Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp miêu tả trong dạy học Lịch sử lớp 7 ở trường trung học cơ sở

Tri thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn hóa chung của nhân loại. Nó phản ánh toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội loài người từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Lịch sử cho chúng ta biết quá khứ loài người, quá trình phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ khi xuất hiện đến nay. Lịch sử cho chúng ta những bài học về cuộc đấu tranh giữ nước vĩ đại, có ý nghĩa thiết thực cho cuộc sống hiện tại và kì vọng vào tương lai. Ngoài ra lịch sử còn góp phần to lớn vào việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn. Do vậy để nhận thức một cách sâu sắc và đúng đắn về lịch sử thì cần có sự mô tả các đối tượng, hiện tượng, quá trình, sự kiện và các mối liên hệ có tính quy luật thông qua sự tri giác ngôn ngữ và lời nói. Thông qua sự mô tả ấy học sinh có được biểu tượng sinh động, chân thực về những sự kiện, nhân vật lịch sử, không gian xảy ra sự kiện…Trên cơ sở đó ghi nhớ, khắc họa vào trong trí nhớ mình một cách lâu bền nhất.

Thực tế thời gian gần đây dư luận đang rung lên hồi chuông báo động về tình trạng dạy học lịch sử, trong các kì thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng thì bài làm và điểm môn sử vẫn là “điểm nóng” của dư luận với nhiều bài điểm 0 hay quá nửa bài thi chỉ đạt dưới điểm trung bình. Đó quả là một thực tế đau lòng cho nền giáo dục sử học nước nhà. Đi tìm câu trả lời cho thực tế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ cơ bản nhất là hiện nay ở các trường vẫn coi lịch sử là một môn phụ không có sự đầu tư, tập trung thỏa đáng, giáo viên chỉ chú ý truyền đạt kiến thức cơ bản mà thiếu đi các khâu tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, nâng cao tính tích cực của học sinh trong học tập cho nên học sinh không nhớ được biểu tượng về nội dung lịch sử.

doc 20 trang SKKN Lịch Sử 06/05/2025 20
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp miêu tả trong dạy học Lịch sử lớp 7 ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp miêu tả trong dạy học Lịch sử lớp 7 ở trường trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp miêu tả trong dạy học Lịch sử lớp 7 ở trường trung học cơ sở
iêu biểu cho nghệ thuật Lý – Trần - Hồ. 
Vân dụng bài miêu tả để làm cho các em thấy được hiện trường lịch sử không phải là những vật “câm” mà làm thế nào để lịch sử nói lên tiếng. 
Trong các hình thức ngoại khoá thì đọc sách là hình thức phổ biến có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiến thức cho học sinh. Đây là hình thức đơn giản, dễ làm song có hiệu quả cao về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Ngoài việc đọc các tài liệu lịch sử thì học sinh cần đọc các tài liệu của các môn khác, giáo viên cần lập danh mục cần đọc. Chương trình Lịch sử lớp 7, học sinh có thể đọc cuốn: Danh nhân lịch sử Việt Nam; Đình chùa lăng tẩm việt nam Ngoài ra học sinh cần đọc một số tác phẩm văn học: Hịch Tướng Sĩ, Cáo Bình Ngô, Hoàng Lê nhất thống chí.
Để khơi dậy tính tích cực, hứng thú, sự hiếu kỳ và lòng ham hiểu biết cái mới của mỗi họ sinh, giáo viên có thể tóm tắt sơ lược một số cuốn hoặc dẫn ra một số chi tiết, những đoạn nhỏ hấp dẫn để kích thích học sinh tìm đọc, có thể đọc sách theo hình thức tập thể hay nhóm học sinh sinh, sau khi đọc sách giáo viên yêu cầu học sinh phải có bài thu hoạch.
Hoạt động ngoại khoá có thể tổ chức nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn như: Nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3 giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu về một số vị anh hùng tiêu biểu cho truyền thống đánh giặc của phụ nữ Việt Nam như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân...
