Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường sự hứng thú khi tìm hiểu lịch sử thế giới thông qua việc tích hợp các thông tin thời sự cho học sinh lớp 9

Lịch sử là môn học trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học lịch sử, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với quá khứ - hiện tại - tương lai một cách phù hợp và đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước. Bài giảng lịch sử không chỉ là một bài học về kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng, về giáo dục tư tưởng mà còn là một bài học về giáo dục nhân cách con người.

Đối với chương trình lịch sử thế giới của khối lớp 9 có rất nhiều nội dung mang tính thời sự như: chính trị, xã hội, văn hoá,… cần được cập nhật liên tục qua từng giai đoạn hoặc thời gian gần nhất nhằm tạo sự thuận lợi trong quá trình tiếp cận thông tin của học sinh. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có sự thay đổi sao cho phù hợp hơn, cập nhật thôngtin có liên quan đến nội dung trọng tâm của bài học giúp cho tiết học ngày càng phong phú về mặt thông tin, giúp các em tư duy logic, so sánh và hiểu vấn đề sẽ nhớ bài tốt hơn.

docx 47 trang SKKN Lịch Sử 04/07/2025 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường sự hứng thú khi tìm hiểu lịch sử thế giới thông qua việc tích hợp các thông tin thời sự cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường sự hứng thú khi tìm hiểu lịch sử thế giới thông qua việc tích hợp các thông tin thời sự cho học sinh lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường sự hứng thú khi tìm hiểu lịch sử thế giới thông qua việc tích hợp các thông tin thời sự cho học sinh lớp 9
i gian nào?
A. Năm 2007.	B. Năm 2008.	C. Năm 2009.	D. Năm 2010.
Câu 3: Sự kiện ngày 11/9/2001 ở Mĩ đã đặt ra cho các quốc gia - dân tộc trên thế giới vấn đề nào?
A. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
B. Chiến tranh và xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.
C. Sự xuất hiện và hoạt động của chủ nghĩa khủng bố.
D. Tình trạng đối đầu căng thẳng giữa các nước lớn trên thế giới.
Câu 4: Việt Nam có được những thời cơ thuận lợi trong xu thế hoà bình ổn định, hợp tác và phát triển?
A. Hợp tác kinh tế, ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.
B. Giảm trình độ tập trung vốn và lao động.
C. Hạn chế thu hút vốn đầu tư.
D. Đầu tư vào nông nghiệp.
Câu 5: Tác giả của ATM gạo năm 2020 ở Việt Nam là ai?
A. Hoàng Tuấn Anh.	B. Hoàng Anh Tuấn.
C. Đỗ Đức Cường.	D. Trần Quốc Vượng.
Câu 6: Việt Nam phóng thành công vệ tinh VINASAT-2 vào thời gian nào?
A. Năm 2011.	B. Năm 2012.	C. Năm 2013.	D. Năm 2014.
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: (3 điểm): Em hãy đưa ra các giải pháp để giúp các nước châu Phi giảm đói nghèo, lạc hậu và kinh tế dần phát triển? Qua đó em rút ra bài học cho bản thân?
Câu 2: (3 điểm): Từ những kiến thức thời sự em đã tìm hiểu thông qua ATM gạo tại Việt Nam. Qua đó em cần phải làm gì để thúc đẩy tiến bộ về khoa học kỹ thuật hiện nay?
Lớp

Sĩ số
Giỏi
(9-10 điểm)
Khá
(7-8 điểm)
Trung bình
(5-6 điểm)
Yếu
(dưới 5 điểm)
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Thực nghiệm
(9A1)

28

28

100%

/

/

/

/

/

/
Đối chứng
(9A3)

