Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi

1. Lý do chon đề tài

Trong thời đại ngày nay khi công nghệ thông ngày càng phát triển mạnh thì việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng là vấn đề cấp bách và là một yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên. Trong quá trình đó các nhà giáo dục, các thầy cô giáo đã không ngừng trăn trở, tìm tòi những cách dạy mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục. Hiệu quả học tập của học sinh là điều mong muốn của tất cả các thầy cô giáo. Để đạt được kết quả như mong muốn thì trước hết giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy và học sinh cũng phải đổi mới phương pháp học tập của mình. Phương châm đổi mới hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, tiếp cận và lĩnh hội tri thức. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong dạy và học Lịch sử? Trong thực tế dạy và học có rất nhiều phương pháp được áp dụng như phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khóa. Là giáo viên giảng dạy môn lịch sử, trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học có sức hấp dẫn kì lạ, nó không đơn thuần là phương tiện giải trí bổ ích mà qua đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng quan trọng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận động nhanh nhẹn, khéo léo, kĩ năng hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm..vv điều đặc biệt hơn là qua tổ chức trò chơi sẽ kích thích học sinh học tập, các em sẽ lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, củng cố kiến thức một cách vững vàng, tạo được niềm say mê và hứng thú trong giờ học lịch sử.

doc 29 trang SKKN Lịch Sử 18/06/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi
Sự kiện 4: + Gợi ý 1: 15 thứ quân( 5 giây đầu tiên)
	+ Gợi ý 2: Ngàn Trươi( giây thứ 10)
 + Gợi ý 3: Phan Đình Phùng( Giây thứ 15)
Đáp án: Khởi nghĩa Hương khê
Sự kiện 5: + Gợi ý 1: Tôn Thất Thuyết( 5 giây đầu tiên)
	+ Gợi ý 2: Tân sở ( giây thứ 10)
 + Gợi ý 3: 13/7/1885( Giây thứ 15)
Đáp án: Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra“ Chiếu Cần Vương”
PhầnVề đích: 50 điểm
? Tại sao phong trào Cần Vương thất bại? Phong trào để lại ý nghĩa gì?
Cuối cùng giáo viên tổng kết, nhận xét, rút kinh nghiệm
*Trò chơi “ Ai là người nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử nhiều nhất”:
Trò chơi này có thể áp dụng trong chương trình ngoại khóa lớp 9 học kì II. Sử dụng trò chơi nàynhằm củng cố hệ thống kiến thức trong học kì II, đồng thời giúp các em có một không khí thoải mái, thân thiện trong giờ học ngoài trời. Giáo viên nên chọn thời gian thích hợp để tổ chức . Giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi, đáp án, đồng hồ tính thời gian. Giáo viên nên bố trí chỗ ngồi cho học sinh hợp lí. Học sinh chuẩn bị bảng viết và bút lông.
+ Tổ chức trò chơi: Giáo viên giới thiệu về trò chơi, lựa chọn đội chơi, chọn đội chơi cả lớp hoặc cả khối.
Trò chơi gồm 10 câu hỏi, học sinh được bố trí ngồi theo hình ô vuông, giáo viên bố trí đồng nghiệp giám sát trò chơi. Em nào trả lời đúng thì tiếp tục ngồi lại chơi, em nào sai bị loại khỏi cuộc chơi, cứ như vậy đến khi học sinh trả lời câu thứ 10 sẽ là người chiến thắng.
+ Tiến hành: Giáo viên đọc câu hỏi xong, học sinh trả lời bằng cách viết vào bảng của mình, khi tín hiệu báo hết thời gian học sinh giơ bảng lên.
Câu 1: Ai là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam?
Đáp án: Nguyễn Ái Quốc
Câu 2: Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độ lập ở đâu?
Đáp án: Quảng trường Ba Đình
Câu 3: Kế hoạch Na Va được chia thành mấy bước?
Đáp án: 2 bước
Câu 4:Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra năm nào?
Đáp án: Năm 1954
Câu 5: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết mậu thân diễn ra năm nào?
