Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng khai thác kênh hình trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS

1.Bối cảnh của sáng kiến (đề tài):

Xu hướng của sự phát triển giáo dục hiện nay ở các nước trên thế giới là hướng đến việc đào tạo những con người có năng lực đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội, phát triển nền văn minh loài người, biết làm kinh tế, biết quản lý. Trong chiến lược giáo dục các nước đều thể hiện tư tưởng làm cho giáo dục đáp ứng được những thay đổi của xã hội, của thời đại. Trong bối cảnh đó, để nước ta nhanh chóng tiến hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vững bước đi lên Chủ nghĩa xã hội, phải phát triển giáo dục đào tạo, phát triển nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển chung và bền vững, đào tạo những con người “ vừa hồng, vừa chuyên”, yêu nước thiết tha như Bác kính yêu của chúng ta đã căn dặn con cháu:

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.

Xuất phát từ nhu cầu chung của xã hội, bộ môn lịch sử trong nhà trường nói chung và trong lịch sử lớp 7 nói riêng đã được đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học điều đó đã phát huy được tầm quan trọng của bộ môn lịch sử.

doc 37 trang SKKN Lịch Sử 06/05/2025 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng khai thác kênh hình trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng khai thác kênh hình trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng khai thác kênh hình trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS
thác lược đồ, trước tiên giáo viên phải hướng dẫn học sinh bao quát được khu vực, lãnh thổ, vùng miền cho các em nhận biết về tổng thể, khái quát chung, từ đó mới đi vào khai thác nội dung kiến thức chính của lược đồ
	VD1: Lược đồ kinh tế. Hình 27: Nguồn lợi của tư bản pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai – Bài 14, Lịch sử 9: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Giáo viên dùng bản đồ trống Việt nam để phóng to lược đồ hình 27
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 27 và cho các em nhận biết: thực dân Pháp đã tiến hành khai thác các nguồn lợi trên mọi miền đất nước Việt Nam nhưng tùy vào thế mạnh từng vùng, miền để đầu tư một cách triệt để, nhằm thu hút nguồn lợi nhiều nhất.
- Cụ thể: giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát từ kênh chữ kết hợp kênh hình:
Hai nguồn lợi chúng tập trung khai thác đầu tiên là nông nghiệp và công nghiệp.
+ Trong nông nghiệp: tập trung cướp đoạt ruộng đất để mở rộng đồn điền(đặc biệt là cao su).
+ Trong công nghiệp: tập trung khai thác mỏ (đặc biệt mỏ than..), xây dựng hàng loạt các nhà máy chế biến.
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên trình bày cụ thể trên lược đồ những nguồn lợi kếch xù mà thực dân Pháp đã vơ vét trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. Kết hợp phân tích cụ thể, giáo viên dùng lời giảng hình ảnh phối hợp nhuần nhuyễn với chỉ lược đồ sẽ làm tăng thêm giá trị kiến thức của lược đồ, 
làm cho các em ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn và bền vững hơn. Tiếp đó giáo viên dùng lời dẫn: Bên cạnh nông nghiệp và công nghiệp, thực dân Pháp còn tiến hành khai thác và bóc lột trên những lĩnh vực nào để tiếp tục chuyển sang khai thác kênh chữ (tiếp theo).
VD 2: Lược đồ chiến sự
Lược đồ chiến sự gắn liền với các chiến dịch, các trận đánh, các chiến thắng tiêu biểu. Với loại lược đồ này, khi sử dụng cần phải:
- Giới thiệu bao quát được vị trí địa lý, địa hình. Từ đó sẽ nêu bật được lợi thế (hoặc bất lợi).
- Giáo viên phải xây dựng được bài tường thuật chính xác, hay, hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý đối với học sinh.
- Phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa tường thuật, nét mặt, phong thái, âm lượng ngôn ngữ, chỉ lược đồ để tái hiện lại không khí hừng hực của chiến sự. Có như vậy mới làm cho “lịch sử sống dậy” trước mắt các em:
- Cụ thể: Lược đồ hình 54. Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)- bài 27,tiết 36 – Lịch sử 9: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)
Khi khai thác nội dung phần 2: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ(1954), giáo viên cần giới thiệu:	
+ Trước tiên giáo viên hướng dẫn cho HS bao quát lược đồ, chú thích trên lược đồ
+ Vị trí địa lý, địa hình: Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm kiên cố, nằm trong cánh đồng hình lòng chảo có chiều dài 18km, chiều rộng từ 6-8 km, xung quanh có núi bao bọc (nằm ở phía tây vùng núi rừng Tây Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng). bác Hồ từng ví: “Điện Biên Phủ như cái mũ, kẻ địch đang ở trong lòng mũ, còn chúng ta đang ở trên vành mũ”; còn Pháp thì lại cho đó là con nhím của núi rừng Tây Bắc, là máy xay nghiền nát bộ đội chủ lực Việt Nam.
