Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy - Học bộ môn Lịch sử 6
Lịch sử là một trong những môn khoa học rất quan trọng, vì môn Lịch sử giúp các em biết được quá trình phát triển của lịch sử loài người, nhất là biết được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua bốn nghìn năm lịch sử. Bác Hồ đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Dạy và học Lịch sử chính là dạy và học làm người, là thông qua những câu chuyện, những bài học Lịch sử để giáo dục nhân cách, lòng yêu nước của con người. Học Lịch sử để hiểu đất nước và dân tộc mình, để hiểu những vinh quang, cay đắng mà các thế hệ tiền nhân đã đổ bao xương máu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để từ những bài học quá khứ mà nhận biết giá trị của ngày hôm nay và hướng tới mai sau
Khi thực hiện dạy – học theo“Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018” thì đa dạng các hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trở thành nhu cầu tất yếu. Chỉ khi giáo viên vận dụng các hình thức dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực một cách phù hợp vào thực tiễn giảng dạy mới thật sự đem lại hiệu quả giáo dục. Bởi lẽ mục tiêu của giáo dục hiện nay, đặc biệt là trong chương trình GDPT năm 2018 thì giáo viên không chỉ cung cấp tri thức mà còn phát triển cho học sinh những năng lực chung, năng lực đặc thù của môn học và qua đó hình thành cho học sinh những phẩm chất cơ bản cần có.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy - Học bộ môn Lịch sử 6

trò chơi. Bước 5: Tổng kết trò chơi: Giáo viên nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những ưu và khuyết. Công bố kết quả chơi và trao phần thưởng, động viên các đội chơi bằng tặng sao thi đua, tặng bút hay những vật dụng nhỏ, các phần quà bất ngờ như tràng vỗ tay, điểm 10, được các bạn hát tặng 1 đoạn bài hát nào đó Một số trò chơi. Các trò chơi tôi thường áp dụng gồm cả trò chơi thực hiện trực tiếp hoặc kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin. Qua quá trình thực hiện tôi đã ứng dụng các trò chơi như sau: Trò chơi “ Nhanh như chớp”. Trò chơi “Bao lì xì may mắn”. Trò chơi “ Mảnh ghép”. Trò chơi “Hộp quà bí mật”. Trò chơi “Nhổ cà rốt”. Giải ô chữ. c. Một số yêu cầu. Đảm bảo mục tiêu của bài học. Các câu hỏi cho mỗi trò chơi tập trung vào các đơn vị kiến thức cần ghi nhớ. Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của HS, tạo không khí thoải mái. Thay đổi trò chơi để thu hút HS, tùy từng bài học,từng nội dung, từng trò chơi mà quy định cụ thể về người chơi, cách chơi, thời gian. Khi tổ chức trò chơi phải hướng dẫn HS chơi, luật chơi, ghi điểm hay ngợi khen hoặc có phần thưởng tạo sự cố gắng HS. * Ví dụ: Áp dụng trò chơi trong bài dạy ở phần: KHỞI ĐỘNG. BÀI 16 ( Lịch sử 6): CUỘC ĐẤU TRANH GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC THỜI BẮC THUỘC Tôi đã tiến hành cho học sinh chơi trò chơi “Giải ô chữ”. Với trò chơi này tôi hướng học sinh đến kích hoạt kiến thức về văn hoá của dân tộc ta trong thời kì Bắc thuộc. Tạo hứng thú cho học sinh khai thác nội dung bài học. và như thế các em sẽ học tập tốt hơn, hào hứng hơn. để qua đó giới thiệu vào nội dung hình thành kiến thức mới. Câu 1 (7 chữ cái): Truyền thuyết giải thích về một phong tục có nội dung ca ngợi tình nghĩa vợ chồng, tình cảm anh em. Câu 2 (7 chữ cái): Tập tục được người Việt cổ sử dụng để làm đẹp và tránh bị thuỷ quái làm hại. Câu 3 (9 chữ cái): Tín ngưỡng truyền thống của người Việt để tưởng nhớ về cội nguồn. Câu 4 (9 chữ cái): Người Việt xem đây là cách làm đẹp và bảo vệ răng. Câu 5 (7 chữ cái): Nghề rèn đúc kim loại nổi tiếng của người Việt cổ. Câu 6 (13 chữ cái): Tầng lớp đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc trong thời Bắc thuộc. Câu 7 (7 chữ cái): Yếu tố này được coi là một tế bào của xã hội. Câu 8 (8 chữ cái): Tên vị hoàng tử làm bánh chưng, bánh giầy để dâng lên vua Hùng. Câu 9 (6 chữ cái): Một phong tục phổ biến của người Việt cổ, Học sinh cũng kích hoạt được những phông nền kiến thức