Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử

Mở đầu bài “Diễn ca” năm 1942, Bác Hồ từng nói:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”

Việc dạy cho giới trẻ bây giờ tường tận lịch sử nước nhà và từ đó bồi dưỡng tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc, tự tôn sức mạnh toàn dân Việt không chỉ là nhiệm vụ giáo dục mà cao hơn đó còn là một nhiệm vụ chính trị.

Tuy nhiên hiện nay, vai trò của lịch sử đang ngày càng bị lu mờ, nhất là đối với thế hệ trẻ, thế hệ mà đáng lẽ cần phải quan tâm nhiều nhất đến lịch sử dân tộc. Bằng chứng rõ nét nhất của vấn đề này là việc học sinh phổ thông hiện nay không tha thiết với môn Lịch sử. Theo số liệu của quá trình khảo sát nguyện vọng các môn thi tốt nghiệp THPT năm học 2013 - 2014, số HS đăng kí thi tốt nghiệp môn Lịch sử đếm được trên đầu ngón tay. Thậm chí, có những trường có 0% học sinh đăng kí thi môn này. Còn trong kì thi Đại học, Cao đẳng năm 2013, chất lượng bài thi môn Lịch sử thấp kỉ lục: với hơn 170 trường ĐH - CĐ công bố điểm thi thì điểm 0 môn Sử đang chiếm phần lớn điểm 0 của các trường ngành xã hội. Theo thống kê, số lượng bài thi Lịch sử dưới trung bình chiếm từ 80 – 90%, cá biệt có trường điểm cao nhất đạt 5,25 điểm; tại Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, trong 4.474 thí sinh dự thi có đến 220 điểm 0, trong đó điểm 0 môn Sử chiếm tới 208 bài. [1]

doc 19 trang SKKN Lịch Sử 20/03/2025 390
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử
hi chúng ta gõ tìm kiếm nội dung này nhưng trang tìm kiếm có thể sẽ hiển thị rất nhiều những nội dung khác, thậm chí cả những nội dung không lành mạnh, vì thế khi yêu cầu các em tìm kiếm thông tin gì thì giáo viên cần chú ý nhắc các em gõ đúng, chính xác từ khóa mà mình cần tìm kiếm. 
 Thông thường, tôi không thường xuyên yêu cầu các em tự tìm kiếm thông tin. Đối với học sinh lớp 5, việc tiếp cận internet và các phương tiện tìm kiếm khác cần phải thật thận trọng. Tôi thường chỉ yêu cầu các em tìm hiểu một số bài hát, bài thơ như đã nói. Các em có thể nghe, có thể chép lại nội dung và có thể tập hát các bài hát nếu các em thích thú. Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn các em tìm kiếm thông tin hoặc tranh ảnh về các địa danh liên quan đến các bài học, ví như: Kinh thành Huế, chiến khu Ba Đình, Bãi Sậy; Bến cảng Nhà Rồng; Quảng trường Ba Đình; Điện Biên Phủ; Bến Tre; Nhà máy thủy điện Hòa Bình Hoặc thông tin về các nhân vật Lịch sử có liên quan đến bài học.
 Các em đặc biệt thích thú với việc tìm kiếm các câu chuyện quay quanh các nhân vật lịch sử. Tôi nhận thấy các em biết nhiều chuyện về Bác Hồ, về các vị tướng của Việt Nam. Các câu chuyện về các tấm gương chiến sĩ anh hùng cũng được các em yêu thích Do thời lượng của một tiết học có hạn, chúng ta không thế cung cấp hết toàn bộ các thông tin có liên quan đến bài học nên việc cho các em về nhà tìm hiểu thêm rồi tổ chức cho các em trao đổi với nhau trong khi sinh hoạt 15’ đầu giờ là việc làm rất tốt. Qua đó có thể định hướng giúp các em tự tìm tòi, khám phá thêm các kiến thức Lịch sử, khơi gợi trong các em niềm hứng thú và ham học hỏi.