30

7

23,3%

8

26,7

15

50%

/

/
Bảng 2: Thống kê điểm kiểm tra của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm (theo nhóm điểm và tỉ lệ %)
Biểu đồ 5: Sau tác động
Thống kê về sự thích thú của học sinh khi dạy bài học có tích hợp các tin tức thời sự diễn ra trên thế giới.
Biểu đồ 6: Sau tác động
Thống kê về thái độ của học sinh sau khi học có tích hợp các tin tức thời sự diễn ra trên thế giới.
Qua bảng số liệu thống kê điểm số và biểu đồ khảo sát sau khi tác động như trên đã cho thấy, việc “Tăng cường sự hứng thú khi tìm hiểu lịch sử thế giới thông qua việc tích hợp các tin tức thời sự cho học sinh lớp 9” của nhóm tác động (9A1) đã đem lại kết quả học tập là học sinh lớp này rất khả quan. Riêng ở lớp không tác động (9A3) kết quả học tập chưa cao do sự bị động của quá trình chuẩn bị bài, việc tiếp thu một chiều và chưa áp dụng phương pháp tích cực của giáo viên như lớp thực nghiệm. Qua đó, muốn một tiết học thành công hay chất lượng học tập học sinh có được nâng cao hay không, người giáo viên cần phải tâm huyết, phải bỏ nhiều công sức cho bài giảng và còn phải làm nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn, muốn có được như vậy người giáo viên phải tự bồi dưỡng, tự rèn luyện và nâng cao tay nghề.
ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ
Qua việc tích hợp các tin tức thời sự khi bản thân đã thực hiện tôi nhận thấy:
Về ưu điểm:
+ Học sinh biết và liên hệ được bản thân để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.
+ Hình thành cho học sinh các năng lực: năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tin học; năng lực thẩm mỹ.
+ Bài giảng và tiết học lịch sử trở nên sinh động, lôi cuốn học sinh với những thông tin thời sự chưa được đề cập trong sách giáo khoa, thể hiện tính mới để từ đó học sinh có thể so sánh những sự kiện trong quá khứ và hiện tại.
+ Giáo viên sử dụng sản phẩm của học sinh để chấm điểm vào cột thường xuyên. Qua đó, giảm áp lực về điểm số và cách học rập khuôn đối với học sinh, hình thành quan điểm đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo cách tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Về hạn chế:
+ Phải dành nhiều thời gian để chuẩn bị một tiết dạy hoặc một tin tức thời sự rất công phu.
+ Phụ thuộc khá nhiều vào công nghệ thông tin và còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nhà trường.
+ Trang web canva giới hạn những mẫu poster làm ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo của học sinh.
+ Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa thể tiếp cận công nghệ thông tin nhuần nhuyễn và chưa phát huy hết các năng lực.
KẾT LUẬN GIẢI PHÁP
Khi thực hiện giải pháp đã giúp giáo viên vận dụng kiến thức mới, thực tế, cập nhật tính thời sự vào phần lịch sử thế giới hiện đại - phần kiến thức khó, đa dạng, sinh động của môn lịch sử đã giúp cho HS rèn luyện các khả năng tự lực, nhạy bén trong cuộc sống như: khả năng liên hệ thực tế các vấn đề học tập vào cuộc sống, khả năng tự học, khả năng tổ chức các hoạt động học tập của HS, tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác.
Đặc biệt khi đánh giá kết quả và thành tích học tập của HS, khâu liên hệ thực tiễn những vấn đề tự nhiên và kinh tế - xã hội tuy chưa phải là khâu tối ưu trong phương pháp giảng dạy nhưng lại là khâu rất cần thiết giúp giáo viên đánh giá chính xác hơn ưu điểm của từng học sinh, khắc phục lối học tủ, học vẹt làm giảm vai trò tích cực, chủ động và tự luận của HS trong quá trình học tập. Từ đó giúp giáo viên nắm được mức độ phân hóa về trình độ học lực của HS trong lớp giúp giáo viên tự điều chỉnh và hoàn thiện phương pháp truyền giảng sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của HS nhằm nâng cao khả năng tái hiện và vận dụng kiến thức của các em sau mỗi bài học.
Như vậy, với việc tích hợp các tin tức thời sự vào giảng dạy phần lịch sử Thế giới (Lịch sử 9) hy vọng rằng biện pháp sẽ đáp ứng được phần nào thực hiện công cuộc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử trong trường THCS. Đồng thời, góp phần nhỏ vào việc thay đổi dần dần phương pháp và nội dung ngày càng chuyên sâu hơn trong quá trình dạy học nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn và nhu cầu học của HS hiện nay. Điều đó cũng góp phần nhỏ vào sự nghiệp đổi mới toàn diện giáo dục chung của cả nước với mục tiêu giáo dục kiến thức kết hợp với giáo dục
đạo đức, nhân cách cho HS, tạo hứng thú và kích thích khả năng tìm tòi, ham khám phá của các em. Từng bước lấy lại vị thế bộ môn lịch sử trong môi trường giáo dục không cân bằng hiện nay. Không những HS hay cha mẹ mà cả xã hội cần có cái nhìn đúng đắn thực sự đối với bộ môn này./.
Mỹ Phước, ngày tháng năm 202
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
Lê Minh Quân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ giáo dục và đào tạo (2019) Lịch sử 9, NXB giáo dục.
Nguyễn Lăng Bình (cb) – Nguyễn Hương Trà (2017), Dạy học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học sư phạm.
Nguyễn Mạnh Hưởng (2015), Một số yêu cầu cơ bản khi tích hợp công nghệ thông tin trong dạy học môn lịch sử ở trưởng phổ thông, Tạp chí thiết bị giáo dục, số 115.
Phan Ngọc Liên (Cb), Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng (2010), Phương pháp dạy học lịch sử, tập I, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
Phan Ngọc Liên (Cb), Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng (2010), Phương pháp dạy học lịch sử, tập II, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX Học sinh lớp thực hiện tích hợp thông tin thời sự “Việt Nam phóng thành công vệ tinh Vinasat-1”.
Bài 5: Các nước Đông Nam Á
Học sinh lớp thực hiện tích hợp thông tin thời sự “Việt Nam trở thành Chủ tịch ASEAN năm 2020”
Bài 6: Các nước châu Phi, học sinh lớp thực hiện tích hợp thông tin thời sự “Quang Linh người hùng châu Phi”
Bài 10: Các nước Tây Âu, học sinh lớp thực hiện tích hợp thông tin thời sự “Việt Nam-EU 30 năm quan hệ đối tác bền chặt”
Bài 10: Các nước Tây Âu, học sinh lớp thực hiện tích hợp thông tin thời sự “Việt Nam-EU 30 năm quan hệ đối tác bền chặt”
Bài 12: những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kỹ thuật, học sinh lớp thực hiện tích hợp thông tin thời sự “Cha đẻ ATM gạo - Hoàng Anh Tuấn”
Bài 12: những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kỹ thuật, học sinh lớp thực hiện tích hợp thông tin thời sự “Sarah Gilbert - mẹ đẻ vắc-xin AstraZeneca” và “Siêu máy tính Fugaku”
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tang_cuong_su_hung_thu_khi_tim_hieu_li.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tăng cường sự hứng thú khi tìm hiểu lịch sử thế giới thông qua việc tích hợp c.pdf