Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong dạy học Lịch sử

Thực trạng của việc dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện còn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan, nhiều sự kiện nên chưa tạo được hứng thú học lịch sử đối với học sinh. Học sinh hiểu một cách rời rạc, nông cạn về kiến thức lịch sử, không nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn…

Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học sử nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến thức.

doc 29 trang SKKN Lịch Sử 03/05/2025 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong dạy học Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong dạy học Lịch sử

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong dạy học Lịch sử
Mà điều đặc biệt là những người biểu diễn các làn điệu chèo ấy thường là những người nông dân , sáng vác cuốc ra đồng, tối họ lại quây quần bên nhau trên chiếc chiếu , trước sân đình cùng biểu diễn những làn điệu chèo mộc mạc , gần gũi như chính bản chất con người mộc mạc bình dị , chân quê của họ.
 Thôn Bồ Dương- xã Hồng Phong- Ninh Giang có đội múa rối nước thường thể hiện những tích truyện cổ, một phần giúp họ quên đi những vất vả thường ngày một phần là ý thức giữ gìn nét văn hóa truyền ông cha ta tạo dựng lên. Ngày nay khách xa gần và cả khách nước ngoài cũng đến đây thưởng thức nét văn hóa truyền thống này trên quê hương chúng ta, các em cần phải có ý thức gìn giữ, học hỏi những loại hình dân gian cổ truyền ấy...
 Làng nghề truyền thống ở trên địa bàn tỉnh Hải Dương chúng ta như : bánh gai Ninh Giang, bánh đậu xanh, nghề mộc ... Hải Dương chúng ta có làng gốm Chu Đậu xuất hiện từ TK XIV, cực thịnh vào TK XV, XVI, tàn lụi vào TK XVII... sang đến TK XIX gốm Chu Đậu bắt đầu có tiếng vang trên thị trường trong và ngoài nước. Dân gian ta vẫn truyền tụng câu nói:
 “ Có gốm Chu Đậu trong nhà 
 Như là được thấy ông bà tổ tiên”
 Bởi lẽ gốm Chu Đậu có đủ các tiêu chuẩn ; Trong như ngọc, trắng như ngà, sáng như gương, kêu như chuông, mỏng như giấy .
Những người đi thưởng lãm , đặc biệt là du khách nước ngoài không khỏi trầm trồ trước sự khéo léo của các nghệ nhân, họ như thu gọn cả thế giới thiên nhiên rộng lớn vào sản phẩm của mình.
 Giáo viên sử dụng kiến thức liên môn giáo dục công dân để nhắc nhở học sinh phải biết trân trọng, gìn giữ nét văn hóa truyền thống được lưu giữ từ xưa cho đến ngày nay, các em phải học hỏi góp phần lưu giữ và phát triển hơn nét văn hóa truyền thống vô cùng quý báu ấy.
 * Tích hợp môn Mĩ thuật.
 + Khi dạy phần nghệ thuật kiến trúc thời Lê s, giáo viên nêu vấn đề: 
 ? Nhận xét về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ.
Sau khi học sinh trả lời , giáo viên sử dụng kiến thức môn mĩ thuật miêu tả thêm cho học sinh nắm được các công trình được xây dựng theo hình thức sau: 
 Bia Vĩnh Lăng ( viết về vua Lê Thái Tổ ) cao 2m79, rộng 1m92, dựng trên một con rùa đá dài 3m46, rộng 1m94.
 Bia đá hình chữ nhật, trán cong hình bán nguyệt, chính giữa có biểu tượng trời/đất (hình vuông, trong tròn), ở chính giữakhắc nổi hình rồng cuộn, uốn khúc quanmặt Trờih  với ý nghĩa thiên tử (con trời) là do sự giao hòa của trời đất tạo nên. Hai bên là hình rồng chầu với thân dài uốn khúc cùng văn mây nước. Diềm bia được trang trí (từ trên xuống), 9 hình rồng trang trí tinh xảo bố cục trong 1/2 lá đề, đan xen hoa cúc dây mang phong cách nghệ thuật thời Lý - Trần. Theo nghiên cứu, bên cạnh hình ảnh con rồng truyền thống, thì hình rồng ở giữa trán bia Vĩnh Lăng lại mang ảnh hưởng của rồng phương bắc(phong cách rồng yên ngựa ảnh hưởng từ thời Minh) rất rõ nét: mắt nhìn thẳng với vẻ dữ tợn, thân mình vặn khúc, mang một dáng đe dọa. Được bố cục gọn gàng trong một bố cục hình tròn, hình tròn đấy lại nằm gọn trong một hình vuông.
