Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập phân môn Lịch sử cho học sinh THCS thông qua hoạt động khởi động và đổi mới kiểm tra đánh giá

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc với sự hứng thú dù có phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao.

Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các môn học của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Trong đó, sự hứng thú trong môn học của học sinh một phần rất lớn là do mối quan hệ tương tác của người dạy với người học.

Khi học tiết phương pháp giảng dạy đầu tiên ở giảng đường đại học, cô giáo đã cho chúng tôi so sánh một giáo viên với một diễn viên. Và cô kết luận: Giáo viên cũng chính là một diễn viên trên bục giảng. Bài học có cuốn hút học trò hay không là cả một nghệ thuật. Cũng “nguyên liệu” như nhau, nhưng mỗi “nghệ sĩ” với sự nhiệt huyết, sáng tạo và hóm hỉnh của mình sẽ tạo ra những “tác phẩm nghệ thuật” khác nhau.

doc 27 trang SKKN Lịch Sử 03/05/2025 30
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập phân môn Lịch sử cho học sinh THCS thông qua hoạt động khởi động và đổi mới kiểm tra đánh giá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập phân môn Lịch sử cho học sinh THCS thông qua hoạt động khởi động và đổi mới kiểm tra đánh giá

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập phân môn Lịch sử cho học sinh THCS thông qua hoạt động khởi động và đổi mới kiểm tra đánh giá
m của từng học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể gửi các tư liệu lên Vnedu để học sinh tham khảo nghiên cứu để phục vụ cho việc học bài hôm sau của học sinh.
Hạn chế: Nếu giáo viên không có những quy định chặt chẽ, không phối hợp với phụ huynh thì học sinh có thể sẽ dễ sao chép bài của bạn hoặc trên mạng để hoàn thành nhiệm vụ, hoặc có thể các em lại lạm dụng máy tính, điện thoại vào ngoài mục đích học khiến ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng học tập.
* Cách thức thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị ở nhà
- Hoạt động của giáo viên:
+ Giáo viên gửi tài liệu cần tìm hiểu trước để phục vụ tiết giảng hôm sau trên ứng dụng Vnedu Teacher
+ Giáo viên gửi phiếu học tập, giao nhiệm vụ học tập cho học sinh trên ứng dụng Vnedu teacher, kèm theo cài đặt thời hạn nộp bài.
- Hoạt động của học sinh:
+ Truy cập ứng dụng Vnedu Connect bằng tài khoản của cá nhân để tự tìm hiểu trước những tư liệu giáo viên đã gửi .
+ Hoàn thành nhiệm vụ học tập của giáo viên giao cho: hoàn thành trực tiếp nhiệm vụ giáo viên giao cho ra phiếu học tập, giấy hoặc vở sau đó chụp hình và vào mục nộp bài tập để gửi bài làm cho giáo viên.
+ Đưa sản phẩm lên Vnedu Connect đúng thời gian quy định.
- Kiểm tra kết quả tự học của học sinh trên Vnedu teacher:
+ Giáo viên truy cập vào ứng dụng Vnedu teacher để kiểm tra kết quả và thái độ tự học của học sinh.
+ Giáo viên nhắc nhở, đôn đốc những học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ trên zalo lớp.
Bước 2: Tiến trình dạy học trên lớp
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ, nhiệm vụ dựa trên phiếu học tập đã đưa lên ứng dụng Vnedu teacher:
- Học sinh nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận dựa trên phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.
- Hết thời gian thảo luận, các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm.
