Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Thủy
Môn lịch sử có vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa lớn lao trong việc giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là lịch sử nước nhà. Học lịch sử để biết được cội nguồn của dân tộc, quá trình đấu tranh anh dũng, lao động sáng tạo, dựng nước và giữ nước của ông cha. Mỗi học sinh cần thông suốt những bài học xương máu lịch sử, thấm nhuần những tinh hoa lịch sử hào hùng của dân tộc. Do vậy, kiến thức lịch sử phải là một phần hồn cơ bản của dân tộc, nó chứa đựng trong tâm thức của mỗi con người.
Qua thực tế nhiều năm dạy học lịch sử, tôi thấy đa số các em học sinh ít quan tâm đến học lịch sử vì các em nghĩ đây là môn học phụ, thuộc lĩnh vực khoa học xã hội mà chủ yếu các em tập trung vào học môn Toán và môn Tiếng Việt. Còn đối với giáo viên cũng chưa chú trọng môn học này. Mới chỉ là điểm qua cho xong bài. Chưa tập trung đầu tư nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phong phú nhằm thu hút hứng thú học tập của học sinh. Vì thế dẫn đến học sinh ngại học, không có hứng thú trong học tập, ngại trau dồi kiến thức về lịch sử, ít tìm hiểu lịch sử nước nhà. Việc học chỉ là đối phó, miễn cưỡng, học sinh chỉ tiếp thu được lượng kiến thức rất ít, không bản chất, vì thế dễ quên, kết quả học tập chưa cao.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Thủy

ức mới. Loại bài học này nhằm hệ thống hoá và cũng cố lại những kiếm thức đã học cho học sinh sau mỗi một thời kỳ (giai đoạn lịch sử), giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản, nhận thức lịch sử một cách sâu sắc, toàn diện hơn. Vì vậy, có thể tổ chức một số trò chơi như sau: Trò chơi 1: "Chọn ô số" Ví dụ bài 18: Ôn tập: Chín năm kháng chiến, bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954) - Mục đích: Học sinh nhớ được các nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954 mà các em đã được học. - Thời gian chơi: 5 phút - Chuẩn bị: 6 bức ảnh về các nhân vật, sự kiện lịch sử có đánh số thứ tự từ 1- 6; 6 bức ảnh được ẩn dưới 6 ô số được trình chiếu trên màn hình. 2 1 3 4 5 6 3 4 5 6 - Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi (có thể chia theo dãy bàn). Các đội bắt thăm để dành quyền ưu tiên trước. Đại diện của đội thứ nhất đứng tại chỗ chọn một số bất kỳ có trên màn hình, giáo viên kích vào ô số học sinh lựa chọn sẽ xuất hiện hình ảnh về nhân vật lịch sử hoặc ảnh về các sự kiện lịch sử, sau đó nhóm thảo luận giới thiệu hình ảnh thể hiện trong tranh mà các em đang được quan sát trên màn hình. Nếu nói đúng thì được 10 điểm, nếu nói sai hoặc chậm thì đội thứ hai được trả lời, nếu đúng thì cũng được 10 điểm. Trong cả hai trường hợp trên thì đội thứ hai được quyền chọn ô tiếp theo. Trò chơi kết thúc khi tất cả các ô số đều được chọn. Đội nào nhiều điểm hơn thì đội đó thắng cuộc. Từ trò chơi, giáo viên sẽ củng cố, mở rộng được một số nhân vật lịch sử và một số sự kiện lịch sử các em đã học. Ngoài ra còn rèn trí nhớ, khả năng phát triển tư duy, kích thích hứng thú học tập cho học sinh. Đáp án: 1: Mít tinh cứu đói năm 1945. 2: Bộ đội giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống Pháp. 3. Lớp học bình dân học vụ. 4. Bộ Chính trị họp thông qua phương án mở chiến dịch Điện Biên phủ (1953). 5. Cờ chiến thắng tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ –ri. 6. Anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ Châu Mai. Lưu ý: Trò chơi này có thể vận dụng vào các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử như bài: Cuộc phản công ở kinh thành Huế; Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước; Đảng cộng sản Việt Nam ra đời; Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập; Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bài ôn tập; ... Trò chơi 2: " Ô chữ" Ví dụ : Ôn tập kiến thức lịch sử lớp 5 - Mục đích: Củng cố kiến thức đã học về giai đoạn lịch sử từ năm 1945 - 1954. - Thời gian chơi: 7 phút - Chuẩn bị: Ô số trên màn hình, mỗi ô số là một câu hỏi. 1 N G À Y Đ Ồ N G T Â M 2 B Ì N H D Â N H Ọ C V Ụ 3 C Ắ M C H Ô N G 4 M Ồ C H Ô N 5 Đ Ô N G K H Ê 6 L A V Ă N C Ầ U 7 Đ Ợ T 8 P H A N Đ Ì N H G I Ó T - Các ô số : + Ô số 