Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dự án để tìm hiểu nhân vật lịch sử vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong bài “Phong trào Tây Sơn” môn Lịch sử 7
Môn Lịch sử ở trường trung học đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho học sinh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dư luận xã hội vẫn không khỏi băn khoăn về kết quả thi tuyển sinh vào các trường Đại họcmôn Lịch sử thấp, chất lượng dạy và học môn lịch sử THCS chưa cao. Một số GV chưa tâm huyết, chậm đổi mới, chưa quan tâm hướng dẫn học sinh. Đa sốhọc sinh thờ ơ với môn Lịch sử, không hứng thú, chưa chủ động vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn.
Chính vì vậy đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực để phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh là yêu cầu cấp thiết. Một trong những phương pháp dạy học mới mà tôi đã áp dụng và đem lại kết quả đáng ghi nhận đó là phương pháp dạy học dự án kết hợp với yếu tố thực tiễn lịch sử địa phương. Vì tất cả những lí do trên, tôi chọn đề tài :“Vận dụng phương pháp dạy học dự án để tìm hiểu nhân vật lịch sử vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong bài Phong trào Tây Sơn môn Lịch sử 7” để làm đề tài SKKN.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dự án để tìm hiểu nhân vật lịch sử vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong bài “Phong trào Tây Sơn” môn Lịch sử 7

PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ VINH ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN ĐỂ TÌM HIỂU NHÂN VẬT LỊCH SỬ VUA QUANG TRUNG - NGUYỄN HUỆ TRONG BÀI “PHONG TRÀO TÂY SƠN” MÔN LỊCH SỬ 7 Năm học: 2021 - 2022 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- tự do-hạnh phúc Vinh, ngày 24 tháng 12 năm 2021 ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học dự án để tìm hiểu nhân vật lịch sử vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong bài “Phong trào Tây Sơn” môn Lịch sử 7” ĐẶT VẤN ĐỀ Lí do chọn đề tài Môn Lịch sử ở trường trung học đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho học sinh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dư luận xã hội vẫn không khỏi băn khoăn về kết quả thi tuyển sinh vào các trường Đại học môn Lịch sử thấp, chất lượng dạy và học môn lịch sử THCS chưa cao. Một số GV chưa tâm huyết, chậm đổi mới, chưa quan tâm hướng dẫn học sinh. Đa số học sinh thờ ơ với môn Lịch sử, không hứng thú, chưa chủ động vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn. Chính vì vậy đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực để phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh là yêu cầu cấp thiết. Một trong những phương pháp dạy học mới mà tôi đã áp dụng và đem lại kết quả đáng ghi nhận đó là phương pháp dạy học dự án kết hợp với yếu tố thực tiễn lịch sử địa phương. Vì tất cả những lí do trên, tôi chọn đề tài :“Vận dụng phương pháp dạy học dự án để tìm hiểu nhân vật lịch sử vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong bài Phong trào Tây Sơn môn Lịch sử 7” để làm đề tài SKKN. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng áp dụng: học sinh khối 7- trường THCS Hưng Hòa Phạm vi: Bài “Phong trào Tây Sơn” môn Lịch sử 7 Năm học áp dụng : 2020-2021 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin Phương pháp quan sát Phương pháp thực nghiệm Phương pháp thống kê, xử lí số liệu Điểm mới của đề tài Sáng kiến giúp học sinh tìm hiểu về nhân vật lịch sử Quang Trung – Nguyễn Huệ qua phương pháp dạy học dự án gắn với lịch sử địa phương Nghệ An trong Bài 25. Phong trào Tây Sơn với Đền thờ vua Quang Trung tại Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. Cụ thể