Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức Ngữ văn, Âm nhạc vào dạy học Lịch sử ở trường THCS

Thực tế cho thấy trong những năm qua tình trạng học sinh học tập môn Lịch sử rất lười, hầu hết các em đều ngại học môn Lịch sử được thể hiện rõ nhất qua các điểm số biết nói. Trong các cuộc thi hoặc bài kiểm tra điểm của các em đều rất thấp...điều đó chứng tỏ sự hiểu biết về lịch sử của các em còn yếu và lí do nữa là do các em quá lười học, chưa có hứng thú say mê với môn học.

Bên cạnh đó cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế chưa có phòng nghe nhìn riêng, các tư liệu, tài liệu còn hạn hẹp chưa phong phú cũng ảnh hưởng đến kết quả của môn học.

Để tạo cho các em có sự hứng thú say mê với môn học theo tôi cần phải hiểu được tâm lí và tạo cho các em cảm thấy thoải mái mỗi khi đón nhận tiết học đòi hỏi người thầy luôn phải tìm tòi, đổi mới phương pháp cách dạy, cách tiếp cận để tạo cho các em tâm thế tốt nhất cho giờ học sử.

Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc dạy môn Lịch sử và mong muốn các em sẽ đạt được những thành tích nhất định với bộ môn các em học. Đó chính là lí do để tôi chọn tên sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp kiến thức Ngữ văn, Âm nhạc vào dạy học Lịch sử ở trường THCS”.

doc 26 trang SKKN Lịch Sử 06/04/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức Ngữ văn, Âm nhạc vào dạy học Lịch sử ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức Ngữ văn, Âm nhạc vào dạy học Lịch sử ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức Ngữ văn, Âm nhạc vào dạy học Lịch sử ở trường THCS
, có ý nghĩa ca ngợi những cuộc kháng chiến, ca ngợi quê hương đất nước từ đó tạo cho các em lòng tự hào tự tôn dân tộc. Giáo dục các em có tinh thần yêu quê hương đất nước, biết trân trọng giá trị lịch sử của dân tộc, biết nhớ ơn những người đã có công trong hai cuộc kháng chiến đánh tan quân xâm lược đem lại nền độc lập cho dân tộc Việt Nam ta như ngày hôm nay như bài hát: “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” của Phạm Tuyên, “Đất nước trọn niềm vui” của Hoàng Hà, “Tiến quân ca” của Văn Cao, “Giải phóng Điện Biên” của Đỗ Nhuận, “Mười chín tháng tám ” của Xuân Oanh...
4.2.4. Một số ca khúc có thể khai thác và cách sử dụngtrong dạy học lịch sử:
 Trong quá trình dạy học môn lịch sử,nhằm khơi dậy sự yêu thích môn học của học sinh,tôi đã sưu tầm một số bài hát sử ca để phục vụ việc dạy học.Có một số bài tôi lồng nhạc vào khi giới thiệu bài mới,một số bài tôi đưa trực tiếp vào bài giảng, một số bài tôi cho học sinh hát sau khi kết thúc tiết học.
