Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả bài học, phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy – học Lịch sử
Phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao không ngừng hiệu quả bài học, giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản để áp dụng vào thực tế cuộc sống là mục tiêu cần đạt của bất kỳ môn học nào
Đối với môn lịch sử (môn học có thể xem là rất khó đối với học sinh trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường phát triển, công nghệ thông tin bùng nổ ). Muốn đạt được mục tiêu trên cần có sự sáng tạo, đổi mới của người thầy trong cách truyền đạt kiến thức. Đã có nhiều hội thảo, chuyên đề được thực hiện nhằm đổi mới phương pháp dạy học để chất lượng giảng dạy được nâng cao. Nhiều các phương pháp dạy học được thực hiện trong quá trình lên lớp : Đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới các biện pháp, kỹ thuật dạy học và đặc biệt là áp dụng côn nghệ thông tin vào trong dạy học
Áp dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học đã được thực hiện trong những năm gần đây và đang tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, Có rất nhiều hình thức, biện pháp sử dụng công nghệ thông tin để làm nổi bật trọng tâm bài giảng, khắc sâu kiến thức cho học sinh. Sử dụng giáo án điện tử là một trongnhững hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào trongquá trình giảng dạy.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả bài học, phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy – học Lịch sử

ơ-ri đã bị bắt như thế nào, để HS liên tưởng đến sự thất bại hoàn toàn của Pháp Lá cờ chiến thắng bay trên nóc hầm Tướng Đơ Ca-xtơ-ri GV đến tham quan hầm Đờ Cat-xtơ-ri Với những hiệu ứng hợp lí, với kĩ thuật vi tính thành thạo, với những lời nói hấp dẫn GV đã đưa HS quay trở lại những trận đánh thật hào hùng của quân và dân ta. Không còn là những con số vô hình, không còn là những tên đất, tên người xa lạ, mà tất cả đã in sâu trong tâm trí học trò những trang sử liệt oanh. *- Lưu ý: Không cho HS tường thuật trước, sau đó GV mới tường thuật. Do HS không thể tường thuật một cách sinh động, lưu loát được như GV nên khi 1 HS tường thuật những HS khác chỉ nhớ được một vài sự kiện, đến khi GV tường thuật không còn sự thu hút HS nữa. GV tường thuật trước tạo cho các em sự hào hứng, tò mò, thích thú, dễ tiếp nhận các sự kiện. Sau đó cho 1HS tường thuật lại, các em khác sẽ theo dõi để kiểm tra bạn có trình bày đúng như GV đã thực hiện hay không. Chính việc HS chú ý bạn tường thuật, đã tạo cho các em chủ động nắm nội dung của bài. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả bài học và phát huy tính tích cực của HS Ứng dụng công nghệ thông tin để soạn bài giảng điện tử. Ứng dụng công nghệ thôngt tin để soạn bài giảng điện tử là quá trình đưa toàn bộ phần kiến thức trọng tâm bài giảng của GV lên màn hình máy chiếu. Không chỉ mình phần kiến thức cơ bản của bài mà cả phần tư liệu chữ viết, hình ảnh, bản đồ, lược đồ. Đây là hình thức truyền đạt đến HS nội dung của bài rất công phu, đòi hỏi GV phải thành thạo vi tính, đồng thời hiểu rõ trọng tâm của bài mới có thể thực hiện tốt được. Tác dụng của việc dạy bằng giáo án điện tử. Tiết kiệm dược thời gian cho HS: Thay bằng những phần ghi bảng đen, GV đưa những kiến thức cơ bản của bài lên màn hình. Chỉ cần nhấn chuột thì các kiến thức cần có đã có trên màn hình. Trong một tiết học, nếu ghi bảng GV phải mất từ 7 – 10 phút, đây là khoảng thời gian rất quý đối với HS. Do GV đã chuẩn bị ở nhà, đến lớp chỉ việc trình chiếu nên thời gian đó GV sử dụng để kiểm tra mức độ nhận thức của HS: cho HS làm bài tập, cho HS chơi trò chơi, cho HS tường thuật lại diễn biến . . . Kiểm tra được việc tiếp thu, ghi chép bài của HS: Có GV cho rằng: Nếu chỉ dạy bằng máy chiếu, đưa kiến thức trọng tâm lên màn hình thì HS không biết cách ghi, khó nắm nội dung bài. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Với HS, nếu chúng ta ghi bảng hoặc đọc cho HS ghi thì sẽ quay trở lại cách dạy: “ thầy đọc - trò chép, thầy ghi trước - trò chép sau ”. Đây là việc làm hết sức “nguy hiểm” cho thế hệ trẻ. Dưới sự hướng dẫn của GV, bằng những câu hỏi gợi mở, câu hỏi khai thác kênh hình, kênh chữ HS sẽ biết tự ghi kiến thức cơ bản vào vở, vào trí nhớ của mình. Nếu không chủ động tiếp thu bài, HS sẽ không ghi được nội dung mà GV đã truyền đạt. Góp phần nâng cao kỹ thuật sử dụng máy vi tính của GV: Dạy bằng giáo án điện tử đòi hỏi GV phải thành thạo máy vi tính. GV phải biết chọn các hiệu ứng hợp lí cho từng nội dung bài. GV phải biết liên kết các Sile để khi thực hiện không bị đảo lộn quá trình, nội dung bài giảng. Chính vì vậy thường xuyên dạy bằng giáo án điện tử sẽ giúp GV nâng cao trình độ sử dụng máy vi tính. Cách thực hiện: GV dùng các hiệu ứng để thực hiện bài giảng của mình. Thay bằng việc viết ra viết ra bảng đen là phần chiếu lên màn hình lần lượt được thực hiện. Tiết – Tên bài – Các mục: I, 1, 2, . . . II, 1, 2, .. Mục I: 1.: GV đưa phần kiến thức cơ bản. Sau mỗi đơn vị kiến thức cơ bản, nếu cần phải mở rộng, khắc sâu GV đưa câu hỏi để phân tích, khắc sâu kiến thức cơ bản. Hoặc: Muốn xuất hiện một đơn vị kiến thức cơ bản mà có hình ảnh hay phim tư liệu thì GV đưa tư liệu , hình ảnh trước, sau đó đưa hệ thống câu hỏi khai thác tư liệu hoặc tranh ảnh (Ở phần này khi sử dụng các nguồn thông tin được thực hiện như: Phần 1 - Mục b – Sử dụng tư liệu chữ viết, hình ảnh, phim tư liệu, bản đồ, lược đồ lên màn hình) GV có thể dùng hai cách để đưa phần kiến thức cơ bản và các nguồn thông tin: Đối với GV chưa thực sự thành thạo máy vi tính: Nên đưa thành nhiều Sile. Sile kiến thức riêng, đến phần cần đưa tư liệu, hình ảnh hoặc lược đồ, bản đồ thì cho sang một Sile khác. Sử dụng xong tiếp tục cho sang một Sile kiến thức khác (nhưng những phần kiến thức đã nêu vẫn được giữ nguyên ) Với cách này GV sử dụng dễ dàng khi giảng dạy nhưng rất mất thời gian khi soạn bài và không mang tính khoa học Đối với GV đã thành thạo máy vi tính: Nên dùng cách liên kết Sile để thuận tiện cho việc khắc sâu kiến thức trọng tâm cũng như sử dụng tài liệu, hình ảnh, bản đồ, lược đồ một cách hiệu quả VD: Bài 27 - Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953-1954 Phần IV: ý nghÜa lÞch sö, nguyªn nh©n th¾ng lî i M ục 1: Ý nghĩa Có 2 phần: Ý nghĩa trong nước và quốc tế Dạy phần trong nước: Trước khi cho phần kiến thức cơ bản xuất hiện, GV dùng kĩ thuật liên kết sile, cho HS quan sát một số hình ảnh: Tướng Đơ Ca-xtơ-ri và Bộ tham mưu đầu hàng, tù binh Pháp bị bắt trong trận Điện Biên Phủ, vũ khí và phương tiện chiến tranh ta thu được Vũ khí và phương tiện chiến tranh ta thu được của thực dân Pháp Sau khi HS quan sát, GV hỏi: Em có biết được những gì qua các hình ảnh trên? (Đây là những hình ảnh chứng tỏ quân Pháp đã thất bại trong việc tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam) ? Đối