Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở
Trong xu thế hiện nay, đất nước đang từng ngày, từng giờ hội nhập với thế giới.Chủ nghĩa xã hội đang đứng trước những nguy cơ lớn. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được tiến hành cùng với nó những thách thức, đạo đức truyền thống đang bị mai một. Thế hệ trẻ năng động trong cơ chế thị trường nhưng lại đánh mất đi bản sắc dân tộc, mất đi truyền thống.
Việc giáo dục đạo đức, truyền thống cho thế hệ trẻ trở nên cấp thiết. Môn lịch sử có vị trí quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 – khóa VIII (2/1997) đã khẳng định vai trò của bộ môn lịch sử cùng với mônkhoa học khác trong công tác giáo dục. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với những truyền thống dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định nhiệm vụ trong hiện tại, có thái độ đúng đắn với sự phát triển hợp quy luật của tương lai. Nói cách khác, qua học tập bộ môn lịch sử hình thành cho các em thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn. Từ đó, giáo dục các em lòng yêu nước, yêu lao động, yêu cuộc sống… Có thể nói, bộ môn lịch sử góp phần đào tạo con người mới mà phần đắc lực nhất là giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức dân tộc mà các bộ môn khoa học khác không có.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở

hình thức bắt buộc của việc học tập, tuân thủ nghiêm ngặt chương trình thì hoạt động ngoại khóa mang tính chất tự nguyện. Tính chất tự nguyện của hoạt động ngoại khóa đã phát huy năng lực nhận thức độc lập của học sinh, làm nảy sinh và phát triển hứng thú. Hoạt động ngoại khóa giúp học sinh đem những kiến thức đã học, những kỹ năng đã được rèn luyện trong giờ nội khóa vận dụng vào công tác thực tế như sưu tầm tài liệu biên soạn lịch sử địa phương công tác xã hội. Thực trạng của vấn đề: Hiện nay, việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa đòi hỏi phải đổi mới trong phương pháp dạy học. Điều quan trọng là người giáo viên phải phát huy được sự tích cực, chủ động của người học trong việc tiếp thu tri thức. Vì vậy, cần tổ chức và tiến hành nhiều hình thức dạy học. Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục đã quan tâm chú ý hơn tới việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, chú trọng tới chất lượng và hiệu quả giáo dục ở các bộ môn. Tuy nhiên môn lịch sử vẫn chưa thực sự được đặt đúng vị trí của nó. Thực tế giảng dạy, tôi thấy phần lớn đội ngũ giáo viên ở trung học cơ sở coi nhẹ việc tổ chức các hoạt động, các hoạt động ngoại khóa, các tiết học lịch sử địa phương. Nếu kinh nghiệm tổ chức giờ học ngoại khóa môn Lịch sử được tiến hành và sử dụng rộng rãi sẽ góp phần thu hút được học sinh, làm nảy sinh và phát triển hứng thú của học sinh đối với bộ môn Lịch sử. Từ đó, trí tưởng tượng, óc sáng tạo, khả năng sưu tầm và diễn đạt ngôn ngữ của học sinh được phát huy. Học sinh sẽ nắm vững hơn những kiến thức Lịch sử dân tộc, hiểu thêm truyền thống của địa phương, từ đó có ý thức trân trọng, bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo những di tích, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy, tôi quyết định nghiên cứu, tìm hiểu và trình bày những kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc tổ chức một giờ học ngoại khóa môn Lịch sử trong nội dung chương trình Lịch sử địa phương cho học sinh lớp 7, nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Trong chương trình bộ môn Lịch sử ở trường THCS, các khối lớp đều có nội dung LSĐP. Ở lớp 6 có 01 tiết, lớp 7 có 03 tiết, lớp 8 có 01 tiết, lớp 9 có 02 tiết. Có nhiều hình thức hoạt động ngoại khóa khác nhau tùy vào mục đích, quy mô tổ chức, trình độ học sinh, thời gian tiến hành. Trong đó, có thể thấy các hình thức cơ bản sau: Các tổ nhóm yêu thích tìm hiểu lịch sử, bao gồm học sinh nhiều nhóm khác nhau hoạt động trong thời gian tương đối lâu dài. Những hoạt động ngoại khóa được tổ chức thường xuyên ở lớp, 01 tổ ( đọc sách, làm đồ dùng trực quan, sưu tầm tài liệu) Những hoạt động có quy mô được tổ chức thăm quan các di tích lịch sử tại địa phương ( đình chùa được nhà nước và tỉnh xếp hạng) Những công việc của từng cá nhân hay nhóm nhỏ ( đọc sách, trao đổi, thảo luận) Những công tác xã hội: Trong đó, với điều kiện ở các trường trên địa bàn thành phố Việt Trì, một số hình thức phổ biến, thích hợp là: đọc sách, kể truyện, nói chuyện Lịch sử, trao đổi thảo luận, tham quan Lịch sử, trò chơi Lịch sử Trong điều kiện có hạn, tôi chỉ đề cập đến hình thức trao đổi thảo luận lịch sử được thực hiện trên quy mô 1 lớp chia thành các nhóm nhỏ. Trao đổi, thảo luận là hình thức ngoại khóa giúp học sinh bày tỏ ý kiến của mình để củng cố kiến thức đã học, lòng tin sau khi đã đọc một quyển sách, nghe kể chuyện nói chuyện Lịch sử, tham gia hoặc suy nghĩ về một vấn đề nào đấy. Có nhiều cách tiến hành trao đổi thảo luận. Trước hết, có thể tổ chức trong phạm vi lớp học. Đối với học sinh, những cuộc trao đổi thảo luận không chỉ để ghi nhớ một nội dung vấn đề, mà chủ yếu là khơi dậy những suy nghĩ độc lập của các em. chủ đề nêu ra là những vấn đề có tính chất tổng hợp, khái quát những vấn đề mà nhiều người quan tâm. Trong quá trình trao đổi, giáo viên cần động viên các em, đề xuất và giải quyết vấn đề theo suy nghĩ độc lập của mình; đồng thời khiêm tốn học tập và tôn trọng ý kiến của bạn. Giáo viên theo dõi, kịp thời bổ sung những thiếu sót, uốn nắn các lệch lạc. Khi kết thúc thảo luận có nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm. Khi thực hiện hình thức ngoại khóa trao đổi, thảo luận người giáo viên cần nhận thức rõ một số vấn đề sau: Giờ học ngoại khóa Lịch sử gắn liền với bài nội khóa. Giáo viên căn cứ vào đó để hướng dẫn học sinh lựa chọn các sự kiện lịch sử tiêu biểu cho phù hợp với hoạt động ngoại khóa. Nội dung ngoại khóa phải nhằm vào thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học. Tổ chức công tác ngoại khóa phải gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Để tổ chức thành công một buổi ngoại khóa Lịch sử dưới hình thức trao đổi, thảo luận, mà cụ thể là tổ chức cho học sinh lớp 7 trao đổi, thảo luận về khu di tích lịch sử Đền Hùng, giáo viên cần tiến hành theo các bước sau: Một là, giao nhiệm vụ bằng việc nêu ra các vấn đề để học sinh tìm hiểu, thu thập tài liệu ngay từ đầu năm học. Giáo viên có thể chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ ( mỗi nhóm 5 em), yêu cầu các em tìm hiểu theo các vấn đề sau: + Khái quát về quần thể di tích Đền Hùng. + Các công trình kiến trúc trên núi Hùng và ý nghĩa. + Lễ hội Đền Hùng và ý nghĩa. + Suy nghĩ, thái độ - trách nhiệm của bản thân. Hai là, hướng dẫn, theo dõi việc chuẩn bị của các nhóm: giáo viên gợi ý các nguồn tài liệu, yêu cầu các em ghi chép khi có điều kiện tham quan