Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Đất nước ta trong thời kì đổi mới, hội nhập và phát triển, càng mở cửa phải càng giữ gốc. Môn Lịch sử là một trong những môn học để giữ gốc, cái gốc vốn rất lâu đời, bền vững và tốt đẹp của dân tộc ta. Để hoàn thành được nhiệm vụ giữ lấy cái gốc hơn bốn nghìn năm văn hiến của dân tộc, chính là một phần trách nhiệm của những giáo viên đứng lớp trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử. Trong hệ thống giáo dục ở trường THCS, môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ về kiến thức, văn hóa, chính trị. Tư tưởng phẩm chất đạo đức và phong cách sống. Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò to lớn trong việc tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. giúp các em thấy được quá trình phát triển của một đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là xã hội loài người, góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học.
doc 34 trang SKKN Lịch Sử 04/05/2025 60
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường THCS
hứng thú hơn so với một bản đồ tĩnh, tuy nhiên việc thiết kế một bản đồ điện tử là một vấn đề rất khó làm đối với giáo viên. Phương pháp này có thể áp dụng rất nhiều bài trong chương trình của bộ môn Lịch sử, đặc biệt là các bài có diễn biến của phong trào cách mạng, các trận đánh lớn, tôi xin nêu một số trường hợp cụ thể:
Để dạy Lịch sử Lớp 6, Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40). Tôi sử dụng bản đồ động để mô tả minh họa cho diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Tôi xin giới thiệu cách làm và sử dụng bản đồ động trong bài học
 	Xây dựng và sử dụng bản đồ động
* Xây dựng: Để xây dựng và sử dụng bản đồ động thì cần có một bản đồ trên giấy của phong trào hoặc là bản đồ điện tử có sẵn. Ở đây tôi sử dụng bản đồ trong sách giáo khoa hình 43 ( trang 49)
Bước 1: Trước hết ta dùng một máy quét nối với máy tính để quét bản đồ vào trong máy tính. Sau đó dùng kĩ thuật vẽ trong Powerpoint để chỉnh sửa bản đồ theo như mục đích sử dụng ( có thể phóng to, thu nhỏ, cắt bớt một số phần).
Bước 2: Vẽ các kí hiệu trên bản đồ.
- Công việc này nhằm tạo ra các kí hiệu, cho xuất hiện theo ý đồ định sẵn phù hợp với diễn biến của phong trào theo đúng thứ tự.
- Để vẽ các kí hiệu này ta vào Powerpoint/ AutoShaper rồi chọn các kí hiệu phù hợp. Ở đây tôi chèn hình lá cờ đỏ là Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Chèn hình thành màu xanh là nơi thủ phủ của nhà Hán (Tô Định), tôi chọn mũi tên màu đỏ thể hiện cho sự di chuyển tấn công của quân Hai Bà Trưng , các chấm màu đỏ là những địa điểm Hai Bà Trưng tiến đánh làm chủ, và mũi tên màu xanh nét đứt thể hiện cho quân nhà Hán bỏ chạy về nước.
Sau khi vẽ xong các kí hiệu theo đúng mục đích sử dụng thì ta đặt hiệu ứng xuất hiện theo trình tự diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
Cách đặt hiệu ứng như sau:
+ Chọn kí hiệu cần đặt hiệu ứng, ví dụ lá cờ đỏ
+ Ta chọn hình lá cờ sau đó nháy chuột vào Slide show
+ Chọn Custom Animation
+ Chọn Add Effect/ Entrance.
Sau đó tùy chọn kiểu xuất hiện lá cờ ta nên chọn hiệu ứng nhấp nháy. Các kí hiệu còn lại ta chọn hiệu ứng tương tự theo đúng trình tự diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
* Sử dụng: 
Trước hết GV cho HS quan sát lược đồ, giới thiệu khái quát lược đồ. Đồng thời tổ chức cho HS khai thác lược đồ .Đây là lược đồ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, giáo viên trình bày diễn biến cùng với việc minh họa lược đồ trên máy.Đầu tiên Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn( Hà Nội), giáo viên nháy chuột cho lá cờ đỏ xuất hiện ở Hát Môn biểu thị việc hai bà phất cờ khởi nghĩa. Sau đó nghĩa quân tiến về làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu. Cùng với việc giảng bài thì giáo viên nhấp chuột lần lượt các mũi tên đỏ và chấm đỏ xuất hiện ở Mê Linh, Cổ Loa và Luy Lâu. Tô Định hoảng sợ bỏ thành Luy Lâu chạy về Nam Hải (Quảng Đông). Khi giảng đến đây giáo viên đồng thời nhấp chuột cho xuất hiện thành Luy lâu màu xanh và những mũi tên nét đứt màu xanh biểu hiện cho sự bỏ chạy của Quân Hán. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã giành thắng lợi.