với nước ta, cuéc kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p thắng lợi có ý nghÜa như thế nào ? (Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, chấm dứt ách thống trị của Pháp. Miền Bắc giải phóng, chuyển sang CMXHCN , tạo điều kiện giải phóng miền Nam) Mục 2: Nguyên nhân thắng lợi Mục này có 2 phần: Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan Dạy phần nguyên nhân chủ quan: Trước khi cho phần kiến thức cơ bản xuất hiện, GV dùng kĩ thuật liên kết sile, cho HS quan sát một số hình ảnh: Kéo pháo chuẩn bị cho Điện Biên Phủ, mở đường tiến lên Điện Biên Phủ, dân công chuyển lương thực, thực phẩm cho Điện Biên Phủ, thanh niên hậu phương tự nguyện phục vụ cho chiến trường Điện Biên Phủ Kéo pháo chuẩn bị cho Điện Biên Phủ Mở đường tiến lên Điện Biên Phủ Mở đường tiến lên Điện Biên Phủ Dân công chuyển lương thực, Thanh niên hậu phương tự nguyện Phủthực phẩm cho Điện Biên Phủ phục vụ cho chiến trường Điện Biên GV hỏi: Em có suy nghĩ gì qua các hình ảnh trên? (Đây là sự chuẩn bị của quân và dân ta cho chiến dịch Điện Biên Phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng) ? Em hãy nêu nguyên nhân chủ quan cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi của nhân dân ta? VD: Bài 25: Phong trào Tây Sơn – Phần I: Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn Mục 2: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ Dạy đến phần Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa GV liên kết Sile với hình ảnh của Nguyễn Huệ GV hỏi HS: Em biết gì về Nguyễn Huệ? ?Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn? Dạy đến phần căn cứ, GV liên kết Sile kiến thức với Sile : Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn. (Có Đảng lãnh đạo, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. Có tinh thần yêu nước của nhân dân. Có chính quyền, có lực lượng vũ trang, có hậu phương vững chắc) Lược đồ: Căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn . Bằng kĩ thuật vi tính, GV hướng dẫn HS tìm hiểu căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn Sau khi biết được căn cứ của nghĩa quân, GV liên kết với Sile kiến thức và cho xuất hiện kiến thức cần thiết Lưu ý: Không lạm dụng việc sử dụng giáo án điện tử để đưa toàn bộ giáo án (Bao gồm: kiến thức cơ bản, tất cả các câu hỏi về nội dung cơ bản cũng như mở rộng, các câu trả lời về nội dung cơ bản cũng như mở rộng, tư liệu, hình ảnh, bản đồ, lược đồ) lên màn hình. Vì như vậy HS khó xác định nội dung bài, không thể nắm được kiến thức trọng tâm Không đưa quá nhiều các câu hỏi lên màn hình. Chỉ đưa những câu hỏi cần thiết như: Câu hỏi thảo luận nhóm, câu hỏi để HS làm bài tập, câu hỏi cần phải thảo luận. Một tiết học chỉ cần đưa từ 3 đến 5 câu hỏi lên màn hình. Các câu hỏi khắc sâu kiến thức GV nên trực tiếp hỏi. Có như vậy mới thu hút được sự chú ý của HS VD: Tiết 54 - Bài 27: Quang Trung xây dựng đất nước Bài này dạy theo sơ đồ tư duy. Để hình thành được nội dung bài cần nhiều câu hỏi, nhưng chỉ đưa lên màn hình 5 câu hỏi, trong đó 3 câu hỏi cho các nhóm và 1 câu hỏi đòi hỏi sự tổng hợp kiến thức của HS sau khi học xong bài 26, 27 Câu 1- Nhóm 1: §Ó ph¸t triÓn n«ng nghiÖp Quang Trung ®· cã nh÷ng biÖn ph¸p g×? Câu 2 - Nhóm 2: §Ó ph¸t triÓn c«ng thương nghiÖp Quang Trung ®· cã nh÷ng biÖn ph¸p g×? Câu 3 - Nhóm 3: Quang Trung ®· cã nh÷ng biÖn ph ¸p g× ®Ó ph¸t triÓn v¨n ho¸ gi¸o dôc ? Câu 4 - Nhóm 4: Trước âm mưu cña kÎ thï Quang Trung ®· cã