Đền Hùng. Ba là, tổ chức trao đổi, thảo luận ( vào lịch sử địa phương cuối năm). Trước hết giáo viên yêu cầu một nhóm trình bày khái quát về khu di tích lịch sử Đền Hùng ( cần đảm bảo một số kiến thức sau: Đền Hùng Vương là một quần thể di tích nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương – Việt Trì, núi có độ cao 117m so với mực nước biển. Theo truyền thuyết, trên núi Nghĩa Lĩnh các Vua Hùng đã dựng miếu thờ trời, đất “ Kính Thiên lĩnh Điện”, thờ thần Núi, thần lúa và Thánh Gióng. Giữa thế kỷ III TCN, Thục Phán dựng hai cột đá thề và lập miếu thờ 18 đời Hùng Vương. Từ đó nhân dân tiếp tục thờ cúng đến ngày nay. Qua nhiều lần xây dựng, trùng tu, dấu tích còn lại hiện nay thấy: Đền Hạ, Chùa Thiên Quang, Gác Chuông, Đền Trung làm thời Hậu Lê, Đền Thượng, Lăng, Đền Giếng làm thời Nguyễn. Nhiều công trình mới được xây dựng, tôn tạo giai đoạn sau này). Sau khi nhóm thứ nhất trình bày sơ lược, giáo viên yêu cầu một nhóm khác trình bày về các công trình kiến trúc trên núi Hùng: Từ Lâm Thao đi vào đến cổng đền chính. Trên cổng có bức hoành phi “ Cao sơn cảnh hành” ( nghĩa là tản bộ trên núi cao ngắm cảnh), theo các bậc đá lên đền Hạ. Cạnh đền Hạ có Chùa Thiên Quan, trước chùa có cây Vạn Tuế 800 năm tuổi. Trước sân đền Hạ là gác chuông. Tương truyền đây là nơi bà Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra 100 người con trai. Vì vậy đền Hạ được coi là nơi thờ bà Âu Cơ. Từ đền Hạ đi lên đến ĐềnTrung. Trước Đền là cây Đại 500 năm tuổi và một bộ bàn đá. Tương truyền đây là nơi Vua Hùng và các Lạc hầu, Lạc tướng bàn việc nước. Đền Trung được xây dựng làm nơi thờ các Vua Hùng; lên đỉnh núi, đền Thượng sừng sững. “ Kính Thiên Lĩnh Điện”, bên ơhải Đền là Lăng Hùng Vương thứ 6, bên trái đền là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên. Theo đường Lăng đi xuống theo hướng Đông Nam là đền Giếng. Trong đền có giếng Ngọc Tỉnh. Nơi đây tương truyền là nơi hai công chúa Mỵ Nương con của Hùng Vương thứ 18 thường soi gương – chải tóc. Năm 1954, trên đường về lại thủ đô, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong. Bác đã căn dặn: “ Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước:”. Sau khi nhóm thứ 2 trình bày giáo viên yêu cầu nhóm thứ 3 trình bày những thông tin cơ bản về lễ hội đền Hùng: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Mỗi năm Đền Hùng làm giỗ Tổ một lần vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, gọi là ngày mở hội. Ngày giỗ có tế trên Đền Thượng. Các làng xung quanh rước kiệu về chầu. Đó là nghi thức tín ngưỡng chính. Đồng thời là hoạt động hội hè. Trước đây, ngày giỗ là ngày 12/ 3 âm lịch. Từ năm 1917 đến 1922 trong dịp đại trùng tu Đền Hùng, triều đình nhà Nguyễn muốn tế trước cho dân địa phương tế sau, nên làm vào ngày 10/3. Từ đó nhân dân lấy ngày 10/3 làm ngày giỗ tổ Đền Hùng được coi là biểu trưng tinh thần dân tộc. Đền Hùng có hàng trăm bức hoành phi, câu đối của con cháu mọi nơi đem đến cung tiến Sau khi các nhóm trình bày các nội dung cơ bản, giáo viên cho các nhóm bổ sung hoàn chỉnh về kiến thức. Từ đó giáo viên nêu ra các câu hỏi, các vấn đề để học sinh suy nghĩ thảo luận . Nhân dân ta xây dựng Đền Hùng để làm gì? Lễ hội Đền Hùng được tổ chức thường xuyên có ý nghĩa như thế nào? Suy nghĩ, thái độ của em trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Đền Hùng? Giáo viên cho các nhóm thảo luận và đi