 Văn bia viết trên một mặt, trán bia viết chữ kiểu triện, bài văn trên thân bia gồm 25 cột chữ viết chân. Cũng theo lệ thường, văn bia có lối viết sang cột giữa chừng và viết "đài lên" một hàng các chữ như "Thái, Đế, Tằng, Hoàng, Sắc" để tỏ ý kính trọng nhà vua và vương quyền. Căn cứ nội dung khắc trên bia thì tác giả văn bia là Nguyễn Trãi, soạn thảo vào niên hiệuThuận Thiên thứ 6 (1433) ngay sau khi vua Lê Thái tổ băng hà và được táng ở Vĩnh Lăng. Nội dung bia ngắn gọn, súc tích, thuật lại thân thế sự nghiệp của vua Lê Thái tổ, quá trình khởi nghĩa Lam Sơn cho đến khi đánh tan quân Minh, xây dựng lại quốc gia Đại Việt.
 Công trình Lam Kinh được xây dựng từ năm 1433 sau khi Lê Thái Tổ qua đời , xây dựng trên một khu đất hình chữ nhật dài 314m, rộng 254m, có tường thành bao bọc dày 1m.
 Năm 1433, sau khi vua Lê Thái Tổ mất được đem về an táng ở Lam Kinh các điện miếu cũng bắt đầu được xây dựng.
 Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ: Lam Kinh được xây dựng vào năm 1433, vua sai Hữu Bộc xạ Lê Nhữ Lãm đến Lam Kinh dựng miếu cung từ Thái mẫu, cùng năm đó điện Lam Kinh bị cháy.
 Năm 1448, vua Lê Nhân Tông xuống chiếu cho Thái uý Lê Khả và Cục bách tác làm lại điện miếu Lam Kinh. Lam Kinh được tiếp tục xây dựng chưa đầy một năm, đến tháng 2 năm 1449 công việc xây dựng hoàn thành.
 Năm 1456, trong dịp hành lễ ở Lam Kinh vua Lê Nhân Tông đã đặt tên cho 3 toà của Chính điện là Quang Đức, Sùng Hiếu, Diễn Khánh.
  Quy mô công trình kiến trúc Lam Kinh được ghi trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú như sau:
          "Điện Lam Kinh đằng sau gối vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bên non xanh nước biết, rừng rậm um tùm. Vĩnh Lăng của Lê Thái Tổ, Thiệu Lăng của Lê Thái Tông và các lăng của vua nhà Lê đều ở đây cả. Lăng nào cũng có bia. Sau điện lấy Tây hồ làm não, giống như hồ Kim Ngưu. Hồ rất rộng lớn, nước các ngả đều chảy cả vào đó. Có con sông phát nguyên từ hồ ấy, chạy vòng trước mặt, lòng sông có những viên đá nhỏ, tròn và nhẵn trông rất thích mắt nhưng không ai dám lấy trộm. lại có lạch nước nhỏ, chảy từ bên tay phải qua trước điện, ôm vòng lại như cánh cung. Trên lạch có cầu giống như Bạch Kiều ở giảng đình điện Vạn Thọ Đông Kinh, đi qua cầu mới tới điện. Nền điện rất cao, hai bên mở rộng, dưới chân điện có làn nước phẳng, giống như trước điện nhà vua coi chầu. Ngoài cửa Nghi Môn có hai con chó ngao bằng đá, tục truyền là rất thiêng. Điện làm ba ngôi liền nhau, kiểu chữ Công, mẫu mực theo đúng kiểu các miếu ở kinh sư. Theo từng bậc mà lên, rồi từ đó trông xuống thì thấy núi khe hai bên Tả, Hữu, cái nọ, cái kia vòng quanh thật là một chỗ để xây dựng cơ nghiệp".
 Tuy nhiên, các công trình kiến trúc như xưa đến nay không còn nhiều, nhưng với ý nghĩa giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hoá, tâm linh với lòng thành kính tôn vinh các vua triều Hậu Lê đã có công lao to lớn với đất nước. Năm 1962, di tích lịch sử Lam Kinh được xếp hạng cấp quốc gia, đến 1994 được Chính phủ phê duyệt dự án trùng tu tôn tạo. Từ đó đến nay nhiều hạng mục công trình khu di tích đã được phục hồi tôn tạo, tránh được sự hoang phế, bảo vệ được nhiều di tích di vật cổ thời Lê. 
 Quần thể di tích Lam Kinh với tượng voi chầu bằng đá, một số con vật bằng đá, bia Vĩnh Lăng ... đều được thiết kế bởi những khối đá lớn , đồ sộ qua bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân đã trở thành những con vật có hồn mang vẻ uy nghi nơi cung điện , lăng tẩm. 
? Quan sát bia Vĩnh Lăng, quần thể di tích Lam Kinh và cho biết đặc điểm nổi bật của các công trình kiến trúc thời Lê sơ (qua mái, ngói của các công trình) 
 Giáo viên cung cấp thêm thông tin: Kiến trúc cổ phản ánh rõ nét đời sống vật chất tinh thần của người Việt cổ như mái cong hình mui thuyền , đây là phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân vùng sông nước . Mái lợp ngói vảy rồng gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ cúng các con vật linh thiêng đặc biệt là con Rồng của dân tộc ta 
 Vậy có thể khẳng định nghệ thuật Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ đặc sắc mang phong cách đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện và đây cũng là bước phát triển toàn mĩ của nghệ thuật truyền thống. 
 + Khi dạy phần thương nghiệp thời Lê sơ, giáo viên nêu vấn đề: 
? Liên hệ với ngày nay và cho biết việc trao đổi buôn bán của nước ta với Trung Quốc diễn ra như thế nào ? 
 Sau khi học sinh trả lời , giáo viên phân tích thêm để học sinh nhận thức được tình hình thương nghiệp giữa 2 nước hiện nay: 
 Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập sầm uất có vị trí tự nhiên rất thuận lợi cho thuyền bè qua lại và trú đỗ , lại nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước Đông Nam Á .
 Do nhu cầu trao đổi rất lớn của nhân dân 2 nước nên hoạt động buôn bán diễn ra tấp nập ở các cửa khẩu thuộc vùng biên giới 2 nước Việt – Trung tạo nên mối quan hệ bang giao hòa hảo giữa 2 nước .
? Gần đây Trung Quốc đã có hành động gì ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước? Trước hành động đó chúng ta phải làm gì? 
Ngày 2 tháng 5 năm 2014, giàn khoan HD 981 được Trung Quốc đưa đến tọa độ 15°29′58″B 111°12′1″Đ, cách đảo Tri Tôn (Trung Quốc gọi là đảo Trung Kiến, thuộc quần đảo Hoàng Sa và đang là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc) 17 hải lý (khoảng 30 km) về phía nam, cách đảo Hải Nam 180 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông.  Đảo Tri Tôn cũng như toàn bộ quần đảo Hoàng Sa hiện đang do Trung Quốc kiểm soát từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 với Việt Nam Cộng hòa.
Theo Việt Nam, vị trí mà Trung Quốc đặt giàn khoan nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Theo Trung Quốc, giàn khoan hoạt động trong vùng biển của quần đảo Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa). Mặc dù, Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền đối với đảo Tri Tôn cùng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa theo nguyên tắc chiếm hữu thực sự, nhưng quan điểm chính thức của Việt Nam cho rằng: Quần đảo Hoàng Sa, cũng như quần đảo Trường Sa, đều là tập hợp của các đảo, đá và bãi cạn nhỏ bé, không đủ lớn để có đời sống kinh tế riêng. Trung Quốc cũng như Việt Nam đều là các quốc gia ven biển không phải là những quốc gia quần đảo, nên theo công ước luật biển của Liên Hợp Quốc 1982 không thể áp dụng những quy định của quốc gia quần đảo vào các quần đảo xa bờ của quốc gia ven biển. Mà trong trường hợp này là quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) không thể có đường cơ sở chung bao lấy toàn bộ quần đảo như đường cơ sở Trung Quốc công bố năm 2006, và quần đảo này cũng không thể có vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở đó. Từng đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa chỉ có độc lập từng vùng lãnh hải tối đa 12 hải lý quanh mỗi đảo mà thôi. Nên Việt Nam không đề cập đến quần đảo Hoàng Sa trong tuyên bố về vị trí của giàn khoan Hải Dương-981, mà chỉ nói giàn khoan nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không liên quan đến vùng biển mà Trung Quốc gọi là Tây Sa (tức Hoàng Sa theo Việt Nam).
 Vị trí này thuộc trong lô dầu khí mà Việt Nam đánh số 143 và chưa thăm dò, khai thác, nhưng được đánh giá là ít trữ lượng dầu. Vùng biển đặt giàn khoan sâu khoảng 1.000 m, trong đó nơi Trung Quốc đặt giàn khoan thì sâu khoảng 1.100 m. Vì vậy, Trung Quốc phải dùng giàn khoan đặc biệt, dạng nửa chìm nửa nổi. Giàn này có hai cách định vị, dùng neo xuống đáy biển hoặc các chân vịt để tự cố định.
