾP THEO Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp làm 4 nhóm, cũng cấp video và câu hỏi để hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài tiếp theo: Nhóm Video Câu hỏi 1 Nghĩa quân Tây Sơn đánh thành Quy Nhơn Chúa Trịnh tiến quân vào Phú Xuân Nghĩa quân Tây Sơn hòa Trịnh, đánh Nguyễn Nghĩa quân Tây Sơn chiếm Quảng Nam Quân Tây Sơn đánh Gia Định 4 lần ? Đến năm 174, địa bàn hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn đã phát triển như thế nào? ? Nghĩa quân Tây Sơn đã gặp khó khăn gì trong giai đoạn này? ? Để thoát khỏi tình thế bất lợi đó, nghĩa quân Tây Sơn đã có kế sách gì? ? Kế sách đó đã có tác dụng như thế nào đối với nghĩa quân Tây Sơn? ? Chính quyền chúa Nguyễn đã bị lật đổ như thế nào? ? Nhận xét về mưu lược của anh em Tây Sơn trong thời gian này. 2 Nguyễn Ánh cầu viện Xiêm La Nguyễn Huệ và kế sách chống lại quân Xiêm Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút của nghĩa quân Tây Sơn ? Tại sao quân Xiêm xâm lược nước ta? ? Ai là người lãnh đạo kháng chiến chống quân Xiêm? ? Cuộc kháng chiến chống Xiêm nổ ra khi nào? ? Cuộc kháng chiến chống Xiêm nổ ra ở đâu? Vì sao? ? Cuộc kháng chiến chống Xiêm có kết quả gì? Chỉ ra những chiến thuật, chiến lược của nghĩa quân Tây Sơn trong trận chiến này? ? Cuộc kháng chiến chống Xiêm có ý nghĩa như thế nào? ? Nhận xét về tài mưu lược của Nguyễn Huệ trong trận chiến này? 3 - Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân ? Sau khi đánh tan quân Xiêm, nghĩa quân Tây Sơn đã có hành động gì? - Quân Tây Sơn tiến ra sông Gianh ? Khi tiến ra Bắc Hà, nghĩa quân Tây Sơn đã lấy danh nghĩa gì? Nêu tác dụng. Quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long Quân Tây Sơn đánh thành Thăng Long Nguyễn Huệ trao quyền lại cho vua Lê ? Khi ra Bắc Hà nghĩa quân Tây Sơn đã làm gì? Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào trong việc củng cố lòng dân? ? Để trợ giúp vua Lê, Nguyễn Huệ đã làm gì khi rút quân về Phú Xuân? ? Nguyễn Hữu Chỉnh đã làm gì? - Quân Tây Sơn tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh ? Trước những âm mưu của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ đã có hành động gì? 4 - Quân Thanh xâm lược Đại Việt ? Nguyên nhân quân Thanh xâm lược Đại Việt. Quân Tây Sơn lập phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế Quân Tây Sơn ăn Tết sớm Quân Tây Sơn diệt đồn Hà Hồi Quân Tây Sơn đánh đồn Ngọc Hồi Quân Tây Sơn giải phóng thành Thăng Long ? Trình bày về diễn biến của trận đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn. ? Giải thích vì sao nghĩa quân Tây Sơn rút khỏi kinh thành Thăng Long, xây dựng phòng tuyến tại Tam Điệp – Biện Sơn? ? Ý nghĩa của việc lên ngôi Hoàng đế của Nguyễn Huệ. ? Chỉ ra các chiến lược, chiến thuật của Quang Trung và tác dụng trong các trận Gián Khẩu, Hà Hồi, Khương Thượng, Ngọc Hồi. ? Nêu kết quả, ý nghĩa của trận đại phá quân Thanh? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Các nhóm tìm hiểu video và thảo luận, trả lời các câu hỏi. Từ các câu hỏi, các nhóm xây dựng bài trình bày dưới hình thức Powerpoint. Cử đại diện nhóm trình bày nội dung chuẩn bị vào tiết học sau. PHẦN BA: HIỆU QUẢ MANG LẠI Căn cứ vào kết quả học tập của năm học trước, cũng như kết quả khảo sát đầu năm, khảo sát định kì được tổ chức theo kế hoạch của THCS Hoàng Mai, Hoàng Mai, Hà Nội; tôi đã tiến hành lựa chọn 2 lớp thực nghiệm là 8A2 và 8A4 với sĩ số bao gồm 75 học sinh. Đánh giá kết quả trước thực nghiệm Khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh Lớp Số Điểm/số học sinh đạt điểm Điểm trung bình HS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp thực nghiệm 8A2 37 0 0 0 2 2 8 16 8 1 0 6.78 Lớp đối chứng 8A4 38 0 0 0 1 3 9 17 7 1 0 6.76 Như vậy, trước khi thực nghiệm Các lớp thực nghiệm được lựa chọn đều có số lượng học sinh và trình độ, chất lượng học tập tương đương nhau; tổng số học sinh nghiên cứu tiến hành thực nghiệm là 75 em. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm Bảng kết quả khảo sát học sinh lớp thực nghiệm sau khi sử dụng các học liệu trong dạy học Lịch sử lớp 8 Câu hỏi điều tra Câu trả lời Em cảm thấy như thế nào khi GV sử dụng học liệu trong giờ học Lịch sử lớp 8? Thích thú, hào hứng Bình thường Khác 67 (89.3%) 8 (10.7%) Em có thích tiết học môn Lịch sử lớp 8 có sử dụng các học liệu không? Rất thích Bình thường Không thích 65 (86.6%) 8 (10.7%) 2 (2.7%) Các em thấy việc tổ chức các hoạt động dạy học sử dụng học liệu giúp các em nhận thức như thế nào? Rất hiểu bài Bình thường Chưa hiểu bài 67 (89.4%) 7 (9.3%) 1 (1.3%) Câu hỏi điều tra Câu trả lời Tổ chức các hoạt động dạy học thông qua học liệu giúp các em phát huy khả năng sáng tạo, muốn khám phá điều mới. Đồng ý Không đồng ý 68 (90.7%) 7 (9.3%) Như vậy, qua kết quả khảo sát trên chúng ta thấy rằng: Đa số HS đều có sự phản hồi tích cực về việc tổ chức các hoạt động dạy học Lịch sử lớp 8 có sử dụng các học liệu. Chứng tỏ hiệu quả đáng kể của các giải pháp tổ chức dạy học trực tuyến mà nghiên cứu đề xuất. Khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh Lớp Số HS Điểm/số học sinh đạt điểm Điểm trung bình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp thực nghiệm 8A2 37 0 0 0 0 1 4 7 12 10 3 7.94 Lớp đối chứng 8A4 38 0 0 0 1 2 9 11 9 6 0 7.13 Về khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh, việc sử dụng học liệu để tổ chức hoạt động dạy học Lịch sử lớp 8 đã giúp HS phát huy hết được năng lực sáng tạo của các em, từ đó khơi đợi sự tìm tòi những điều thú vị trong bài giảng mà các em nhận được. Khả năng lĩnh hội tri thức của nhóm thực nghiệm cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng với điểm trung bình các bài kiểm tra của 2 nhóm này theo thứ tự là 7.94 và 7.13. So sánh sự khác biệt rõ rệt qua biểu đồ như sau: Biểu đồ trên cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của học sinh lớp 8A2 so với lớp 8A4. Đồng thời nhận thức của học sinh ở lớp thực nghiệm cũng đồng đều hơn lớp đối chứng. Như vậy, với xuất phát điểm tương đương nhau, tuy nhiên sau khi thực nghiệm khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh ở nhóm thực nghiệm tiến bộ hơn hẳn nhóm đối chứng thông qua việc sử dụng học liệu để tổ chức các hoạt động dạy học Lịch sử lớp 8. Chứng tỏ hiệu quả sư phạm đáng ghi nhận của đề tài. PHẦN BỐN: ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN Có hiệu quả trong phạm vi đơn vị áp dụng Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi Quận/ Huyện/ Sở/ Ngành/ Tập đoàn/ Công ty... (có minh chứng đính kèm) Đã phục vụ rộng rãi người dân hoặc người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng trên địa bàn Thành phố Đã phục vụ rộng rãi người dân hoặc người tiêu dùng tại Việt Nam hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng tại nhiêu tỉnh thành theo minh chứng đính kèm Qua quá trình nghiên cứu, thực nghiệm qua các tiết học, tôi áp dụng sáng kiến trong bài “Phong trào Tây Sơn” – môn Lịch sử & Địa lí lớp 8 – phân môn Lịch sử thu được kết quả tốt. Vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng sáng kiến “Sử dụng video Khát vọng non sông” trong các giờ học khác trong phân môn Lịch sử ở các khối