đang có để áp dụng vào thực tiễn học tập. Hình thức này giúp học sinh phản ứng nhanh nhẹn, tư duy nhạy bén, tái hiện kiến thức lịch sử, khả năng vận dụng kiến thức. Phát triển năng lực tư duy và phẩm chất chăm chỉ, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, trách nhiệm với nhau, tăng cường hoạt động tập thể, sự phối hợp nhịp nhàng, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tôi nhận thấy áp dụng giải pháp tổ chúc trò chơi ở phân môn Lịch sử 6, thể hiện được các nội dung sau: Tính mới: Làm cho tiết học bớt khô khan, nặng nề, trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo cảm giác thỏa mái, dễ chịu, tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, gây hứng thú cho HS tạo cho các em cảm giác vừa học vừa chơi nhưng mang lại hiệu quả cao hơn. Phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như: tính nhanh nhẹn, tình đoàn kết thân ái, sự phối hợp nhịp nhàng, lòng trung thực và tinh thần trách nhiệm lẫn nhau. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể với học tập giao lưu giải trí, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tính sáng tạo: Tổ chức trò chơi để kiểm tra kiến thức, khắc sâu kiến thức trong các phần khởi động, luyện tập, hình thành kiến thức mới.... Dựa trên các game show trò chơi trên truyền hình, tôi đã chọn lọc và tìm ra cách áp dụng tốt nhất trong các tiết dạy học Lịch sử. Tính khả thi: Trong quá trình áp dụng tôi thấy việc tổ chức trò chơi trong giờ các tiết dạy học lịch sử không chỉ áp dụng ở phân môn Lịch sử mà còn có thể áp dụng trong dạy học tất cả các môn học khác. Một tiết dạy minh họa “Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất ượng dạy- học bộ môn Lịch sử 6”. Tiết 36 - BÀI 15: CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU GIÀNH ĐỘC LẬP TỰ CHỦ (TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN TRƯỚC THẾ KỈ X) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Thông qua bài học, HS sẽ: Lập được biểu đồ, sơ đồ và trình bày được những nét chính; giải thích được nguyên nhân, nêu được kết quả và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời Bắc thuộc. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực riêng: + Năng lực tìm hiểu lịch sử: Cách sử dụng lược thông tin của các lược đồ, sơ đồ khởi nghĩa trong bài + Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa Trình bày được những diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu Nêu được kết quả của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu Lập được biểu đồ, sơ đồ vì các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc và ý chí căm thù giặc ngoại xâm, sẵn sàng góp sức mình xây dựng và bảo vệ tổ quốc II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên + Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6. + Sơ đồ, lược đồ, hình ảnh về các cuộc khởi nghĩa. + Máy tính, máy chiếu. 2. Chuẩn bị của học sinh + SGK Lịch sử và Địa lí 6. + Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Mở đầu a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV Giới thiệu video và yêu cầu học sinh cho biết những hình ảnh đó gợi cho các em nghĩ đến nhân vật và sự kiện lịch sử nào của dân tộc? Bước 2: HS tiến hành quan sát video. Bước 3: HS trả lời câu hỏi. Bước 4: GV chuẩn kiến thức và vào bài mới. GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs => GV kết nối vào bài học: Như các con đã biết ở những năm đầu công nguyên đến trước thế kỉ X, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành chính sách cai trị hà khắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, làm cho đời sống của nhân dân ta vô cùng khổ cực. Bất bình trước những hành động ngang ngược đó, hàng loạt cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Trong đó có một số cuộc khởi nghĩa đã giành độc lập, tự chủ. Đó là những cuộc khởi nghĩa nào, cô cùng các con sẽ tìm hiểu bắt đầu từ tiết học hôm nay. Tiết 36 - Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập tự chủ (từ đầu công nguyên đến trước thế kỉ X) 2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43) (Tiết 36) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa; chỉ được trên lược đồ những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa; kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa. b. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK và phần chuẩn bị và tìm hiểu bài. Hãy nêu hiểu biết của con về Hai Bà Trưng? Nhiệm vụ 2: Nguyên nhân . - GV yêu cầu nhóm trình bày phần đã chuẩn bị. Vậy qua hoạt cảnh các con nêu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ? Nhiệm vụ 3: Diễn biến – Kết quả - GV: Yêu cầu Nhóm 2 lên báo cáo kết quả tìm hiểu của nhóm mình phần diễn biến đã chuẩn bị. HS quan sát Lược đồ 15.2, GV trình bày lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Do đâu cuộc khởi nghĩa thắng lợi? - Nhà Hán có chấp nhận thất bại đó không? - Vậy nhà Hán đã làm gì để đe dọa nền độc lập của ta? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (thời gian 2 phút) và câu hỏi: Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa và thất bại của cuộc kháng chiến? Nhiệm vụ 4: Ý nghĩa. Em hãy nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện các nhiệm vụ học tập. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. *) Mở rộng kiến thức sau mỗi nhiệm vụ học tập. 1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng a. Nguyên nhân: - Do chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Hán. - Cái chết của Thi Sách – chồng Trưng Trắc. b. Diễn biến – kết quả - Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh hạ thành Cổ Loa và tiến đánh chiếm được Luy Lâu. à Khởi nghĩa thắng lợi. - Mùa hè năm 42, Mã Viện đem quân đàn áp Hai Bà rút quân về Hát Môn. à Kháng chiến thất bại. c. Ý nghĩa - Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên trong thời kì Bắc thuộc. - Chứng tỏ tinh thần yêu nước của người Việt. Ý chí anh hùng của người phụ nữ Việt Nam. 3. Luyện tập a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Trò chơi Nhanh như chớp. Các nhóm trực tiếp phất cờ và giành quyền trả lời. Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá. 4. Vận dụng a. Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ : Trong vai hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu về một số điểm di tích liên quan đến Hai Bà Trưng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả. Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. Mở rộng: Có một sự trùng lặp thú vị là ở Việt Nam chúng ta ngày quốc tế phụ nữ 8/3 cũng chính là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Noi gương Hai Bà, Ngày nay phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Trường THCS nói riêng luôn ra sức thi đua học tập, rèn luyện, sáng tạo, xứng đáng là con cháu Hai Bà Trưng. Và điều đó đã được nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý gửi gắm qua từng ca từ trong ca khúc BÀI CA BÀI CA PHỤ NỮ VIỆT NAM - Xin mời các thầy cô và các em cùng hòa vào bài hát. *) Hướng dẫn học sinh về nhà: - Học bài. - Chuẩn bị phần 2 .KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU ( Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa đa dạng hình thức khác nhau: Sơ đô, vẽ, đóng vai, hình ảnh) 3. Kết quả nghiên cứu. Sau thời gian áp dụng “Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất ượng dạy- học bộ môn Lịch sử 6”. tôi nhận thấy biện pháp có những hiệu quả rất rõ nét. Giáo viên không còn lúng túng trong việc áp dụng các biện pháp nhằm tổ chức học sinh học tập tích cực theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất, học sinh hào hứng tham gia các hoạt động học tập, yêu thích khám phá lịch sử, chất lượng học tập được nâng lên thể hiện qua các bài kiểm tra đánh giá giữa học kì và cuối học kì và kết quả cả năm học Để đánh giá được đúng nhất chất lượng áp dụng biện pháp tôi đã tiến hành cách thức đánh giá sau: Đánh giá kết quả của biện pháp qua bài kiểm tra sau thực nghiệm, khảo sát về cảm xúc của học sinh, so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài với lớp 6A, lớp đã thực nghiệm