Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm tăng sự hứng thú của học sinh trong mỗi bài học Lịch sử ở trường THCS

1. Lời giới thiệu:

Lịch sử xã hội loài người là một tổng thể thống nhất, bao gồm tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Do đó, việc nghiên cứu trình bày lịch sử loài người không thể thực hiện một cách phiến diện. Chức năng của bộ môn Lịch sử là củng cố những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội loài người, việc nắm vững những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội loài người, việc nắm vững những sự kiện và quá trình lịch sử đòi hỏi phải liên quan đến nhiều ngành khoa học như xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên.

Dạy học Lịch sử ở trường THCS là quá trình cung cấp cho học sinh tiến trình ra đời và phát triển của xã hội loài người trên mọi mặt đời sống xã hội bằng các bài chính trị, chiến tranh cách mạng, về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật. Người giáo viên trước khi chuẩn bị bài cho một tiết lên lớp không thể không lưu ý tới các dạng bài với những đặc trưng của nó để xác định nội dung và phương pháp phù hợp, trong đó sự hiểu biết vận dụng kiến thức liên nghành là yếu tố quan trọng đảm bảo thành công cho bài giảng.

doc 32 trang SKKN Lịch Sử 06/05/2025 20
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm tăng sự hứng thú của học sinh trong mỗi bài học Lịch sử ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm tăng sự hứng thú của học sinh trong mỗi bài học Lịch sử ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm tăng sự hứng thú của học sinh trong mỗi bài học Lịch sử ở trường THCS
 thức để suy luận nên thời gian suy nghĩ phải nhiều hơn (kỹ thuật “động não”); còn câu hỏi “Theo em đồ kim loại sẽ tác động như thế nào đến sản xuất của người nguyên thủy?” học sinh có thể trả lời ngay nên thời gian suy nghĩ sẽ ít hơn (kỹ thuật tia chớp). Hai kỹ thuật này thường được sử dụng trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên giáo viên có thể linh hoạt sử dụng hai kỹ thuật này để thiết kế thành “trò chơi nhỏ” để dẫn nhập vào bài và củng cố kiến thức cuối bài (ví dụ như xem hình ảnh và đoán nội dung bài sẽ học, chơi trò chơi ô chữ về những nội dung vừa được học trong tiết. Để hai kỹ thuật này được vận dụng hiệu quả giáo viên cần nắm vững kỹ thuật đặt câu hỏi và có kỹ năng thành thạo trong kỹ thuật này. 
7.1.3.10. Kỹ thuật tranh luận ủng hộ - phản đối: Đây là một kỹ thuật được ứng dụng trong hoạt động nhóm, đề cập đến chủ đề có chứa đựng xung đột hoặc có nhiều giải pháp cần chọn lựa. Các học sinh chọn giải pháp giống nhau sẽ được xếp vào cùng một nhóm. Các nhóm sẽ tranh luận, phân tích để bảo vệ quan điểm của mình và phản đối ý kiến đối phương. Kết quả của quá trình tranh luận là tìm ra giải pháp khả thi nhất để giải quyết vấn đề được đặt ra. Ví dụ giáo viên đặt ra vấn đề: Nhà Nguyễn nên “đóng cửa” hay “mở cửa” thì giữ nước tốt hơn? Ưu điểm của kỹ thuật này là phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, rèn luyện cho học sinh kỹ năng suy nghĩ, lập luận lo-gic và xem xét vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau. Có điều kỹ thuật này có thể gây mất nhiều thời gian (vì có thể học sinh đưa ra nhiều ý kiến khác nhau và diễn đạt ý kiến dài dòng) nên giáo viên cần lưu ý điều hành thảo luận, dẫn dắt khéo léo và “kết” đúng lúc. Kỹ thuật này có thể phát huy tác dụng tốt hơn khi giáo viên lựa chọn một vấn đề trọng tâm nào đó trong chương trình học và tổ chức thành buổi hội thảo/thảo luận ngoại khóa cho học sinh. 
