Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả một số kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí 8 nhằm phát huy năng lực học sinh
- Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm qua, cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, việc đổi mới phương pháp dạy học cũng là một nhiệm vụ cấp bách mà chúng ta - những nhà giáo dục cần phải tiến hành. Những khái niệm về phương pháp dạy học dự án, theo hợp đồng, theo góc hay các kĩ thuật dạy học mảnh ghép, khăn trải bàn, phòng tranh ... không còn là mới lạ trong thực tiễn dạy học hiện nay. Việc vận dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học đó một cách linh hoạt, phù hợp với môn học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học, từng bước nâng cao hiệu quả dạy học trong nhà trường.
Trong quá trình dạy học môn Lịch sử và Địa lí, thì lớp 8 năm nay là chương trình năm đầu tiên của giáo dục 2018, tôi nhận thấy việc vận dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học linh hoạt, phù hợp với đặc thù môn học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả môn học, từng bước thực hiện đổi mới trong nhà trường. Tuy nhiên, học sinh luôn tâm niệm môn học chính và môn học phụ, trong đó môn học Lịch sử và Địa lí cũng được coi là môn phụ nên việc học của các em nhiều khi mang tính chất đối phó, hứng thú không nhiều.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả một số kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí 8 nhằm phát huy năng lực học sinh

nh quyển ở nước ta. Với phương pháp góc này, giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật đọc tích cực, kĩ thuật xem và phân tích video, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật trình bày 1 phút. - Trong hoạt động vận dụng, giáo viên có thể hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu một loài vật quý hiếm của nước ta, mỗi nhóm HS (3-5 bạn) có thể chọn một trong các hình thức: viết bài giới thiệu, làm video, phỏng vấn, đóng kịch, sưu tầm tranh ảnh, làm bài Power point, trò chơi Đố nhau, sưu tầm video hay, vẽ tranh.... Các nhóm sẽ chọn và đăng ký trước với giáo viên. Khi tôi áp dụng kỹ thuật giao nhiệm vụ ở phần này, các nhóm HS nhận được nhiệm vụ rõ ràng và tự giác thực hiện. Tôi thấy các em học sinh có điều kiện để phát huy sở trường của mình. Giúp học sinh vừa học, vừa chơi, tạo hứng thú cho các em. Đồng thời phát huy năng lực tư duy địa lí cũng như năng lực hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, ứng dụng công nghệ thông tin mà các em đang học ở môn Tin học lớp 8. Kinh nghiệm thứ tư: Đánh giá kết quả vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học đã sử dụng sau mỗi tiết dạy. Đánh giá, rút kinh nghiệm được coi là một khâu rất quan trọng trong quá trình vận dụng các kĩ thuật khi lên lớp. Kiểm tra đánh giá giúp giáo viên biết được hiệu quả và chất lượng giảng dạy từ đó điều chỉnh nội dung và cách thức tổ chức. Khi đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình sử dụng các phương pháp kĩ thuật ta có thể dùng phương pháp quan sát để xác định những thái độ, những sự phản ứng vô thức, những kỹ năng thực hành và một số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang được nghiên cứu. Ở đây ta có thể quan sát ở học sinh để đánh giá việc chúng ta sử dụng các phương pháp, kĩ thuật đó vào quá trình giảng dạy có phù hợp không. Thứ hai là đánh giá qua kết quả học tập của các em, bằng cách ra câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, bài tập về nhà hoặc vấn đáp HS bằng hệ thống câu hỏi để đánh giá mức độ khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Trong thực tế giảng dạy, những ngày đầu khi tôi sử dụng các kĩ thuật mới, như kĩ thuật mảnh ghép, nhiều học sinh còn bỡ ngỡ chưa biết di chuyển các nhóm sang vòng mới nên đã gây ồn ào, mất trật tự cho giờ học. Rút kinh nghiệm, tôi đã điều chỉnh bằng cách thể hiện rõ sự di chuyển bằng hình ảnh trên máy chiếu, hoặc có lúc tôi phát băng giấy các màu cho các em thì sự di chuyển của các em đã trở lên dễ ràng. Hoặc những lần đầu do cách kê bàn ghế các nhóm chưa phù hợp cũng gây khó khăn cho việc quan sát. Nhưng sau đó rút kinh nghiệm ở những lần dạy sau, tôi đã bố trí lại vị trí các nhóm, vị trí treo bảng phụ và học sinh di chuyển dễ ràng, quan sát tốt. Hoặc