Đối với chương trình lớp 9, giáo viên có thể khai thác triệt để các ca khúc sau:	 
STT
 Tên ca khúc
Tên tác giả
 Lớp
1
Mười chín tháng tám
Nhạc và lời : Xuân Oanh
9
2
Sông Lô
Nhạc và lời : Văn Cao
9
3
Hò kéo pháo
Nhạc và lời : Hoàng Vân
9
4
Chiến thắng Điện Biên
Nhạc và lời : Đỗ Nhuận
9
5
Câu hò bên bờ Hiền Lương
Nhạc : Hoàng Hiệp
Lời:Hoàng Hoàng và Đằng Giao 
9
6
Dáng đứng Bến tre
Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tí
9
7
Như có Bác trong ngày vui đại thắng
Nhạc và lời : Phạm Tuyên
9
 Đối với chương trình lớp 6,7 giáo viên có thể khai thác và sử dụng ca khúc sau
1
Trưng Nữ vương
Thẩm Oánh
6
2
Hoa Trưng Nữ vương
Uy Thi Ca
6
3
Phất Cờ Nương Tử
Công Minh
6
4
Hai Bà Trương
Khuyết Danh
6
5
Bóng Cờ Lau
Hoàng Quý
7
6
Đinh Bộ Lĩnh
Lê Văn Chiêu
7
7
Người anh hùng cờ lau
Trương Quang Lục
7
8
Nam Quốc Sơn Hà
Vũ Hoàng
7
9
Sấm vang dòng như nguyệt
Chương Đức
7
10
Chu Văn An
Ngô Ganh
7
11
Lê Quý Đôn
Trương quang Lục
7
12
Vua Quang Trung
Ngô Ganh
7
13
Anh hùng áo vải
Bùi Hoàng Yến
7
14
Bước chân thần tốc
Lê Trọng Hà
7
15
Đoàn quân Quang Trung
Xuân Giao
7
16
Thăng Long đại thắng mùa xuân
Nguyễn Văn Hiên
7
17
Theo cha đến ải Nam Quan
Ngô Tiến Thịnh
7
18
Hùng Thiêng Yên Thế
Bùi Hoàng Yến
8

4.2.5. Một vài ví dụ minh họa về sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử trong THCS
Ví dụ 1: Sử dụng ca khúc “Mười chín tháng Tám”, nhạc và lời : Xuân Oanh để dạy mục II: Giành chính quyền ở Hà Nội trong bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
	Mục đích:
 	Giúp học sinh thấy được không khí giành chính quyền ở Hà Nội trong cách mạng tháng tám năm 1945, khắc sâu sự kiện ngày 19 tháng 8 giành chính quyền ở Hà Nội, cách mạng tháng Tám thành công, đồng thời cho học sinh thấy được không khí cách mạng trong cả nước.
	Cách thực hiện:
	Khi chuyển sang mục II giành chính quyền ở Hà Nội:
- Giáo viên cho học sinh nghe ca khúc “Mười chín tháng Tám”.
- Học sinh nghe xong giáo viên đặt câu hỏi: sau khi nghe xong ca khúc “Mười chín tháng Tám”, em có nhận gì về không khí giành chính quyền ở Hà Nội?
- Qua ca khúc được nghe học sinh có thể thấy được không khí cách mạng ở thủ đô Hà Nội đồng thời thấy được lòng quyết tâm của nhân dân thủ đô trong việc giành chính quyền.
- Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Qua ca khúc em hãy cho biết giành chính quyền ở Hà Nội diễn ra vào thời gian nào?
- Học sinh dễ dàng nhận ra đó là ngày 19 tháng 8.
	Đến đây giáo viên có thể cho học sinh nghe lại ca khúc “Mười chín tháng Tám”.
	Kết quả đạt được: Sau khi sử dụng ca khúc “Mười chín tháng Tám” dạy phần II bài 23 Lịch sử lớp 9 tôi thấy: Khi nói đến việc dành chính quyền ở Hà Nội trong cách mạng tháng Tám, các em nhớ đến ca khúc “Mười chín tháng Tám” và nhớ đến không khí giành chính quyền ở Hà Nội và sự kiện 19 tháng 8 là ngày giành chính quyền ở Hà Nội.
Ví dụ 2: Sử dụng ca khúc “Câu hò bên bờ Hiền Lương” nhạc: Hoàng Hiệp, lời Hoàng Hiệp và Đằng Giao dạy mục I Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ- ne- vơ 1954 về Đông Dương.
	Mục đích:
Qua ca khúc “Câu hò bên bờ Hiền Lương” cho học sinh thấy được tình hình nước ta sau hiệp định Giơ- ne- vơ: tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam- Bắc, lấy sông Hiền Lương ( Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời.
	 Từ ca khúc “Câu hò bên bờ Hiền Lương” thể hiện một niềm tin sắt son, đất nước Việt Nam không bao giờ ngăn cách đôi bờ.
	Cách thực hiện:
- Khi bước vào mục I: Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ- ne- vơ 1954 về Đông Dương.
- Giáo viên cho học sinh nghe ca khúc “Câu hò bên bờ Hiền Lương”.