là qua phương pháp dự án để tìm hiểu lịch sử, nhân vật lịch sử gắn với di tích lịch sử tại địa phương, tìm hiểu kiến thức lí thuyết để vận dụng vào thực tế cuộc sống. Qua đó góp phần bồi đắp các phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm cho học sinh; xây dựng lí tưởng sống; giáo dục truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc thông qua các hoạt động học tập và rèn luyện; Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả, làm cho nội dung học tập sinh động, hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú với việc học tập hơn. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử THCS. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Cơ sở lí luận và thực tiễn Cơ sở lí luận Các văn bản pháp lí của Bộ, Sở giáo dục về đổi mới giáo dục phổ thông Mục tiêu của chương trình GDPT 2018 đối với bộ môn Lịch sử THCS Phương pháp dạy học dự án. Cơ sở thực tiễn Qua thực tế giảng dạy cũng như qua trao đổi cùng đồng nghiệp thì giờ dạy Lịch sử thường trầm, giáo viên nói nhiều, học sinh làm việc ít, giờ học không có sự sáng tạo, phân lượng thời gian không hợp lí đặc biệt là các tiết làm bài tập lịch sử thì thường là giáo viên cho 1 đến 2 bài tập cho học sinh làm hoặc là giao về nhà cho học sinh là hôm sau nộp lại cho giáo viên....chính vì vậy mà giờ học Lịch sử hiệu quả không thực sự cao, chưa thu hút được sự hứng thú của các em. Mặt khác, từ thực tiễn tôi nhận thấy các em học sinh bậc THCS có mức độ nhận thức tương đối đồng đều, tích cực trong học tập, các em ham thích các hoạt động như trải nghiệm thực tiễn, khám phá, đóng kịch, tham gia trò chơi và thích nghe các câu chuyện lịch sử... Bởi vậy, cần tổ chức nhiều hoạt động mang ý nghĩa giáo dục, phong phú, gần gũi với lứa tuổi học sinh, tạo được hứng thú học tập và phát triển toàn diện cho học sinh. Các giải pháp và tổ chức thực hiện Chuẩn bị dự án Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: “Nguyễn Huệ - Quang Trung - những đóng góp cho lịch sử dân tộc và dấu ấn ở Nghệ An” gắn với di tích đền thờ vua Quang Trung và Bài 25: “Phong trào Tây Sơn” (Lịch sử lớp 7) Mục đích, ý nghĩa: Giúp HS phân tích được những bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Khái quát được các diễn biến chính của khởi nghĩa Tây Sơn. Nêu và phân tích được các sự kiện, nội dung lịch sử của phong trào Tây Sơn gắn liền với Nghệ An. Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề lịch sử và các vấn đề liên quan thực tiễn địa phương; NL hợp tác; NL thuyết trình... Khâm phục tài năng của Nguyễn Huệ - Quang Trung về quân sự; về các lĩnh vực khác: quản lý đất nước, văn hóa dân tộc...Qua đó biết giữ gìn di tích; lan tỏa giá trị của di tích ở địa phương qua các cách khác nhau. Chia nhóm và phân công nhiệm vụ Xây dựng kế hoạch thực hiện: trong giai đoạn này học sinh với sự hướng dẫn của GV xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. Tổ chức thực hiện dự án Tổ chức cho học sinh đến trực tiếp tại di tích đền thờ Vua Quang Trung + Gv quan sát, hướng dẫn học sinh các hoạt động học tập và tìm hiểu thông tin hoặc có thể tìm hiểu từ SGK, tài liệu, trện mạng Internet... Bối cảnh lịch sử dẫn tới phong trào nông dân Tây Sơn Hiểu biết khái quát gia đình, dòng họ, quê hương của Nguyễn Huệ Diễn biến chính của khởi nghĩa Tây Sơn (nhấn mạnh các sự kiện diễn ra tại Nghệ An, liên quan đến Nghệ An) Khái quát về di tích đền thờ vua Quang Trung Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ; lan tỏa giá trị của di tích... Tạo sản phẩm cụ thể, có chất lượng Vẽ sơ đồ tư duy Sưu tầm tư liệu lịch sử tạo tập san: bài thơ, bài hát ca ngợi về vua Quang Trung Đóng tiểu phẩm, diễn kịch Thiết kế video clip (Video về trận đại