- Sau khi đại diện nhóm trình bày nội dung xong sẽ đề nghị các nhóm khác bổ sung, các em nhóm khác sẽ chủ động hỏi nhóm trình bày những vấn đề mình chưa rõ để được giải đáp, đại diện nhóm hoặc các thành viên trong nhóm sẽ có nhiệm vụ giải thích rõ vấn đề cho bạn, (lúc này giáo viên chỉ đóng vai trò là người quan sát và định hướng cho các em), sau đó đại diện nhóm mời giáo viên nhận xét.
* Sử dụng google biểu mẫu để kiểm tra đánh giá học sinh
Việc sử dụng google biểu mẫu sẽ phù hợp cho phần luyện tập trên lớp và ở nhà hoặc vận dụng cho học sinh làm bài kiểm tra định kì trong trường hợp dịch bệnh, học sinh không đến trường được, phù hợp nhất cho hình thức kiểm tra trắc nghiệm. Với môn Lịch sử phù hợp cho phần luyện tập và phù hợp cho các môn ít tiết như Địa lí, Giáo dục công dân.
Ưu điểm: 
Đối với giáo viên: Kiểm tra được nhiều lượng kiến thức, tổng hợp kết quả nhanh, chính xác, phản hồi kịp thời cho học sinh để rút kinh nghiệm.
- Đối với học sinh: Rất thích thú khi được làm bài tập, bài kiểm tra dưới hình thức mới mẻ, không phải viết nhiều. Nếu giáo viên cài đặt chế độ được làm lại, học sinh có thể làm lại nhiều lần để luyện và cải thiện điểm. Hoặc nếu giáo viên cài đặt cho xem đáp án học sinh cũng có thể rút kinh nghiệm sau mỗi lần làm bài, giáo viên có thể tiết kiệm được thời gian chữa bài trên lớp. Học sinh cũng có thể biết điểm ngay sau khi nộp bài nếu giáo viên cài đặt chế độ cho xem điểm.
* Cách thức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên vào Drive cá nhân sau đó chọn tạo mới rồi vào mục google biểu mẫu thiết lập đề kiểm tra, cài đặt các chế độ theo dụng ý của giáo viên sau đó gửi đường link trên zalo nhóm lớp và yêu cầu học sinh vào đường link đã gửi trên nhóm zalo nhập thông tin và tiến hành làm. Học sinh làm theo yêu cầu và nộp bài là xong.
Bước 2: Giáo viên vào trang tính tổng hợp kết quả của học sinh gửi lại kết quả cho học sinh trên nhóm zalo hoặc có thể chia sẻ phản hồi trên gmail của học sinh nếu học sinh đăng kí nhận phản hồi trên gmail.
* Sử dụng phần mềm Plickers để hỗ trợ kiểm tra đánh giá học sinh
Ưu điểm: 
- Giáo viên có thể dử dụng phần mềm kiểm tra trắc nghiệm Plickers ở nhiều lớp với các thẻ giống nhau.
- Giáo viên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của toàn bộ học sinh trong lớp. Ở mỗi câu hỏi có thể thống kê được tỉ lệ bao nhiêu % học sinh trả lời đúng. Dựa vào thống kê này, giáo viên có thể nắm bắt được kết quả nắm kiến thức của học sinh ở phần nào tốt, phần nào chưa tốt để có biện pháp bổ sung kiến thức cho học sinh.
- Học sinh có thể tự đánh giá được chính bản thân mình thông qua bảng thống kê. Từ đó học sinh hào hứng khi làm bài tập trắc nghiệm và có ý thức học tập, bổ sung kiến thức để đạt được kết quả tốt hơn.
Hạn chế: 
- Có thể sẽ gặp trục trặc về đường truyền kết nối giữa máy tính và điện thoại nếu không đảm bảo được mạng Internet.
- Nếu lớp đông thì sẽ mất nhiều thời gian quét mã, không đảm bảo thời gian tiết dạy.
* Cách thức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên cài đặt các ứng dụng Plicker trên máy tính và điện thoại. Đưa hệ thống câu hỏi cần kiểm tra lên ứng dụng. Tạo lớp cần kiểm tra.
Bước 2: Giáo viên in các thẻ đáp án và phát cho học sinh trước tiết dạy.
Bước 3: Giáo viên mở ứng dụng, trình chiếu câu hỏi, cho học sinh lựa chọn đáp án.
Bước 4: Học sinh chọn các phương án đúng bằng cách quay đáp án đúng của thẻ lên phía trên.
2.3. Tính mới, tính sáng tạo của biện pháp
Biện pháp: “Tạo hứng thú học tập phân môn Lịch sử cho học sinh THCS thông qua hoạt động khởi động và đổi mới kiểm tra đánh giá”, mà tôi áp dụng có tính mới, tính sáng tạo như sau:
- Về phía giáo viên: 
+ Sử dụng nhiều hình thức tổ chức hoạt động khởi động khác nhau vào dạy học để khuyến khích mọi đối tượng học sinh hứng thú tham gia vào bài học, chủ động, hào hứng tiếp nhận các đơn vị kiến thức của bài học, tăng thời gian giao tiếp, tạo ấn tượng, tình cảm gần gũi thân thiện với người học, không chỉ bó hẹp trong không gian lớp học.
+ Giúp giáo viên sử dụng khoa học, hiệu quả hệ thống bài giảng và học liệu dùng trong giảng dạy.
+ Khắc phục được việc dạy học nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên chủ động hơn trong việc dẫn dắt, hướng dẫn tổ chức cho học sinh các hoạt động học tập cũng như kiểm tra đánh giá.
Về phía học sinh:
+ Học sinh chủ động khám phá kiến thức, phát huy được khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
+ Sử dụng hiệu quả thời gian học tập tại nhà và trên lớp, giáo dục tính tự lập, tự giác, sáng tạo của học sinh.
+ Giúp nâng cao các kĩ năng và năng lực của học sinh như: Năng lực phát hiện giải quyết vấn đề, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, kĩ năng tự học tự kiểm tra, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm.
+ Tạo tâm thế thoải mái vui vẻ, tự tin, tạo hứng thú và niềm say mê học tập trong học tập của học sinh
+ Hoạt động khởi động, bằng các trò chơi, tình huống, đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, tạo hứng thú ngay từ đầu tiết học, lôi cuốn tất cả học sinh chú ý vào tất cả các hoạt động học tập.
+ Giúp học sinh có cơ hội làm quen với các thuật ngữ, từ khóa ngay từ khi bắt đầu bài học, từ đó kích thích sự tò mò, khát khao tìm hiểu nội dung bài học.
+ Học sinh dễ dàng tìm hiểu, khám phá kiến thức bài học.
+ Việc kiểm tra đánh giá bằng phần mềm Vnedu, Google biểu mẫu và Plickers sẽ giúp học sinh tự đánh giá được năng lực của mình. Từ đó, học sinh chủ động điều chỉnh được cách học để đạt được kết quả cao nhất.
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
Hiệu quả kinh tế: Không.
Hiệu quả về mặt xã hội:
a. Đối với nhà trường
- Việc chỉ đạo đổi mới và tiếp cận phương pháp dạy học đã được giáo viên thực hiện một cách tích cực.
- Các tổ nhóm chuyên môn trao đổi thảo luận học tập kinh nghiệm từ biện pháp tổ chức hoạt động khởi động và đổi mới kiểm tra đánh giá mà giáo viên đưa ra trong phân môn Lịch sử để từ đó áp dụng vào các môn học khác.
- Chất lượng dạy học phân môn Lịch sử ngày càng được nâng cao góp phần cải thiện chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
b. Đối với giáo viên
- Qua các tiết dạy học lịch sử tôi đã áp dụng thường xuyên các hình thức khởi động khác nhau và đổi mới công cụ kiểm tra đánh giá thì nhận thấy rằng về căn bản học sinh đã có sự thay đổi từ nhận thức và bắt đầu có thái độ thích thú, hào hứng đối với tiết học có các trò chơi vào các tiết dạy, giờ học trở nên sôi nổi hơn, các đối tượng học sinh khác nhau cũng chủ động và hăng say học, tìm hiểu kiến thức lịch sử hơn. 
- Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tạo nên sự thoải mái, môi trường thân thiện giữa giáo viên và học sinh, từ đó, tạo được hứng thú học cho các em. Chính vì vậy mà không khí học tập cũng sôi nổi hơn, hiệu quả hơn. Đó thực sự là kết quả bất ngờ bởi lẽ, ngoài việc chơi hơn hết các em được ghi nhớ các đơn vị kiến thức một cách nhẹ nhàng, không nặng nề, không gượng ép, tạo được không khí “Học mà chơi - chơi mà học”. 
c. Đối với học sinh
