Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng linh hoạt phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực học sinh trong phân môn Lịch sử 6 tại Trường THCS
Trong quá trình hội nhập và phát triển, giáo dục giữ vai trò hết sức quan trọng với mỗi quốc gia. Việc đổi mới giáo dục để đáp ứng được sự phát triển,hội nhập quốc tế, phù hợp với xu thế của thời đại là đòi hỏi tất yếu. Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trongchính sách phát triển đất nước Việt Nam hiện nay. Xác định được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm và chỉ đạo kịp thời đổi mới giáo dục cho phù hợp với thực tiễn đất nước. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các môn học là một vấn đề quan trọng.Trong đó, môn Lịch sử - Địa lí cũng được đặc biệt quan tâm.
Những khái niệm về phương pháp dạy học dự án, học theo hợp đồng, học theo góc,. không còn là mới lạ trong thực tiễn dạy học hiện nay. Việc vận dụng hững phương pháp, kĩ thuậtdạy học đó một cách linh hoạt, phù hợp với đặc thù của môn học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học, từng bước thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. Để thực hiện được mục tiêu đó, giáo viên phải có sự đổi mới phương tiện, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đổi mới phương thức đào tạo và hình thức tổ chức học tập của học sinh,rèn luyện cho các em những kĩ năng học tập chủ động, sáng tạo để lĩnh hội, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, độc lập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng linh hoạt phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực học sinh trong phân môn Lịch sử 6 tại Trường THCS

theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. HS nhận xét kết quả từng nhóm, đánh giá đồng đẳng. GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS, chuẩn kiến thức và kết luận. Sử dụng sơ đồ tư duy (Mind Map) hoặc Visual Thinking Nhằm giúp HS thực hiện nhiệm vụ học tập, GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy: Ví dụ 1: Bài 7. Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. Mục 3. Những thành tựu văn hóa chủ yếu (sách KNTT) - Bước 1: GV giao nhiệm vụ HS đọc thông tin mục 3 SGK trang 32, theo dõi đoạn vedeo “Thành tựu văn hoá Ai Cập cổ đại” (https://youtu.be/eMwjo9clOgU) thực nhiệm vụ sau: Thảo luận theo bàn: Hoàn thiện sơ đồ tư duy về những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập theo gợi ý: Phiếu học tập số 1 Sơ đồ tư duy về những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập - Bước 2: HS làm việc cá nhân, trao đổi với bạn cùng bàn. Bước 3: GV gọi một số HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV đánh giá, mở rộng, chốt. Hướng dẫn HS ghi vào phiếu học tập. Ví dụ 2: Bài 10: HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI. Mục 4. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hi Lạp, La Mã (sách KNTT) - Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ. Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, sử dụng phương pháp: dạy học theo góc, Kỹ thuật: Think-Pair-Share với các nhiệm vụ như sau. + Nhóm 1-3-5: yêu cầu HS xem đoạn clip “Thành tựu văn hoá Hy Lạp, La Mã cổ đại” (https://youtu.be/eMwjo9clIou) và nhiệm vụ trong phiếu học tập số 4. + Nhóm 2-4-6: Yêu cầu học sinh đọc sách và hoàn thành phiếu bài tập số 5. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ được chuyển giao. Hs xem vedeo video clip, thảo luận và hoàn thành phiếu bài tập số 4, 5. Bước 3: Giáo viên gọi ngẫu nhiên cá nhân học sinh lên trình bày trước lớp phần bài làm trong phiếu bài tập số 4,5. Học sinh báo cáo nhiệm vụ đã làm, nhận xét, góp ý. Tiêu chí: Tác phong trình bày chững chạc, ngôn ngữ trình bày lưu loát, thông tin thuyết phục, thời gian thể hiện 1-2 phút. Bước 4: Giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức và đánh giá, kết luận, mở rộng. Ví dụ 3: Bài 16. CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU GIÀNH ĐỘC LẬP TRƯỚC THẾ KỈ X. Mục 1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (sách KNTT): GV kết hợp sử dụng phương pháp vẽ sơ đồ tư duy và kĩ thuật 5W1H: -Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ + Nhiệm vụ 1: HS đọc kênh chữ kết, lời thề khắc trên bia đá, phần kết nối với văn học SGK (cá nhân), trả lời câu hỏi: Em hãy nêu hiểu biết của em về Hai Bà Trưng? + Nhiệm vụ 2: HS xem video kết hợp với nội dung SGK, dựa vào lược đồ hình 2 (tr.71), (6 nhóm), hoàn thiện sơ đồ tư duy về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng theo mẫu (vedeo: https://www.youtube.com/watch?v=vqvXYvF4Yes): When: Khởi nghĩa nổ ra khi nào? Who: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa? Where: Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở đâu? Why: Tại sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa? How: Khởi nghĩa có ý nghĩa ra như thế nào? + Nhiệm vụ 3: Khai thác thông tin và đoạn tư liệu trong SGK, hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. -Bước 2. HS nhận nhiệm vụ và triển khai hoạt động. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ GV có thể hướng dẫn, gợi mở để các em hoàn thành nội dung. -Bước 3. GV gọi bất kì HS lên trình bày. Sau đó cho các em nhóm khác nhận xét, bổ sung (phụ lục 4). -Bước 4: GV nhận xét, trình bày và kết luận. HS Lắng nghe và ghi chép * Vận dụng kỹ thuật dạy học “KWLH” Ví dụ phần mở đầu (Vận dụng kỹ thuật dạy học “KWLH”). Ví dụ 1: BÀI 7. AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI (sách KNTT): Mục tiêu: Thu hút được sự chú ý, huy động vốn kiến thức đã có và xác định được trọng tâm kiến thức bài học. Nội dung: HS quan sát hình ảnh và điền thông tin vào bảng K, W vào bảng KWLH (cột L sẽ thực hiện sau khi hoàn thành chủ đề). (K – Now: đã biết; W – Want: Muốn biết thêm; L – Learn: Đã học được gì? H – How: Hướng nghiên cứu thêm ) Sản phẩm: Phiếu trả lời KWLH của học sinh (những thông tin). Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: Quan sát lược đồ sau, em hãy điền cột KW trong phiếu học tập KWLH: Phiếu KWLH: Know Want Learn How Quan sát lược đồ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại thấy 2 quốc gia này có nét tương đồng gì về điều kiện tự nhiên? Em nghĩ mình sẽ biết thêm gì sau khi học xong bài này? Em đã học được gì về Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại? Bằng cách nào em có thể tìm hiểu thêm về 2 quốc gia cổ đại này? Bước 2: HS điền những điều đã biết và những điều muốn biết về Ai Cập và Lưỡng Hà vào phiếu KWLH. Bước 3: GV mời 1-3 HS chia sẻ nội dung trên phiếu (người trình bày sau không nêu lại ý của người trước). Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và giao nhiệm vụ mới: Sau thời kì nguyên thủy loài người tiến vào thời kỳ văn minh. Đó là thời kỳ xuất hiện các nhà nước cổ đại. Điển hình là Ai Cập và Lưỡng Hà. Trong bài học này các em sẽ tìm hiểu về: Điều kiện tự nhiên, quá trình hình thành và những thành tựu chủ yếu của 2 quốc gia cổ đại này. Cột LH sẽ được các em HS hoàn thiện trong hoạt động luyện tập và vận dụng. Ví dụ 2: BÀI 14: NHÀ NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC (sách KNTT): Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS đi vào tìm hiểu bài học. Xác định được vấn đề cần giải quyết liên quan đến bài học. Nội dung: Giáo viên đưa ra vấn đề, HS thảo luận và đưa ra ý kiến về nội dung đoạn ca dao. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trong bảng KWLH. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ: V Đọc đoạn ca dao trả lời câu hỏi vào phiếu học tập: “ Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”. V Giáo viên chiếu bảng theo dõi lên màn hình: BẢNG THEO DÕI KĨ THUẬT DẠY HỌC “KWLH” Câu hỏi: Em biết gì về nhà nước Văn Lang – Âu Lạc? (HS điền vào cột K). Em mong muốn được tìm hiểu những nội dung gì liên quan đến bài này? (HS điền vào cột W). Em đã học thêm những gì sau khi học xong bài học? (HS điền vào cột L). Em có thể vận dụng vào thực tiễn những kiến thức nào và vận dụng như thế nào? (HS điền vào cột H). K W L H Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ cấ nhân và hoàn thiện. Báo cáo - Thu thập thông tin phản hồi trên cột K và W, GV vận dụng PPDH giải quyết vấn đề, giải mã tư liệu để hướng dẫn học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung của chủ đề. Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét – đánh giá – chốt kiến thức. GV lựa chọn một sản phẩm nào đó của một học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới: Nhà nước đầu tiên các vua Hùng dựng lên là nhà nước nào? Hoàn cảnh ra đời, tổ chức ra sao? Hôm nay cô trò chúng ta cùng khám phá trong tiết học. → Dẫn dắt vào bài 14: “NHÀ NƯỚC VĂN LANG - ÂU LẠC” Cột LH sẽ được các em HS hoàn thiện trong hoạt động luyện tập và vận dụng. Hiệu quả của sáng kiến Thực hiện áp dụng thử giải pháp Thời gian tiến hành thực nghiệm: 09/2022 đến tháng 3/2023. Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 6A, 6B, 6D trường THCS . Hướng dẫn và áp dụng PP, KT DH tích cực nhằm phát triển năng lực HS trong DH lịch sử. Tiến hành kiểm tra kết quả học tập giữa các lớp thực nghiệm để xem xét tính khả thi của giải pháp. Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi đã dự giờ, theo dõi nắm bắt tình hình giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử ở đơn vị. Sau khi có sự thống nhất, đồng ý của BGH nhà trường và GV bộ môn, tôi đã tiến hành thực nghiệm giảng dạy. Ở lớp thực nghiệm, tôi lên lớp với kế hoạch bài dạy vận dụng PP, KT dạy học tích cực để dạy theo như các biện pháp mà giải pháp đề ra. Trên cơ sở kết quả thu được, tôi sử dụng PP thống kê toán học để xác định tính khả thi của nội dung giải pháp tiến hành thực nghiệm. Hiệu quả việc vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy phân môn Lịch sử 6 ở Trường THCS ”. Về phía GV: Giờ giảng của GV trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. HS là trung tâm nhưng vai trò, uy tín của người GV được đề cao hơn. Bên cạnh đó, chuyên môn của GV tăng lên, nội dung kiến thức của từng giờ giảng phải được cập nhật liên tục để đáp ứng các câu hỏi của HS trong thời đại thông tin rộng mở. Mối quan hệ thầy trò sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học và cuộc sống của HS. Về phía HS: HS thấy được học chứ không bị học. HS chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng thời bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm từ GV và từ chính các bạn trong lớp. HS hạnh phúc khi được học, được sáng tạo, được thể hiện, được làm. Nhờ học theo hướng tích cực mà HS ghi nhớ sâu kiến thức và tăng khả năng áp dụng vào thực tế, HS chủ động trong việc học, HS được làm việc, được khám phá tiềm năng của chính mình. Từ đó kiến thức mới trở thành tri thức, chuyển thành hành động, thành thói quen hàng ngày của HS. 5.3 Kết quả thực hiện - Khi bắt đầu thực hiện đề tài tháng 9/2022: HS làm bài tập khảo sát: Theo em, lao động có vai trò như thế nào trong việc làm thay đổi con người và cuộc sống của nguời nguyên thuỷ? (Bài tập 1, SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 23, sách KNTT). Kết quả tôi thu được như sau: Lớp Sĩ số Tốt Khá Đạt Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 6A 39 5 12,8 10 25,6 15 38,5 9 23,1 6B 41 8 19,5 11 26,8 17 41,5 5 12,2 6D 35 5 14,3 10 28,6 13 37,1 7 20,0 Tổng 115 18 15,7 31 27,0 45 39,1 21 18,2 - Khi áp dụng đề tài vào thực hiện đại trà ở tất cả các lớp 6 tôi giảng dạy đến tháng 3/2023 tôi tiến hành khảo sát: Bài tập khảo sát: Tại sao Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán? (Bài tập 2, SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 85, sách KNTT). => Yêu cầu học sinh dựa vào SGK và kiến thức đã học thể hiện được: + Do vị trí địa lý của sông: Đây là con đường thủy tốt nhất để đi vào nước ta. + Do đặc điểm tự nhiên của sông: Địa hình nhiểu cồn, gò, đầm lầy,...thuận lợi cho quân mai phục. Sông chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Mực nước sông lúc triều lên xuống chênh lệch nhau đến 2-3m, thuận lợi để xây dựng trận địa cọc ngầm. Sau quá trình khảo sát học sinh và tôi thu được kết quả như sau: Lớp Sĩ số Tốt Khá Đạt Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 6A 39 15 38,5 17 43,6 7 17,9 0 0 6B 41 17 41,5 14 34,1 10 24,4 0 0 6D 35 13 37,1 13 37,1 9 25,8 0 0 Tổng 115 45 39,1 44 38,3 26 22,6 0 0 Như vậy, khi bắt đầu áp dụng đề tài, HS xếp loại Tốt chỉ chiếm 15,7%, loại khá chiếm 27%, loại Đạt chiếm tới 39,1%, HS xếp loại Chưa đạt vẫn chiếm tỉ lệ cao 18,2%. Sau khi áp dụng đề tài, qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát trên chúng ta thấy việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực mang lại những tín hiệu khả quan. HS xếp loại Tốt chiếm 39,1% (tăng 23,4%), loại khá chiếm 38,3% (tăng 11,3%), loại Đạt giảm, không có HS xếp loại Chưa đạt. Sau khi thực việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực học sinh đã từng bước nhận thức rõ tầm quan trọng của môn học, chủ động đọc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để tìm hiểu, thậm chí có nhiều em đã có định hướng sẽ tiếp tục nghiên cứu và dành nhiều thời gian cho bộ môn hơn. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc ứng dụng PP, KT DH tích cực không những góp phần nâng cao chất lượng DH lịch sử mà còn định hướng cho HS cách học tập tích cực, tự chủ trong khám phá các kiến thức mới, hình thành năng lực HS; kích thích được sự ham học hỏi của HS. Đặc biệt là HS lớp 6 – HS đầu cấp THCS. Khi tham gia các hoạt động HS có kỹ năng làm việc nhóm, biết phân công nhiệm vụ, chia sẻ, giúp đỡ để cùng nhau học tập tiến bộ. HS nhút nhát trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. HS có thể hỗ trợ nhau trong việc học ở nhà, hình thành thói quen nghiên cứu bài học. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Muốn vận dụng cách thức việc dạy học theo hướng phát triển năng lực HS trước hết phải nghiên cứu cách thức sử dụng các PP, KT DH dạy học tích cực cần bám sát mục tiêu của bài học, mục tiêu cụ thể của các đề mục. Bên cạnh đó, cần khai thác những vấn đề, những khía cạnh mà HS khó hiểu, GV giúp đỡ để HS tìm tư liệu xây dựng chủ đề như một “bài toán”. GV chuẩn bị bài giảng, dựa đặc điểm HS, sử dụng PP DH tích cực, KT DH hiện đại phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Thời gian đầu, GV lựa chọn PP, KT DH đơn giản với hoạt động cụ thể giúp các em làm quen với cách học mới Khi HS quen dần với việc học tập theo hướng đổi mới, GV có thể cho học sinh làm việc nhóm, các dự án, theo từng chủ đề để phát triển năng lực tư duy sáng tạo của HS. Bài học kinh nghiệm Việc vận dụng những PP, KT DH như: dạy học dự án, học theo hợp đồng, dạy học theo góc,...trong môn Lịch sử nói riêng, dạy học nói chung rất quan trọng. Ngoài ra, đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị hiện đại của nhà trường và tài liệu tham khảo, cần có sự giúp đỡ của địa phương điều kiện thuận lợi cho GV và HS học tập có hiệu quả. Qua đó, các em được chủ động, tích cực nghiên cứu bài học, hiểu rõ về lịch sử, tiến tới hình thành khái niệm và góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cũng như phát triển toàn diện các em. Đổi mới PP DH là vấn đề quan trọng, cấp thiết hiện nay để đào tạo những công dân tương lai của đất nước, được trang bị đầy đủ những kiến thức khoa học cơ bản, những năng lực cần thiết để thích ứng với xã hội thông tin năng động. Đòi hỏi HS phải tư duy, vận dụng kiến thức đã biết soi vào tư liệu do GV cung cấp mới có thể tìm ra câu trả lời, trên cơ sở tích hợp kiến thức bộ môn có liên quan để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên, khi tổ chức hoạt động có thể gây ồn trong giờ học, một số HS chưa bắt nhịp kịp đòi hỏi sự cố gắng và sự chuẩn bị công phu của GV. Ý nghĩa của sáng kiến Từ kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu tôi rút ra một số kết luận sau: Việc áp dụng hiệu quả đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng DH lịch sử, định hướng cho HS học tập tích cực, tự chủ, hình thành năng lực người học. Đề tài giúp GV định hướng, tuân thủ các nguyên tắc nhất định trong PP, KT DH lựa chọn kiến thức phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng, tính vừa sức, tính hiện đại. Các giải pháp giúp HS hứng thú, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Khả năng ứng dụng và triển khai Áp dụng trong DH Lịch sử THCS nói chung và phân môn Lịch sử 6 nói riêng. Ứng dụng PP DH ở trường sư phạm đào tạo GV, tập huấn GV, Những kiến nghị, đề xuất Đối với Phòng Giáo dục: Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho GV, tổ chức các buổi chuyên đề, STEM cấp huyện, giúp nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới PP DH lịch sử. Đối với nhà trường: Tổ chức các tiết dạy chuyên đề, đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu dạy học trong xu thế hiện nay, - Đối với GV: + GV cần lựa chọn kiến thức cơ bản phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, đồng thời đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng, tính vừa sức, tính hiện đại. + Tiếp tục đổi mới, vận dụng linh hoạt PP, KT DH tích cực theo hướng nghiên cứu bài học, yêu cầu HS chủ động nghiên cứu trước kiến thức, làm chủ kiến thức, học tập chủ động: thông qua các dự án học tập, sơ đồ tư duy, đóng vai, + GV là người định hướng, giúp HS và tổ chức các hoạt động học tập phù hợp để HS chủ động chinh phục kiến thức. + Xác định hệ thống các PP DH tích cực giúp HS tìm ra được PP học tập hiệu quả, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngày 31 tháng 3 năm 2023 Tác giả
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_linh_hoat_phuong_phap_ky_thua.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng linh hoạt phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng l.pdf