phá quân Thanh của quân Tây Sơn do Quang Trung-Nguyễn Huệ lãnh đạo vào thế kỷ XVIII) Thiết kế infographic , Poster... Báo cáo và đánh giá dự án Bằng hình thức thuyết trình kết hợp tư liệu, tranh ảnh, lược đồ minh họa HS các nhóm đánh giá nhận xét lẫn nhau, GV đánh giá, nhận xét quá trình thực hiện dự án để rút kinh nghiệm. Hiệu quả thực hiện Qua thực tiễn dạy học, tôi thấy đây là phương pháp áp dụng phù hợp và có hiệu quả tại trường THCS Hưng Hòa. Cụ thể: Kết quả của phiếu điều tra học sinh có thực sự hứng thú với phương pháp dạy học dự án kết hợp với sử dụng di tích lịch sử tại địa phương: * Trước khi thực hiện (9/2020) Lớp Sĩ số Hoàn toàn hứng thú % Hứng thú % Không hứng thú % 7A 43 7 16,3 7 16,3 29 67,4 7B 45 12 26,6 11 24,4 22 49 7C 44 6 13,6 7 15,9 31 70,5 * Sau khi thực hiện (Từ tháng 1/2021- 5/2021) Lớp Sĩ số Hoàn toàn hứng thú % Hứng thú % Không hứng thú % 7A 43 41 95,3 2 4,7 0 0 7B 45 43 94,7 2 5,3 0 0 7C 44 39 88,1 5 11,9 0 0 Kết quả học tập của 3 lớp 7A, 7B, 7C ở học kì I và học kì II năm học 2020-2021 khi áp dụng phương pháp thu được như sau: * Học kì I (năm học 2020-2021) Lớp/ chất lượng Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 7A (43HS) 1 2,3 10 23,3 17 39,6 12 27,9 3 6,9 7B(45 HS) 5 11,1 18 40 16 35,6 6 13,3 0 0 7C (44HS) 2 4,6 9 20,5 20 45,4 9 20,5 4 9 Tổng (132 HS) 8 6 37 27,9 53 40,2 27 20,6 7 5,3 * Học kì II (năm học 2020-2021) Lớp/ chất lượng Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 7A (43HS) 3 6,9 16 37,2 19 44,2 4 9,4 1 2,3 7B(45 HS) 9 20 28 62,2 7 15,6 1 2,2 0 0 7C (44HS) 4 9,1 14 31,9 21 47,7 3 6,8 2 4,5 Tổng (132 HS) 16 12 58 43,8 47 35,8 8 6,1 3 2,3 Chất lượng bài dạy được nâng lên so với việc sử dụng phương pháp thông thường. Các giờ dạy trở nên sinh động, hứng thú, thu hút học sinh, không còn cứng nhắc, đơn điệu, truyền thụ kiến thức một chiều, từ đó chất lượng môn Lịch sử của trường THCS Hưng Hòa đã có biến chuyển tích cực, cụ thể: Tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên Tỉ lệ học sinh yếu kém giảm đáng kể Khảo sát của trường tại các lớp khối 7 có điểm trung bình tăng lên rõ rệt so với nhiều năm trước (ĐTB đạt từ 6,7 -7,1) Sau khi áp dụng phương pháp dạy học dự án ở khối 7, chất lượng bộ môn tăng lên rõ rệt, chính vì vậy số học sinh nằm trong danh sách nguồn học sinh giỏi khối 9 tăng lên về chất lượng và số lượng, trong những năm gần đây tôi đều có học sinh giỏi cấp Thành phố môn Lịch sử (trong đó có 1 học sinh đạt giải Nhất, 1 học sinh giải Nhì, 3 học sinh giải 3, 4 học sinh đạt giải khuyến khích, 1 học sinh lọt vào vòng dự tuyển cấp Tỉnh). KẾT LUẬN Sau khi áp dụng phương pháp dạy học dự án ở các lớp đã đưa lại kết quả đáng mừng, các em đã biết vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống thực tiễn. Các em nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân. Các em đã có khả năng tự học, tự hoàn thiện như tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện, biết lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp. Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân hướng tới các giá trị xã hội từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và chất lượng giáo dục của nhà trường. Xét về hiệu quả của đề tài, đề tài sáng kiến có khả năng áp dụng đối với toàn bộ khối lớp 6,7, 8, 9 không chỉ với bộ môn Lịch sử mà còn cả các môn học khác trong nhà trường. Ngoài ra sáng kiến có khả năng nhân rộng ra phạm vi toàn tỉnh, là tài liệu tham khảo để vận dụng phương pháp dạy học tích cực cho các đơn vị trường bạn....
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_du_an_de.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dự án để tìm hiểu nhân vật lịch sử vua Quang Trun.pdf