+ Tiếp theo GV trình bày ba phân khu: Phân khu trung tâm, phân khu Bắc, phân khu Nam; cùng lực lược và cách phòng bố của địch.
+ Bài tường thuật (kết hợp với lời giảng, phân tích và chỉ lược đồ)
17h ngày 14/3/1954, khi sương mù giăng giăng khắp núi rừng Tây Bắc như một chiếc màn khổng lồ thì tất cả các cỡ đại bác của ta từ trên các núi cao nhất loạt dội bão lửa xuống phân khu Bắc (ta chọn ngày mở màn chiến dịch là 13 để đánh đòn tâm lý vào quân Pháp). Sau ba giờ liền, nghe tiếng gầm của đại bác ta, trung tá địch chỉ huy pháo binh ở Điện Biên Phủ đã rút lựu đạn tự tử trong hầm ngầm cố thủ (GV tường thuật theo diễn biến chiến sự SGK). Chiến sự diễn ra qua 3 đợt:
Đợt 1: từ 13 - 17/3/1954.
Đợt 2: từ 30/3 - 26/4/1954.
Đợt 3: từ 1/5 – 7/5/1954.
Với những chiến dịch lớn, những chiến thắng tiêu biểu và bài tường thuật chính xác hấp dẫn của giáo viên sẽ đọng lại trong tâm trí các em những ấn tượng mạnh, khó phai mờ với thời gian. Và như vậy, giá trị lưu giữ kiến thức, giá trị giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức với các em sẽ rất lớn.
*Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Để thực hiện được giải pháp trên, bản thân tôi đã tích lũy những kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy bộ môn. Đặc biệt là sự hỗ trợ đắc lực của đồng nghiệp, của Ban giám hiệu nhà trường và thái độ học tập tích cực, nghiêm túc của học sinh trong trường. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của các trang thiết bị, phương tiện dạy học: phòng chức năng, máy tính, đèn chiếu và một số thiết bị khác góp phần làm nên thành công trong tiến trình thực hiện nghiên cứu, ứng dụng đề tài.
* Mối liên hệ giữa giải pháp, biện pháp.
Giải pháp là định hướng, còn biện pháp mới là quan trọng. Trong quá trình thực hiện có khi định hướng đúng song thực tế biện pháp thực hiện lại không hiệu quả và ngược lại. Bởi lịch sử đã diễn ra, không trở lại, còn chỉ qua kênh hình mà người giáo viên khôi phục lại bức tranh quá khứ sao cho nó đúng 
với hiện thực thì quả là yêu cầu rất khó. Trong quá trình thực hiện còn phụ thuộc khá nhiều vào các điều kiện phục vụ hỗ trợ cho giảng dạy, phụ thuộc vào đối tượng tiếp nhận, phụ thuộc vào tâm lý người học có sẵn sàng, nghiêm túc hay không để kịp thời điều chỉnh biện pháp cho phù hợp khi giảng dạy. VD: Khi dạy học mà các em nghiêm túc, không khí sôi nổi, ham thích tìm tòi, khám phá thì hiệu quả bài học sẽ cao hơn rất nhiều và ngược lại.
4. Kết quả khảo nghiệm ở trường THCS Thanh Tâm nơi tôi đang dạy tăng cường năm học 2020-2021
- Kết quả khảo sát chất lượng khi chưa tiến hành áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Khối
Tổng số HS
Không tích cực
Tích cực
6
60
25
(41,66%)
35
(58,33%)
7
58
23
(39,65%)
35
(60,35%)
8
84
25
(29,76%)
59
(70,24%
9
60
25
(41,66%)
35
(58,34%)
Như vậy, có thể thấy số học sinh tích cực, có hứng thú học bài là còn hạn chế.
Kết quả thu được ở trường THCS Thanh Tâm nơi tôi đang dạy tăng cường năm học 2020-2021 khi tiến hành áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
Với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành, rút kinh nghiệm. Ngay từ đầu năm học khi nhận nhiệm vụ của trưởng phòng giáo dục huyện Thanh Liêm cử tôi đi biệt phái sang dạy tăng cường giúp trường bạn (Trường THCS Thanh Tâm) một năm học tôi đã thực hiện nghiêm túc sự sự điều động phân công và định hướng cho mình một kế hoạch, phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh do mình phụ trách cùng với việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này. Khi áp dụng đề tài vào trong quá trình giảng dạy, tôi thấy kết quả có sự thay đổi rõ rệt. Từ kết quả ấy tôi như được tiếp thêm sức mạnh, nối dài nhiệt huyết, say mê, tâm huyết với bộ môn hơn và rất tự hào với “nghề trồng người” mà bản thân tôi đã lựa chọn. 
Cũng từ kết quả đó đã cho tôi những kinh nghiệm nhất định trong việc giảng dạy bộ môn Lịch sử có vận dụng khai thác các kênh hình của bài học. Kết quả cụ thể là
Khối
Tổng số HS
Không tích cực
Tích cực
6
60
15
(25.0%)
45
(75,0%)
7
58
8
(13,79%)
50
(86,21%)
8
84
10
(11,90%)
74
(88,10%)
9
60
10
(16,66%)
50
(83,34%)
Với kết quả khả quan ở trên phần nào cho thấy tính đúng đắn, xác thực và giá trị của việc sử dụng kênh hình trong giảng dạy Lịch sử là cần thiết. Bởi nó giúp cho các em tri giác nhanh hơn, vận dụng tốt hơn, và liên hệ thực tế cũng nhạy bén hơn.
