Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy bài 12: Nước Văn Lang giúp học sinh nắm vững hoàn cảnh ra đời và sự thành lập nước Văn Lang

“ Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Hai câu thơ mở đầu của chủ tịch Hồ Chí Minh trong sách Lịch Sử nước ta đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc dạy, học và hiểu biết về lịch sử. Bởi lẽ, Lịch Sử được xem là một môn khoa học có ưu thế lớn trong việc hình thành nhân sinh quan cách mạng và tư duy sáng tạo cho các em, từ hiểu biết lịch sử sẽ giúp các em rút ra nhiều kinh nghiệm quý giá, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập rất nhiều đến chất lượng học tập lịch sử của học sinh. Những điểm số, những ví dụ trích dẫn từ những bài thi khiến người ta nghĩ đến điều đầu tiên là: chất lượng dạy và học Lịch sử đang ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Đặc biệt là chương trình lịch sử Việt Nam thời cổ đại do không sử dụng nhiều trong các kỳ thi tuyển sinh, thi học sinh giỏi, vì thế các em thường ít chú tâm, không nắm vững những vấn đề mang tính chất trọng tâm. Thực trạng trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ cả hai phía: thầy và trò. Trò không chú tâm học, nội dung kiến thức quá nhiều, hay trùng lặp nên không thể nhớ chính xác, khả năng tự nghiên cứu của học sinh còn hạn chế do hoạt động riêng lẽ, chưa thể hiện được tinh thần hợp tác, chia sẻ kiến thức lẫn nhau, cách khai thác kiến thức lịch sử của học sinh còn hạn chế. Thầy dạy không hết “nội lực”, phương pháp soạn giảng chưa gây được sự hứng thú, chưa liên kết được các sự kiện lịch sử,chưa thể hiện được sự tích hợp nội dung, kích thích hoạt động hợp tác cho các thành viên trong lớp. Chính vì những điều đó đã gây ra những cản trở lớn trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh.

doc 49 trang SKKN Lịch Sử 07/04/2025 290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy bài 12: Nước Văn Lang giúp học sinh nắm vững hoàn cảnh ra đời và sự thành lập nước Văn Lang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy bài 12: Nước Văn Lang giúp học sinh nắm vững hoàn cảnh ra đời và sự thành lập nước Văn Lang

