Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật khăn trải bản trong dạy học Lịch sử 8 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
Để phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh và trào lưu hội nhập quốc tế, các nhà nghiên cứu giáo dục đã nhận thấy cần phải quan tâm đến các mô hình dạy học lấy người học làm trung tâm và kĩ thuật dạy khăn trải bàn được nhiều chú ý. Đây là một kĩ thuật dạy học khá đơn giản nhưng lại phát huy hiệu quả rất tốt trong hoạt động dạy học.
Kĩ thuật “khăn trải bàn” là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính tương tác cao. Đó là sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm. Các nhóm hoạt động dựa trên quan điểm cá nhân, thúc đẩy sự tham gia tích cực của từng cá nhân. Từ đó, tính độc lập, tính trách nhiệm của học sinh được phát triển. Phát triển mô hình này làm tăng mối tương tác giữa học sinh với học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật khăn trải bản trong dạy học Lịch sử 8 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

ận: Theo nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, kĩ năng của học sinh theo tinh thần công văn 4612/BGDĐT- GDTrH năm 2017 về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm 2017-2018 do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. Theo chủ trương tăng cườ ng đổi mớ i phương pháp day hoc theo hướ ng phát triển năng lưc hoc sinh, tic h cưc tổ chứ c các chuyên đề, chủ đề tic h hơp liên môn (công văn số 19/KH-NH của PGDĐT- THCS ngà y 24/9/2024 về hướng dẫn nhiệm vụ năm hoc̣ 2024-2025). Hiện nay, có rất nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng. Đặc biệt là các kĩ thuật dạy học. Nó là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Các kĩ thuật này được vận dụng và tác động trực tiếp đến hoạt động học của học sinh. Từ đó, làm thay đổi tư duy và cách thức tiếp cận môn học của học sinh. Vì vậy, việc vận dụng các kĩ thuật dạy học mới là một trong những cách thức quan trọng giúp học sinh làm chủ tri thức. Trong các kĩ thuật hiện đại phải kể đến kĩ thuật khăn trải bàn. Cơ sở thực tiển: Thực tế trong quá trình tổ chức dạy học có rất nhiều yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục. Trong các yếu tố đó, có yếu tố xuất phát từ chính người dạy. Đa số giáo viên còn ngại trong việc nghiên cứu và sử dụng kĩ thuật dạy học. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đặc biệt với môn lịch sử - một môn học dài và khó nhớ thì vấn đề để học sinh yêu thích môn học thực sự là thách thức. Theo cách học ghi chép truyền thống, học sinh khó có thể nhớ các sự kiện cũng như hiểu được ý nghĩa của nó. Trong khi đó, phụ huynh và học sinh mặc định lịch sử là môn học phụ nên ít chú trọng học tập và nghiên cứu. Vậy, vấn đề đặt ra cho giáo viên giảng dạy bộ môn là biến kiến thức khô khan trên sách vở thành những kiến thức thực tế thì sẽ giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn, phát triển được kĩ năng học tập. Từ thực tế trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Vận dụng kĩ thuật khăn trải bản trong dạy học lịch sử 8 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh” để cùng chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử. Giải pháp thực hiện: Để phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh và trào lưu hội nhập quốc tế, các nhà nghiên cứu giáo dục đã nhận thấy cần phải quan tâm đến các mô hình dạy học lấy người học làm trung tâm và kĩ thuật dạy khăn trải bàn được nhiều chú ý. Đây là một kĩ thuật dạy học khá đơn giản nhưng lại phát huy hiệu quả rất tốt trong hoạt động dạy học. Kĩ thuật “khăn trải bàn” là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính tương tác cao. Đó là sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm. Các nhóm hoạt động dựa trên quan điểm cá nhân, thúc đẩy sự tham gia tích cực của từng cá nhân. Từ đó, tính độc lập, tính trách nhiệm của học sinh được phát triển. Phát triển mô hình này làm tăng mối tương tác giữa học