Những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Bước đầu tạo cho học sinh biểu tượng để biết và hiểu những kiến thức lịch sử đồng thời rèn luyện kỹ năng nhận biết, tư duy các biểu tượng và sử dụng lược đồ, đồ dùng trực quan để ghi nhớ các sự kiện lịch sử. Khi sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên cần căn cứ nội dung yêu cầu giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan thích hợp, phù hợp với từng loại bài lịch sử cụ thể. Phải có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan. Phải đảm bảo và đáp ứng được sự quan sát đầy đủ các chi tiết của đồ dùng trực quan đối với học sinh khi học.Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan. Đảm bảo kết hợp giữa việc trình bày kênh chữ với việc khai thác đồ dùng trực quan đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh thông qua các đồ dùng trực quan mà giáo viên sử dụng trong bài dạy. Giáo viên phải tính toán kỹ phù hợp với thời lượng quy định không làm phân tán sự chú ý của học sinh. Tránh trường hợp học sinh không lĩnh hội được nội dung chính của bài học.
* Bài học kinh nghiệm
	Qua việc vận dụng, áp dụng nội dung sáng kiến kinh nghiệm vào quá trình giảng dạy Lịch sử ở trường THCS đã cho tôi một số bài học kinh nghiệm bổ ích:
- Giúp cho học sinh hứng thú với việc học bộ môn nhiều hơn, hiểu bài học cụ thể hơn, hiểu đúng hơn bản chất của các sự kiện lịch sử dân tộc và thế gới.
- Giáo viên cũng ham tìm tòi tư liệu, hiểu kĩ càng nội dung kiến thức cần cung cấp cho các em.
- Biết vận dụng linh hoạt các đơn vị kiến thức với việc khai thác các kênh hình cụ thể sẽ làm cho bài học sinh động hơn.
- Cần áp dụng với từng đối tượng học sinh, phân loại được đối tượng học sinh, các em có kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp sự kiện lịch sử qua kênh hình.
Với kết quả khả quan ở trên phần nào cho thấy tính đúng đắn, xác thực và giá trị của việc sử dụng kênh hình trong giảng dạy Lịch sử là cần thiết. Bởi nó giúp cho các em tri giác nhanh hơn, vận dụng tốt hơn, và liên hệ thực tế cũng nhạy bén hơn.
 Những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định 
mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Bước đầu tạo cho học sinh biểu tượng để biết và hiểu những kiến thức lịch sử đồng thời rèn luyện kỹ năng nhận biết, tư duy các biểu tượng và sử dụng lược đồ, đồ dùng trực quan để ghi nhớ các sự kiện lịch sử.Khi sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên cần căn cứ nội dung yêu cầu giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan thích hợp, phù hợp với từng loại bài lịch sử cụ thể.
Phải có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan.
Phải đảm bảo và đáp ứng được sự quan sát đầy đủ các chi tiết của đồ dùng trực quan đối với học sinh khi học.
Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan.
Đảm bảo kết hợp giữa việc trình bày kênh chữ với việc khai thác đồ dùng trực quan đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh thông qua các đồ dùng trực quan mà giáo viên sử dụng trong bài dạy. 
Giáo viên phải tính toán kỹ phù hợp với thời lượng quy định không làm phân tán sự chú ý của học sinh. Tránh trường hợp học sinh không lĩnh hội được nội dung chính của bài học.
 IV. KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử, bản thân tôi nhận thấy việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử góp phần không nhỏ trong việc phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo tìm tòi của học sinh. Thông qua đó học sinh có kỹ năng quan sát khai thác các đồ dùng trực quan nâng cao hiệu quả của giờ dạy đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường chúng tôi nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh trường bạn nói chung thực hiện việc dạy và học môn lịch sử tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong chương trình đổi mới giáo dục. 
Về phía bản thân, sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện đề tài, đồng thời không ngừng học hỏi rút kinh nghiệm khắc phục những khó khăn trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục và phương pháp giảng dạy. 
Tôi rất thấm thía câu nói của Bác: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Chúng ta cũng vậy: “ Muốn có học trò tốt, người thầy phải luôn là tấm gương sáng đối với các em”.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với cấp phòng: Cho lưu hành các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải trong các cuộc thi viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên học hỏi, vận dụng vào dạy học.
2.2. Đối với cấp trường:
 Đầu tư xây dựng phòng học bộ môn để phục vụ cho công tác dạy học bộ môn lịch sử được tốt hơn.
Trên đây là một số giải pháp. Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng kênh hình giáo viên, học sinh cần chủ động trong việc tìm tòi những tư liệu tham khảo ngoài sgk. mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng thời gian có hạn với năng lực trình độ và kinh nghiệm chưa nhiều, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp và quý Phòng giáo dục, Sở giáo dục để nhiệm vụ dạy và học được tốt hơn .
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
 Liêm Sơn, ngày 03 tháng 03 năm 2021
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
NGƯỜI THỰC HIỆN
 