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy bài 12: Nước Văn Lang giúp học sinh nắm vững hoàn cảnh ra đời và sự thành lập nước Văn Lang
âu cũng nhớ về cội nguồn, tìm mọi cách để giúp nước. Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã sống và hành động như vậy. Nhà sư Phật quang, cái nón và chiếc gậy nhiệm màu, cung điện tự mọc lên, tự mất đi, Chử Đồng Tử và Tiên Dung bay lên trời, Chử Đồng Tử giúp Triệu Quang Phục cái vuốt rồng.... đó là yếu tố hoang đường, kì diệu... làm cho truyện cổ tích này vô cùng hấp dẫn. Các địa danh: làng Chử Xá, bãi Tự Nhiên, đầm Nhất Dạ... Nay vẫn còn đó, làm cho truyện cổ tích "Chử Đồng Tử" tuy mang màu sắc hư ảo, thần kì mà như thật, có thật. Rất thú vị về những tên người, tên đất... ấy.
 CON RỒNG CHÁU TIÊN
* Truyện kể:
Thuở xa xưa ở miền Lạc Việt có một vị thần, nòi rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, là con trai của nữ thần Lạc Long Nữ nơi thuỷ cung tráng lệ. Lạc Long Quân có sức khoẻ phi thường, lắm phép lạ, đã vì dân mà ra tay diệt Hồ Tinh, Ngư Tinh, Mộc Tinh và nhiều yêu quái khác. Thần còn dạy dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn, chài lưới, cách làm nhà để ở,... 
Cũng thuở ấy, ở vùng núi phương Bắc có nàng Âu Cơ, thuộc dòng dõi Thần Nông, tuyệt trần xinh đẹp. Nghe tin vùng đất Lạc Việt phương Nam là một xứ sở nhiều hoa thơm cỏ lạ, Âu Cơ bèn du ngoạn tới thăm. 
Âu Cơ gặp Lạc Long Quân, người mến sắc, kẻ tham tài, rồi yêu nhau, nên vợ nên chồng. Sau mối kỳ duyên hạnh ngộ, Âu Cơ đẻ ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm đứa con trai khôi ngô, tuấn tú tuyệt trần. Cuộc sống đang diễn ra vô cùng hạnh phúc, thì một hôm Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: Ta vốn nòi rồng ở nước, nàng là dòng tiên ở non cao. Khó ở với nhau một nơi lâu dài được. Ta sẽ đưa năm mươi con xuống biển; nàng sẽ đưa năm mươi con lên núi, chia nhau trấn giữ các phương. Khi có đại sự nhớ giúp nhau, chớ sai lời hẹn.... 
Âu Cơ đưa đàn con lên rừng núi sinh cơ lập nghiệp. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô tại Phong Châu, truyền ngôi mười mấy đời uy danh rạng rỡ bốn phương. Con cháu ngày một thêm đông đúc. 
Từ sự tích Trăm trứng này mà người Việt Nam ta vẫn tự hào nhắc đến nguồn gốc dòng dõi của mình là con Rồng cháu Tiên. 
* Ý nghĩa truyện:
Truyện Con Rồng cháu Tiên là một huyền thoại đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn gốc, dòng giống của con người Việt Nam ta vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể hiện một cách sâu sắc niềm tự tôn, tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở chúng ta rằng nghĩa đồng bào là cao cả, thiêng liêng. 
Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:
“... Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người ai trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ...”
 (Đất nước - Trường ca mặt đường khát vọng)
SỰ TÍCH QUẢ DƯA HẤU
* Truyện kể: 
 Ngày xưa, đất nước ta có núi cao, sông dài, biển rộng, trời đẹp nắng vàng, nhưng đồng ruộng thưa thớt, hoa quả chưa có nhiều thứ thơm ngọt như bây giờ. Thời đó, có một người tên là Mai An Tiêm vốn làm ăn chăm chỉ, lại khéo tay, tháo vát nên được nhà vua yêu mến và nhận làm con nuôi.
 Một hôm, trong bữa tiệc thiết khách, Mai An Tiêm vui vẻ nói:
 - Nem công chả phượng của rừng của biển đều nhờ có tay người cầm cái nỏ, quăng cái lưới, đến cả hạt gạo ủ ra chén rượu này cũng do bàn tay con người làm nên cả.
 Một viên quan trong triều vốn ghen ghét An Tiêm bèn về tâu với Vua, Vua đùng đùng nổi giận, nói:
 - Đã thế, ta cho nó cứ thử trông cậy vào hai bàn tay xem có sống nổi không?
 Thế là một buổi sớm, vua ra lệnh đày cả nhà An Tiêm ra một hòn đảo hoang vu, không một bóng người. An Tiêm phải tìm một hốc đá để ở tạm.
 Từ đấy, hàng ngày, An Tiêm đi bắn chim, còn nàng Ba, vợ an Tiêm thì ra bờ biển mò ngao, bắt cá làm thức ăn.
 Bỗng một hôm, An Tiêm thấy một con chim xuất hiện trên hoang đảo. Con chim ăn một miếng quả lạ và nhả xuống những hạt nho nhỏ màu đen nhánh. An Tiêm nghĩ thầm: “ Quả mà chim ăn được thì chắc hẳn người cũng ăn được”. Chàng bèn nhặt những hạt đó và đem ươm vào một hốc đá rêu ẩm.
 Ít ngày sau, hạt đã nảy mầm đâm lá, bò tỏa ra khắp khoảnh đất. Hai vợ chồng An Tiêm sớm chiều chăm bón những cây lạ đó. Chẳng bao lâu, cây nở hoa, hoa kết thành quả.
 Đến lúc quả đã to, vỏ có màu xanh thẫm, An Tiêm cắt về rồi bổ ra thì thấy ruột quả màu đỏ tươi, cùi màu trắng và nhiều hạt màu đen nhánh. Cả nhà ăn đều thích vì quả có vị ngọt và thơm mát. An Tiêm gọi đó là quả dưa đỏ.
 Từ đấy, An Tiêm tiếp tục trồng thêm dưa. Giống dưa ngày càng sai, quả càng to, vị càng thơm ngọt.
 Cứ mỗi mùa hái quả, An Tiêm lại khắc tên mình vào mấy quả dưa rồi thả xuống biển, nhờ sóng biển đưa vào đất liền.
 Một hôm, có một chiếc thuyền ghé đến muốn đổi giống dưa quý để đem về bán trên đất liền. Từ đó, An Tiêm đổi được các thức ăn, đồ dùng thường ngày và còn làm được một cái nhà lá xinh xinh.
 Một ngày kia, có người dâng vua quả dưa lạ, vua ăn ngon miệng bèn hỏi thăm tung tích mới biết là do An Tiêm trồng ngoài hoang đảo. Vua ngẫm nghĩ thấy mình đã sai, liền cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm. Hai vợ chồng An Tiêm mừng rỡ thu lượm hết những quả dưa chín và hạt giống đem về phân phát cho bà con hàng xóm và truyền dạy cách gieo trồng, chăm bón. Đó là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta ăn ngày nay.
* Ý nghĩa truyện: nói về tính tự lực cánh sinh, lao động vì bản thân mình, vượt lên hoàn cảnh khó khăn.

SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG, BÁNH DẦY
* Truyện kể: 
Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. 
Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho". 
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. 
Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào. 
Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành".
Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. 
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy, Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18. 
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. 
* Ý nghĩa truyện Bánh chưng bánh giầy:
Hai loại bánh giản dị đơn sơ, là sự chân thành của một vị hoàng tử nghèo hiếu thảo, là hiện thân cho lòng biết ơn đối với thiên nhiên, bầu trời và đất mẹ. Là thành quả sáng tạo trong lao động.
Nó khen ngợi sự khéo léo và sáng tạo của một người lao động. Không thể sánh với cao lương mỹ vị nhưng trên tất cả chính là sự hiếu thảo chân thành của Lang Liêu. 
Đó là câu chuyện giáo dục đạo đức, là tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, cha mẹ không cần các con mình phải biếu cao lương mỹ vị gì mà chỉ cần tấm lòng của các con đối với mình mà thôi.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC VĂN LANG
Phụ lục 3: Đề và đáp án kiểm tra sau tác động
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT
Thực hiện: khối 6
Tiết PPCT: 14
Hình thức: Trắc nghiệm và Tự luận (3/7)
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi
Họ và tên:.
Lớp:

KIỂM TRA KHẢO SÁT 
Môn: LỊCH SỬ 6
Thời gian: 25 phút.
Điểm
PHẦN A: TRẮC NGHIỆM (Trắc nghiệm khách quan, nối cột và điền vào chỗ trống)
Câu 1: Nhà nước Văn Lang ra đời vào:
A. Khoảng thế kỉ VIII TCN
B. Khoảng thế kỉ VII TCN
C. Khoảng thế kỉ VI TCN
D. Khoảng thế kỉ V TCN
Câu 2: Kinh đô nhà nước Văn Lang ở đâu?
A. Việt Trì (Phú Thọ)
B. Bạch Hạc (Phú Thọ)
C. Đoan Hùng (Phú Thọ)
Câu 3: Theo truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”. Ai là người được suy tôn lên đứng đầu Nhà nước Văn Lang? Lấy hiệu là gì?
..
Câu 4: Hãy nối các câu chuyện sau với ý nghĩa mà nó phản ánh cho phù hợp:
Cột 1
Cột 2
1. Con rồng cháu tiên
A. Chống lũ lụt, thiên tai
2. Thánh Gióng
B. Trao đổi sản phẩm
3. Bánh Chưng Bánh giầy
C. Phong tục, tập quán lao động
4. Chử Đồng Tử- Tiên Dung
D. Nguồn gốc dân tộc
5. Quả dưa hấu
E. Chống giặc ngoại xâm
6. Sơn Tinh- Thủy Tinh
F. Phân hóa giàu nghèo trong xã hội
1 nối với...........	4 nối với...........
2 nối với...........	5 nối với...........
3 nối với...........	6 nối với...........
PHẦN B: TỰ LUẬN
Câu 1: Các câu chuyện phản ánh những hoàn cảnh đưa đến sự ra đời của Nhà nước Văn Lang là những câu chuyện nào, Em hãy kể tên câu chuyện và rút ra những hoàn cảnh ra đời Nhà nước Văn Lang cho phù hợp?
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2: Hoàn thành sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang? Nhận xét?
Câu 3: Khi đến thăm Đền Hùng (Phú Thọ), Bác Hồ đã căn dặn điều gì? Ý nghĩa của lời căn dặn đó và trách nhiệm đối với thế hệ trẻ hiện nay?
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN
PHẦN A: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: B (0.5đ)
Câu 2: B (0.5đ)
Câu 3: Người anh cả theo mẹ Âu Cơ lên vùng núi cao lên làm vua, lấy hiệu Hùng Vương. (0.5đ)
Câu 4: Mỗi ý nối đúng đạt 0.25đ
D
E
C
F
B
A
PHẦN B: TỰ LUẬN
Câu 1: 
* Các câu chuyện phản ánh hoàn cảnh ra đời của Nhà nước Văn Lang và ý nghĩa của nó:
- Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh -> nhu cầu đấu tranh chống thiên tai, bão lụt, bảo vệ mùa màng.
- Truyện Chử Đồng Tử - Tiên Dung -> sự phân chia người giàu – người nghèo trong xã hội.
- Truyện Thánh Gióng -> Nhu cầu đấu tranh chống ngoại xâm và giải quyết xung đột giữa các bộ lạc.
Câu 2: 
Sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang:
Nhận xét: còn sơ khai, đơn giản, nhưng đã là một tổ chức cai quản đất nước.
Câu 3: 
* Bác Hồ căn dặn: “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
* Ý nghĩa: Vua Hùng là người dựng nên nhà nước Việt Nam đầu tiên. Trách nhiệm của thế hệ sau, đặc biệt là thế hệ trẻ của chúng ta, phải ra sức học tập, cống hiến sức trẻ cho quê hương đất nước, xây dựng đất nước tươi đẹp, giàu mạnh và văn minh.
Phụ lục 4: Bảng điểm kiểm tra trước và sau tác động của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
Bảng điểm lớp 6A3 ( Nhóm đối chứng)





STT
Họ
Tên
Điểm kiểm tra trước tác động
Điểm kiểm tra sau tác động
 
 
 
 
 