Đáp án: Năm 1968
Câu 6: Chiến dịch nào kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
Đáp án: Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 7: Tên “Nước Cộng hòa xã hội chủ Việt Nam” chính thức từ năm nào?
Đáp án:Năm 1976
Câu 8: Ai là chủ tịch nước ta sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi?
Đáp án:Tôn Đức Thắng
Câu 9: Đế quốc Mỹ đã tiến hành bao nhiêu “chiến lược chiến tranh” ở Việt nam?
Đáp án: 3 chiến lược:Chiến tranh đặc biệt,chiến tranh cục bộ, việt nam hóa chiến tranh.
Câu 10: Nêu tên các đời tổng thống có dính líu trực tiếp đến chiến tranh Việt nam?
Đáp án:Ai sen hao,Ken nơ di, Giôn Xơn, Ních Xơn,Pho.
Tùy theo trình độ học sinh mà giáo viên biên soạn câu hỏi cho phù hợp, nếu học sinh bị loại sớm thì giáo viên có thể cứu trợ để học sinh quay lại tiếp tục trò chơi. 
Cuối cùng giáo viên tổ chức trò chơi.
*Trò chơi “ Tìm hiểu nhân vật lịch sử”trò chơi này có thể áp dụngcho tiết bài tập hoặc chương trình ngoại khóa lớp 8 ở học kì II.
+ Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu những nhân vật lịch sử tiêu biểu của Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu XX, từ đó bồi dưỡng cho các em long biết ơn với những anh hùng có công với đất nước, với dân tộc. Đồng thời tạo cho học sinh có được không khí thoải mái vui chơi trong học tập.
Giáo viên dùng máy chiếu trên phần mềm Powerpoint để thiết kế trò chơi.
Học sinh chuẩn bị kĩ nội dung bài, mỗi đội chuẩn bị một chiếc bảng nhỏ để ghi đáp án. Giáo viên cử mỗi đội một đội trưởng và một thư kí. Xếp đội hình theo hình chữ U.
+ Tiến hành trò chơi: Giáo viên giới thiệu về trò chơi, lựa chọn đội chơi, chọn 5 đội và đặt tên cho đội chơi.
Thời gian: 60 phút
Phần 1: Nhìn hình ảnh đoán tên nhân vật( 100 điểm, bao gồm 10 nhân vật, học sinh đoán đúng tên một nhân vật được 10 điểm, thời gian là 5 giây, mỗi đội trả lời một lần, ghi câu trả lời trên bảng)
Phần 2: Tìm hiểu thân thế nhân vật lịch sử( 200 điểm) Giáo viên chọn 5 nhân vật tiêu biểu để học sinh trả lời, mỗi nhân vật sẽ có 4 câu hỏi, mỗi câu hỏi trả lời đúng được 10 điểm, thời gian là 5 giây.
 Phần 3: Công lao của nhân vật lịch sử: (250 điểm) Giáo viên cho 5 đội lên bốc thăm nhân vật mình sẽ trả lời, học sinh thảo luận để đánh giá công lao của nhân vật lịch sử mình chọn, thời gian là 3 phút, sau đó các đội trả lời lần lượt, nếu trả lời đúng được 50 điểm
+ Giáo viên tổ chức trò chơi:
Ví dụ cụ thể như sau:
Phần 1: Hình ảnh: Giáo viên cho hình ảnh hiện lên màn hình, với câu hỏi:
 Đây là nhân vật lịch sử nào? Cứ lần lượt cho học sinh quan sát 10 nhân vật (Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Phạm Bành, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc) cho học sinh trả lời.
Nhân vật số 1	Nhân vật số 2
 Nhân vật số 3	 Nhân vật số 4
Nhân vật số 5	 Nhân vật số 6
 Nhân vật số 7	Nhân vật số 8
 Nhân vật số 9	Nhân vật số 10
Bao gồm 10 nhân vật, học sinh đoán đúng tên một nhân vật được 10 điểm, thời gian là 5 giây, mỗi đội trả lời một lần, ghi câu trả lời trên bảng
Phần 2: Thân thế: chọn 5 nhân vật để học sinh tìm hiểu: Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Mỗi nhân vật có 4 câu hỏi trắc nghiệm, học sinh lựa chọn phương án trả lời đúng nhất.