đến kết luận: Nhân dân ta xây dựng Đền Hùng để làm nơi thờ tự và tưởng niệm các Vua Hùng. Từ đó thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với những người có công dựng nước. Lễ Hội đền Hùng được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch và ngày nay đã được Đảng, Nhà nước coi là ngày quốc giỗ, càng thể hiện rõ truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, đạo lý của người Việt Nam. Người dân Phú Thọ tự hào là quê hương của đất tổ Vua Hùng, là cội nguồn dân tộc. Vì vậy mỗi người cần có ý thức giữ gìn các giá trị truyền thống, bảo vệ và góp phần xây dựng khu di tích lịch sử Đền Hùng để Đền Hùng thực sự xứng đáng với vị trí cội nguồn dân tộc Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Hiệu quả giờ học luôn là yêu cầu đặt ra đối với tất cả các môn học. Hứng thú của học sinh trong học tập bộ môn có liên quan trực tiếp đến kết quả học tập. Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Lịch Sử đối với học sinh lớp 7 về Đền Hùng có tác dụng kích thích, hứng thú với việc học tập bộ môn, thấy được mối liên hệ mật thiết giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Củng cố kiến thức Lịch Sử lớp 6 và lớp 7, thấy được truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước bất khuất của cha ông. Thêm cảm phục và có ý thức trách nhiệm trong cuộc sống hiện tại. Năm học 2010 – 2011, tôi đã áp dụng thực tế hình thức ngoại khóa cho học sinh lớp 7. Kết quả là lớp 7A, 7B học sinh hứng thú học tập hơn, nắm vững kiến thức hơn. 4. 1. Kết quả đối chứng khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đối với học sinh lớp 7A, 7B khi kiểm tra học kỳ . Lớp T.Số Giỏi Khá T. Bình Yếu TS % TS % TS % TS % 7A 25 4 16 8 32 11 44 2 8 7B 24 4 16.7 9 37.5 10 41.7 1 4.1 Tổng 49 8 16.32 17 34.69 21 42.8 3 6.11 4.2. Kết quả kiểm tra khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đối với năm học 2010 – 2011 môn Lịch sử lớp 7A,7B khi kiểm tra học kỳ. Lớp T.Số Giỏi Khá T. Bình Yếu TS % TS % TS % TS % 7A 25 7 28 12 48 5 20 1 4 7B 24 6 25 12 50 6 25 0 0 Tổng 49 13 26.53 24 48.98 11 22.45 1 2.04 Tăng/giảm 0 Tăng 5 Tăng 10.21 Tăng 7 Tăng 14.29 Giảm 10 Giảm 20,35 Giảm 2 Giảm 4.07 Sau khi áp dụng kinh nghiệm này sẽ làm cho học sinh thêm hứng thú học tập bộ môn, phát huy năng lực tìm tòi và khả năng tư duy, diễn đạt của học sinh. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Trong xu thế hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài học và chất lượng bộ môn là yêu cầu cấp thiết việc áp dụng kinh nghiệm này trong dạy học Lịch Sử sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. Lịch Sử sẽ cùng các môn khoa học khác giáo dục học sinh không chỉ trở thành những người có phẩm chất đạo đức tốt mà còn có năng lực hành động. Đó là yêu cầu cần thiết đối với con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kết luận PHẦN III: KẾT LUẬN Trong quá trình áp dụng kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Lịch Sử ở trường trung học cơ sở tôi rút ra được một số bài học sau: Để tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa, ngay từ đầu năm học giáo viên phải xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức hoạt động một cách cụ thể, chi tiết: Tổ chức ngoại khóa về nội dung gì, dưới hình thức nào, ở khối, lớp nào? Sau đó báo cáo với nhà trường về thời điểm và kế hoạch tổ chức, thực hiện. Đề xuất nếu cần sự giúp đỡ, phối