lớp 6,7,8 và môn Lịch sử ở khối 9; và nhận thấy rằng biện pháp áp dụng có hiệu quả trong dạy học phân môn Lịch sử - môn Lịch sử & Địa lí lớp 6,7,8 (chương trình GDPT 2018) và môn Lịch sử lớp 9 (chương trình GDPT 2006) và đều thu được kết quả khả quan. Từ đó có thể thấy sáng kiến có khả năng áp dụng hiệu quả trong phân môn Lịch sử - môn Lịch sử & Địa lí lớp 6, 7,8 (chương trình GDPT 2018) và môn Lịch sử lớp 9 (chương trình GDPT 2006).Qua đây, tôi thấy rằng các biện pháp nêu trên không chỉ áp dụng hiệu quả trong môn Lịch sử mà đối với các bộ môn khác, hoàn toàn có thể áp dụng trong các giờ học. Video “Khát vọng non sông” có thể được sử dụng hiệu quả trong việc tổ chức dạy ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học giúp cho HS chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Trên đây là một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Lịch sử lớp 8. Quá trình nghiên cứu thực hiện sáng kiến này và việc thực hiện những đổi mới các phương pháp hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Tôi hy vọng sẽ góp phần làm cho chất lượng dạy học Lịch sử lớp 8 nói riêng và chất lượng dạy nói chung theo chương trình GDPT 2018 nói chung ngày một nâng cao. Trong phạm vi thực hiện còn hạn hẹp, tôi nghĩ rằng những bước cải tiến nhỏ bé của tôi không tránh khỏi hạn chế, tôi rất mong sẽ được đón nhận thêm những ý kiến góp ý chia sẻ, động viên của hội đồng khoa học và các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2024 Tôi xin cam đoan SKKN là của bản thân, không sao chép của người khác Phạm Tường Vân TÀI LIỆU THAM KHẢO Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998), Lí luận dạy học sinh học phần đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội. Đỗ Thanh Bình – chủ biên (2021), Lịch sử và Địa lí 6, NXB Đại học Sư phạm Nguyễn Lăng Bình – chủ biên (2010), Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông – chương trình tổng thể. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29 Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI. Vũ Minh Giang – chủ biên (2021), Lịch sử và Địa lí 6, NXB Giáo dục Việt Nam Bùi Minh Hiền (chủ biên), Nguyễn Quốc Trị (2013), Lịch sử giáo dục thế giới, NXB Đại học Sư phạm. Lê Huy Hoàng (2004), Thí nghiệm, thực hành ảo - ứng dụng trong dạy học kỹ thuật công nghiệp lớp 12 THPT, Luận án tiến sĩ Giáo dục, ĐHSPHN. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2003), Lí luận dạy học đại học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. John Dewey (2012), John Dewey kinh nghiệm và giáo dục, NXB Trẻ Tp. Hồ Chí Minh. Hà Bích Liên chủ biên (2021), Lịch sử và Địa lí 6, NXB Giáo dục Việt Nam Phan Trọng Ngọ (2012), Cơ sở triết học và tâm lí học của đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông, NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội, tr.84. Rogiers X. (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, NXB Giáo dục. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Cảnh Toàn (2004), “Bắt mạch, kê đơn cho nền giáo dục hiện nay”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, Số 7, tr. 6 – 10. Nguyễn Cảnh Toàn – chủ biên, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (2001), Quá trình dạy – Tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2001), Các lí thuyết và mô hình giáo dục hướng vào người học ở phương Tây, Hà Nội, tr. 2 – 8.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_video_khat_vong_non_song_trong.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng video “Khát vọng non sông” trong dạy học môn Lịch sử & Địa lí lớp 8 –.pdf