sinh với học sinh. Một số vấn đề lý luận về kĩ thuật khăn trải bàn. Khái niệm: - Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Cách thức tiến hành: Bước 1: Giáo viên chia học sinh thành các nhóm. Nên hoạt động theo nhóm nhỏ (4 người / nhóm) để từng cá nhân có thể được tham gia hoạt động (có thể nhiều người hơn). Giao nhiệm vụ thảo luận và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A3 hoặc A0 tùy theo nhóm nhỏ hay to. Bước 2: Chia tờ giấy thành bốn phần gồm phần ở chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh. Ghi cụ thể tên của cá nhân vào ô tương ứng. Mỗi cá nhân làm việc độc lập và viết ý tưởng vào phần giấy của mình trên “khăn trải bàn”. Thảo luận, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của khăn trải bàn. Bước 3: Tổng hợp, báo cáo kết quả. Ưu điểm: Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi. Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề. Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực. Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh. Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy "khăn trải bàn" lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn. Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu 1.4. Tác dụng: Học sinh học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp khác nhau Rèn kĩ năng suy nghĩ quyết định và giải quyết vấn đề Phối hợp giữa làm việc cá nhân và làm việc nhóm. Tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa. Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp. Học sinh học được cách chia sẻ kinh nghiệm và học tập lẫn nhau. Xây dựng và sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn vào giảng dạy một số bài lịch sử ở lớp 8 Giáo viên chọn bài, chủ đề phần phù hợp với để xây dựng và sử dụng kĩ thuật. Phần lớn kĩ thuật “ khăn trải bàn” có thể sử dụng ở nhiều hoạt động khác nhau như: hoạt động mở đầu, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập trong các bài học. Có thể làm được điều đó là do kĩ thuật này dễ triển khai, cách thức khá đơn giản. Mặt khác, khi triển khai các nhóm nhỏ càng tạo thuận lợi cho tất cả các thành viên được tham gia hoạt động. Đây là kĩ thuật khá hiệu quả trong việc kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Sử dụng kĩ thuật trong phần hoạt động mở đầu Hoạt động mở đầu là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình sách giáo khoa mới. Hoạt động này nếu triển khai tốt giúp học sinh tập trung và chú ý, hiện diện 100% trong không gian lớp học, trong từng khoảnh khắc. Cho phép giáo viên giới thiệu bài học một cách nhẹ nhàng và hấp dẫn. Giúp học sinh có cơ hội làm quen với các thuật ngữ, từ khóa ngay từ khi bắt đầu bài học. Giúp giáo viên sử dụng thời gian một cách hiệu quả hơn. Nó tạo sự hứng thú lôi cuốn ngay từ đầu bài học. Thực hiện tốt hoạt động này sẽ thực hiện được mục tiêu giáo dục là phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh. Người giáo viên sẽ sử dụng đoạn video, tranh ảnh hoặc là tình huốngVí dụ khi giáo viên sử dụng video, trước khi trình chiếu, Giáo viên đưa ra nhiệm vụ cho học sinh: Các em hãy xem đoạn video trong vòng 1 phút. Thực hiện hoạt động nhóm với việc sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, ghi ra giấy tất cả các câu hỏi mà các em đặt ra khi xem đoạn video này. Sau đó, thống nhất nhóm ghi những câu hỏi trọng tâm vào phần trung tâm. Vì thời gian chỉ có 1 phút, các em hãy kiểm tra lại đồ dùng để chắc chắn mình đã sẵn sàng bút, giấy cho hoạt động. Các em đã sẵn sàng chưa? Khi học sinh đồng thanh trả lời sẵn sàng thì Giáo viên bật video. Học sinh xem trong 1 phút và ghi nhanh câu hỏi. Giáo viên cho thêm 1 phút nữa để các nhóm thống nhất các câu hỏi trọng tâm của mình vào phần giữa tờ giấy. Giáo viên mời 2, 3 nhóm đọc câu hỏi của nhóm mình. Học sinh các nhóm khác bổ sung cho đến khi không nhóm nào còn câu hỏi nào khác. Giáo viên dừng lại nhìn khắp lớp. Vì đây là hệ thống các câu hỏi đặt ra và thường là chưa thể trả lời ngay. Nếu