hợp của các đoàn thể. Người giáo viên phải đầu tư, chuẩn bị tốt về nội dung: những thông tin, kiến thức đưa ra phải chính xác câu hỏi vừa sức học sinh. Đặc biệt giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ. Giao nhiệm vụ đến từng cá nhân, tổ - nhóm và cả lớp. Kíến thức huy động phải sát thực với nội dung bài học trên lớp, đảm bảo tính giáo dục, nội dung của hoạt động phải đảm bảo tính sư phạm, khoa học. Việc điều hành, tổ chức phải khoa học, nhịp nhàng. Việc đánh giá hoạt động và phần chuẩn bị của học sinh phải đảm bảo khách quan, mang tính động viên, uốn nắn kịp thời những sai sót và lệch lạc trong nhận thức. Để thực hiện những điều đó đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức Lịch Sử sâu sắc, kiến thức văn hóa chung; có phương pháp sư phạm, nắm chắc lý luận dạy học bộ môn, không ngừng rèn luyện các thao tác, nghiệp vụ sư phạm, có óc tổ chức khoa học và tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Có như vậy thì việc tổ chức hoạt động mới thành công. Hình thức hoạt động ngoại khóa phong phú, nội dung phong phú. Vì vậy, tùy theo điều kiện cụ thể ở từng trường, từng địa phương, tùy theo trình độ của giáo viên và học sinh mà cách thức và nội dung tổ chức khác nhau. Hoạt động ngoại khóa cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục dưới những hình thức khác nhau ở tất cả các khối lớp. Không có hình thức, phương pháp dạy học nào là vạn năng. Vì vậy khi áp dụng kinh nghiệm này đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, chủ động trong việc lựa chọn nội dung, cách thức tiến hành. Giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ càng. Đối với học sinh, để thực hiện tốt việc trao đổi, thảo luận ngoại khóa đòi hỏi các em phải nắm vững kiến thức. Muốn vậy bên cạnh việc yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức nội khóa ( lịch sử dân tộc) giáo viên định hướng để các em tìm hiểu, sưu tầm lịch sử địa phương. Những ý kiến đề xuất: Đề nghị các trường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn trong trường và liên trường đều đặn nhất là tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn lịch sử. Các nhà trường tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí cho công tác ngoại khóa. Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi qua quá trình làm công tác quản lý chỉ đạo về chuyên môn và thực tế giảng dạy môn lịch sử ,đã có một chút kinh nghiệm về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa dưới hình thức trao đổi, thảo luận. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và các nhà quản lý để kinh nghiệm của tôi có thể được áp dụng rộng rãi trong Thành Phố.. Việt Trì, tháng 5 năm 2011. Người viết Nguyễn Thị Lục ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 2 - NXB ĐH Quốc gia Hà Nội . 2002. Một số chuyên đề dạy học Lịch sử - NXB ĐH Hà Nội . 2002. Diệp Đình Hoa – 1974: Thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên. Các tài liệu LSĐP Vĩnh Phú. Các tài liệu khảo cứu về Đền Hùng. MỤC LỤC 2. Những ý kiến đề xuất TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Cơ sở lý luận Thực trạng của vấn đề Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 1 3 3 3 4 9 11 11 KẾT CẤU CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRANG
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_ngoai_khoa_mon_lich.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở.pdf