khi chia học sinh từ vòng 1 sang vòng thảo luận 2 thì có khi bị lẻ 1,2 học sinh không chia được. Trường hợp này, mình xử lí bằng cách giữ nguyên 1,2 học sinh lẻ kia và chỉ tính chia số học sinh còn lạị. Hay đối với trường hợp HS làm sơ đồ tư duy, nhiều em còn chưa rõ, ghi thông tin dài, giáo viên nên hướng dẫn ghi ngắn gọn bằng cách các em tìm những từ khóa, từ quan trọng. Kết hợp vẽ hình, dùng màu sắc, dùng ký hiệu mô tả thông tin cần diễn đạt để bài thêm phong phú. Tương tự như vậy khi áp dụng các kĩ thuật khác, mỗi lần tôi đều chú ý để rút kinh nghiệm cho những lần giảng dạy tiếp theo. Bằng những kinh nghiệm như trên, tôi thấy việc vận dụng các kỹ thuật vào bài giảng là tốt nhưng đúng là vận dụng như thế nào cho đạt hiệu quả thì mới là yếu tố quyết định. Sau đây tôi xin giới thiệu hệ thống phương pháp, kĩ thuật trong 1 kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 8. Bài 11. Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam (Tiết thứ 4 của chủ đề) Hoạt động khởi động: Giáo viên tổ chức HS đóng tiểu phẩm nhỏ kể về một nhân vật nước ngoài đi du lịch ở Việt Nam trong một mùa đông, cùng thời điểm nhưng các đảo ở Việt Nam lại có các kiểu thời tiết trái ngược nhau. (Kĩ thuật đóng vai) Hoạt động tìm hiểu kiến thức mới: GV sử dụng kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật công não để dẫn dắt HS trả lời các câu hỏi của giáo viên. Hoạt động luyện tập: Giáo viên tổ chức trò chơi" Tiếp sức" hoàn thành bài tập Trò chơi tiếp sức: Hai đội thi nhau lên gắn tên các đảo, quần đảo lớn của Việt Nam vào lược đồ trống. Hoạt động vận dụng: HS chia sẻ tư liệu về biển đảo đã sưu tầm được sau đó giáo viên hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. (Tiết trước, giáo viên dùng kĩ thuật giao nhiệm vụ, hướng dẫn các nhóm HS về sưu tầm tranh ảnh, video, làm video mới, làm bài Power point, viết đoạn thông tin, ... nói về một trong các hòn đảo lớn của Việt Nam) Đánh giá kết quả thực nghiệm Trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử và Địa lí 8 bản thân tôi đã cố gắng vận dụng tối đa các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào một số bài học có thể. Kết quả cho thấy học sinh đã làm quen với các thao tác của các kỹ thuật dạy học, trong giờ học đã chú ý học hơn, số học sinh tham gia hoạt động đông hơn làm cho tiết học sôi nổi, hào hứng, cởi mở và đạt kết quả cao hơn. Bài học trở nên hấp dẫn bởi các hoạt động sôi nổi, các hình thức học tập đa dạng. Học sinh hiểu bài, hứng thú với môn học. Năng lực được rèn luyện. Những tiết học sau thì học sinh mạnh dạn hơn, đưa ra những suy nghĩ để tìm hiểu giải quyết những vấn đề đặt ra. Với 100% học sinh các lớp 8A, 8B, 8C (121 học sinh), tôi đã hướng dẫn học sinh làm bài tập: Tìm hiểu tài nguyên biển đảo và thềm lục địa Việt Nam. Học sinh làm tại nhà sau 2 ngày nộp. Mức độ bài tập này cũng tương đương như bài tập khảo sát đầu năm. Tổng hợp kết quả được thể hiện ở Bảng 2 sau đây: Bảng 2: Kết quả mức độ yêu thích, năng lực khoa học lịch sử và địa lí. STT Lớp Số học sinh /tổng số học sinh đánh giá đạt ở các mức độ Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 -Không thực hiện bài tập. - Nêu được một số ảnh hưởng. - Nêu được đủ các ảnh hưởng và có phân tích. - Nêu được các ảnh hưởng, phân tích được và có hình ảnh, video minh họa. - Trình bày được trước lớp. 1 8A 2/41 10/41 14/41 15/41 2 8B 1/40 8/40 18/40 13/40 3 8C 0/40 5/40 13/40 22/40 Tổng 3/121 (2,5%) 23/121 (19,0%) 45/121 (37,2%) 50/121 (41,3%) 3/121 (2,5%) Tổng hợp trước và sau khi áp dụng đề tài thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3: Bảng so sánh năng lực khoa học lịch sử và địa lí của học sinh trước và sau áp dụng đề tài Lớp Sĩ số Mức độ 1 (Không làm bài tập) Mức độ 2 (Làm được ít) Mức độ 3 (Làm khá đầy đủ) Mức độ 4 (Làm tốt, sáng tạo) Khảo sát đầu năm Sau khi áp dụng đề tài Khảo sát đầu năm Sau khi áp dụng đề tài Khảo sát đầu năm Sau khi áp dụng đề tài Khảo sát đầu năm Sau khi áp dụng đề tài Khối 8 121 11 3 62 23 36 45 12 50 Tỉ lệ (%) 100 9,1 2,5 51,2 19 29,8 37,2 9,9 41,3 So sánh đối chiếu số liệu điều tra trên với số liệu khảo sát đầu năm, tôi thấy năng lực lịch sử và địa lí của các em tốt lên rất nhiều. Số học sinh làm đầy đủ bài tập (mức độ 3,4) tăng từ 39,7% lên 78,5%, số học sinh không làm bài tập