có học sinh giơ tay, giáo viên sẽ mời học sinh đó trả lời. Sau đó tiếp tục dẫn dắt cách tìm câu trả lời cho tất cả các vấn đề trên: “Đây là một phần rất nhỏ trong bộ phim tái hiện lại Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem những vấn đề các em đã đặt ra sẽ được giải đáp trong bài học hôm nay như thế nào? Như vậy, việc sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong phần khởi động (mở đầu) đã tạo tâm thế sôi nổi khi học sinh bắt đầu vào tiết học mới. Học sinh hiểu được vấn đề mình phải đi tìm hiểu và khai thác những vấn đề nào trong từng khía cạnh bài học. Dẫn dắt vào bài thành công là người giáo viên đã thành công trong việc tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia vào quá trình học. Buổi học sẽ diễn ra nhịp nhàng trong không khí hào hứng của từng học sinh. Sử dụng kĩ thuật trong phần hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động hình thành kiến thức là hoạt động chính trong bài học. Phần lớn đối với môn lịch sử, lượng kiến thức khá nhiều nên để học sinh nhớ các sự kiện đòi hỏi người giáo viên phải có kĩ năng truyền đạt. Để học sinh có thể chủ động tiếp nhận kiến thức mới, người giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung bài học và đưa ra câu hỏi thảo luận liên quan đến nội dung bài học. Kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp với hoạt động phát vấn là lựa chọn đơn giản trong hoạt động thảo luận nhóm. Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong phần hoạt động luyện tập: Hoạt động luyện tập chính là khi học sinh được thảo luận chung về những kiến thức mới được hình thành ở hoạt động “hình thành kiến thức” cùng với những vấn đề mà các em phát hiện ra ban đầu ở hoạt động “khởi động”. Trên cơ sở đó giáo viên có những nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm, hoặc từng cá nhân học sinh, lựa chọn và ghi vào “sổ tay lên lớp” của mình. Đây chính là thời điểm hay nhất để giúp giáo viên có sự nhìn nhận, đánh giá, rút kinh nghiệm sự tổ chức hoạt động của mình. Để tổ chức hoạt động luyện tập có nhiều cách thức tổ chức, trong đó dùng kĩ thuật khăn trải bàn sẽ giúp học sinh tự hệ thống lại kiến thức bài học. Thông qua quá trình tranh luận, bày tỏ ý kiến giữa các thành viên trong nhóm, sau đó thống nhất sẽ đưa ra ý kiến được đông đảo cả nhóm cả thông qua. Kết quả đó sẽ là sản phẩm trí tuệ chung của cá nhóm. Qua đó, đánh giá mức độ nhận thức giữa các thành viên trong nhóm và các nhóm với nhau. Như vậy, bằng kĩ thuật khăn trải bàn, giáo viên chỉ là người hướng dẫn. Học sinh chính là trung tâm của hoạt động học bởi qua đó, các vấn đề thảo luận được mổ xẻ thông qua suy nghĩ cá nhân và tổng hợp lại bởi trí tuệ của tập thể. Đó thực sự là một kĩ thuật đơn giản nhưng lại phát huy rất tốt hiệu quả trong việc tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Kết quả đạt được: Quá trình thực nghiệm của tôi được tiến hành tại trường THCS Nguyễn Huệ ở các lớp tôi đang tiến hành giảng dạy khối 8. Tôi đã chọn 2 lớp: 1 lớp đối chứng và 1 lớp thực nghiệm để dạy. Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp Số học sinh Lớp Số học sinh 8a3 31 8a4 28 Bảng 1: Các lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm Như vậy lớp thực nghiệm và đối chứng có tương đương nhau về sĩ số, tôi tiến hành điều tra chất lượng ban đầu của hai lớp qua kết quả khảo sát đầu năm học đối với bộ môn Lớp Sĩ số Kết quả khảo sát đầu năm học 2023 -2024 Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 8a3 31 2 7,2 12 42,8 14 50 0 0 8a4 28 3 9,8 14 45,1 14 45,1 0 0 Bảng 2: Bảng thống kê kết quả khảo sát đầu năm môn Lịch sử Qua kết quả khảo sát đầu năm thì hai lớp đối chứng và thực nghiệm là tương đương nhau về kết quả học tập môn Lịch sử. Điểm xếp lọai giỏi ở lớp đối chứng và thực nghiệm là: giỏi (7,2% và 9,8%) ; Khá là (42,8% và 45,1%); TB là (50% và 45,1%) không có học sinh điểm yếu bộ môn. Thời gian thực nghiệm: năm học : 2023 – 2024 ( nửa học kì II) Lớp Sĩ số Kết quả kiểm tra