Đây là chân dung các nhân vật lịch sử giáo viên chọn để học sinh tìm hiểu. 
1.Tôn Thất Thuyết 2. Phan Đình Phùng
Hoàng Hoa Thám 4. Phan Bội Châu
 5.Phan Châu Trinh
Câu hỏi như sau:
Câu 1. Ông sinh và mất năm nào?
 A. 1839- 1913
 B. 1841-1913
 C. 1840 -1913
 D. 1842-1913
Câu 2. Quê của ông ở dâu?
 A. Thanh Hóa
 B. Nghệ An
 C. Hà Tĩnh
 D. Quảng Bình
 Câu 3. Tên tuổi của ông gắn liền với sự kiện nào sau đây?
 A. Chiến thắng Cầu Giấy
 B. Khởi nghĩa Hương Khê
 C. Tấn công kinh thành Huế
 D. Khởi nghĩa Ba Đình
 Câu 4. Vai trò của ông đối với lịch sử dân tộc?
 A. Lãnh đạo cuộc tấn công kinh thành Huế.
 B. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
 C. Tham gia phong trào Đông Du 
 D. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Đình
Đối với 3 nhân vật còn lại tương tự học sinh tìm hiểu.
Phần 3: Công lao-Giáo viên cho học sinh bốc thăm nhân vật để trả lời.
Ví dụ: Nêu công lao to lớn của Phan Châu Trinh đối với lịch sử dân tộc?
Học sinh thảo luận trả lời nhận xét lẫn nhau. Giáo viên nhận xét, tổng kết và rút kinh nghiệm.
3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp, biện pháp.
+ Khai thác kiến thức từ sách giáo khoa,sách giáo viên và các tài liệu có liên quan.
+ Tham khảo, nghiên cứu cổng thông tin điện tử.
+ Áp dụng phương pháp mới trong dạy học theo hướng phát huy tính tích cực ,chủ động, sáng tạo của học sinh.
+ Sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường.
+ Sự nhiệt tình và phối hợp tốt của các em học sinh đói với giáo viên cũng như yêu thích đối với môn học.
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
 Cách tổ chức của các trò chơi mà bản thân tôi nêu trên có tác dụng rất lớn trong việc học tập đối với bộ môn lịch sử,tạo cho các em học sinh một không khí thoải mái, vui nhộn, kích thích tính tư duy, sáng tạo khắc sâu các sự kiện lịch sử, các em không còn căng thẳng sau giờ học nữa. Đây cũng là cách các em vừa học vừa chơi mà đem lại hiệu quả cao, xóa đi những tư tưởng cho rằng lịch sử là môn phụ,sự kiện nhiều nên học sinh không xem trọng do đó trong những năm gần đây việc học lịch sử còn thờ ơ,học sinh chỉ học để có điểm đủ điều kiện lên lớp, học sinh thi tốt nghiệp trung học phổ thông thậm chí cả hàng ngàn học sinh mà chỉ có một đến hai em chọn thi môn lịch sử.
3.5. Kết quả khảo nghiệm các vấn đề nghiên cứu.
 Qua việc nghiên cứu đề tài và thực hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, bản thân tôi nhận thấy như sau:
 + Đối với giáo viên: Khi chưa áp dụng các trò chơi nêu trên vào trong quá trình dạy học,bản thân tôi thường mắc phải một số lỗi như giờ dạy còn trầm, giáo viên nói nhiều, học sinh làm việc ít, giờ học không sôi nổi, học sinh còn thụ động, phần củng cố bài còn đơn sơ, chưa đem lại hiệu quả cao, chính vì vậy mà không thu hút và không tạo được sự hứng thú cho các em học sinh. Sau khi tôi đưa các trò chơi áp dụng vào dạy học thì kết quả dạy học của bản thân tôi có sự thây đổi nhiều và theo chiều hướng tích cực, với chuẩn bị chu đáo của bản thân về cách thiết kế, tổ chức nên giờ đây trong tiết dạy của tôi không còn cứng nhắc, không còn truyền thị kiến thức một chiều mà ngược lại giờ học trở nên sinh động, học sinh thích thú đối với môn học, tích cực xây dựng bài , học sinh không còn e ngại như trước nữa, các em đã mạnh dạn hơn trong cách đưa ra nhận xét cũng như phân tích các sự kiện lịch sử, có tinh thần phối hợp, đoàn kết và hợp tác trong học tập. Điều quan trọng nhất là các em đã hiểu rõ và nắm vững các sự kiện lịch sử, kết quả học tập cũng cao hơn.