giảm từ 9,1 xuống 2,5%), năng lực nhận thức kiến thức bộ môn cao hơn. Nói chung các em có tiến bộ rất rõ rệt. Kết quả học tập cao hơn, các em mạnh dạn hơn, sôi nổi hơn trong thảo luận vấn đề, năng lực bộ môn đã tiến bộ hơn. Về phía giáo viên trong tổ nhóm, tôi cùng với các đồng nghiệp trong tổ nhóm cũng đã có những buổi trao đổi thảo luận về các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực và hiểu sâu hơn. Một số giáo viên trong trường cũng đã thuần thục hơn với cách thiết kế và tiến hành dạy học có sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực này. Qua quá trình tham khảo ý kiến các thầy cô tôi thấy một số giáo viên đã áp dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực song còn tập trung ở đơn vị kiến thức nhỏ. Đa số các giáo viên đều không phủ nhận tính ưu việt của các phương pháp này, tuy nhiên các giáo viên cho rằng dạy học theo phương pháp, kĩ thuật mới này tốn nhiều thời gian, gây ồn ào,... Nguyên nhân chính là một số giáo viên đó chưa hiểu đúng bản chất và cách thức tổ chức, chưa có kinh nghiệm điều khiển hoạt động theo các kỹ thuật mới, làm cho lớp dễ ồn và mất tập trung. Hoặc do học sinh còn quen với cách học thụ động, ỷ lại, chưa quen với một số kỹ thuật dạy học mới. Vì vậy giáo viên cần sử dụng triệt để những phương tiện dạy học hiện đại cũng như kết hợp một cách linh hoạt các kỹ thuật dạy học. Hiệu quả của sáng kiến Hiệu quả về khoa học: + Tổng quan về bản chất của phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực, dạy học phát triển năng lực học sinh trong dạy học Lịch sử và Địa lí ở trường THCS. + Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Lịch sử và Địa lí ở trường THCS. + Thiết kế áp dụng một số nội dung, một số kế hoạch bài dạy có sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực. Áp dụng vào giảng dạy và rút kinh nghiệm trong tổ bộ môn của trường tôi một số bài trong chương trình Lịch sử và Địa lí lớp 8, bộ sách Cánh diều. Hiệu quả kinh tế: Áp dụng sáng kiến không tốn kém về kinh phí. Kết hợp thực hiện trong quá trình giảng dạy. Tuy không mang lại giá trị trực tiếp về kinh tế nhưng đã góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy, nâng cao năng lực cho các em học sinh. Hiệu quả về mặt xã hội: + Tăng thêm mối quan hệ gắn kết đa chiều giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh. Bầu không khí lớp học sôi nổi hơn, các thành viên trong lớp có điều kiện tương tác với nhau. + Các em học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động làm chủ và chiếm lĩnh tri thức. Chất lượng bộ môn được nâng cao rõ rệt. Tính khả thi Đề tài mang mang tính khoa học với hệ thống cơ sở các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, cách đánh giá năng lực học sinh về khoa học lịch sử, địa lí nên có tính khả thi cao. Đề tài có thể được áp dụng trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 của toàn huyện. Cùng với đó là chi phí kinh tế rất ít hoặc là không có đồng thời tăng thêm mối quan hệ gắn kết giữa giáo viên và học sinh, phát huy năng lực học sinh nên đề tài rất dễ áp dụng. Thời gian thực hiện sáng kiến Sáng kiến này tôi thực hiện trong năm học 2023-2024 và sẽ thực hiện trong các năm học tiếp. Kinh phí thực hiện sáng kiến Do cá nhân. PHẦN C: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT Dạy học có sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực là có thêm những cách thức mới có nhiều ưu điểm. Vì vậy khi sử dụng các kĩ thuật này trong giảng dạy nói chung cũng như trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí không chỉ đơn thuần là giúp học sinh nắm bắt các kiến thức mà phải thiết kế bài dạy sao cho phù hợp bằng các hệ thống câu hỏi đặc vấn đề, gợi mở, để giúp học sinh lĩnh hội và áp dụng kiến thức bộ môn một cách có hiệu quả phù hợp với mục tiêu: Thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lí theo hướng tích cực. Cùng với đó dần dần hình thành các năng lực và phẩm chất con người mới cho các em bắt kịp với sự phát triển của thời đại. Để đạt được điều đó thì đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt trong các phương pháp, trong cách sử dụng các kỹ thuật dạy học. Bản thân mỗi giáo viên phải tự trang bị cho mình cơ sở lí luận về phương pháp bộ môn, tìm ra những phương án dạy học tốt, cách tiến hành có hiệu