học kì I năm học 2023 -2024 Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 8a3 31 5 7,2 15 42,8 11 50 0 0 8a4 28 3 9,8 14 45,1 14 45,1 0 0 * Tiến hành dạy thực nghiệm Lớp thực nghiệm: kĩ thuật khăn trải bàn được kết hợp với việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại (máy tính, máy chiếu) Lớp đối chứng: chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống (đàm thoại, thuyết trình, gợi mở..) Như vậy, việc xây dựng và vận dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử là một công việc không đơn giản. Tuy nhiên, đó cũng không phải là vấn đề quá khó khăn. Thực tế nghiên cứu và thực nghiệm việc sử dụng kĩ thuật “ khăn trải bàn” cho phép tôi khẳng định điều này. Vấn đề quan trọng nhất là người giáo viên không ngại thay đổi và nhà trường, gia đình, xã hội cùng chung tay đổi mới thì việc vận dụng các kĩ thuật hiện đại trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả. Kiến nghị, đề xuất: Sau một thời gian áp dụng kĩ thuật dạy học khăn trải bàn trong dạy học lịch sử 8, tôi nhận thấy đạt được những kết quả như sau: * Đối với giáo viên: Trong quá trình nghiên cứu và phát triển đề tài, tôi nắm được một số phương pháp mới trong dạy học. Từ đó, thôi thúc tôi tìm hiểu và hoàn thiện kĩ thuật này hơn nữa thông qua thực tiễn dạy học. Qua đó, tạo điều kiện cho bản thân tôi tự rèn luyện thêm trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Qua thực tiễn dạy học kĩ thuật mới, tôi nhận thấy, kĩ thuật “khăn trải bàn” không chỉ áp dụng cho môn lịch sử mà có thể áp dụng cho tất cả các môn khoa học khác. Chất lượng giảng dạy môn lịch sử được cải thiện qua từng bài dạy. * Đối với học sinh: Quá trình triển khai kĩ thuật “khăn trải bàn” trong dạy học, với tư cách là giáo viên, tôi nhận thấy rõ sự chuyển biến rõ rệt trong ý thức, nhận thức và cách thức học của học sinh. Đặc biệt ở lớp học thực nghiệm, các em học sinh đã dần dần hình thành được thói quen tương tác trong học tập. Tất cả học sinh không ngại bày tỏ ý kiến, quan điểm của cá nhân để cùng nhau tranh luận một vấn đề. Qua đó, từng khía cạnh của lịch sử đã được lật mở. Vì vậy, các em sẽ hiểu sâu và kĩ hơn những vẫn đề mình đã thảo luận, tiếp nhận kiến thức đó một cách dễ dàng mà không cần phải ghi nhớ một cách máy móc. Phát triển kĩ năng giao tiếp, phản biện, tư duy đặt câu hỏi, phân tích tổng hợp. Học tập bằng kĩ thuật “khăn trải bàn” giúp học sinh nhìn nhận lại chính bản thân mình. Học sinh trên cơ sở đưa ra luận điểm của mình cũng sẽ lắng nghe được ý kiến của nhiều bạn khác để rút ra kết luận cho bản thân. Từ đó đánh giá xem vấn đề nghiên cứu cần nhìn nhận theo hướng nào cho đúng đắn. Qua đó khắc sâu được kiến thức. Như vậy, sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử đã nâng cao nhận thức của học sinh trong việc sử dụng năng lực nhận biết. Học sinh sử dụng biết vận dụng các hình thức hoạt động tư duy như so sánh, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quáttrong học tập; Kĩ thuật dạy học mới này đòi hỏi học sinh phải sử dụng năng lực nhận biết, lựa chọn các đối tượng phù hợp và vận dụng những kiến thức đã biết, đối chiếu những điều kiện đã cho ở đề bài, tìm ra lời giải. Khi mới tiếp cận, giáo viên chỉ nêu các câu hỏi ở mức độ đơn giản và cần từng bước hướng dẫn học sinh các bước tiến hành, cách xây dựng các bước trong lập luận, cách phân tích giả thiếtKhi các em quen dần với kĩ thuật mới, giáo viên sẽ tăng dần các cấp độ để các em thực hành. Tuy nhiên, bên cạnh những cá nhân học sinh chăm ngoan, tích cực rèn luyện còn có những trường hợp chưa thực sự quan tâm đến việc học nên chậm thích ứng trong việc thực hiện theo yêu cầu của kĩ thuật mới. Vì vậy thái độ và kết quả học tập chưa được tốt. Cù Bị, ngày 20 tháng 9 năm 2024 Người báo cáo Lê Thị Mỹ Nương
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_ki_thuat_khan_trai_ban_trong.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật khăn trải bản trong dạy học Lịch sử 8 nhằm phát triển phẩm c.pdf