 + Đối với học sinh: Qua việc tổ chức trò chơi lồng ghép vào tiết học, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ thông tin cho trò chơi này đã tạo ấn tượng tốt đối với các em học sinh, các em thấy thoải mái, vui chơi học hỏi, không còn cảm giác căng thẳng, lo sợ khi thầy cô hỏi bài, các em thảo luận, tự mạnh dạn đưa ra ý kiến tạo cho các em có cảm giác tự tin khi đứng trước đám đông. Đặc biệt các em được quyền nói lên suy nghĩ của mình về vấn đề nào đó.vv
 Giờ học Lịch sử có tổ chức trò chơi tại trường THCS Nguyễn Trãi.
Giờ học lịch sử lớp 9A1 tại trường THCS Nguyễn Trãi.
 Tiết học Lịch sử lớp 8A2 trường THCS Nguyễn Trãi có tổ chức trò chơi.
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
 Qua quá trình khảo sát lấy ý kiến từ các em học sinh khối lớp 8, 9 tại trường THCS Nguyễn Trãi về thái độ học tập của các em như sau:
Khối
TSHS
Thái độ học tập đối với bộ môn
Rất thích
Thích
Không thích
8
180
Các em có thích học tập đối với bộ môn Lịch sử hay không?
100
60
20
9
175
Các em có thích học tập đối với bộ môn Lịch sử hay không?
100
70
5
 Bản thân tôi nhận thấy rằng ý thức học tập của các em đối với bộ môn Lịch sử đã thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, tích cực, ít nhất cũng làm thay đổi được cái nhìn của các em học sinh về bộ môn này, xóa bỏ những tư tưởng còn xem nhẹ bộ môn mà đa số phụ huynh và học sinh đều xem là một môn học phụ,chưa nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn lịch sử. 
 Qua so sánh kết quả đạt được trong năm học 2014-2015 của các lớp 8A1,8A2, 8A5, 8A6 khi ứng dụng kinh nghiệm với các lớp không ứng dụng kinh nghiệm trong năm học( 2013-2014) như sau: 
 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ BỘ MÔN LỊCH SỬ CỦA CÁC LỚP
Lớp
Năm
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
8A1
2013-2014
34
4
10
20
0
8A2
2013-2014
32
4
10
18
0
8A5
2013-2014
28
0
8
10
10
8A6
2013-2014
27
0
6
12
10
8A1
2014-2015
35
15
20
0
0
8A2
2014-2015
34
10
20
4
0
8A5
2014-2015
30
10
15
5
0
8A6
2014-2015
28
8
14
6
0
 Như vậy sau một thời gian giảng dạy với đề tài đưa ra, kết quả dạy học của bản thân tôi thể hiện rõ ở kết quả trong năm học 2014 - 2015, do đó trong năm học 2015- 2016 này bản thân tôi mạnh dạn áp dụng rộng rãi đề tài này vào việc giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi - huyện Krông Ana, đồng thời trao đổi kinh nghiệm nhỏ này đến đồng nghiệp trong nhà trường để cùng nhau phối hợp trong công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử tại đơn vị mình . Trong những năm học vừa qua bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy chủ yếu ở bộ môn Lịch sử 8 và 9, do đó trong đề tài này tôi đưa ra các ví dụ chủ yếu ở những nội dung mình giảng dạy.