- Sau khi học sinh nghe xong giáo viên đặt câu hỏi: Qua ca khúc, em hãy cho biết tình hình nước ta sau hiệp định Giơ- ne- vơ như thế nào? Học sinh dễ dàng nhận thấy sau hiệp định Giơ- ne- vơ nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam- Bắc.
- Giáo viên cho học sinh nghe lại bài hát một lần nữa và đặt câu hỏi: Thông điệp bài hát cho chúng ta thấy điều gì? Học sinh bày tỏ cảm nghĩ của mình. Cuối cùng giáo viên chốt lại: Bài hát cho chúng ta thấy sự quyết tâm thống nhất đất nước của dân tộc.
	 Kết quả: Sau khi sử dụng ca khúc “Câu hò bên bờ Hiền Lương” trong dạy học mục I: Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ- ne- vơ 1954 về Đông Dương, học sinh dễ dàng hình dung được bối cảnh nước ta sau hiệp định Giơ- ne- vơ. Nhớ được địa danh sông Hiền Lương( Bến Hải), làm giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt hai miền đất nước. Đồng thời qua ca khúc, học sinh thấy được một niềm tin vững chắc và sự quyết tâm thống nhất hai miền Nam- Bắc trước âm mưu chia cắt nước ta của kẻ thù.
4.2.6. Phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử:
	Theo Trịnh Tùng trong cuốn Phương pháp dạy học lịch sử (trang 164. NXB Giáo Dục 1999). Để sử dụng tài liệu văn học trong giờ dạy lịch sử, có thể tiến hành theo cách sau:
	Thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ những sự kiện đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ học thêm sinh động.
	Thứ hai: Dùng một đoạn trích để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra một kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử.
	Thứ ba: Tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại khoá (Dạ hội lịch sử).
	Tuỳ vào nội dung bài học, tiết dạy và năng lực của mỗi giáo viên mà chúng ta có thể sử dụng một trong những cách trên sao cho phù hợp.
4.2.7. Phương pháp sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử:
	Việc khai thác và sử dụng âm nhạc trong lịch sử của trường THCS là một hướng đổi mới trong phương pháp dạy học, góp phần khắc phục tính khô khan của kiến thức lịch sử, đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn. 
4.2.8. Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu âm nhạc trong giờ học sử:
Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả việc sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử giáo viên cần lưu ý:
	Cần biết khai thác và sử dụng một cách hợp lí trong các bài dạy, tránh lạm dụng dễ biến giờ học lịch sử thành giờ học âm nhạc. Phải biết chọn lọc bài hát, hay một đoạn của bài hát nào đó phù hợp và đưa ra đúng lúc, đúng chỗ liên hệ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, điều đó sẽ đem đến hiệu quả cao hơn.
	 Cần tìm hiểu nhiều tư liệu âm nhạc có liên quan đến bài dạy lịch sử để đưa vào bài dạy cho phù hợp, phải luôn học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp để rút kinh nghiệm và nâng cao hiệu quả của việc khai thác và sử đụng âm nhạc trong dạy học lịch sử.
	 Trong trường hợp cơ sở vật chất, đài, băng đĩa, máy tính...nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu của việc khai thác và sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử mà giáo viên lại hạn chế về năng khiếu âm nhạc thì có thể yêu cầu một học sinh hát một bài hay một đoạn của bài hát nào đó có nội dung phù hợp với bài học
4.2.9. Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu Ngữ văn trong giờ học sử:
Sử dụng tài liệu Ngữ văn trong giờ học sử, giúp giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn lôi cuốn học sinh. Giúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với một sự kiện, một nhân vật, một hiện tượng lịch sử. Dễ dàng đưa kiến thức sử đến với học sinh. Tuy vậy, theo tôi việc sử dụng tài liệu Ngữ văn trong giờ học sử phải đảm bảo các yêu cầu sau:
	Thứ nhất: Tài liệu Ngữ văn đó phải đảm bảo cả giá trị giáo dưỡng, giáo dục và giá trị văn học.