Việc sử dụng bản đồ động trong bài này cũng như một số bài khác có liên quan đến diễn biến của các cuộc khởi nghĩa đã góp phần tăng tính trực quan sinh động, giúp các em có thể nhận thức lịch sử nhanh chóng, hiệu quả hơn.
3.5. Sử dụng hệ thống bảng biểu điện tử để khai thác nội dung bài học
Sử dụng bảng niên biểu, bảng so sánh, giúp các em khái quát nội dung sau mỗi phần, mỗi bài, mỗi giai đoạn lịch sử Hình thức này phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm, so sánh sự khác nhau. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, học sinh trình bày. Cuối cùng, giáo viên chốt lại ý và kết luật qua các bảng biểu.
Ví dụ 1: Lịch sử 6, Tiết 3: Bài 3: Xã hội nguyên thủy, giáo viên hướng dẫn cho học sinh so sánh sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.
Nội dung
Người tối cổ
Người tinh khôn
Thời gian
Cách ngày nay khoảng 3-4 triệu năm
Cách ngày nay khoảng 4 vạn năm
Hình dáng
- Dáng khom, hai chi trước dùng để cầm nắm, hái lượm,.. hoàn toàn đi đứng bằng hai chi sau.
-Trán ngắn bợt ra sau, hàm nhô. Thể tích não : 850cm3-1100cm3.
Cấu tạo cơ thể giống người ngày nay,đi thẳng, hai tay khéo léo. Thể tích não: 1450cm3
Công cụ sản xuất, đồ dùng
- Công cụ đá thô sơ
- Chưa có đồ dùng
- Công cụ đá ghè đẽo và được mài cho sắc, công cụ bằng xương, sừng. Biết trồng trọt chăn nuôi. 
- Đồ gốm, vải, đồ trang sức...
Tổ chức xã hội
Sống theo bầy(bầy người)
Sống theo nhóm nhỏ (thị tộc)
Nhận xét:
- Do kết quả của cả một quá trình lao động, kiếm sống rất lâu dài đã làm thay đổi các chi thay đổi bộ óc,.. tức là thay đổi về hình dáng giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.
- Qua việc chế tạo công cụ sản xuất và đồ dùng, cách tổ chức xã hội chứng tỏ cuộc sống của Người tinh khôn hơn hẳn cuộc sống của Người tối cổ.
3.6. Xây dựng và sử dụng sơ đồ điện tử để minh họa và củng cố bài học.
Phương pháp này áp dụng rất nhiều bài nhưng tôi chỉ đưa ra ví dụ khi dạy Lịch sử 7: Tiết 4, Bài 4- Trung Quốc thời phong kiến
* Cách xây dựng: Trước hết ta dùng các thao tác trên Powerpoint để vẽ các bộ phận của sơ đồ.
Để vẽ các sơ đồ như trên ta nháy chuột vào các ô hình chữ nhật và hình mũi tên trên màn hình rồi vẽ lên màn hình. Để viết chữ vào các ô ta nháy vào hình chữ nhật cần viết nhấn chuột phải chọn Addtext rồi viết chữ theo nội dung như trên. Sau đó ta tạo hiệu ứng lần lượt cho các bộ phận trong sơ đồ.
Quý tộc
ĐỊA CHỦ
Nông dân công xã
Nông dân giàu
Nông dân tự canh
Nông dân nghèo
NÔNG DÂN
LĨNH CANH
SƠ ĐỒ PHÂN HOÁ XÃ HỘI PHONG KIẾN TRUNG QUỐC (TK III TCN)
Đây là dạng bài không có sơ đồ được vẽ sẵn trong sách giáo khoa, không yêu cầu học sinh kĩ năng vẽ sơ đồ, mục tiêu của bài học làm cho học sinh hiểu rõ được sự phân hoá và hình thành của các tầng lớp xã hội dưới sự tác động của các hình thức sản xuất mới, nhưng để đạt được mục đích này giáo viên lại cần thiết phải sử dụng đến phương tiện trực quan có hiệu quả nhất đó là sơ đồ.Cho học sinh đọc kênh chữ ở sách giáo khoa. Học sinh dựa vào sơ đồ hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau: Xã hội phong kiến Trung Quốc có những giai cấp nào? Các giai cấp này được hình thành như thế nào?