quả để đạt kết quả cao trong giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy và áp dụng tôi thấy sáng kiến này đã nêu được tương đối đầy đủ lí thuyết và có nhiều ví dụ minh hoạ kĩ thuật dạy học. Qua thực tiễn dạy học với kinh nghiệm sử dụng hiệu quả các kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí 8, tôi đã rút ra được những bài học sau: về phương tiện vật chất kỹ thuật phục vụ dạy và học Không gian lớp học phải thoáng, rộng, bàn ghế dễ sắp xếp Các phương tiện trình chiếu, sơ đồ bảng biểu, dụng cụ, mạng internet được trang bị đầy đủ. Lớp học không nên quá đông, tốt nhất từ 30 tới 35 học sinh. Về phía học sinh Cần phải biết chuẩn bị bài theo hướng tự học cũng như thảo luận nhóm. Phải xác định được mục tiêu, nỗ lực vận dụng kinh nghiệm. Phải tự làm quen với cách thức tự học, kỹ năng xã hội và hợp tác làm việc trong nhóm. Phải nỗ lực tự giải quyết nhiệm vụ học tập, độc lập, tự chủ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tránh thói dựa dẫm, chây lười. Về phía giáo viên Phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện, tư liệu, đồ dùng dạy học. Các yêu cầu đặt ra cần phù hợp với năng lực của học sinh. Lựa chọn bài giảng có tính hợp tác, có nội dung cần thảo luận. Cần bám sát các văn bản hướng dẫn thực hiện chuyên môn, ứng dụng những nội dung đổi mới theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Bản thân mỗi giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện để không ngừng trau rồi về kiến thức, kỹ năng lựa chọn phương pháp cũng như thành thạo các kỹ thuật dạy học. Tìm ra các giải pháp dạy học thật phù hợp hiệu quả cho các đối tượng học sinh mà mình đang giảng dạy. Đối với tổ/nhóm chuyên môn: Tổ chức các buổi chuyên đề khơi gợi hứng thú học tập và trao đổi kinh nghiệm vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực cho giáo viên để chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy. Sẵn sàng hỗ trợ, góp ý kịp thời để giáo viên điều chỉnh các biện pháp giảng dạy cho phù hợp. Đối với lãnh đạo nhà trường: Nhà trường nên tổ chức các buổi chuyên đề về đổi mới phương pháp theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh để cho giáo viên học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo: Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và thử nghiệm những phương pháp, kỹ thuật dạy học mới để giáo viên được học hỏi và vận dụng phù hợp vào công tác giảng dạy. Trên đây là toàn bộ nội dung về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục với chủ đề " Vận dụng hiệu quả một số kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 nhằm phát huy năng lực cho học sinh ". Tôi kính mong nhận được được sự đóng góp ý kiến của các lãnh đạo và đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn và thực hiện thành công hơn trong công tác giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí. Tôi xin cam đoan đề tài trên đây là do tôi tự viết không sao chép nội dung của người khác. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trong trường đã giúp đỡ tôi hoàn thành sáng kiến này./. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2024 Người viết sáng kiến Đoàn Thị Thanh Huyền TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Số: 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013) 2. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà. Dạy và học tích cực- Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học – NXB Đại học Sư phạm, 2020. 3. Nguyễn Văn Cường (2006), Dự án phát triển giáo dục THPT – Đổi mới phương pháp dạy học – Một số vấn đề chung, Hà Nội. 4. Sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp TPHCM. 5. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí, NXB Đại học Sư phạm (Năm 2021). 6. Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Mạnh Hướng, Lê Thông và các cộng sự (2023), Lịch sử và Địa lí 8, NXB Đại học sư phạm (Bộ sách Cánh Diều). 7. Tài liệu tập huấn : Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh - năm 2016. 8. Tài liệu tập huấn: Phương pháp và kỹ thuật dạy học định hướng phát triển năng lực ở trường THCS.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_hieu_qua_mot_so_ki_thuat_day.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả một số kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn Lịch sử.pdf