7.1.3.11. Kỹ thuật phân tích phim video: Phim video đặc biệt là phim tư liệu là một trong những nguồn tài liệu quý, phục vụ rất tốt cho việc dạy học môn Lịch sử. Khi đưa video vào bài giảng sự kiện Lịch sử sẽ trở nên gần gũi, dễ hình dung và tiết học sẽ trở nên sinh động, lôi cuốn sự chú ý của người học. Tuy nhiên nếu chỉ đưa phim tư liệu vào để minh họa cho bài giảng thì sẽ không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và không khắc sâu kiến thức cho các em được. Chính vì thế giáo viên cần áp dụng kỹ thuật phân tích phim video. Trước khi học sinh xem phim giáo viên có thể định hướng bằng cách đặt ra câu hỏi, liệt kê các điều mà học sinh cần chú ý khi xem phim. Sau khi xem phim xong các em sẽ có 1-2 phút để thảo luận và trả lời câu hỏi. Giáo viên và học sinh sẽ cùng phân tích các câu trả lời và “chốt” lại kiến thức “chuẩn” nhất. Với kỹ thuật này học sinh sẽ được rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ và khả năng phân tích, nhìn nhận vấn đề ở những góc độ khác nhau. Một trong những ưu thế để triển khai kỹ thuật này là nguồn phim Lịch sử trên mạng internet rất đa dạng, phong phú và có nhiều phim có giá trị khoa học cao. Điều quan trọng là giáo viên cần chọn lựa các phim video có chất lượng về cả kỹ thuật lẫn nội dung, thời lượng phù hợp để phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy trên lớp. Với những bộ phim dài có nội dung phù hợp, hay và chất lượng cao, giáo viên có thể linh hoạt áp dụng kỹ thuật này để tổ chức cho học sinh học ngoại khóa. Ví dụ giáo viên tổ chức cho các em xem và làm bài thu hoạch (với một số câu hỏi được cho trước mang tính định hướng) về một bộ phim Lịch sử (về Chiến tranh thế giới thứ hai, về trận Điện Biên Phủ năm 1954, về Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975) 
7.1.3.12. Kỹ thuật phòng tranh: Đây là một kỹ thuật thú vị, hấp dẫn đối với học sinh cho phép các em phát huy trí tưởng tượng, khả năng hội họa và kỹ năng thể hiện suy nghĩ thông qua hình ảnh. Để triển khai kỹ thuật này giáo viên đặt ra cho nhóm học sinh một vấn đề nào đó cần phải giải quyết rồi đề nghị các em thảo luận, thể hiện ý tưởng của mình qua hình ảnh, sơ đồ, lược đồ. Kỹ thuật này có mối liên hệ, có đôi nét tương tự với kỹ thuật sơ đồ tư duy và phương pháp “đóng vai”. Giáo viên có thể áp dụng kỹ thuật này khi củng cố kiến thức cho học sinh (đề nghị học sinh tóm tắt lại nội dung bài đã học bằng sơ đồ hoặc hình ảnh); khi cần khắc họa sự vật, hiện tượng, một chiến lược, một giải pháp mang tính Lịch sử hoặc chân dung của một nhân vật Lịch sử nào đó (ví dụ giáo viên mô tả địa thế căn cứ Điện Biên Phủ, địa thế Rạch Gầm - Xoài Mút và đề nghị học sinh đề xuất chiến thuật để đánh giặc. Tất cả các ý tưởng của các em đều sẽ được thể hiện trên giấy A0 (hoặc A1, A2) sau đó dán lên bảng hoặc quanh lớp học để giáo viên và các nhóm sẽ đi tham quan “tranh” của nhau rồi nêu nhận xét, kết luận. Kỹ thuật “phòng tranh” sẽ mang đến không khí mới mẻ, bất ngờ cho giờ học Lịch sử. Tuy nhiên do kỹ thuật này mang tính “vừa học vừa chơi” nên không thể vận dụng nhiều trong tiết học. 