nh÷ng chÝnh s¸ch g× ? Câu 5: Em hãy nêu công lao của người anh hùng Nguyễn Huệ (Quang Trung) đối với nước ta ? Sau khi kiểm tra bài cũ, GV đưa câu hỏi của 4 nhóm lên màn hình. HS các nhóm nhận nhiệm vụ và thảo luận 5 phút. Hết thời gian thảo luận, HS học chung cả lớp. GV sử dụng hệ thống câu hỏi để hình thành kiến thức cơ bản trọng tâm. Đến câu hỏi của nhóm nào, yêu cầu nhóm ấy trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV phân tích, kết luận Dạy phần 1 - Mục a – Nông nghiệp: PHÒNG GD ĐÔNG SƠN - TRƯỜNG THCS ĐÔNG ANH - TỔ XÃ HỘI - GV: LÊ THỊ LÝ NĂM HỌC: 2011 - 2012 15 Khi cung cấp kiến thức cho HS: Quang Trung cho ban hành chiếu khuyến nông, GV liên kết với Sile tư liệu về chiếu khuyến nông để khai thác làm nổi bật trọng tâm bài (Như phần: Sử dụng tư liệu chữ viết – Trang 4 ) Dạy đến phần Công lao của Quang Trung: Trước khi đưa câu hỏi 5 lên màn hình, GV liên kết Sile kiến thức (Sơ đồ tư duy ) với Sile tượng đài Quang Trung và đền thờ Tây Sơn (Bình Định). Tượng đài Quang Trung Đền thờ Tây Sơn (Bình Định) GV hỏi HS: Em có suy nghĩ gì qua 2 hình ảnh trên? (Qua 2 hình ảnh trên, chúng ta nhận thấy lòng biết ơn của nhân dân ta đối với người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung đã có công lao to lớn đối với dân tộc ta) Sau khi HS trả lời, GV đưa câu hỏi 5 lên màn hình, HS thực hiện yêu cầu của GV Không đưa tất cả các câu trả lời lên màn hình. Vì như vậy GV mất thời gian khi soạn giảng. Các câu trả lời đã đưa lên màn hình HS chú ý vào màn hình mà không tập trung vào lời của GV làm cho không khí lớp học bị phân tán. GV mất thời gian cho việc sử dụng “chuột” nhiều lần Lưu ý: Khi dạy bằng giáo án điện tử không có nghĩa là giáo viên không sử dụng bảng đen Trên bảng Giáo viên ghi đề bài và các mục lớn, khi mất điện trong quá trình lên lớp thì vẫn có thể tiêp tục dạy mà không bị gián đoạn. Đưa kết quả hoạt động nhóm của học sinh lên bảng đen Học sinh vẽ lại hoặc trình bày lại sơ đồ tư duy (GV chuẩn bị sẵn sơ đồ tư duy nhưng không để theo thứ tự, để kiểm tra việc nhận thức bài của HS ) khi giáo viên yêu cầu. Học sinh đưa kết quả làm bài tập lên bảng đen Như vậy: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học có nhiều biện pháp khác nhau. Trên đây là 2 biện pháp chính để nâng cao hiệu quả bài học và phát huy tính tích cực của học sinh: 1- Ứng dụng CNTT – Phương tiện hỗ trợ làm nổi bật trọng tâm bài giảng (Thay thế bảng phụ, thay thế tranh ảnh và lược đồ, bản đồ trong phòng thiết bị ). 2. Ứng dụng CNTT - Giảng dạy bằng giáo án điện tử Tuỳ thuộc vào từng bài, từng giáo viên, tùng đối tượng học sinh mà áp dụng từng biện pháp cho phù hợp IV. Kết quả : Qua việc áp dụng nghệ thông tin vào dạy học, đặc biệt là lên lớp với bài soạn điện tử đã giúp bản thân nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ sử dụng máy tính. Không chỉ nâng cao trình độ cho bản thân mà còn giúp một số đồng nghiệp trong trường, đặc biệt là cùng bộ môn trong huyện nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ thuật sử dụng máy vi tính. Học sinh trường trung học cơ sở Đông Anh đã có tiến bộ rõ rệt. Các em hào hứng với các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. Do có sự hướng dẫn của giáo viên nên việc khai thác kênh chữ, kênh hình và đặc biệt là các tài liệu, hình ảnh đưa lên màn hình, học sinh phân tích, đánh giá, nhận xét rất tốt. Học sinh biết vào mạng để tìm những tư liệu cần thiết phục vụ cho nội dung bài khi giáo viên yêu cầu. Chất lượng học sinh được nâng lên qua từng năm : Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 2009 - 2010 10,5% 26,2% 55,1 8,2 % 0 2010 - 2011 13,5 30,3 54,7 1,5% 0 Học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp huyện : Năm hoc 2009 -2010 : 2 giải ba . 