	Ví như tìm hiểu về nữ tướng Bùi Thị Xuân - nữ tướng thời Tây Sơn: Bà quê ở Phú Xuân- Bình Định, là vợ của danh tướng Trần Quang Diệu. Thửa nhỏ bà học võ và cùng chồng tham gia nghĩa quân Tây Sơn. Tây Sơn sụp đổ Phú Xuân lọt vào tay Nguyễn ánh, bà theo Cảnh Thịnh chạy ra Nghệ An. Hai vợ chồng xuống Thanh Chương ( Nghệ An) thì bị bắt. Trần Quang Diệu bị giết, còn Bùi Thị Xuân và con gái bị voi dày. Một giáo sĩ phương tây là Bitxase chứng kiến cái chết lẫm liệt của bà mô tả: "Bùi Thị Xuân không hề biến đổi sắc mặt. Tiến trước đầu voi rất bình tĩnh. Mấy tên lính thét la om sòm bảo bà quỹ xuống, nhưng bà vẫn thản nhiên tiến bước. Voi lùi lại, lính phải lấy giáo thọc vào đuùi voi, voi mới quặp lấy bà tung lên trời".
	Nhân kỉ niệm ngày sinh, ngày mất của các vị anh hùng dân tộc cũng có thể cho học sinh hoạt động ngoại khoá để tìm hiểu, tạo biểu tượng nhân vật lịch sử.
	Ví như tạo biểu tượng về nhân vật Đinh Bộ Lĩnh: Người động Hoa Lư- Ninh Bình, con trai Đinh Công Trứ, một tướng của Dương Đình Nghệ giữ chức thứ sử Châu Hoan, cha mất sớm, theo mẹ về quê ở, thường đi chăn trâu, bắt lũ trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận giả đánh nhau. Lớn lên nhờ thông minh, có khí phách và có tài thao lược, thấy nhân dân đói khổ vì loạn 12 sứ quân, ông dựng cờ khởi nghĩa mong lập nghiệp lớn.
	Năm 968, sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đé, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư. Năm Kỷ Mão (979), Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị thái giám là Đỗ Thích giết chết khi uống rượu ngủ say. Đinh Tiên Hoàng làm vua được 11 năm, thọ 56 tuổi.
	Một hoạt động nữa có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động ngoại khoá đối với việc dạy học lịch sử đó là việc tổ chức các buổi dạ hội. Các buổi dạ hội nhằm dựng lại miêu tả toàn cảnh một nội dung lịch sử nào đó có thể là quá trình khởi nghiệp của một triều đại hay quá trình diễn biến của một trận đánh, hay lễ đăng quang của một vị hoàng đế... Để có một buổi dạ hội lịch sử thành công cần có sự đầu tư chuẩn bị rất công phu với sự tham gia của một giàn diễn viên khá đông đảo đó là các em học sinh. Tuỳ vào khả năng, điều kiện cụ thể, tiến hành những hoạt động phù hợp để tạo nên tính hiểu quả cao nhất trong dạy học lịch sử.
*Sử dụng phương pháp miêu tả trong hoạt động kiểm tra đánh giá
	Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy có tầm quan trọng đặc biệt. Nó là khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo với một chất lượng tốt hơn của quá trình giáo dục kiểm tra, đánh giá nhằm làm sáng tỏ tình hình lĩnh hội kiến thức, sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh, bổ sung làm sâu sắc, củng cố, hệ thống hoặc khi khái quát hoá kiến thức đã học, chuẩn bị cho việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn kiến thức mới.
Có hai hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá là kiểm tra miệng và kiểm tra viết. Xác định hình thức kiểm tra đánh giá phải gắn liền với phương pháp tiến hành mới đảm bảo kết quả tốt. Có thể kiểm tra, đánh giá kết quả của bài học bằng câu hỏi tự luận hoặc bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Trong đề tài này tôi chỉ xin đề cập đến việc thiết kế một số câu hỏi liên quan đến phương pháp miêu tả để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
 	Câu hỏi tự luận có thể sử dụng cả trong hình thức hỏi miệng và kiểm tra viết.