 Một số điểm cần lưu ý khi hướng dẫn các em ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ học tập: Như đã nói, đối với học sinh Tiểu học, việc cho các em tiếp cận với các phương tiện tìm kiếm hiện đại như máy tính, điện thoại cần phải hết sức thận trọng. Một phần là do các em còn quá nhỏ, chưa nhận thức hết được những luồng thông tin mình tiếp nhận là trung thực hay không, có đúng đắn hay không, nhưng quan trọng hơn là thông tin trên các trang mạng quá tràn lan, khó kiểm soát, có khi tìm kiếm mục này thì kéo tràn theo rất nhiều những nội dung khác nên sẽ có ảnh hưởng tới việc tìm kiếm cũng như cả về nhận thức của các em. Vì vậy, tôi đã rút ra được một số điểm cần lưu ý như sau:
 - Cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình về việc cho các em tiếp cận với các trang tìm kiếm. Có thông báo trước với phụ huynh ngay từ đầu năm học về một số yêu cầu hỗ trợ cho tiết học Lịch Sử cũng như các tiết học khác như Khoa học, Địa lí... Bắt buộc các em phải xin phép và thông báo nội dung cần tìm hiểu với bố mẹ trước khi tìm kiếm.
 - Các yêu cầu tìm kiếm phải ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng và nội dung tìm kiếm phải phổ biến, không quá khó khăn cho việc tìm hiểu của học sinh.
 - Cần hồi đáp các thông tin đã yêu cầu học sinh tìm hiểu. Có những nội dung giáo viên yêu cầu các em tìm hiểu và chuẩn bị trước cho bài học thì đương nhiên trong quá trình dạy học sẽ yêu cầu các em báo cáo, nhưng cũng có một số nội dung yêu cầu các em tìm hiểu thêm sau khi đã hoàn thành bài học thì sau đó giáo viên nên cho các em trình bày những điều em đã tìm hiểu được cho cả lớp nghe. Vì các nội dung yêu cầu học sinh tìm hiểu thường chỉ là những bài hát, bài thơ hay các câu chuyện về các nhân vật Lịch sử nên thay vì yêu cầu các em trả bài trong tiết dạy Lịch sử thì tôi cho các em báo cáo vào 15 phút đầu giờ, coi đó như là một hoạt động ngoài giờ thú vị. 
 - Không nên xem yêu cầu tìm hiểu Lịch sử là một hoạt động học tập. Đây là một lưu ý quan trọng và cũng là khó khăn đối với giáo viên. Phải làm thế nào đó để các em xem yêu cầu của cô giáo chỉ là một hoạt động khám phá, vui chơi trí tuệ bổ ích. Khi học sinh báo cáo, giáo viên cũng chỉ nên khuyến khích những em có khả năng và điều kiện tìm kiếm, không nên khiển trách các em không tìm kiếm được thông tin theo yêu cầu. Tôi thường cho các em trao đổi theo nhóm, sau đó tổ chức cho các nhóm thi đua với nhau dưới nhiều hình thức như: thi kể chuyện Lịch sử, thi đọc thơ hoặc thi văn nghệ Học sinh rất thích các hoạt động này, các em tham gia rất tích cực và sôi nổi.
 2.4 HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
 Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy phân môn Lịch sử thời gian qua, tôi nhận thấy việc dạy và học Lịch sử đã có những thay đổi rõ nét, kết quả đạt được rất khả quan. 
 Về phía học sinh, điều đầu tiên có thể nhận thấy là các em không còn thấy ngại khi phải học Lịch sử nữa. Nhiều em còn rất có hứng thú với tiết học này. Hầu hết các em đều mong đợi đến tiết học Lịch sử như chờ đợi một điều thú vị ở phía trước.
 Các em hăng say tìm hiểu và khám phá các kiến thức Lịch sử hơn. Nhiều buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ của lớp tôi đã trở thành buổi nói chuyện, trao đổi, kể chuyện Lịch sử. Nhiều tiết học trở thành sân chơi trí tuệ cho các em thi đua. 
