Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số trò chơi học tập môn Lịch sử lớp 5


Đất nước ta đang bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hai quốc sách hàng đầu để đưa đất nước tiến lên như Đảng ta đã xác định đó là: Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo cũng như khoa học công nghệ. Trong đó, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Cũng chính vì vậy mà Đảng đã rất sáng suốt trong vấn đề đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển, là đầu tư có hiệu quả nhất.

Để chuẩn bị nguồn nhân lực để đáp ứng sự phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hóa, giáo dục đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, hoàn thành tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực con người cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có lòng yêu nước, có ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước, bản sắc dân tộc phải được thắm đượm trong con người Việt Nam. Xuất phát từ việc chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ trong những năm đầu thế kỉ XXI, cần phải đổi mới giáo dục đào tạo, trong đó phải nói đến đổi mới, chương trình – sách giáo khoa và đặc biệt là phải đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm: Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học.”

doc 17 trang SKKN Lịch Sử 15/03/2025 350
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số trò chơi học tập môn Lịch sử lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số trò chơi học tập môn Lịch sử lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số trò chơi học tập môn Lịch sử lớp 5
 cầu của câu hỏi. 
Một vấn đề đáng lưu tâm là hầu hết học sinh kể cả học sinh có khả năng tiếp thu tốt, học đến bài nào thì nắm kiến thức của bài đó mà chưa biết liên kết, sâu chuỗi các kiến thức đã học để vận dụng vào giải thích các kiến thức ở bài sau. Là giáo viên tôi mong muốn có một phương pháp hữu hiệu để thay đổi tình trạng học tập trên. Nhận thấy ưu điểm tổ chức trò chơi học tập trong dạy học nói chung đặc biệt là môn lịch sử nói riêng, tôi đã mạnh dạn ứng dụng vào dạy phần lịch sử lớp 5. Khi áp dụng các trò chơi này tôi nhận thấy rất hiệu quả đối với kiểm tra bài cũ, củng cố bài học hoặc dạy những bài ôn tập. 
Việc tổ chức trò chơi học tập trong dạy học phần lịch sử lớp 5 mang nhiều lợi ích cho học sinh và giáo viên, cụ thể như sau:
	* Đối với học sinh:
- Trò chơi học tập trong dạy học phần Lịch sử sẽ hình thành cho học phương pháp tự học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển được tư duy. 
- Trò chơi học tập giúp học sinh học thuộc bài tại lớp, khắc sâu kiến không bị nhầm lẫn giữa các sự kiện lịch sử.
- Một số kết quả nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm những gì mình tự nghĩ ra hay được thực hành. Vì vậy trò chơi học tập giúp học sinh học tập một cách tích cực, từ đó các em nhớ bài học lâu và sâu sắc hơn.
- Trò chơi học tập giúp học sinh phát triển khả năng thuyết trình ý kiến của mình, qua đó giúp các em mạnh dạn và tự tin hơn trong cuộc sống. 
	* Đối với giáo viên:
- Tổ chức trò chơi học tập trong giảng dạy giúp giáo viên thiết kế một bài giảng sinh động, sáng tạo với việc kết hợp sử dụng hình ảnh, ngôn từ, sẽ thu hút học sinh học sôi nổi mà không thấy nhàm chán với những con số, hay các sự kiện lịch sử khô khan.
- Tổ chức trò chơi học tập rất phù hợp với tâm lí học sinh tiểu học. 
- Tổ chức trò chơi học tập trong dạy và học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học “vẹt”.
- Tổ chức trò chơi học tập có thể vận dụng trong bất kì điều kiện hoàn cảnh nào của nhà trường mà không phụ thuộc vào cơ sở vật chất, có thể viết trực tiếp lên bảng, có thể viết vào giấy, có thể viết vào bìa cứng,
Qua tìm hiểu thực tế và vận dụng trong dạy học nói chung và phần lịch sử nói riêng, bản thân tôi đã thực hiện các giải pháp để sử dụng trong dạy học phần Lịch sử lớp 5. Sau đây là một số trò chơi mà tôi đã áp dụng khi dạy lịch sử thấy có kết quả tương đối tốt.
2.3.1. Trò chơi: Nhanh mắt, nhanh tay 
 (Dùng cho bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế )
* Mục đích:- Giúp học sinh củng cố kiến thức lịch sử về phong trào Cần Vương. 
 - Luyện khả năng nói và phản xạ nhanh, chính xác.
* Chuẩn bị: - Cúc nam châm.
 	- Phiếu học tập trên khổ giấy lớn A3, số lượng phiếu tùy thuộc vào số nhóm.
Nội dung phiếu: Hãy nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho thành một câu hoàn chỉnh để nói về cuộc phản công ở kinh thành Huế.
A
B
1. Đêm mùng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885
a) Giết người, cướp của và tàn phá nhà cửa.
2. Tôn Thất Thuyết cho các đạo quân
b) và gần đến sáng thì đánh trả lại.
3. Nhờ có ưu thế vũ khí, quân Pháp ra sức cố thủ
c) bỗng có tiếng súng thần công nổ rầm trời.
4.Giặc Pháp tiến công vào kinh thành
d) Lên vùng rừng núi Quảng Trị
5.Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng
e) Tấn công đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ Pháp.