7.1.3.13. Kỹ thuật sơ đồ, lược đồ tư duy: Đây là một trong những kỹ thuật được áp dụng rất nhiều trong hầu hết các bộ môn, nhằm thể hiện một ý tưởng, kế hoạch hay những kiến thức đã nắm được một cách cô đọng, ấn tượng, rõ ràng và có hệ thống. Đối với môn Lịch sử giáo viên nên hướng dẫn học sinh cách lập sơ đồ tư duy cho các em thực hành như là một dạng “bài tập về nhà” để hỗ trợ cho việc tự học, tự củng cố kiến thức. Lược đồ, sơ đồ tư duy có thể giúp các em nắm bài nhanh hơn, nhớ lâu hơn, đặc biệt là khi chính các em lập nên sơ đồ này. Một điều quan trọng là khi thường xuyên lập sơ đồ tư duy, học sinh sẽ hình thành kỹ năng sắp xếp kiến thức, thể hiện ý tưởng một cách sáng tạo, lo-gic, rõ ràng. Kỹ năng này không chỉ cần thiết cho việc tự học mà còn cho công việc của học sinh sau này nữa. 
Trên đây là những phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực mà tôi nghĩ rằng rất phù hợp khi giảng dạy bộ môn Lịch sử. Chỉ cần giáo viên nắm rõ các phương pháp - kỹ thuật dạy học và vận dụng một cách vừa đủ, linh hoạt, sáng tạo, có kết hợp nhịp nhàng giữa học và chơi, giữa học trên lớp và ngoại khóa, thực tếchắc chắn giờ học Sử sẽ trở nên lý thú, sinh động. 
Có một điều khá quan trọng mà tôi nghĩ giáo viên cần lưu ý để việc đổi mới phương pháp đạt hiệu quả như mong muốn, đó là xác định cho được kiến thức trọng tâm và lựa chọn phương pháp - kỹ thuật dạy học phù hợp để làm rõ nội dung kiến thức này. Những kiến thức lẻ tẻ, thứ yếu, giáo viên có thể lướt qua hoặc hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu ở nhà. Điều này giúp giáo viên “đi đúng trọng tâm” bài học mà lại tiết kiệm thời gian. Với thời gian tiết kiệm được đó giáo viên có thể sử dụng để bổ sung thêm cho học sinh các kiến thức mới, liên môn hay tích hợp. Bên cạnh việc sử dụng tư liệu để tái hiện các kiến thức cũ, người viết cho rằng giáo viên cũng cần khéo léo đưa thêm một vài kiến thức mới vào nhằm “thiết lập mối liên hệ” giữa quá khứ xưa cũ với hiện tại, giữa Lịch sử thế giới với Lịch sử trong nước, để các em “hiểu sử” một cách toàn diện hơn và nhận thức được rằng các kiến thức mà em được học là thú vị và bổ ích. Những điều này sẽ giúp cho học sinh có thêm nhiều kiến thức xã hội, quan trọng là các em sẽ thấy được mối liên hệ chặt chẽ, sự tác động của quá khứ đối với hiện tại, tương lai và hiểu được thông tin Lịch sử rất có ích cho các em trong cuộc sống và công việc sau này. 
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
	Đối với đề tài “Vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm tăng sự hứng thú của học sinh trong mỗi bài học Lịch Sử ở trường THCS”. áp dụng được trong chương trình dạy lịch sử ở tất cả các khối, lớp của trường THCS mà tôi đang công tác. Bên cạnh đó nếu những phương pháp - kỹ thuật mới mà tôi đưa ra cũng được áp dụng cho tất cả các trường trong phạm vi thành phố thì hiệu quả mang lại sẽ rất khả quan.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Đối với nhà trường:
+ Cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng đầy đủ đảm bảo các điều kiện phục vụ cho công tác dạy và học đạt kết quả tốt.
+ SGK, sách tài liệu tham khảo, máy tính, máy chiếu, thiết bị dạy học bộ môn.
- Đối với giáo viên:
+ Trước khi đến lớp, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy. Như vậy, kiến thức của giáo viên sẽ luôn được củng cố và nâng cao.