 Phụ huynh học sinh cũng bị cuốn theo những ham thích của các em. Nhiều gia đình quan tâm hơn đến việc học Lịch sử của con em mình. Thậm chí, có nhiều bậc cha mẹ còn cảm thấy thích thú và cùng tìm hiểu Lịch sử với con. 
 Học sinh tự giác, tích cực, chủ động hơn trong các tiết học Lịch sử. Các em có khả năng tự học, tự giải quyết các vấn đề học tập. Việc ghi nhớ các kiến thức Lịch sử của các em cũng tốt hơn, sâu hơn. Điều đó thể hiện rất rõ qua kết quả kiểm tra môn Lịch sử - Địa lí cuối học kì I của lớp 5A vừa qua. Có tới gần 50% số học sinh của lớp đạt điểm 9, 10. Không có học sinh chưa hoàn thành các yêu cầu học tập. Cụ thể kết quả đạt được như sau:
SỐ HS
 KẾT QUẢ
ĐIỂM 9-10
ĐIỂM 7-8
ĐIỂM 5-6
ĐIỂM DƯỚI 5

38
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
17
44.7
12
31.6
9
23.7
0


Về phía giáo viên trong nhà trường, các thầy cô cũng đã dấy lên phong trào ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học không chỉ trong phân môn Lịch sử mà trong cả nhiều môn học khác như: Khoa học, Địa lý, Tự nhiên và Xã hội,... Trong các đợt thao giảng, có hơn 50% số tiết dạy của giáo viên đã sử dụng giáo án điện tử. Trong các tiết học thường ngày, giáo viên cũng thường xuyên tìm tòi, học hỏi để có thể vận dụng các biện pháp dạy học mới có tính sáng tạo và hiệu quả hơn.
	Thiết nghĩ, với một trường học ở vùng nông thôn như trường chúng tôi, để có thể giúp học sinh tiếp cận và khai thác những tiện ích của công nghệ thông tin và ứng dụng vào học tập, vào cuộc sống là điều không dễ. Bản thân giáo viên cũng còn gặp rất nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất lẫn kiến thức, kĩ năng. Vì thế, để việc dạy học đạt được kết quả như vậy đã là cả một sự nổ lực phấn đấu không ngừng của giáo viên và học sinh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong nhà trường đã như một luồng gió mới làm thay đổi không khí học tập trong các lớp học. 	
 	3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
	 KẾT LUẬN:
	Có thể khẳng định rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay là điều tất yếu của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên. Bản thân người giáo viên phải có nhận thức đúng về vai trò của công nghệ thông tin trong đời sống xã hội hiện đại. Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực của bản thân. Thay đổi cách nghĩ về các biện pháp, phương pháp giáo dục, bỏ thói quen thầy giảng trò nghe, học gạo, học vẹt, thay vào đó là sự phối hợp linh hoạt giữa những phương pháp dạy học làm sao đó để tạo cho các em có hứng thú với môn học. Bên cạnh đó ta cũng cần thay đổi tư duy đánh giá học sinh, không nên chỉ chăm chăm nhìn vào kết quả thi, kiểm tra của các em mà nên nhìn vào quá trình học của các em. Ta nên xem em đó có thái độ như thế nào với môn học, các em có yêu thích giờ học không, có tích cực trong học tập không và quan trọng em có khả năng tự học, tự tìm tòi, khai thác các kiến thức hay không. Việc đánh giá không nên chỉ là để xem em đó đạt loại gì, có được giấy khen, có được lên lớp hay không mà quan trọng hơn là để giúp người giáo viên có thể điều chỉnh những định hướng của mình lên học trò một cách hợp lý. Tìm cách khuyến khích, động viên hoặc tìm một biện pháp giáo dục nào đó để khích lệ các em tham gia học tập tích cực và tự giác hơn, đó mới là điều quan trọng. Cũng chính vì thế mà việc đánh giá thường xuyên trong dạy học nên được xem trọng. Giáo viên nên có sự quan sát đến các đối tượng học sinh để nhận biết tinh thần, thái độ của các em trong tiết học. 