 Đại diện học sinh trong nhóm lên bảng dựa vào sơ đồ để trả lời.HS nhận xét, bổ sung. GV kết luận, HS tự ghi kiến thức vào vở
Từ việc tiếp nhận thông tin bằng kênh chữ giáo viên đã tăng cường tính cụ thể, tính hình ảnh của các thông tin về các hiện tượng xã hội bằng sơ đồ giúp học sinh dễ tiếp thu nội dung, bản chất hiện tượng xã hội. Sơ đồ trên giúp học sinh hiểu rõ nội dung và những đặc trưng cơ bản, sự phân biệt giai cấp trong xã hội Trung Quốc vào thế kỉ III TCN. Trong quá trình sử dụng sơ đồ phân hoá xã hội giáo viên đã làm cho học sinh thấy rõ mối quan hệ của các giai cấp xã hội bằng các đường dẫn có mũi tên trong sơ đồ: Địa chủ có nguồn gốc từ tầng lớp quý tộc và nông dân giàu có, họ là những người có nhiều ruộng đất. Nông dân lĩnh canh là những người nông dân nghèo không có ruộng đất, phải làm thuê cho địa chủ và nộp tô cho địa chủ nên khổ cực hơn cả nông dân tự canh. Qua cách phân tích dẫn dắt vấn đề giáo viên đã hình thành khái niệm và giúp học sinh có thể hiểu sâu nội dung khái niệm “địa chủ”, “nông dân lĩnh canh”, nắm được mối quan hệ giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh- hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến phương Đông.
CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP
1. Thời gian áp dụng
 Thực hiện thường xuyên trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là những bài có nhiều kênh hình, lược đồ và cần thiết những đoạn phim minh họa. Ứng dụng sơ đồ điện tử để củng cố bài học và bản đồ động minh họa diễn biến. Tôi tiến hành điều tra ở khối 6 
Trước khi áp dụng: Điểm kiểm tra 1 tiết môn lịch sử khối 6 học kỳ I năm học 2018-2019
Số lượng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
565
105
171
264
25
Tỉ lệ %
18,6
30,3
46,7
4,4
2. Kết quả đạt được
Trong quá trình áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng một cách thường xuyên, đầy đủ, phù hợp với nội dung yêu cầu của bài học và trình độ nhận thức, hiểu biết của học sinh ở khối lớp 6.
Kết quả là chúng tôi nhận thấy ở hầu hết các giờ học có khai thác, sử dụng công nghệ thông tin trong bài dạy lịch sử thì tất cả học sinh đều rất tích cực và hứng thú trong việc học tập đối với bộ môn lịch sử. Các em luôn chủ động tự giác tích cực tham gia vào những hoạt động do giáo viên tổ chức vì vậy chất lượng của môn học cao hơn hẳn so với trước đây. 
Qua việc áp dụng sáng kiến chúng tôi đã giúp học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu nhớ lâu và tiếp thu bài học nhanh và có hiệu quả hơn đồng thời cũng đã hình thành ở học sinh khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ, từ đó khắc sâu biểu tượng về sự kiện hiện tượng lịch sử, các em có thể thuộc bài ngay tại lớp. Tôi cũng nhận thấy:
- Học sinh Giỏi – Khá : nắm vững vận dụng tốt kiến thức, kỹ năng học bài, làm bài tốt.
- Học sinh trung bình: nắm được kiến thức cơ bản làm bài tương đối tốt.
- Một số học sinh chưa chăm học có sự chuyển biến nhưng kết quả chưa cao.
Sau khi áp dụng: Điểm kiểm tra học kỳ I môn lịch sử khối 6 năm học 2018-2019
Số lượng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
565
144
184
227
10
Tỉ lệ %
25,5
32,7
39,9
1,9
3. Khả năng triển khai, áp dụng của giải pháp 
	Như vậy, với các giải pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong lịch sử được coi là một bước thành công trong dạy học lịch sử.
	Để học tốt môn lịch sử cần có nhiều yếu tố tạo thành: phương pháp dạy học tích cực, tác phong, chuẩn bị giáo án của giáo viên, sự chuẩn bị bài của học sinh.
	Nhưng đối với bộ môn Lịch sử việc khai thác kênh hình, bản đồ, lược đồ là thường xuyên và diễn ra hầu hết ở các lớp. Để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới theo yêu cầu phương hướng đổi mới có hiệu quả, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là việc phải làm và nên làm. Trước đây ta thường quan niệm thiết bị dạy học môn Lịch sử chỉ nhằm minh họa làm cho kiến thức phong phú, sinh động. Ngày nay ngoài tác dụng đó, thì người ta còn nhấn mạnh đó là một trong những nguồn nhận thức quan trọng của việc truyền bá và nhận thức lịch sử. Khai thác triệt để chức năng này sẽ tạo điều kiện giúp giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp soạn giảng và giúp học sinh có điều kiện chủ động tích cực tham gia vào quá trình nhận thức lịch sử, hứng thú học tập bộ môn, đồng thời nâng cao chất lượng môn Lịch sử. 