 Để áp dụng thành công đề tài này vào việc dạy học bộ môn Lịch sử thực tế trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì bản thân mỗi giáo viên bộ môn Lịch sử phải tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi nhiều hơn nữa để có thể đáp ứng những yêu cầu về kiến thức Lịch sử đối với học sinh của mình, đồng thời tạo cho mình một vốn kiến thức sâu và rộng. Có như vậy chúng ta mới có thể đáp ứng được yêu cầu của việc dạy học theo phương pháp mới, giáo viên chỉ là người hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập, kích thích óc sáng tạo, phát huy tính tư duy, của học sinh, đồng thời hạn chế tối đa phương pháp dạy học theo lối truyền thống.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
 Việc tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập bộ môn lịch sử trong giai đoạn như hiện nay là việc cần thiết bởi học sinh càng ngày càng nhàm chán bộ môn này vì một số lý do khác nhau, song để áp dụng nó vào thực tiễn làm sao đem lại hiệu quả cao nhất thì chính bản thân giáo viên chúng ta cần phải nắm vững kiến thức và đầu tư theo chiều sâu, chuẩn bị tốt các phương tiện dạy học, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp cũng như kĩ thuật dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tạo cho các em một cảm giác thoải mái, không thấy áp lực và căng thẳng trong giờ học, có như vậy các em học sinh mới phát huy hết khả năng, sự tư duy và sáng tạo của mình và kết quả học tập của các em đem lại cao hơn.
2. Kiến nghị:
* Đối với giáo viên:
 + Cần áp dụng phương pháp dạy học mới, phát huy tính tích cực của học sinh, áp dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy và đầu tư theo chiều sâu hơn nữa để giúp học sinh chủ động nắm băt kiến thức, gây hứng thú với học sinh tạo cho các em cảm giác vừa học vừa chơi nhưng đem lại hiệu quả cao hơn.
 + Giáo viên nên đưa câu hỏi vào trò chơi phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp.
* Đối với học sinh:
+ Trong quá trình học tập học sinh cần tích cực, chủ động, sáng tạo, chủ động trong việc khai thác kiến thức, tiếp thu kiến thức.
+ Rèn luyện nhiều hơn nữa về kĩ năng đánh giá, phân tích , nhận định các sự kiện lịch sử.
+ Có tinh thần phối hợp, đoàn kết với các bạn học sinh để hoạt động học tập đạt hiệu quả cao hơn.
* Đối với các cấp: 
 + Đầu tư nhiều hơn nữa trang thiết bị dạy học như phòng máy chiếu. Trong tiết học nếu giáo viên sử dụng công nghệ thông tin, hình ảnh minh họa cho tiết dạy của mình thì hiệu quả đem lại cao, học sinh cũng không bị động, khắc sâu kiến thức một cách chủ động, và điều quan trong hơn là các em có hứng thú trong học tập.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, song chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, kính mong đồng chí đồng nghiệp góp ý một cách chân thành để giúp tôi hoàn thiện hơn đối với đề tài này.
 Ea na ngày 15/1/2016
 Người viết
 Nguyễn Thị Tài
 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
 ( Ký tên, đóng dấu)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu
Tác giả
1
Cổng thông tin điện tử

2
Báo chí, tài liệu liên quan.

3
Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp.

4
Tìm hiểu qua SGK,SGV Lịch sử 8,9.Chuẩn kiến thức kĩ năng Lịch sử.
NXBGD

MỤC LỤC
Phần I: Phần mở đầu 
Lí do chọn đề tài Trang1
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Trang1
Đối tượng nghiên cứu Trang2
Giới hạn, phạm vi nghiên cứu Trang2
Phương pháp nghiên cứu Trang 2
Phần II. Phần nội dung Trang 2
 1. Cơ sở lí luận Trang 2
 2.Thực trạng Trang 3,4,5 
 3.Giải pháp, biện pháp Trang 6-23
Phần III. Phần kết luận Trang 24
Kết luận Trang 24 
Kiến nghị Trang 25 
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: 
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH QUA VIỆC TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG GIỜ HỌC LỊCH SỬ ĐỐI VỚI HỌC SINH KHỐI 8,9 Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Tài
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Trãi
Trình độ đào tạo: Đại học
Môn đào tạo: Lịch sử
Krông Ana, tháng1 năm 2016

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_qua_viec_to.doc