Ví dụ: Em hãy miêu tả công trình tiêu biểu là tượng phật bà Quan âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Thuận Thành – Bắc Ninh)? 
	Chùa Bút Tháp hay còn gọi là Ninh Phúc Tự ở Thuận Thành – Bắc Ninh. Chùa xây từ thời vua Trần Thánh Tông, khi hòa thượng Huyền Quang đến tu, ông là một nhà sư giỏi, là một trong ba vị tổ giáo phái Trúc Lâm. Ông cho xây dựng ngọn tháp cao 9 tầng trang trì hành Hoa Sen. Kiến trúc theo kiểu: “Nội công, ngoại quốc” – chùa có tam quan, gác chuông tiền đường, cầu đá, thượng điện thích thiên am (toà cửu phẩm), là tháp đá 13m, trong đó có tượng thờ thiền sư Chuyết Thuyết. Nghệ thuật trang trí chạm nổi trên đá ở cầu đá ở lân cận thượng điện chủ đề là tứ linh, hoa lá và có hai hình người trang trí ở tháp cửa phẩm liên hoa 9 tầng. Có pho tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Trên bức tường có cánh tay xoè ra như động tác múa và những bàn tay nhỏ sắp xếp như ánh hào quang toả ra chung quanh, bức tượng là hình ảnh của bàn tay và khối óc, của đao ộng là trí tuệ, là biểu tượng của sức sống vươn lên của con người. 
	Câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan đến phương pháp miêu tả có thể thiết kế dưới một số dạng như sau:
1. Ai là quân sư thiên tài cùng các vua Trần và hàng loạt tướng lĩnh tài năng chiến đấu chống quân xâm lược Mông Nguyên giành thắng lợi cho Tổ Quốc:
	a/ Trần Thủ Độ b/ Trần Hưng Đạo
	c/ Trần Khánh Dư d/ Trần Quang Khải
2. Chùa Một Cột ở Hà Nội - một di tích văn hóa- lịch sử của dân tộc ta được xây dựng giới thời nào?
	a/ Tiền Lêần là mồ chôn quân cướp nước từ phương bắc xuống., tạo thành hai của khỏi cát lầm ngàn nămợp lực lượng, đem quân giết chết tên phản bội Kiều Công Tiễn và đón đánh quân Nam Hán:g Thị Ngo b/ Lý
	c/ Trần d/ Hồ
3. “Trong xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hóa trăm thứ, bày la liệt”. Đó là đánh giá của ai?
a/ Lý Thái Tổ b/ Trần Thánh Tông
c/ Sứ giả nhà Nguyên (Trung Quốc) d/ Sứ giả Ấn Độ
Đáp án: 1. c	 2.b 3.c 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
- Lớp thực nghiệm 7A: Sau khi nghiên cứu, cải tiến và vận dụng phương pháp trình bày miệng là miêu tả trong dạy học lịch sử kết hợp với các phương pháp dạy học khác vào trong giảng dạy lịch sử lớp 7A, tôi nhận thấy rằng: Chất lượng bộ môn đã được nâng lên rõ rệt, các em hứng thú với tiết học Lịch sử hơn. Từ đó các em nắm kiến thức dễ hơn, sâu hơn, vận dụng tốt hơn. Kết quả cụ thể như sau:
Lớp
SLHS
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7ª
45
9
20
23
51
12
27
1
2
Như vậy, qua kết quả kiểm tra đã cho phép tôi có thể khẳng định rằng: Việc cải tiến sử dụng phương pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử lớp 7 kết hợp với các phương pháp dạy học khác đã có một hiệu quả tiến bộ rõ rệt; chất lượng môn học lịch sử của học sinh lớp 7 trường THCS Quảng Thắng đã được nâng cao hơn. Đồng thời kết quả trên cũng chứng minh được tính đúng đắn, phù hợp, hiệu quả của việc sử dụng kết hợp 3 yếu tố: Đặc điểm phương pháp, đặc trưng môn học, đối tượng học sinh. Điều quan trọng hơn cả là đã tạo cơ sở niềm tin vững chắc để giáo viên tiếp tục vận dụng phương pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử vào quá trình giảng dạy tiếp theo.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, môn lịch sử nói riêng thì việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố rất quan trọng. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành TW Đảng lần thứ hai khoá VIII (tháng 2 - 1997) về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, căn cứ vào chất lượng bộ môn lịch sử ở trường THCS Quảng Thắng tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của mình về việc cải tiến và vận dụng phương pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử lớp 7. Kết quả thực hiện là chất lượng môn học đã được nâng cao hơn nhiều so với chất lượng đầu năm và các năm học trước. Kết quả đó đã phần nào khẳng định được sự phù hợp giữa phương pháp giảng dạy với đặc trưng bộ môn và đối tượng học sinh.