1 gải khuyến khích Năm học 2010 – 2011 : 1 giải nhì, 1 giải ba, 1 giải khuyến khích C- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: Kết luận: Qua giảng dạy thực tế ở tất cả các trường, tất cả các môn đã cho thấy rõ : Công nghệ thông tin góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy. Ứng dụng công nghệ thông tin một cách hợp lý, khoa học có tác dụng lớn trong việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. Đồng thời nâng cao chất lượng dạy học, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Có rất nhiều biện pháp để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhưng chúng ta cần chọn sử dụng biện pháp nào nào phù hợp với từng bài học, từng đối tượng học sinh. Một số kinh nghiệm khi Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học: Không đưa quá nhiều tư liệu, tranh ảnh, lược đồ không cần thiết vào bài giảng Các nguồn tư liệu, thông tin cần được cô đọng, chọn lọc, đảm bảo tính chính xác và có cơ sở khoa học Không sử dụng tư liệu, tranh ảnh để minh họa bài giảng Cần khai thác tư liệu, tranh ảnh để tìm ra kiến thức cơ bản hoặc làm nổi bật trọng tâm bài giảng Khi sử dụng xong các nguồn thông tin cần cho sang 1 Sile trắng hoặc Sile kiến thức để tránh sự mất tập trung của HS vào bài học Không đưa kênh chữ hoặc kênh hình đã có trong sách giáo khoa lên màn hình Nên soạn và dạy bằng Giáo án điện tử (với việc liên kết các Sile) sẽ giành được nhiều thời gian cho HS Không đưa toàn bộ Kế hoạch dạy học (Bài soạn) của giáo viên lên màn hình Không đưa tất cả các câu hỏi hoặc câu trả lời của bài lên màn hình Không lạm dụng việc trình chiếu làm mất đi vai trò tổ chức, hướng dẫn, dẫn dắt của GV đối với HS Sử dụng bảng đen hợp lý: GV ghi các mục lớn, HS trình bày kết quả hoạt động nhóm, HS Làm bài tập, HS chơi trò chơi 12- Cỡ chữ khi trình chiếu phải rõ ràng, HS dễ tiếp thu Hai biện pháp trên đây có những ưu, nhược điểm khác nhau. Nếu sử dụng hợp lý, giáo viên sẽ tạo cho học sinh cách tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, sinh động. Học sinh dễ nhớ, hiểu sâu bài, học sinh có kiến thức để nhìn nhận vấn đề một cách logich, theo quy luật lịch sử. Cũng từ các bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin học sinh trở nên linh hoạt, biết áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Học sinh hiểu được các giai đoạn lịch sử của dân tộc, biết được những biểu tượng lịch sử, ghi nhớ công ơn các anh hùng dân tộc Đề xuất: Cần trang bị cho các nhà trường số máy chiếu nhiều hơn Cần mở lớp bồi dưỡng chương trình ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học Cần tổ chức những buổi rút kinh nghiệm thường kỳ (1 năm 2 lần) chuyên về vấn đề Ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn huyện, tỉnh Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Do thời gian thực hiện chưa lâu, bản thân vẫn còn hạn chế nên bài viết chưa thật sự thuyết phục. Rất mong được sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp Đông Anh ngày 12/4/2012 Người viết: Lê Thị Lý
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_nang_cao.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả bài học, phát huy tính tích cực.pdf