Đối với một lớp học có sĩ số học sinh đông như lớp 5A, để thu hút sự chú ý của 38 học sinh và tạo cho tất cả các em sự hứng thú, tích cực, chủ động và tự giác trong học tập là điều không dễ. Tuy nhiên, thông qua quá trình giảng dạy vừa qua, tôi nhận thấy kết quả học tập của các em đã có sự tiến bộ rõ ràng. Điều này được đánh giá không chỉ qua kết quả học tập mà căn bản là qua thái độ học tập của các em. Tôi đặc biệt xem trọng cách đánh giá này, bởi thái độ học tập sẽ để lại kết quả lâu dài trong tư tưởng và nhận thức của các em, trong tình cảm của các em với môn học, với thầy cô và nhà trường. Chúng ta thay vì cung cấp cho các em một loạt kiến thức, bắt các em học thuộc để hoàn thành tốt các bài kiểm tra thì hãy tạo cho các em niềm đam mê tìm hiểu và khám phá những kiến thức đó. Từ yêu thích các em sẽ tiếp thu và ghi nhớ tốt hơn.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sẽ giúp cho người giáo viên có thể đổi mới phương pháp và hình thức dạy học của mình đạt hiệu quả cao hơn. Giờ học sẽ linh hoạt hơn, sôi nổi hơn, giúp cho học sinh có thể “học mà chơi, chơi mà học”. 
Đối với một môn học đặc thù như Lịch sử, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học không chỉ giúp cho giáo viên có thể tái tạo Lịch sử thông qua các nguồn Sử liệu một cách dễ dàng hơn mà còn giúp cho học sinh có thể tự học Lịch sử một cách hứng thú hơn.
Với những kết quả đạt được, tôi nhận thấy, giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong nhà trường có hiệu quả. Với điều kiện hiện có của nhà trường, giáo viên hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp dạy học đã nêu ở trên vào dạy học Lịch sử ở tất cả các lớp học khối 5. Không chỉ có ở trường Tiểu học Hợp Thành mà ở tất cả các nhà trường, tôi tin rằng nếu giáo viên sử dụng những biện pháp dạy học như tôi đã nêu trên thì chắc chắn giờ học Lịch sử sẽ thú vị hơn và được các em yêu thích hơn.
Đặc biệt, không chỉ đối với phân môn Lịch sử, chúng ta có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhiều môn học khác. Điều quan trọng là bản thân người giáo viên cần phải có sự đầu tư thời gian, chuẩn bị kĩ lưỡng cho từng tiết học, chọn lựa những nội dung cũng như phương thức truyền đạt tới học sinh sao cho hiệu quả.
KIẾN NGHỊ:
Về phía giáo viên:
Mỗi giáo viên chúng ta, hãy dạy Lịch sử bằng cái tâm, bằng tình yêu và niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc để chính bạn có thể sống với những trang sử hào hùng đó. Hãy thử nghĩ xem, nếu bạn giới thiệu những tấm gương hi sinh anh dũng hay những tổn thất, mất mát mà quân và dân ta đã phải gánh chịu với một thái độ bình thản và thậm chí là vui vẻ, bên cạnh đó, học sinh trao đổi với nhau về các thông tin đó cũng với thái độ tương tự, có khi có em còn đem những câu chuyện, những hình ảnh, những sự việc đó ra để trêu đùa thì giờ dạy Lịch sử đó dù hay đến mấy cũng coi như là đã thất bại. Vì chúng ta không chỉ cần dạy cho các em ghi nhớ Lịch sử mà hơn thế cần phải dạy cho các em có thái độ đúng với Lịch sử. Nếu giáo viên chúng ta có thể xúc động thật sự và thu hút được các em bởi sự xúc động đó thì hiệu quả giờ dạy sẽ cao hơn nhiều.
Bản thân giáo viên cần không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cần phải chữa dứt điểm bệnh “ì” trong công tác giảng dạy, ngại thay đổi, ngại làm mới, chỉ rập khuôn một cách dạy quen thuộc. Chúng ta cần linh hoạt, sáng tạo hơn trong các biện pháp dạy học, không ngại tìm và ứng dụng những cách thức mới. Có câu “con đường nào cũng dẫn tới thành Rome”, nhưng với học sinh Tiểu học, ta hãy chọn con đường vui nhất, hào hứng và thân thiện nhất.
