Sáng kiến kinh nghiệm Việc lập và sử dụng bảng biểu trong dạy học Lịch sử lớp 7
Cùng với các môn học khác, môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở là môn học có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử Thế giới và lịch sử dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở đó, giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giúp học sinh biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu, đồng thời rèn luyện năng lực tư duy và thực hành cho học sinh.
Với vị trí, chức năng và nhiệm vụ quan trọng như vậy, nhưng hiện nay vai trò của bộ môn lịch sử trong trường trung học cơ sở chưa thực sự được đề cao. Một số giáo viên chưa thật sự hiểu sâu và làm chủ kiến thức, còn phụ thuộc vào sách giáo khoa, chưa sử dụng có hiệu quả phương pháp đặc trưng của bộ môn và kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học trong tiết dạy nên dẫn đến hiệu quả giờ học chưa cao. Bên cạnh đó, một hiện tượng phổ biến hiện nay là rất nhiều học sinh không chú ý học tập các môn khoa học xã hội, trong đó có bộ môn lịch sử vì bản thân học sinh và các bậc phụ huynh cho rằng đây là môn phụ, nên nhiều học sinh đã “quay lưng” lại với môn lịch sử.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Việc lập và sử dụng bảng biểu trong dạy học Lịch sử lớp 7

4. Đối với các dạng bài ôn tập. Trong các tiết ôn tập, đặc biệt là các tiết ôn tập chương II, III, IV, V, VI, đòi hỏi giáo viên phải hệ thống, tổng hợp lại toàn bộ nội dung kiến thức của cả một thời kì, một giai đoạn lịch sử về tất cả các lĩnh vực và nâng cao, khái quát hóa để học sinh nắm được bản chất của các sự kiện lịch sử. Với một khối lượng kiến thức nhiều như vậy mà chỉ tìm hiểu trong một tiết nên đòi hỏi giáo viên phải rất linh hoạt và sáng tạo trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập một cách có hiệu quả. Để đáp ứng yêu cầu đó, giáo viên nên sử dụng các bảng biểu để hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của từng triều đại, từng thời kì lịch sử. - Đối với những kiến thức liên quan đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa, khoa học-nghệ thuật..của nước ta dưới các triều đại phong kiến, giáo viên nên hướng dẫn học sinh hệ thống lại kiến thức thông qua bảng niên biểu sau: Tên triều đại Chính trị Kinh tế Xã hội Giáo dục-văn hóa Khoa học-nghệ thuật - Khi tìm hiểu các cuộc kháng chiến, giáo viên có thể sử dụng các bảng niên biểu so sánh để làm nổi bật bản chất của các sự kiện lịch sử. Tên cuộc kháng chiến Thời gian Lãnh đạo Trận đánh tiêu biểu Riêng đối với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý và quân xâm lược Mông-Nguyên thời Trần, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập bảng biểu so sánh để học sinh thấy được những điểm nổi bật của hai cuộc kháng chiến này. Nội dung so sánh Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý Cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên thời Trần Hoàn cảnh lịch sử Thời gian Lãnh đạo Cách đánh giặc Chiến thắng lớn Kết quả Với hai bảng kiến thức trên, học sinh sẽ khái quát, tổng hợp ngắn gọn và rút ra được những nhận xét cơ bản nhất về các cuộc kháng chiến trong từng thời kì lịch sử. Qua đó giáo dục cho học sinh lòng yêu nước và ý thức tự hào dân tộc, đồng thời phát triển cho học sinh các kĩ năng quan sát, đối chiếu, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức để rút ra nhận xét. 3.2.5. Đối với dạng bài tổng kết. Tổng kết là dạng bài dạy mang tính chất khái quát hóa cao về một giai đoạn lịch sử khá dài gồm cả phần lịch sử Thế giới và lịch sử Việt Nam. Vậy nên với thời lượng một tiết, giáo viên chỉ trình bày được những nét khái quát và cơ bản nhất. Do đó việc lập bảng biểu trong tiết học này là vô cùng quan trọng. Về phần lịch sử Thế giới, giáo viên nên hướng dẫn học sinh chọn lọc kiến thức để hoàn thành bảng biểu sau: Lĩnh vực Phương Đông Phương Tây Kinh tế Xã hội Thể chế nhà nước Đối với phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX gồm