Tuy nhiên, trong dạy học không bao giờ tồn tại một phương pháp tối ưu mà bất kỳ phương pháp dạy học nào cũng tồn tại ở dạng hai mặt. Cho nên những vấn đề được trình bày ở trên cũng chỉ là 1 vài ý kiến của cá nhân tôi nhằm góp phần vào việc cải tiến phương pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử lớp 7, chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp gần xa để chúng ta cùng nhau từng bước hoàn thiện việc cải tiến phương pháp dạy học này và sử dụng một cách có hiệu quả nhất trong dạy học môn lịch sử lớp 7 ở trường THCS.
Từ thực tế đó cho phép tôi suy nghĩ rằng: Trong giai đoạn hiện nay với việc thực hiện phương châm giáo dục: Lấy học sinh làm trung tâm (thầy là người dẫn dắt, gợi mở; trò là người chủ động lĩnh hội tri thức) và đặc biệt là sự phổ biến của phương pháp học tập: Tự học trong học sinh, thì phương pháp trình bày miệng có thể sử dụng ở các khối lớp 6,7, 8, 9, hơn nữa phương pháp này không chỉ sử dụng trong dạy học môn lịch sử mà còn có thể vận dụng được trong qúa trình giảng dạy nhiều môn học khác. Với suy nghĩ như vậy tôi hy vọng rằng việc sử dụng kết hợp phương pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử với các phương pháp dạy học khác sẽ góp phần từng bước nâng cao chất lượng bộ môn ở trường THCS, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra.
 Trên thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông cơ sở đã cho thấy rằng: Không có phương pháp dạy học tối ưu mà bao giờ nó cũng tồn tại ở dạng hai mặt phương pháp dạy học được xây dựng và được đúc rút qua quá trình giảng dạy và thực tiễn giảng dạy cũng chính là môi trường để chúng ta kiểm nghiệm, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho những phương pháp dạy học mà chúng ta đã vận dụng trong quá trình giảng dạy.
Qua quá trình vận dụng phương pháp trình bày miệng, cụ thể là phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử (khối 7) tại trường THCS Quảng Thắng tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho việc sử dụng phương pháp trình bày miệng trong giờ dạy học lịch sử tại trường THCS như sau:
1) Khi trình bày tài liệu phải vừa sức tiếp thu của học sinh, đây là một yêu cầu sư phạm quan trọng, là nguyên tắc đảm bảo cho tất cả học sinh hiểu bài, kích thích hoạt động trí tuệ của các em, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản, những điểm trọng tâm của bài.
2) Biết sử dụng phương pháp trình bày miệng đúng yêu cầu nội dung bài học. Không phải bất kỳ bài học nào, nội dung nào cũng đều sử dụng phương pháp trình bày miệng, mà tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng mục, từng tiết học, từng bài học cụ thể để chúng ta sử dụng hình thức nào trong phương pháp trình bày miệng một cách hợp lý.
3) Ngôn ngữ của giáo viên trong trình bày miệng phải đúng, chính xác về mặt ngữ pháp. Lời nói của giáo viên phải có hình ảnh, sinh động, hấp dẫn nhằm tạo biểu tượng và tác động đến tình cảm, tư tưởng của học sinh. Lời giảng có hình ảnh không phải là lời nói bóng bẩy, hoa mỹ, có những từ ngữ đẹp nhưng rỗng mà phải bao hàm về mặt nội dung phong phú súc tích và chính xác.