* Cách tiến hành: 
- Thời gian chơi: 3 đến 5 phút.
- Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm.
- Cử Ban giám khảo.
- Phát cho mỗi nhóm một phiếu đã ghi nội dung như trên.
- Giáo viên phổ biến cách chơi:
+ Khi giáo viên hô: “ Bắt đầu!” các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến.
+ Nối thông tin trong phiếu của nhóm mình.
+ Các nhóm cử đại diện nhanh chóng gắn kết quả của nhóm mình lên bảng lần lượt từ trái sang phải.
+ Ban giám khảo theo dõi thời gian, đánh giá kết quả của các nhóm, nhóm nào nhanh, đúng là nhóm thắng cuộc.
Lưu ý: Trò chơi có thể thực hiện thay thế phần củng cố kiến thức bài học.
Đáp án: 1- c ; 2- e ; 3- b ; 4- a ; 5- d.
2.3.2 Trò chơi : Ghép ảnh
(Dùng cho bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước).
* Mục đích: Giúp học sinh: 
- Ghi nhớ địa danh nơi Bác Hồ bắt đầu cuộc hành trình cứu nước.
- Rèn trí nhớ và kĩ năng quan sát.
* Chuẩn bị: 2 ảnh bến Nhà Rồng, 2 ảnh tàu La- tu- sơ Tơ - rê- vin (phóng to, mỗi ảnh cắt thành 6 phần không bằng nhau).
 Bến Nhà Rồng – Di tích lịch sử Bảo tàng Hồ Chí Minh
 Con tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội cử ra 2 người tham gia chơi.
- Bầu Ban giám khảo theo dõi thời gian và đánh giá kết quả của các đội.
- Phát cho mỗi đội 1 bộ ảnh đã cắt (12 miếng).
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi:
+ Mỗi đội có 1 người lựa chọn ảnh, 1 người ghép.
+ Khi nào có hiệu lệnh: “ Bắt đầu!”, người chơi lựa chọn và ghép ảnh sao cho thành ảnh bến Nhà Rồng, tàu La-tu-sơ Tê-rê-vin.
+ Thời gian ghép ảnh là 3 phút, mỗi miếng ghép đúng được tính 10 điểm, mỗi ảnh có số điểm tối đa là 60 điểm.
+ Các thành viên cổ vũ cho đội của mình.
+ Ban giám khảo đánh giá kết quả ghép ảnh và cho điểm, đội nào nhiều điểm và đúng thời gian là đội thắng cuộc.
2.3.3. Trò chơi : Ô chữ kì diệu ( Dùng cho bài 11: Ôn tập )
* Mục đích: Giúp học sinh :
- Ghi nhớ một số mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc.
- Sử dụng vốn hiểu biết của mình vào học tập; phát triển tư duy ngôn ngữ.
* Chuẩn bị: 
- Giáo viên soạn hệ thống câu hỏi và gợi ý trả lời cho các ô chữ.
- 3 chuông nhỏ để báo tín hiệu xin trả lời.	
- Kẻ ô trống gồm 12 hàng ngang sau lên bảng phụ.
 






































































 






