+ Kết hợp tốt các phương pháp dạy học và nội dung lồng ghép phải phù hợp.
+ Giáo viên phải luôn tạo ra một giờ học thật thoải mái, nhẹ nhàng, không gượng ép học sinh. 
+ Để giúp học sinh nâng cao ý thức học tập thì người giáo viên phải có tâm huyết - yêu nghề. Biết gợi mở động viên kịp thời để học sinh ham học hơn.
+ Nắm bắt được đối tượng học sinh và tình hình thực tế ở địa phương từ đó xây dựng hệ thống khắc phục phù hợp với năng lực học sinh.
+ Biết phân chia lượng kiến thức kịp thời vừa phải để đưa vào tiết học (kiến thức phải chắc lọc theo chuẩn kiến thức hiện nay).
+ Vận dụng các phương pháp linh hoạt, nhẹ nhàng, đúng địa chỉ - không làm nặng nề hoặc rối tiết học. 
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Việc vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm tăng sự hứng thú của học sinh trong mỗi bài học Lịch Sử thực sự đem lại nhiều hiệu quả thiết thực.
- Đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản mục tiêu đào tạo
+ Về kiến thức: Đa dạng, phong phú và linh hoạt, liên thông và bổ trợ giữa các môn học. Từ đó làm sáng tỏ, giúp HS hiểu sâu kiến thức.
+ Về kĩ năng: tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được cho quá trình học tập tiếp theo, vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.
+ Về thái độ, tư tưởng: có hiệu quả tích hợp giáo dục sâu sắc để làm công dân tốt, có trách nhiệm sau này.
- Giúp khắc phục được tình trạng khô cứng, nặng nề, tản mạn, rời rạc trong dạy học.
- Gắn kết việc dạy học với thực tiễn cuộc sống.
- Làm cho HS hứng thú và say mê hơn với môn học Lịch sử.
Tóm lại, với việc vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm tăng sự hứng thú của học sinh trong mỗi bài học Lịch Sử trên có giá trị thực tiễn to lớn trong đời sống xã hội. Việc vận dụng này chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được cho quá trình học tập tiếp theo, vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thách thức, bất ngờ. Đồng thời, giáo dục cho học sinh THCS những giá trị truyền thống, lịch sử của dân tộc, của quê hương Việt Nam, nơi đang sống và học tập; từ đó khơi dậy niềm tin, lòng tự hào dân tộc, tự hào là người Việt Nam, giúp các em phấn đấu, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, trở thành người công dân có ích cho đất nước.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Trong các giờ dạy học lịch sử của năm học vừa qua, tôi đã áp dụng nhiều phương pháp - kĩ thuật trên vào bài giảng môn Lịch sử một cách thường xuyên, đầy đủ, phù hợp với nội dung yêu cầu của bài học và trình độ nhận thức, hiểu biết của học sinh ở khối lớp. Kết quả cho thấy ở hầu hết các giờ học có sử dụng nhiều phương pháp thì học sinh đều rất tích cực và hứng thú trong việc học tập đối với bộ môn Lịch sử. Các em luôn chủ động tự giác tích cực tham gia vào những hoạt động do giáo viên tổ chức. 
Qua việc áp dụng đề tài tôi đã giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu, tiếp thu bài học nhanh và có hiệu quả hơn đồng thời cũng đã hình thành ở học sinh khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ. Điều này được thể hiện ở chất lượng các bài kiểm tra, đánh giá của giáo viên, kết quả bài kiểm tra sau thường cao hơn kết quả bài kiểm tra trước.
Qua việc triển khai đối với công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi đã có kết quả nhất định: 
Kết quả đạt được:
- Bản thân tôi đã được giải Ba cấp Thành phố và giải Ba cấp Tỉnh trong Hội thi Giáo viên dạy giỏi các môn KHXH năm học 2017-2018.