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận:
Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử nói chung và sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử nói riêng là một công việc cần thiết và bắt buộc đối với mỗi giáo viên khi tham gia quá trình dạy học. Muốn làm tốt có hiệu quả việc này cần phải nắm vững lý luận về phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới hiện nay.
Giáo viên phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm, biết định hướng học sinh theo mục tiêu giáo dục chung. Giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách thuần thục, biết thiết kế bản đồ điện tử với các hiệu ứng phù hợp với từng kiểu bài. Giáo viên cũng cần cân nhắc, tránh lạm dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Tăng cường quá trình kiểm tra việc rèn luyện kỹ năng qua các giờ học có sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin, giúp các em có tư duy độc lập về bài học. 
Việc hướng dẫn học sinh học tập không phải chỉ được tiến hành vào những giờ thao giảng, dạy minh hoạ mà nó phải được sử dụng thường xuyên liên tục. Muốn học sinh học tập tốt môn Lịch sử thì giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp sử dụng. Có sự chuẩn bị công phu về kế hoạch bài dạy, nhất là khâu tổ chức cho học sinh tìm hiểu, tiếp nhận kiến thức mới trên lớp. Muốn thiết kế được tiết dạy có hiệu quả, giáo viên phải tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học, đọc kỹ mục tiêu cần đạt, xác định kiến thức cơ bản, chuẩn kiến thức kỹ năng. Đồng thời giáo viên cần quan tâm đến từng đối tượng học sinh( khá, giỏi, trung bình, yếu, kém) để đảm bảo học sinh nhận thức được những kiến thức cơ bản của bài học, của cả quá trình học tập.
4.2. Kiến nghị:
Trong thời đại công nghệ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung không còn xa lạ, và trong bộ môn Lịch sử nói riêng lại là điều cần thiết hơn hẳn, nhằm gây hứng thú cho học sinh học tập bộ môn, vì đây là một bộ môn “ lật trang sách đất viết trang sách đời”, giúp học sinh trong thời kỳ hội nhập có kiến thức quá khứ vững vàng xây dựng tương lai tốt đẹp. Để làm được điều đó bản thân tổ chức các tôi có một số kiến nghị: Cần thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm giữa đồng nghiệp về việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Nhà trường nên trang bị máy tính, đầu chiếu đa năng tới các phòng học để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách hiệu quả và thường xuyên.
Tuy thời gian nghiên cứu chưa nhiều, phạm vi đề tài chưa sâu, nhưng bản thân đã thấy một số kết quả khả quan, nên tôi mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm này cùng các bạn đồng nghiệp. Do năng lực bản thân có hạn, tuổi nghề và kinh nghiệm chuyên môn còn ít nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của chúng tôi được hoàn thiện hơn nữa.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, các thầy cô giáo và các em học sinh trường Trung học cơ sở Phước Thắng đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Xác nhận, đánh giá xếp loại của đơn vị 
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
Thủ trưởng đơn vị
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
Vũng Tàu, ngày tháng năm 2018
Người viết
 Lê Thị Thanh Kim Huệ

	TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị số 2919/CT của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 08/8/2018 của Bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019.
Quyết định số 2173/QĐ-UBND ngày 09/8/2017 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về kế hoạch thời gian năm học 2018 - 2019 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Kế hoạch của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019;
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học 2018 - 2019 của phòng Giáo Dục và Đào tạo thành phố Vũng Tàu; 
Công văn 5555/ BGDĐT của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 8 tháng 10 năm 2014 về thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 
2. Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử Trung học cơ sở ( Tài liệu tham khảo). Bộ giáo dục và đào tạo.
3. Cuốn “ Phương pháp dạy học lịch sử” của Phan Ngọc Liên. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2002.
4. Hướng dẫn sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Cuốn “Khai thác kênh hình trong SGK lịch sử” của Trịnh Đình Tùng – NXB Giáo dục 2007.
6. Phim ảnh tư liệu tham khảo từ đĩa VCD tư liệu và sản phẩm ứng dụng công thông tin của thạc sĩ Nguyễn Mạnh Hưởng – Khoa Lịch sử - trường Đại học sư phạm Hà Nội
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC THÀNH PHỐ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day.doc