với 44 học sinh, kết quả như sau: So sánh kết quả bài kiểm tra sau khi áp dụng giải pháp: Lớp/SS T (SL - %) K (SL - %) Đ (SL - %) CĐ (SL - %) 6A/44 18 = 40,,91% 16=36,36,0% 09=20,45% 1=2,27% Qua so sánh chất lượng trước và sau khi thực hiện giải pháp có thể thấy giải pháp đã đem lại hiệu quả rất rõ nét, đó chính là minh chứng rõ nhất cho chất lượng các biện pháp đã được tôi áp dụng trong thời gian qua ở lớp 6A. III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ. Kết luận: Có thể khẳng định rằng “Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất ượng dạy- học bộ môn Lịch sử 6”. góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Lịch sử tại lớp 6A. Bên cạnh việc áp dụng hiệu quả của các PPDH tích cực trong dạy học, việc sử dụng kết hợp thêm phương pháp trò chơi vào giảng dạy thì điều này dễ thực hiện, dễ hiểu, hấp dẫn, đơn giản, cách tương tác của GV với HS thông qua trò chơi tạo cảm giác thoải mái khi tham gia học tập. Các giải pháp được đề xuất rất phù hợp với đổi mới giáo dục. Phù hợp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 nên tạo cơ hội cho các em tiếp cận với phương pháp học tập của chương trình mới. Những giải pháp rất dễ áp dụng không tốn kém về tài chính, không khó khăn khi thiết kế. Do đó có thể nhân rộng, phù hợp áp dụng ở nhiều bài, nhiều bộ môn trong trường. Những giải pháp này tôi nghĩ không khó, nhưng lại yêu cầu chữ “Tâm” rất lớn của người thầy, sự nỗ lực cố gắng và không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, tìm tòi cách tiếp cận các bài dạy để tìm ra hướng đi cho giảng dạy phân môn Lịch sử 6 theo định hướng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Hy vọng rằng những giải pháp mà tôi đã thực hiện và viết thành báo cáo sẽ góp được tiếng nói nhỏ bé trong đổi mới phương pháp dạy học và thu hút các em học sinh về phía phân môn Lịch sử, yêu Lịch sử. Mong rằng các biện pháp được ghi nhận và nhân rộng để góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục và phát huy được năng lực và phẩm chất của học sinh trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. 2 . Khuyến nghị: - Phía nhà trường: Nhà trường cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho môn học, cần xây dựng một phòng riêng cho bộ môn lịch sử, thành lập câu lạc bộ “nhà sử học nhỏ tuổi”. - Về phía giáo viên: Cần hướng dẫn cho các em tự học, tích cực kiểm tra bài cũ, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, làm bài tập của học sinh, cho học sinh thi giữa các tổ. - Về phía gia đình học sinh: Cần tạo thời gian, điều kiện học tập cho con em, đôn đốc các em học bài, làm bài tập . Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy mạnh dạn viết ra nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý từ các đồng nghiệp để sáng kiến hoàn thiện hơn. ( Tôi xin cam đoan đây là đề tài của mình, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm) Tôi xin chân thành cảm ơn! Phú Châu, ngày 08 tháng 4 năm 2023 Người thực hiện Phạm Thị Minh Tú TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 6, Đỗ Thanh Bình – Nguyễn Viết Thịnh (Tổng chủ biên), Cánh Diều. 3. Hướng dẫn về dạy học phát triển năng lực kèm theoThông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Thông tư ban hành chương trình Giáo dục phổ thông. 3. Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông (Nhà xuất bản Giáo dục) – Lê Đình Chung (chủ biên) – Phạm Thị Thanh Hội. PHỤ LỤC Phần/ Mục Nội dung Trang PHẦN I MỞ ĐẦU 1 I Lý do chọn đề tài 1 II Mục đích nghiên cứu 2 III Đối tượng, phương pháp nghiên cứu 2 IV Thời gian và phạm vi nghiên cứu: 3 V Số liệu điều tra trước khi thực hiện 3 PHẦN II NỘI DUNG 3 I I. Cơ sở của việc chọn sáng kiến. 3 1 Cơ sở lí luận. 3 2 Cơ sở thực tiễn. 4 II IIQuá trình thực hiện đề tài 5 1 Khảo sát thực tế: 5 2 Những giải pháp thực hiện 6 3 Kết quả nghiên cứu 13 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14 1 Kết luận 14 2 Khuyến nghị 14 PHỤ LỤC 16
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_da_dang_cac_hoat_dong_day_hoc.docx