 - Trong kì thi Học sinh giỏi lớp 9: Có học sinh Nguyễn Thùy Linh lớp 9A được giải Khuyến khích cấp thành phố (10-2018)
- Trong kì thi KHTN, KHXH cấp Thành phố (12-2018) có các học sinh đạt giải: 
+ Nguyễn Trung Hiếu lớp 8C đạt giải Ba, 
+ Phùng Thị Huyền Trang lớp 8A đạt giải Ba, 
+ Phùng Kim Nha lớp 8A đạt giải Ba, 
+ Lương Thị Huyền Trang đạt giải Khuyến khích, 
+ Nguyễn Bùi Duy Hưng đạt giải Khuyến khích, 
+ Nguyễn Thị Ngọc Anh đạt giải Khuyến khích. (Hiện nay các em này đang ôn thi để chuẩn bị thi Cấp Tỉnh)
+ Qua thực hiện đề tài nghiên cứu, với sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng nghiệp, bản thân tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau:
Ở Khối 6
Bảng 1: Kết qủa khảo sát chất lượng trước khi thực hiện đề tài:
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
140
10
7,1%
54
38,6%
68
48,6%
8
5,6%
0
0%
Bảng 2: Kết qủa khảo sát chất lượng sau khi áp dụng đề tài:
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
140
20
14,3%
70
50%
50
35,7%
0
0 %
0
0 %
Ở Khối 7
Bảng 1: Kết qủa khảo sát chất lượng trước khi thực hiện đề tài:
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
126
6
4,8%
37
29,4%
72
57,1%
9
7,1%
2
1,6%

Bảng 2: Kết qủa khảo sát chất lượng sau khi áp dụng đề tài:
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
126
16
12,7%
60
47,6%
50
39,7%
0
0 %
0
0 %
Ở Khối 8
Bảng 1: Kết qủa khảo sát chất lượng trước khi thực hiện đề tài:
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
120
7
5,8%
40
33,3%
60
50%
10
8,3%
3
2,5%
Bảng 2: Kết qủa khảo sát chất lượng sau khi áp dụng đề tài:
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
120
18
15%
54
45%
48
40%
0
0 %
0
0%
Ở Khối 9
Bảng 1: Kết qủa khảo sát chất lượng trước khi thực hiện đề tài:
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
103
8
7,8%
36
35%
48
46,6%
9
8,7%
2
1,9%
Bảng 2: Kết qủa khảo sát chất lượng sau khi áp dụng đề tài:
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
103
19
18,4%
46
44,7%
38
36,9%
0
0%
0
0%
Tóm lại để môn Lịch sử được coi trọng và yêu thích chúng ta cần thực hiện một cuộc “cách mạng toàn diện” về cả chương trình Sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra - đánh giá. Đây là một “hành trình” khá lâu dài và tốn không ít công sức. Tuy nhiên chỉ cần có sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp có thẩm quyền, sự phối hợp làm việc có trách nhiệm của các chuyên gia, sự tâm huyết của các giáo viên, người viết tin rằng, “hình ảnh” và chất lượng của môn Lịch sử sẽ được nâng lên cao trong một tương lai không xa
Do mới chỉ áp dụng trong phạm vi trường THCS mà tôi đang công tác nên đề tài này khó tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong quý đồng nghiệp nhận xét, góp ý để đề tài của tôi được hoàn thiện và có thể áp dụng rộng rãi.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
- Học sinh toàn trường THCS Thanh Trù. 
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
1
Trần Thị Thúy
Trường THCS Thanh Trù.
Giảng dạy bộ môn Ngữ Văn - Lịch sử
2
Phí Thị Hằng
Trường THCS Thanh Trù.
Giảng dạy bộ môn Địa Lí

3
Hoàng Thị Mai Hoa
Trường THCS
 Hội Hợp.
Giảng dạy bộ môn Lịch sử

Vĩnh Yên, ngày 03 tháng 4 năm 2019
 Thủ trưởng đơn vị
 Nguyễn Trung Dũng
Vĩnh Yên, ngày 03 tháng 4 năm 2019
 Tác giả sáng kiến
 Nguyễn Thị Lê

Vĩnh Yên, ngày 03 tháng 4 năm 2019
Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_sang_tao_cac_phuong_phap_day.doc