- Khi các em học Lịch sử thông qua các hình thức tổ chức hoạt động khởi động và đổi mới công cụ kiểm tra đánh giá trong dạy học phân môn Lịch sử đã tạo sự thoải mái hơn, hứng thú hơn, học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động. Từ đó phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh. 
- Việc sử dụng trò chơi, âm nhạc, video, hình ảnh trong hoạt động khởi động cũng như đưa các công cụ kiểm tra đánh giá mới vào tiến trình dạy học đã góp phần hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh (năng lực tư duy; năng lực ngôn ngữ; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tái hiện các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; năng lực nhận xét, đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sửvà các phẩm chất như: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, nhân ái, trách nhiệm đáp ứng được chương trình GDPT 2018 hiện nay).
- Xoá bỏ cảm giác khô khan, giáo điều trong các giờ học Lịch sử. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái. Tiết học sinh động, sôi nổi, học sinh tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Nâng cao năng lực tư duy nhanh nhạy, tác phong nhanh nhẹn. Trong học tập học sinh không xem nhẹ môn lịch sử, yêu thích bộ môn, từ đó mà kết quả học tập được nâng cao.
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả biện pháp được đề xuất, sau một thời gian học tập, tôi đã tiến hành kiểm chứng về thái độ và mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh thông qua phiếu thăm dò học sinh về mức độ hứng thú với môn học và bài kiểm tra giữa học kì II năm học 2022-2023:
* Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú với phân môn Lịch sử năm học 2022 – 2023 (Thống kê với 2 lớp khối 7 là 7B và 7C):
Tổng số HS
Thời điểm
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
75
Đầu năm học
6
8
20
26,7
27
36
22
29,3
Cuối năm
13
17,3
45
60
9
12
8
10,7
* Kết quả thi giữa học kì II môn Lịch sử năm học 2022 - 2023 (Thống kê với 2 lớp khối 7 là 7B và 7C):
Tổng số HS
Lớp
Điểm dưới TB
Điểm trên TB
Điểm 8-10
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ
%
SL
Tỉ lệ
%
38
7B
(Đổi mới chưa tích cực HĐKĐ và KTĐG)
8
21,1
30
78,9
5
13,2
37
7C
(Đổi mới tích cực HĐKĐ và KTĐG)
4

10,8

33
89,2
11
29,7
Như vậy có thể nói việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khởi động và đổi mới công cụ kiểm tra đánh giá như trên đã góp phần không hề nhỏ vào việc phát triển năng lực, phẩm chất học sinh: năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thuyết trình, năng lực phản xạ nhanh và đặc biệt là sự yêu thích môn học vậy nên việc giáo viên chú trọng đổi mới hình thức tổ chức phần khởi động và đổi mới công cụ kiểm tra đánh giá là vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục phân môn Lịch sử.
3. Khả năng áp dụng và nhân rộng
- Sáng kiến này có thể áp dụng rộng rải cho tất cả cán bộ, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường THCS, áp dụng linh hoạt cho tất cả các môn học, các bộ sách giáo khoa hiện hành.
- Sáng kiến đã được áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 7 tại trường THCS Nguyễn Phúc trong năm học 2022-2023 và được nhà trường cấp giấy xác nhận.
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tôi xin cam kết sáng kiến nâng cao chất lượng giảng dạy của tôi là do tôi tự viết ra không sao chép hay vi phạm bản quyền tác giả. Nếu sáng kiến vi phạm bản quyền tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!  
 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 Phạm Quang Vũ



CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_tap_phan_mon_lich_su.doc