* Cách tiến hành:
- Giáo viên chọn 9 học sinh chia làm 3 đội chơi, mỗi đội 3 học sinh.
- Cử Ban giám khảo theo dõi thời gian, đáp án và ghi điểm.
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi:
+ Khi giáo viên đọc câu gợi ý trả lời của hàng ngang thứ nhất, đội nào có tín hiệu trước sẽ được quyền trả lời.
+ Nếu trả lời đúng được tính điểm và chuyển sang hàng ngang thứ hai; nếu không đúng quyền trả lời thuộc về hai đội còn lại.
+ Cả 3 đội không có câu trả lời đúng, Quyền trả lời thuộc về khán giả.
+ Trả lời đúng ở lần thứ nhất được 30 điểm; lần 2: 20 điểm; lần 3: 10 điểm.
+ Hết 12 câu hàng ngang sẽ tìm ô chữ hàng dọc hoặc trong quá trình chơi đội nào tìm ra ô chữ hàng dọc trước sẽ được quyền trả lời, nếu đúng được cộng 40 điểm. 
- Kết thúc cuộc chơi xếp nhất, nhì, ba theo số điểm của các đội.
- Khán giả nào có câu trả lời đúng được cả lớp khen.
 Lưu ý: Kết thúc trò chơi có thể hỏi ý nghĩa của ô chữ hàng dọc.
Sau đây là gợi ý trả lời cho 12 ô hàng ngang:
1. Tháng này diễn ra Tổng khởi nghĩa năm 1945.(gồm 8 chữ cái)
2. Tên của người được nhân dân tôn là “Bình Tây đại nguyên soái”. (Gồm 10 chữ cái)
3. Đây là nơi đóng đô của Triều đình nhà Nguyễn. (Gồm 3 chữ cái)
4. Tên của người khởi xướng ra phong trào Cần Vương. (Gồm 13 chữ cái)
5. Tên gọi của chính quyền mới được thiết lập ở Nghệ – Tĩnh thời kì 1930-1931 (gồm 6 chữ cái)
6. Tên nhà vua được Tôn Thất Thuyết đưa ra Quảng Trị. (gồm 7 chữ cái)
7. Tên bến cảng nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. (gồm 7 chữ cái)
8. Ai là người tổ chức và vận động phong trào Đông du? (gồm 11 chữ cái)
9. Tên gọi ngày kỉ niệm 2-9 hàng năm của nước ta là gì? (gồm 9 chữ cái)
10. Tên phong trào thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập theo sự vận động của Phan Bội Châu. (gồm 6 chữ cái)
11. Tên thường gọi của kinh đô Huế. (gồm 4 chữ cái)
12. Tên của phong trào giúp vua cứu nước sau khi cuộc phản công không thành
ở kinh thành Huế. (gồm 8 chữ cái)
- Thời gian chơi: 3 đến 5 phút.
 Đáp án: 
1. Tháng Tám 2. Huế 3. Trương Định
4. Tôn Thất Thuyết 5. Xô viết 6. Hàm Nghi
7. Nhà Rồng 8. Phan Bội Châu 9. Quốc khánh
10. Đông du 11. Cố đô 12. Cần Vương
Ô chữ hàng dọc: Nguyễn Ái Quốc.
2.3.4. Trò chơi : Em là chiến sĩ Điện Biên
(Dùng cho bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.) 
* Mục đích: Giúp học sinh ghi nhớ những sự kiện chính của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
* Chuẩn bị: 
- Phiếu học tập, số lượng tùy thuộc vào số nhóm
- Cúc nam châm.
Nội dung ghi trong phiếu học tập:
Ghi số thứ tự (1,2,3...) vào ô trống trước các câu sau cho đúng với diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.
 Đồng loạt tấn công lần thứ hai. Sân bay Mường Thanh bị uy hiếp.
 Quân ta nổ súng mở màn chiến dịch.
 Ngày 13-3-1954
 Ngày 30- 4-1954
 Ngày 6-5-1954
 Tướng Đờ Ca-xtơ-ri bị bắt sống, cờ “ Quyết chiến quyết thắng” bay trên nóc hầm chỉ huy của giặc.
 Phần lớn các cứ điểm của địch ở phía đông đã bị ta kiểm soát. 
 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954
 Ngày 26- 4-1954
 Bộ đội xung phong như vũ bão sau tiếng nổ long trời lở đất của trái bộc phá nặng khoảng 1 tấn đặt ngầm trong đồi A1.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên chia nhóm (số nhóm tùy thuộc vào số lượng phiếu giáo viên chuẩn bị).
- Cử Ban giám khảo.
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập.
- Giáo viên phổ biến cách chơi: 
+ Khi giáo viên phát lệnh: “ Bắt đầu!”, các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến và đánh dấu thứ tự trong phiếu của nhóm mình.
+ Các nhóm cử đại diện nhanh chóng gắn phiếu của nhóm mình lên bảng.
- Ban giám khảo theo dõi thời gian, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm. 
Nhóm nào làm đúng và nhanh nhất là nhóm thắng cuộc. 
- Thời gian chơi: 3 đến 5 phút.
Lưu ý: Trò chơi có thể thực hiện thay thế phần củng cố kiến thức bài học.
Đáp án: Số ghi vào các ô lần lượt như sau: 4; 2; 1; 3; 7; 10; 6; 9; 5; 8. 
2.3.5. Trò chơi : Theo chân chú giải phóng quân
(Dùng cho bài 26: Tiến vào Dinh Độc Lập)
* Mục đích : Giúp học sinh:
- Khắc sâu kiến thức về cuộc tiến công vào Dinh Độc Lập của các chiến sĩ giải phóng quân.
- Có được không khí thi đua trong học tập.
- Phát triển tư duy lô- gíc và trí nhớ.
* Chuẩn bị: 
- Chia bảng làm 2 phần (hoặc dùng 2 bảng phụ), mỗi phần có ghi các số thứ tự từ 1 đến 7 (theo hàng dọc).
- 2 bộ thẻ (mỗi bộ 7 thẻ). Cứ 2 thẻ lại ghi 1 trong 7 nội dung sau:
a) Xe tăng 390 lập tức húc đổ cổng chính tiến thẳng vào.