 Hàn Thị Hà
V. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số hình ảnh, bản đồ khai thác từ mạng Internet.
2. Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THCS ( 2006) của bộ GD-ĐT. 
3. Sách giáo khoa lịch sử, sách giáo viên lịch sử ,thiết kế bài giảng
4. Hội giáo dục lịch sử, Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử “Lấy học sinh làm trung tâm”, NXB ĐHSP- ĐHQGHN – 1996.
5. Hội giáo dục lịch sử Việt Nam,Thuật ngữ, khái niệm lịch sử phổ thông, NXB ĐHQGHN – 1998.
 6. Hội giáo dục lịch sử - Tài liệu hội nghị đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn Lịch sử ở trường THPT và THCS – tập 1 – 1999.
7. Nguyễn Thị Côi (2008), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS (phần Lịch sử Việt Nam), NXB GD 2008.
8.GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ (2002),Giáo dục học đại cương, NXBGD 2002.
9. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trần Văn Trị(1980), Phương pháp dạy học Lịch sử , NXBGD 1980.
10. Trịnh Đình Tùng (2008), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS (phần Lịch sử Thế giới), NXBGD 2008 
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
 Phần 1: Phần mở đầu
1. Bối cảnh của sáng kiến( đề tài)
2.Lý do chọn sáng kiến( đề tài)
3.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.Mục đích của sáng kiến( đề tài)
1
1
2
2

Phần 2.Nội dung
	I.Thực trạng của nội dung /giải pháp cần nghiên cứu
1 Cơ sở lí luận
2 Cơ sở thực tiễn
II. Nội dung sáng kiến ( đề tài)
1.Các giải pháp mới đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Chương I. Vấn đề sử dụng kênh hình để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học lịch sử hiện nay
2 .Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến( đề tài)
Chương II. Các biện pháp sử dụng kênh hình để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học lịch sử hiện nay
III. Khả năng áp dụng sáng kiến( đề tài)
Chương III. Hiệu quả của việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường THCS
3
3
3
4
5
 5
6
7
 8 ->13
14 ->32
IV.Kết luận và kiến nghị
 1.Kết luận
 2.Kiến nghị
 V. Danh mục tài liệu tham khảo

33
35

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_khai_thac_kenh_hinh_trong_gia.doc