1 gồm 11 chữ cái: Để đẩy lùi giặc đói Bác Hồ tổ chức ngày này ? + Ô số 2 gồm 12 chữ cái: Để đẩy lùi giặc dốt Bác Hồ tổ chức lớp học này ? + Ô số 3 gồm 8 chữ cái: Nhân dân Phú Thọ đã làm gì để chống quân Pháp nhảy dù + Ô số 4 gồm 6 chữ cái: Thu – Đông 1947, Việt Bắc trở thành: “......Giặc Pháp” + Ô số 5 gồm 7 chữ cái:Ngày 16/09/1950, quân ta nổ súng tấn công cứ điểm này + Ô số 6 gồm 8 chữ cái: Tên của người anh Hùng “Chặt cánh tay phá đồn địch”? + Ô số 7 gồm 3 chữ cái: Ngày 01/05/1954, ta mở.... tấn công lần thứ 3 đánh chiếm các cứ điểm còn lại trong chiến dịch Điện Biên Phủ + Ô số 8 gồm 12 chữ cái: Tên của người anh hùng lấy thân mình lấp lổ châu mai ? * Lưu ý: Trò chơi này có thể vận dụng vào tất cả các bài ôn tập và bài củng cố kiến thức sau mỗi bài học. Như vậy, việc đưa các trò chơi vào dạy học lịch sử rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học, vì lứa tuổi này các em rất thích được chơi. Nên các trò chơi thực sự thu hút và lôi cuốn học sinh tham gia học tập bởi hình thức trực quan đẹp, nội dung phong phú gây sự tò mò, ham học hỏi đối với học sinh. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các dạng bài tập trắc nghiệm củng cố kiến thức. Bất kỳ một bài học nào, khi kết thúc bài, phần, chương đều phải củng cố, khắc chốt được cho học sinh những kiến thức trọng tâm. Các dạng bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức có thể là dạng bài tập đúng sai, dạng bài tập nhiều phương án lựa chọn, dạng bài tập điền từ khuyết, Khi ứng dụng Công nghệ thông tin để thiết kế các dạng bài tập này một mặt tiết kiệm được thời gian trên lớp của giáo viên và học sinh, một mặt có thể lựa chọn nhiều hình thức tổ chức như: trò chơi, cá nhân, hoặc nhóm, Ví dụ bài 27: Hoàn thành thống nhất đất nước Tôi có thể thiết kế bài tập trắc nghiệm với hình thức trả lời nhanh: Ví dụ bài 18 : Ôn tập: Chín năm kháng chiến, bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954) Tôi thiết kế bài tập trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn, theo hình thức trả lời nối tiếp: Các dạng bài tập này rất lôi cuốn học sinh tham ra học tập. Điều này giúp học sinh hứng thú với môn học hơn và khắc sâu kiến thức hơn. Tóm lại, ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy lịch sử, giáo viên phải sưu tầm nhiều tài liệu, linh hoạt trong sử dụng các loại tài liệu nhưng vẫn phải bảo đảm mục tiêu bài dạy. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Sau gần một năm nghiên cứu và tổ chức thực hiện, ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử, giáo viên và học sinh thu được những kết quả sau: Giáo viên chủ động được kiến thức bài học, tìm ra được phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khắc phục được cách truyền thụ kiến thức thầy giảng trò nghe. Giáo viên lựa chọn được các hình thức dạy học phù hợp, sử dụng thành thạo việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào bài giảng đạt hiệu quả. Bằng những hình ảnh, thước phim, đoạn video trình chiếu, giáo viên giúp học sinh hiểu được những mốc thời gian, sự việc, sự kiện, nhân vật lịch sử, diễn biến các trận đánh lịch sử đã qua. Học sinh học hiểu bài, lĩnh hội được kiến thức các bài học, tiếp thu bài một cách chủ động, không còn thụ động như trước đây. Các em có hứng thú trong các tiết học., thích tìm hiểu, khám phá các kiến thức lịch sử, phát huy năng lực của bản thân. Học sinh nắm chắc kiến thức lịch sử vững vàng. Các kiến thức lịch sử của đất nước đã in đậm trong tâm trí các em. Đặc biệt, các em không còn ngại học lịch sử như trước kia. Giáo viên cho học sinh làm phiếu khảo sát chất lượng tháng 4 . (Phụ lục 4) Kết quả khảo sát chất lượng cuối tháng 3 phân môn lịch sử lớp 5B, trường Tiểu học Nga Thủy, năm học 2017- 2018 như sau: Tổng số học sinh Điểm 10 – 9 Điểm 8 – 7 Điểm 6 - 5 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % SL % 26 9 34,6 10 38,5 7 26,9 0 0 Từ kết quả trên cho thấy, chất lượng dạy và học lịch sử được nâng lên đáng kể. HS đạt điểm 9, điểm 10 qua bài khảo sát tăng lên, không còn học sinh đạt điểm dưới 5. Các em khắc sâu được các sự kiện lịch sử cũng như các nhân vật lịch sử ngay trong tiết học. Như vậy, có thể nói sau một năm ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử, bước đầu đã mang lại hiệu quả tốt, chất lượng dạy học môn lịch sử đã được nâng cao. 3. Kết luận, kiến nghị 3.1 Kết luận Căn cứ vào kết quả học tập của lớp tôi và thực tế giảng dạy bằng việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy lịch sử, bản thân tôi rút ra những kinh nghiệm sau: - Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình sách giáo khoa lịch sử 5, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho từng bài. - Chuẩn bị bài dạy chu đáo, nắm chắc nội dung, kiến thức bài học, thiết kế các hoạt động, hình ảnh, video, clip, bài tập trắc nghiệm. - Phải biết kết hợp hài hòa giữa các phương pháp dạy học, giữa trình chiếu tư liệu, sự kiện, nhân vật lịch sử, hình ảnh, video, clip, bài tập với lời giảng khi ứng dụng Công nghệ thông tin, từ đó kích thích học sinh hăng say học tập, tiếp thu được kiến thức bài học. - Ngoài sách giáo khoa giáo viên cần tìm hiểu các thông tin trong các tài liệu tham khảo và trên trên mạng Intenet phục vụ bài dạy. - Phải tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong giảng, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình. - Phát huy tinh thần tự giác, ham tìm tòi, học hỏi của học sinh. Giáo viên cần quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh, đề ra phương pháp phù hợp, lôi cuốn học sinh học tập. - Trong quá trình dạy học giáo viên cần thực hiện đánh giá thường xuyên, nghiêm túc đối với học sinh theo TT22 để động viên kịp thời những học sinh có tiến bộ, giúp học sinh khắc phục được những thiếu sót của mình. 3.2. Kiến nghị Với việc ứng dụng Công nghệ thông tin có nhiều ưu điểm, đem lai chất lượng dạy học đạt kết quả cao, tôi đề nghị các cấp lãnh đạo, nhà trường tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên môn với chuyên đề ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học. Nhà trường cần trang bị thêm thiết bị trình chiếu và bố trí phòng học có sẵn thiết bị trình chiếu để đảm bảo thời gian lên lớp. Trên đây là một số giải pháp của bản thân, đúc rút một vài kinh nghiệm ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử lớp 5. Rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài kinh nghiệm trên được hoàn thiện hơn. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nga Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Thịnh Thị Hạnh Tài liệu tham khảo 1.Các câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về Đảng, Bác Hồ trên mạng Internet 2.Các tài liệu liên quan đến dạy học phân môn lịch sử ở Tiểu học 3.Các tài liệu về thiết kế, ứng dụng Công nghệ thông tin vào bài giảng điện tử 4.Câu hỏi trắc nghiệm lịch sử lớp 5 - Nhà xuất bản giáo dục 5.Chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07/10/2001 6.Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 giai đoạn 2001-2005 7.Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017 của ngành Giáo dục 8.Sách giáo viên lịch sử lớp 5 - Bộ giáo dục và đào tạo 9. Sách lịch sử lớp 5 - Bộ giáo dục và đào tạo 10. Vở bài tập lịch sử lớp 5 - Bộ giáo dục và đào tạo DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD & ĐT, CẤP SỞ GD & ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Thịnh Thị Hạnh Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Nga Thủy, huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại 1 Một số biện pháp giúp học sinh đếm hình học nhanh lớp 2 Phòng GD&ĐT Nga Sơn B 2013- 2014 2 Rèn kỹ năng giải toán có lời văn lớp 2 Phòng GD&ĐT Nga Sơn B 2014- 2015 3 Kĩ năng hướng dẫn học sinh giải toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số” Phòng GD&ĐT Nga Sơn B 2015- 2016 4 Mộ số biện pháp “Rèn chữ, giữ vở” cho học sinh lớp 2 Phòng GD&ĐT Nga Sơn B 2016- 2017 PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 5 (Ngày 29 tháng 9 năm 2017) PHÂN MÔN: LỊCH SỬ Họ và tên học sinh:...................................................................Lớp:............ Điểm Nhận xét của giáo viên Câu 1: (2 điểm) Vua ban lệnh Trương Định đi nhận chức Lãnh binh, Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân ? Trương Định tuân lệnh vua đi nhận chức Lãnh binh Trương Định tuân lệnh vua giải tán nghĩa binh Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp Trương Định vừa tuân lệnh vua vừa cùng nhân dân chống giặc Pháp Câu 2: (2 điểm) Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì? A. Nhân dân tham gia lao động phát triển nông nghiệp B. Thuê chuyên gia nước ngoài khai thác tài nguyên, dạy cách đóng tàu C. Mở rộng làng nghề thủ công truyền thống D. Kêu gọi nhân dân đóng góp tiền của xây dựng đất nước Câu 3: (2 điểm) Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp ? A. Lập các căn cứ địa, cho các đội nghĩa binh ngày đêm luyện tập, sẵn sàng đánh Pháp B. Tập hợp tất cả người dân Việt Nam từ già đến trẻ tham gia chống Pháp C. Dựa vào quân Nhật để chống Pháp D. Thương lượng với quân Pháp để giải hòa Câu 4: (2 điểm) Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ ? Câu 5: (2 điểm) Nêu những nét chính về đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX ? Phụ lục 2: Dạng bài có nội dung về nhân vật lịch sử Ví dụ bài 6 : Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước + Giới thiệu về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành Làng Sen quê nội Bác Hồ Làng Hoàng Trù quê ngoại Bác Hồ + Cha, mẹ, anh chị em ruột của Nguyễn Tất Thành + Nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước Cảng Nhà Rồng đầu thế kỷ XX Dạng bài có nội dung về tình hình kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội Ví dụ bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo + Giải quyết nạn đói Phát động phong trào cứu đói Hũ gạo cứu đói + Giải quyết nạn mù chữ Phong trào xoá nạn mù chữ Bác Hồ đến thăm một lớp bổ túc văn hóa + Phát động “ Tuần lễ vàng” Người dân đi góp tiền, hiện vật ủng hộ cho ngân khố quốc gia đông như hội Một cụ già tám mươi tuổi mang tới một gói lụa điều bên trong là nén vàng gia bảo nặng mười bảy lạng Phục lục 3: Sử dụng đồ dùng tranh ảnh Bài 17: Chiến thắng Điện Biên Phủ Quân Pháp lũ lượt ra hàng Cờ Tổ quốc bay trên nóc hầm Đờ Ca-xtơ-ri Bài 19: Nước nhà bị chia cắt (Thảm sát người dân vô tội) Ngọn lửa thiêu rụi ngôi nhà tranh của người dân làng Mỹ Lai. Ảnh: Getty Sử dụng lược đồ, bản đồ Ví dụ bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Hình ảnh học sinh chỉ lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ Phụ lục 4: PHIẾU KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 5 (Ngày 25 tháng 3 năm 2018) PHÂN MÔN: LỊCH SỬ Họ và tên học sinh:.................................................................Lớp:.............. Điểm Nhận xét của giáo viên Câu 1: (2 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước kết quả đúng. Em hãy cho biết “tố cộng, diệt cộng” có nghĩa là gì? A. Chính sách mới của nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ B. Bôi nhọ, tiêu diệt những người cộng sản đấu tranh chống Mĩ – Diệm C. Tên một tổ chức của Mĩ D. Tên một Hiệp định được kí kết giữa ta và Mĩ. Câu 2: (2 điểm) Điền Đ vào ô trống trước ý đúng. Điền S vào ô trống trước ý sai. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ nước ta hoàn toàn thống nhất Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mĩ ra sức phá hoại Hiệp định Mĩ - Diệm tiến hành chính sách “tố cộng, diệt cộng” 1956 nước ta tiến hành tổng tuyến cử thành công 1960 phong trào đồng khởi nổ ra mạnh mẽ ở Bến Tre Câu 3: (2 điểm) Nối các sự kiện ở cột A với mốc thời gian ở cột B để có câu trả lời đúng: A B Lễ ký Hiệp định Pa-ri 29-12-1972 Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập 27-1-1973 Tổng tuyến cử bầu Quốc hội 25-4-1976 Chiến thắng “Điện Biên phủ trên không ” kết thúc 30-4-1975 Câu 4: (2 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng. Vì sao phải tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước sau 1975? A. Phải có nhà nước chung để lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo về tổ quốc. B. Do nhân dân bận công việc nên phải tiến hành tổng tuyển cử ngay sau năm 1975. C. Thực hiện theo kí kết giữa Ta với Mĩ D. Do Mĩ tiến hành các chính sách phá hoại Cách mạng của Ta. Câu 5: (2 điểm) Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”? Em có suy nghĩ gì về việc máy bay Mĩ ném bom hủy diệt trường học, bệnh viện, nhà dân?
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day.doc