b) Chiếc xe tăng 843 của đồng chí Bùi Quang Thận đi đầu, tiếp theo là xe tăng 390 do đồng chí Vũ Đăng Toàn chỉ huy.

c) Chỉ huy lữ đoàn ra lệnh cho bộ đội không được bắn, tất cả trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

d) Đến trước Dinh Độc Lập, xe tăng 843 lao vào cổng phụ và bị kẹt lại.

e) Tiếp theo, các xe tăng khác tiến vào sân Dinh.

g) Nhiều tốp chiến sĩ nhanh chóng tỏa lên các tầng.

h) Đồng chí Bùi Quang Thận giơ cao cờ cách mạng, nhảy khỏi xe tăng, lao lên bậc thềm của tòa nhà.
* Cách tiến hành: 
- Thời gian chơi: 3 đến 5 phút.
- Giáo viên treo 2 bảng phụ lên bảng.
- Giáo viên chọn 2 đội chơi (lấy tinh thần xung phong hoặc khuyến khích một số học sinh còn nhút nhát); mỗi đội chơi có 7 học sinh.
- Hai đội chơi xếp hàng trước phần bảng của đội mình.
- Giáo viên đảo vị trí của các thẻ và phát cho mỗi người chơi một thẻ bất kì.
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi:
+ Hai đội thảo luận và phân công thứ tự người lên gắn thẻ chữ của mình vào các 
số trên bảng phụ (theo đúng trình tự diễn biến sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập).
+ Khi giáo viên phát lệnh : “ Bắt đầu !”, lần lượt người chơi lên gắn thẻ chữ vào các số tương ứng trên phần bảng của đội mình. Người thứ nhất gắn xong trở về chỗ thì người thứ hai mới được tiếp tục. Nếu vi phạm luật sẽ bị trừ điểm.
+ Cả lớp cổ vũ cho 2 đội chơi.
- Kết thúc trò chơi, đội nào gắn nhanh, chính xác là đội thắng cuộc.
Lưu ý: Trò chơi được thực hiện ở cuối tiết học nhằm củng cố kiến thức bài học, nhưng cũng có thể tổ chức trong hoạt động trình bày trình tự diễn biến các sự kiện khi quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập.
Đáp án: Trình tự diễn biến : 1- b; 2- d ; 3- a; 4 - h; 5- e; 6- c; 7- g.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI PHẦN LỊCH SỬ LỚP 5
Bài dạy: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (trang 37 – Tuần 19- SGK Lịch sử lớp 5).
Sau một thời gian nghiên cứu, vận dụng đưa hệ thống các trò chơi Lịch sử đã sưu tầm và thiết kế ở phần trên vào bài dạy cụ thể, việc học lịch sử của học sinh có sự chuyển biến rõ nét, giờ học sôi nổi, gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, tự tin vào khả năng học tập của mình. Nhờ đó mà giờ dạy dễ thành công và đạt hiệu quả cao hơn.
Điều đó tôi đã kiểm nghiệm thực tế là tiến hành dạy ở lớp 5A do tôi chủ nhiệm.
Trong bài dạy tôi có sử dụng trò chơi “Em là chiến sĩ Điện Biên” vào cuối tiết học (phần củng cố bài). Sau khi dạy xong tôi ra đề kiểm tra (dùng phiếu kiểm tra). 
- Thời gian làm bài: 20 phút
Nội dung phiếu như sau:
Đề bài: 
Câu 1: Hãy nối mốc thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho phù hợp:
 A
 B 