1
Lê Việt Bảo
Anh
6
7
2
Phạm Thị Kim
Anh
7
6
3
Phạm Việt
Bảo
6
6
4
Bùi Thanh 
Bình
6
5
5
Nguyễn Thành
Chính
5
7
6
Nguyễn Hữu
Đạt
8
6
7
Trương Công
Đức
5
7
8
Nguyễn Ngọc
Hà
7
8
9
Nguyễn Nhật
Hào
8
7
10
Nguyễn Đình
Hận
5
7
11
Nguyễn Minh 
Hiếu
7
6
12
Mai Thị Thanh
Huệ
8
9
13
Lê Bá
Huy
4
5
14
Nguyễn Trần Đình
Huy
7
6
15
Võ Quốc
Huy
5
6
16
Dương Việt
Hưng
6
5
17
Nguyễn Lê
Kỷ
5
7
18
Nguyễn Thị Trúc 
Lan
7
6
19
Nguyễn Thị Mỹ 
Linh
7
7
20
Chu Hương 
Ly
7
8
21
Bùi Thị Ái
My
5
8
22
Nguyễn Bá phương
Nam
7
7
23
Nguyễn Hồ Thanh
Ngân
8
6
24
Cao Thiện
Nhân
7
7
25
Trần Thị Ngọc
Nhi
6
9
26
Nguyễn Thịnh 
Phát
6
7
27
Tô Văn
Phụng
6
6
28
Lê Thị Kim
Phượng
6
6
29
Dương Thị Tuyết
Sương
4
6
30
Lê Trương Tấn 
Sỹ
8
9
31
Trương Minh
Thành
7
7
32
Quách Thị
Thắm
5
5
33
Hoàng Phước
Thiện
8
8
34
Đinh Văn
Thịnh
6
8
35
Phạm Thị Kim
Tho
6
7
36
Lê Cẩm
Thúy
7
8
37
Nguyễn Ngọc
Thương
5
6
38
Dương Văn
Tốt
4
6
39
Võ Ngọc Bảo 
Trân
7
8
40
Trần Huy
Vũ
5
6
41
Trang Ngọc
Xuyến
8
8
42
Phan Thị Ngọc
Ý
6
7

Bảng điểm lớp 6A10 ( Nhóm thực nghiệm)
STT
Họ
Tên


Điểm kiểm tra trước tác động
Điểm kiểm tra sau tác động
1
Đỗ Đăng
Bảo
7
9
2
Lê Văn
Bình
7
9
3
Nguyễn Thanh
Bình
8
9
4
Lê Thị Ngọc
Châm
7
8
5
Vương Đình
Duy
7
9
6
Dương Văn
Dự
8
9
7
Nguyễn Thị Ngọc
Giàu
7
7
8
Võ Thị Ngọc
Giàu
7
8
9
Nguyễn Thị Ngọc
Hân
6
10
10
Lê Thanh 
Hiếu
8
10
11
Nguyễn Thị
Hồng
5
8
12
Nguyễn Võ Nhật
Huy
6
8
13
Nguyễn Quốc
Kiệt
7
8
14
Lữ Hoàng 
Kim
8
7
15
Nguyễn Minh
Luân
6
6
16
Nguyễn Thị Cẩm 
Ly
7
9
17
Dương Thị Vạn
Lý
5
8
18
Nguyễn Thị Diễm
Mi
6
7
19
Phạm Quang
Minh
6
9
20
Nguyễn Minh 
Nam
6
8
21
Nguyễn Thế 
Ngọc
7
8
22
Thân Bảo
Ngọc
6
8
23
Nguyễn Đình
Nguyên
6
6
24
Võ Đại
Nhân
6
8
25
Trần Đình Yến
Nhiên
5
7
26
Nguyễn Thị Tuyết
Nhung
6
6
27
Nguyễn Hồng
Phúc
5
5
28
Nguyễn Bất
Phục
5
6
29
Đào Xuân
Phương
2
7
30
Mai Hoài 
Thanh
5
7
31
Nguyễn Thái Trang
Thanh
5
9
32
Nguyễn Quang
Thái
6
9
33
Mai Minh
Thắng
9
8
34
Nguyễn Văn
Thắng
9
7
35
Đoàn Thị Ngây 
Thơ
7
7
36
Nguyễn Thị Anh
Thư
6
8
37
Phan Thanh Minh
Thư
5
9
38
Lê Thị Thùy
Trang
5
9
39
Nguyễn Thị Hồng
Trang
7
10
40
Phạm Văn
Tú
6
5
41
Lê Lâm
Tường
7
6

Phụ lục 5: Một số bài kiểm tra của học sinh
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 
CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ THUẬN AN
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 
CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_ke_chuyen_trong_g.doc