Tận dụng tối đa những điều kiện hiện có của bản thân, của nhà trường để có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học các môn học. Như đã nói, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đã trở thành điều tất yếu trong nhà trường. Tuy thời gian đầu khi mới bắt tay vào công việc sẽ rất vất vả, nhưng sau đó chúng ta sẽ có cả một kho tư liệu dạy học vô giá. 
Về phía Ban giám hiệu nhà trường và các cấp lãnh đạo ngành:
Tôi kính mong các cấp lãnh đạo tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất để cho giáo viên chúng tôi có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Với một trường có tới 18 lớp học như trường chúng tôi mà chỉ có 1 bộ đèn chiếu thì thật sự là quá ít. Nhiều khi giáo viên phải lên lịch để sử dụng đèn chiếu, nếu có những tiết học trùng nhau mà giáo viên đều có nhu cầu sử dụng thì phải nhường nhau. Vì vậy, nếu nhà trường được đầu tư thêm các bộ đèn chiếu thì sẽ thuận lợi hơn cho chúng tôi rất nhiều.
Xây dựng thư viện điện tử cho giáo viên. Đây là điều mong muốn của không chỉ riêng tôi mà là của rất nhiều giáo viên khác. Với xu thế đưa giáo án điện tử vào dạy học phổ biến như hiện nay thì những đồ dùng trực quan như tranh ảnh, bản đồ, lược đồ giấy sẽ ít được sử dụng hơn. Thay vào đó, giáo viên cần những tài liệu ấy trên máy tính để có thể đưa vào các slide dễ dàng, thuận tiện hơnNói như vậy không có nghĩa là chúng ta bỏ hoàn toàn các đồ dùng trực quan đã được cấp, nhưng bên cạnh đó, thư viện điện tử cũng sẽ giúp ích nhiều cho giáo viên.
Tổ chức thêm các chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong các môn học để cán bộ giáo viên trao đổi học hỏi.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ:
 Thanh Hóa, ngày 25 tháng 3 năm 2017.
 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác!
 Nguyễn Thị Thoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	[1] Quách Thị Nhung, Gv Trưởng Tiểu học Thúy Lĩnh, Quận Hoàng Mai Hà Nội - “ Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học tập phân môn Lịch sử lớp 5”. (Nguồn: 
[2] Dạy học Tự nhiên – Xã hội bằng phương pháp Bàn tay nặn bột. Đỗ Thị Nga (Chủ biên) - NXB Giáo dục Việt Nam (2015)
	[3] Tài liệu Bồi dường thường xuyên cho giáo viên - Chu kì III 
(2003-2007) - Nhà xuất bản Giáo dục
	[4] Mai Hồng Sương - Gv Trường Tiểu học 1 Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau - “Một số giải pháp dạy học theo hướng tích cực môn Lịch sử lớp 5”. (Nguồn: 
[5] Các phim tư liệu, bài hát từ nguồn https://www.youtube.com 
[6] Tranh ảnh, các tư liệu Lịch sử, bài thơ bài hát, các sáng kiến kinh nghiệm, giáo án điện tử, các tài liệu kháctừ trang tìm kiếm www.google.com.vn và từ nguồn:
 https://vi.wikipedia.org 
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC 
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI 
Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ THOA
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Hợp Thành.
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại 
Kết quả đánh giá xếp loại 
Năm học đánh giá xếp loại
1
Một số biện pháp phụ đạo cho học sinh yếu môn Toán - Lớp 4
Phòng GD&ĐT
C
2007-2008
2
Một số biện pháp dạy học môn Lịch sử nhằm hướng tới phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
Phòng GD&ĐT
C
2009-2010
3
Một số biện pháp nhằm giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả lớp 5.
Phòng GD&ĐT
B
2012-2013
4
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 rèn kĩ năng sống.
Phòng GD&ĐT
C
2013-2014

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_day_h.doc