	Thứ hai: Tài liệu ấy phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện, nhân vật lịch sử đang học phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
	Thứ ba: Đối với giáo viên:
	- Trước khi sử dụng, cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải loại bỏ những yếu tố không phù hợp. Đặc biệt đối với tài liệu VHDG như thần thoại, cổ tích, ca dao, dân ca.... giáo viên cần loại bỏ những yếu tố thần bí hoang đường giữ lại những điểm cơ bản, khoa học phục vụ bài giảng.
	- Khi sử dụng giáo viên chỉ đưa vào những nội dung phù hợp, tránh việc lạm dụng đưa vào quá nhiều, làm loãng nội dung bài học lịch sử. Biến giờ học sử thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn học, ảnh hưởng tới sự tập trung nhận thức của học sinh vào những vấn đề đang học. Đồng thời, giáo viên cần sử dụng ngữ điệu phù hợp với tài liệu văn học, với nội dung sự kiện lịch sử cần minh hoạ phải đưa vào bài giảng một cách hợp lí, lôgíc.... làm được điều đó thì tính thuyết phục, hấp dẫn sẽ tăng lên rất nhiều.
	Nói tóm lại, việc sử dụng tài liệu Ngữ văn trong giờ học sử là một trong những cách thức để giáo viên đưa tài liệu tham khảo vào trong giờ dạy sử. Thực hiện theo sơ đồ dạy học của Đairi, qua đó hoàn thành mục tiêu bài học, kế hoạch dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn trong trường phổ thông.
5. Kết quả đạt được
	Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện với đối tượng học sinh các khối lớp 6,7,8,9 tại trường tôi đang dạy với cách thức sau:
	- Đối với các lớp 7A, , 8D, 9A, thường tiến hành sử dụng tài liệu môn Ngữ văn ( phần văn học), Âm nhạc trong giờ học sử.
	- Đối với các lớp 6A, 8C, 9B ít thực hiện.
	Qua các loại bài kiểm tra, phiếu kiểm tra thu được kết quả so sánh như sau:
Các mức độ
Khối lớp thực hiện
Khối lớp ít thực hiện
Hứng thú học tập bộ môn
Tăng
Không tăng
Khả năng ghi nhớ sự kiện, nhân vật
- Nhanh.
- Nhiều, hiểu rõ sự kiện.
- Mức độ chậm.
Khả năng làm bài phân tích sự kiện
- Đa dạng, phân tích có chiều sâu.
- Chủ yếu học thuộc lòng, ghi nhớ các sự kiện.
Công tác giáo dục tư tưởng
Học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn đối với sự kiện, nhân vật.
- Học sinh có thái độ đúng đắn đối với sự kiện, nhân vật.

	Qua quá trình thực hiện, kết quả đáng mừng là số học sinh có hứng thú học tập bộ môn tăng, số chất lượng dạy học bộ môn tăng. Nhiều em đã tích cực tham gia ôn tập và dự thi HSG môn sử cấp trường, huyện đạt kết quả cao (Năm học 2012- 2013, hai học sinh vào đội tuyển cấp thị xã ; Năm học 2013- 2014 một học sinh đạt giải ba và một học sinh đạt giỏi vào đội tuyển).
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng: về nhân lực, trang thiết bị, kĩ thuật...
	Nhận thức về vai trò và vị trí của môn Lịch sử trong trường THCS.
6.1. Chất lượng đội ngũ giáo viên phải đạt chuẩn, đúng chuyên nghành Lịch sử. Nhiệt tình với bộ môn, tâm huyết với nghề, hăng say học hỏi và rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
6.2. Cần chú trọng học tập và tổ chức thi môn Lịch sử vào cấp III. Các trường phải có phòng bộ môn, có đầy đủ trang thiết bị dạy học. Có giáo viên chuyên ngành Sử có tâm huyết với nghề giảng dạy mới đạt được những kết quả cao như mong muốn. Tổ chức cho học sinh tham quan một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương.
6.3. Chương trình sách giáo khoa cần có sự cân đối giữa phần Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới. Sách giáo khoa cần có nhiều hình ảnh, nhân vật lịch sử, địa danh nổi tiếng giúp cho các em nắm chắc thêm về thông tin và hiểu rõ hơn về sự kiện, nhân vật lịch sử.