1. Ngày 13-3-1954
 Ta đồng loạt công kích địch lần 2.
2. Ngày 30-3-1954 
 Tướng Đờ Ca- Xtơ- ri bị bắt sống.
3. Ngày 1-5-1954
 Quân ta nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.
4. Ngày 7- 5- 1954
 Ta mở đợt tấn công lần thứ ba.

Câu 2: Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt?
Câu 3: Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Kết quả:
Hết thời gian làm bài, giáo viên thu bài và chấm bài. Kết quả thu được như sau:
+ Lớp 5A : Tổng số 40 em 
 Kết quả 
Lớp 5A
Hoàn thành tốt
30em = 75 %
Hoàn thành
10 em = 25 %
Chưa hoàn thành
0
 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
3.1. KẾT LUẬN
Qua kết quả điều tra tôi thấy kết quả học tập của lớp 5A mà tôi dạy đã vận dụng phương pháp mới trong đó có sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phần Lịch sử thì thấy các em tiếp thu bài tốt, học tập rất sôi nổi, hăng hái giơ tay phát biểu, hứng thú và yêu thích học Lịch sử hơn. Đặc biệt là kết quả có tỉ lệ hoàn thành tốt cao hơn, tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành không còn. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện, bản thân tôi nhận thấy việc đưa hình thức trò chơi học tập vào giờ học ở Tiểu học nói chung và giờ học Lịch sử ở lớp 5 nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. Bởi vì, sử dụng trò chơi trong học tập các em tiếp thu bài tốt, học tập rất sôi nổi, hăng hái giơ tay phát biểu, hứng thú và yêu thích môn học hơn so với cách dạy thông thường. 
Để đưa hệ thống trò chơi vào dạy học phần Lịch sử lớp 5, người giáo viên cần tìm hiểu, nghiên cứu, thiết kế và lựa chọn trò chơi cho phù hợp với nội dung, mục tiêu của bài học, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và điều kiện dạy học ở lớp mình. Đặc biệt là phải biết cách tổ chức trò chơi vào lúc nào trong mỗi tiết dạy, thiết kế trò chơi phải đảm bảo những yêu cầu gì và cách tổ chức trò chơi đó ra sao để đạt hiệu quả cao nhất. 
Qua việc nghiên cứu này, do thời gian, khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên tôi mới sưu tầm và thiết kế được một số trò chơi nhằm góp phần đổi mới phương pháp và hình thức dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy phần Lịch sử. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của cấp trên và đồng nghiệp. 
3.2. KIẾN NGHỊ 
- Nhà trường tổ chức chuyên đề Lịch sử cho giáo viên, học sinh tham luận.
- Bổ sung cơ sở vật chất phục vụ trong quá trình dạy và học.
 	Tôi xin chân thành cảm ơn! 
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG
Thanh Hoá, ngày 25 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
Lê Thị Hà

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_mot_so_tro_choi_hoc_tap_mon_l.doc