 Về tiềm năng dầu khí, chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước đây đã hợp tác với một hãng dầu khí của Mỹ nghiên cứu, và đến năm 1972 đã khảo sát địa chấn nhưng chưa rõ kết quả khảo sát ra sao.
 Trước những hành động đó chúng ta phải giữ vững độc lập chủ quyền nhưng dùng biện pháp mềm dẻo đấu tranh ngoại giao và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để tránh ảnh hưởng mối quan hệ bang giao hai nước đã được vun đắp từ lâu.
4. Kết quả đạt được .	
Sau khi áp dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học lịch sử tôi nhận thấy học sinh thật sự có hứng thú hơn, các em hăng hái hơn trong tiết học vì ngoài kiến thức lịch sử các em còn được tìm hiểu thêm kiến thức ở các môn học khác, mang lại sự thích thú , tìm tòi ở mỗi học sinh. Sau thời gian áp dụng sáng kiến tôi đã thu được kết qủa như sau:
 - Lớp 6A giảng dạy khi chưa áp dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học lịch sử.
 - Lớp 7A đã áp dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học lịch sử.
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
39
12
30,7
19
48,7
8
20,5
0
0
6A
40
8
20
15
37,5
14
35
3
7,5
Một trong cách thức dạy học để góp phần đổi mới nội dung phương pháp dạy học của tôi nhằm nâng cao chất lượng dạy - học của nhà trường tôi đã sử dụng tích hợp liên môn trong giảng dạy nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng trong dạy học lịch sử như trên tôi đã khái quát trình bày. Nhờ đó đến nay, chất lượng dạy học lịch sử của chúng tôi nâng lên rõ ràng; Chất lượng đại trà thường đạt 90 - 95% (khảo sát), năm nào tôi cũng có học sinh giỏi cấp huyện và được tuyển chọn dự thi cấp tỉnh, giáo viên giảng dạy đã đạt giải cao trong Hội thi Giáo viên giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh.
 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận.
Như vậy, qua việc vận dụng một số kiến thức của các môn học liên quan giáo viên có thể làm bớt đi sự khô khan, nhàm chán của các sự kiện, sự căng thẳng trong giờ học lịch sử, thậm chí có thể rút gọn lượng thời gian của bài mà vần đạt hiệu quả theo yêu cầu bài học. Góp phần củng cố kiến thức các môn học được tích hợp qua tiêt dạy.
Để phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học lịch sử đạt được kết quả như mong muốn, đối với giáo viên và học sinh đều phải có sự thay đổi trong cách dạy và học, cụ thể như : 
*Đối với học sinh .
 Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
 * Đối với giáo viên. 
   Dạy học theo phương pháp tích hợp liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm.
      2. Khuyến nghị
           - Nhà trường cần tăng cường đưa phương pháp tích hợp liên môn vào các dịp hội giảng
            - Đưa hoạt động trên trường học kết nối vào hoạt động bắt buộc với các tổ bộ môn và giáo viên hằng năm.
            - Giáo viên cần chủ động trong việc tiếp cận chủ đề dạy học tích hợp liên môn.
            - Tích cực cho học sinh tham gia các cuộc thi liên quan đến chủ đề tích hợp, liên môn mà Bộ đã phát động.
            - Tạo điều kiện thuận lợi  để giáo viên được giao lưu với các đơn vị trên địa bàn thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề.
Tuy nhiên đây mới chỉ là ý chủ quan đề xuất của cá nhân tôi , nội dung sáng kiến còn sơ lược rất mong nhận được sự đóng góp xây dựng của các đồng chí giáo viên trong tổ chuyên môn để chuyên đề được hoàn thiện hơn, góp phần vào việc xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học Lịch sử nói riêng và các môn học khác nói chung của chương trình giáo dục THCS.
 Xin chân thành cảm ơn !
 Tài liệu tham khảo 
- Sách giáo khoa lịch sử lớp 7.
- Tác phẩm “ Bình ngô đại cáo ” - Nguyễn Trãi.
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7.
- Sách tham khảo lịch sử 7.
 - Các văn bản hướng dẫn phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn .
 Mục lục 
Thông tin chung về sáng kiến
Trang 1
Tóm tắt sáng kiến
Trang 2,3
Mô tả sáng kiến
Trang 4 -> trang 22
Kết luận
Trang 23, 24
Tài liệu tham khảo
Trang 25
Mục lục 
Trang 26

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_lien_mon_trong_day_hoc_lich_s.doc