4) Phải biết sử dụng kết hợp giữa phương pháp trình bày miệng với các phương pháp dạy học khác, sao cho có thể phát huy tác dụng tích cực của phương pháp trình bày miệng, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
5) Khi xây dựng 1 đoạn miêu tả hay nêu đặc điểm, cần phải dựa trên nguồn tài liệu chính xác, có tính khoa học.
6) Phương pháp trình bày miệng cũng rất quan trọng đối với học sinh. Tư duy của học sinh diễn ra dưới hình thức ngôn ngữ, được hiện hoàn thiện trong quá trình trao đổi trong trình bày miệng. Vì vậy giáo viên cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc trình bày miệng của học sinh. Giúp học sinh trình bày đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, bằng ngôn ngữ của mình, tránh việc trình bày công thức, rập khuôn, hiện đại hoá về từ ngữ, dàn trải không trọng tâm vấn đề.
3.2. Kiến nghị
Thực ra hiện nay trong các nhà trường đã được cấp rất nhiều các thiết bị dạy học. Tuy vậy đối với môn lịch sử thì các đồ dùng thiết bị còn quá ít, vì vậy muốn đạt được kết quả cao trong bộ môn này theo tôi cần có những yêu cầu sau:
- Các cơ quan thiết bị trường học cần có đầy đủ tranh ảnh về các di tích lịch sử và di sản văn hoá hoặc chân dung của các nhân vật lịch sử có công với cách mạng.
- Nhà trường cần trang bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy tiện dạy học hiện đại giúp giáo viên dạy tốt bộ môn lịch sử.
- Tổ chức các cuộc thi sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học ở tất cả các môn trong đó có môn lịch sử.
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có nhiều thời gian đầu tư cho bài dạy để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Tổ chức nhiều buổi thảo luận trao đổi giữa các đồng nghiệp để có cơ hội học hỏi kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TP Thanh Ho¸, ngµy 15 th¸ng 3 n¨m 2017
 Ng­êi viÕt
 Ph¹m ThÞ H¶i
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Ngọc Đạt (2000): Bài giảng lý luận dạy học hiện đại, NXB ĐHQG, Hà Nội.
2. Phạm Thị Hải, Giáo viên trường THCS Quảng Thắng, TPTH, Vận dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 2 ở trường THCS – SKKN năm học 2013 - 2014
3.Trịnh Tùng (1998): Mấy biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, nghiên cứu giáo dục, số 8. 
4. Lê Ngọc Tông: Đổi mới phương pháp dạy học - Đôi điều cần bàn thêm. Nghiên cứu giáo dục số 18 tháng 12/ 2004. 
5. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2001) Phương pháp dạy học lịch sử – Tập 1,2 NXB, Đại học sư phạm, Hà Nội.
6. Phan Ngọc Liên (1996): Đổi mới việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm, NXB ĐHQG, Hà Nội. 
7. Thái Duy Tuyên (2001): Giáo dục hiện đại, NXB ĐHQG Hà Nội.
8. Trịnh Đình Tùng (Chủ biên), Trần Viết Thụ (2001): Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử Lịch sử ở trường THCS. 
9. Trương Hữu Quýnh (1987): Danh nhân lịch sử Việt Nam, NXB GD, Hà Nội.
10. N.G Đairi (1973) Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào? NXB GD, Hà Nội.
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Hải
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ phó – Tổ KHXH, trường THCS Quảng Thắng
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại 
Kết quả đánh giá xếp loại 
Năm học 

Khai thác kênh hình giúp học sinh học tập tốt môn lịch sử lớp 7 ở trường THCS
Cấp Phòng
A
2011 – 2012

Vận dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 6 ở trường THCS
Cấp Phòng
A
2013 – 2014

Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học lịch sử lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Cấp Phòng
C
2014 – 2015

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_mieu_ta_trong_day.doc