6.4. Cần đổi mới phương pháp phù hợp với thời đại khoa học công nghệ hiện nay. Nên cho các em đi thăm những địa danh, những nhân vật lịch sử có liên quan đến quá trình học tập lịch sử ở trường THCS.
6.5. Việc kiểm tra đánh giá phát triển được năng lực, tư duy sáng tạo, năng lực của học sinh, hạn chế việc kiểm tra đánh giá, học thuộc lòng các sự kiện lịch sử. Cần nhiều hơn ở các em kĩ năng phân tích, rút ra nhận xét, kết luận.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
	Học sinh hiện nay còn lười học môn Lịch sử một phần vì các em ngại học do kiến thức khô khan và quá dài, một phần vì lượng kiến thức các môn học hiện nay quá nặng, điều đặc biệt là các em dành thời gian nhiều thời gian cho môn học Văn và Toán thi vào THPT.
	Phụ huynh không muốn con em mình dành nhiều thời gian cho môn Lịch sử, không muốn con em mình đầu tư nhiều thời gian cho môn Lịch sử, ví dụ khi con em họ được chọn vào đội tuyển Lịch sử họ không vui, thất vọng, tìm cách xin cho con mình sang đội tuyển khác.
	Những giáo viên thực sự tâm huyết với bộ môn Lịch sử ngày càng ít.
	Kết quả điểm thi, điểm kiểm tra của học sinh qua các kì thi chưa cao, còn có nhiều điểm không.
	Dạy học cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn.
	Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp, chú trọng phân hóa đối tượng học sinh.
	Chuẩn bị tài liệu tham khảo, đồ dùng, thiết bị dạy học đầy đủ.
	Chú trọng đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá.
Thiết kế, xây dựng cấu trúc bài học hợp lí. Kết hợp kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử đặc biệt là Ngữ văn và Âm nhạc.
	Với việc kết hợp các phương pháp trên tôi thấy thu được kết quả nhất định: Tạo ra được hứng thú, phát huy được tính tích cực của học sinh trong việc học tập môn Lịch sử. Điểm số qua các bài kiểm tra được nâng lên. Chất lượng đại trà được cải thiện rõ rệt. Năm học 2013-2014 đội tuyển học sinh giỏi do tôi phụ trách tham gia thi học sinh giỏi cấp thị xã môn Lịch sử có hai em đi thi đều được vào đội tuyển, trong đó có một em được giải ba và đứng thứ 4 trên 19 trường.
2. Khuyến nghị:
2.1. Với nhà trường
	Kiểm tra lại năng lực của giáo viên dạy môn Lịch sử để có kế hoạch bồi dưỡng, nhằm góp phần nâng cao trong việc dạy môn Lịch sử. Những giáo viên không đủ năng lực đề nghị bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hoặc chuyển công tác khác cho phù hợp.
2.2. Với phòng giáo dục
	Cần bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên dạy Lịch sử. Thường xuyên tổ chức các hội thảo để tìm ra phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. Giáo viên nào chưa đạt chuẩn đào đạo phải đi học để đạt chuẩn và trên chuẩn theo chuyên nghành.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên lịch sử 6 - NXB Giáo dục.
2. Sách giáo viên lịch sử 7 - NXB Giáo dục.
3. Sách giáo viên lịch sử 8 - NXB Giáo dục.
4. Tuyển tập Thơ văn cách mạng 1930 – 1945 (NXB Văn học.H.1980).
5. Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị. Phương pháp dạy học lịch sử - NXB GD – 1999.
6. Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng. Các triều đại Việt Nam – NXB Thanh Niên – 1995.
7. Quốc Chấn – Thần đồng xưa của nước ta – NXB Giáo Dục – 1998.
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
2
TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
2.Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
3. Nội dung sáng kiến
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
3-4
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Thực trạng của vấn đề
Các giải pháp và biện pháp thực hiện
Kết quả đạt được
Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
5
6
6
6
18
19
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Khuyến nghị
22
22
23

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_ngu_van_am_nhac_vao.doc