nhiều vấn đề và nội dung quan trọng. Vì vậy, giáo viên thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở hướng dẫn học sinh hoàn thành hai bảng kiến thức sau: Bảng 1. Tìm hiểu những nét nổi bật nhất về chính trị, những thành tựu về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học-nghệ thuật của nước ta qua các giai đoạn lịch sử: thời Ngô-Đinh-Tiền Lê, thời Lý-Trần, thời Lê sơ, thế kỉ XVI-XVIII, đầu thế kỉ XIX. Nội dung Các giai đoạn lịch sử Ngô-Đinh-Tiền Lê Lý-Trần Lê Sơ Thế kỷ XVI-XVIII Đầu thế kỷ XIX Chính trị Kinh tế Xã hội Giáo dục-văn hóa Khoa học-nghệ thuật Bảng 2. Tìm hiểu về các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ độc lập chủ quyền của nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Tên cuộc đấu tranh Triều đại Lãnh đạo Kết quả Qua hai bảng tổng hợp kiến thức trên, học sinh nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài tổng kết. Học sinh sẽ nhận thức được nước Việt Nam có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời, trải qua nhiều biến động thăng trầm của lịch sử. Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhân dân ta đã từng bước đoàn kết xây dựng một quốc gia thống nhất, có tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng, ổn định, nền văn hóa tươi đẹp giàu bản sắc riêng đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của các thế hệ nối tiếp. Trong quá trình xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam phải liên tục cầm vũ khí, chung sức, chung lòng tiến hành hàng loạt các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Từ đó nhằm bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức vươn lên trong học tập để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tổng hợp kiến thức và kĩ năng thực hành. 3.3. Vận dụng phương pháp lập bảng biểu vào một tiết dạy cụ thể: Với phương pháp lập bảng biểu, tôi đã vận dụng thành công vào một tiết dạy cụ thể như sau. TIẾT 49. BÀI 24. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Sự suy yếu của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đã kìm hãm sự phát triển của sản xuất, đời sống nhân dân đói khổ, cảnh lưu vong phiêu tán khắp nơi. - Phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại nhà nước phong kiến tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất... 2. Tư tưởng: - Thấy rõ sức mạnh quật khởi của nhân dân Đàng Ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bóc lột của nhân dân ta. 3. Kĩ năng: - Đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp thông qua những phong trào nông dân. B. Thiết bị dạy học - Bảng phụ (giáo viên chuẩn bị hai bảng biểu theo hai nội dung của sách giáo khoa). - Lược đồ nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. C. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới a) Giới thiệu bài: Ở bài học trước, các em đã thấy dưới quyền cai trị của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài kéo dài dẫn tới cảnh điêu đứng, khổ cực của quần chúng nhân dân. Có áp bức, có đấu tranh. Nông dân ở Đàng Ngoài đã vùng lên đấu tranh, lật đổ chính quyền họ Trịnh. b) Các hoạt động dạy-học: I. Tình hình chính trị. Bước 1. Giáo viên cho học sinh thảo luận (chia lớp thành 3 nhóm) và nêu câu hỏi thảo luận: Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình chính quyền phong kiến ở Đàng ngoài? Nhóm 2: Tìm hiểu về tình hình kinh tế ở Đàng ngoài thế kỉ XVIII? Nhóm 3: Tìm hiểu về đời sống của nông dân ở Đàng ngoài? Bước 2. Các nhóm tiến hành thảo luận Bước 3. Giáo viên yêu cầu đại diện từng nhóm lên hoàn thành bảng biểu. Căn cứ vào kết quả thảo luận giáo viên nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung của bảng 1 như sau: Lĩnh vực Điểm nổi bật Chính trị Chính quyền phong kiến suy sụp. Kinh tế Nông nghiệp bị đình đốn, công thương nghiệp sa sút Đời sống của nông dân Vô cùng cực khổ Qua bảng niên biểu, giáo viên có thể khái quát và nhấn mạnh nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng ngoài thế kỉ XVIII. Chính quyền phong kiến suy yếu, kinh tế sa sút nghiêm trọng, đời sống của nông dân vô cùng cực khổ là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nông dân ở khắp mọi nơi để chống lại chính quyền phong kiến Lê-Trịnh. II. Những cuộc khởi nghĩa lớn. Bước 1. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung mục 2 Bước 2. Giáo viên treo lược đồ “Nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng ngoài thế kỉ XVIII” và giải thích các ký hiệu trên bản đồ. Đồng thời treo bảng biểu, hướng dẫn học sinh hoàn thành thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở về tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa bàn, kết quả và ý nghĩa. Kết thúc mục 2, giáo viên có bảng niên biểu đầy đủ như sau: Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Địa bàn hoạt động Kết quả-ý nghĩa K/n Nguyễn Dương Hưng 1737 Sơn Tây - Các cuộc khởi nghĩa bị thất bại. - Góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay. Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nhân dân. K/n Lê Duy Mật 1738-1770 Thanh Hóa-Nghệ An K/n Nguyễn Danh Phương 1740-1751 Vĩnh Phúc- Sơn Tây-Tuyên Quang K/n Nguyễn Hữu Cầu 1741-1751 Hải Phòng-Nghệ An K/n Hoàng Công Chất 1739-1769 Sơn Nam-Tây Bắc Sau khi hoàn thành bảng niên biểu, giáo viên kết hợp với lược đồ giới thiệu sâu hơn, chi tiết hơn về các cuộc khởi nghĩa. Đồng thời, yêu cầu học sinh rút ra những nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa theo các nội dung: thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa, quy mô và địa bàn hoạt động, nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa nêu trên. 4. Củng cố, dặn dò Giáo viên củng cố kiến thức cho học sinh thông qua các bài tập sau: Bài tập 1. Giáo viên sử dụng lược đồ câm cho học sinh lên bảng điền ký hiệu vào lược đồ những nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Bài tập 2. Tổ chức trò chơi câu đố lịch sử.... 4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Với việc vận dụng đề tài “Phát huy tính tích cực, phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh thông qua việc lập và sử dụng bảng biểu trong dạy học lịch sử lớp 7” trong năm học 2016-2017 tại trường trung học cơ sở Định Bình đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, để có được những kết quả đó, bản thân giáo viên không chỉ đơn thuần sử dụng độc lập việc lập bảng biểu mà đó là cả một quá trình tổng hợp, phối-kết hợp của nhiều phương pháp, biện pháp và các phương tiện dạy học khác nhau như thảo luận nhóm, nêu câu hỏi, thuyết trình, máy chiếu, bản đồ, lược đồ...nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy học, cụ thể như sau: - Học sinh hứng thú hơn trong mỗi giờ học lịch sử, không khí của lớp học sôi nổi, thoải mái. - Học sinh chủ động, tích cực, tự giác trong quá trình lĩnh hội kiến thức, các em đã biết chủ động khai thác kiến thức trong sách giáo khoa, nắm bắt kiến thức nhanh, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế để giải quyết những câu hỏi, bài tập mà giáo viên đưa ra. - Học sinh đã biết liên kết các sự kiện lịch sử, xâu chuỗi những kiến thức theo các chuyên đề, chuyên mục, khái quát, tổng hợp kiến thức, đối chiếu so sánh để rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử. Các em không chỉ hiểu, biết lịch sử mà còn vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. - Làm thay đổi cơ bản quan niệm và cách học bộ môn lịch sử của học sinh trước đây là lệ thuộc vào sự truyền giảng kiến thức của giáo viên sang phương pháp học mới lấy người học làm trung tâm. Qua đó, phát huy được tư duy độc lập, khả năng quan sát, óc sáng tạo cũng như hình thành cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo đặc thù cần thiết khi học bộ môn. Kết quả môn học lịch sử của hai lớp 7A, 7B trong học kì II khi tôi thực hiện đề tài “Phát huy tính tích cực, phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh thông qua việc lập và sử dụng bảng biểu trong dạy học lịch sử” đã đạt được kết quả cụ thể như sau: Lớp SỐ HS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 7A 31 4 12.9 14 45.2 13 41.9 0 0 0 0 7B 29 1 3.5 13 44.8 13 44.8 2 6.9 0 0 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Tóm lại, qua việc áp dụng "Việc lập và sử dụng bảng biểu" trong dạy-học lịch sử đối với học sinh khối lớp 7 trường trung học cơ sở Định Bình, tôi nhận thấy với phương pháp dạy-học này, học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt được những kiến thức cơ bản của bài học, phát huy được tính tích cực, chủ động trong quá trình học tập, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết như tổng hợp, phân tích, so sánh. Nhờ hệ thống bảng biểu mà học sinh nắm được mục tiêu bài học, làm chủ được sách giáo khoa và tích cực tham gia các hoạt động học tập trên lớp. Qua đó, giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về vị trí và tầm quan trọng của bộ môn lịch sử trong trường trung học cơ sở mà lâu nay các em chưa thực sự quan tâm. Với việc lập bảng biểu, giáo viên sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không phải chạy đua với thời gian vì dung lượng quá lớn của kiến thức ở một số bài, tạo điều kiện để giáo viên thực hiện và phát huy có hiệu quả vai trò là người thầy trong dạy học. Tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ của mình trong việc đổi mới phương pháp dạy-học bộ môn lịch sử hiện nay ở trường trung học cơ sở, nâng cao chất lượng đại trà, để học sinh hứng thú, say mê hơn nữa với bộ môn lịch sử. Với bản thân mình, tôi sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, đồng thời không ngừng đúc rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn để đề tài này được triển khai rộng rãi trong các khối lớp một cách hiệu quả và có chất lượng. 2. KIẾN NGHỊ * Đối với nhà trường: - Bổ sung thêm các nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. - Tổ và nhóm chuyên môn thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học qua các tiết dạy để các đồng chí trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. - Tổ chức các buổi hội thảo khoa học về sáng kiến kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. * Đối với giáo viên. - Giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Hạn chế tối đa phương pháp dạy học truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm. - Phải luôn tìm tòi, sáng tạo để từng bước cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết học, bài học với những đối tượng học sinh khác nhau. - Phải thực sự tâm huyết, tận tình với công việc, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trước học sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Yên Định, ngày 10 tháng 4 năm 2017 Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người viết Trịnh Thị Quyên XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp dạy học lịch sử . NXBGD-1998. 2. Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn lịch sử ở trường THPT và THCS XB-1999. 3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn lịch sử THCS - NXB GD Việt Nam-Phan Ngọc Liên-Nguyễn Xuân Trường (Đồng chủ biên). 4. Lịch sử 7 NXBGD-Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên). 5. Thiết kế bài giảng lịch sử 7-NXB GD Nguyễn Thị Phượng (Chủ biên). 6. Sách giáo viên lịch sử 7 NXBGD-Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên). DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Quyên. Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Định Bình TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại Vận dụng phương pháp mới đối với tiết dạy Các nước Tây Âu trong chương trình lịch sử lớp 9 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Định A 2011-2012 Một số kinh nghiệm khi dạy bài: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Định A 2015-2016 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp dạy học lịch sử . NXBGD-1998. 2. Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn lịch sử ở trường THPT và THCS XB-1999. 3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn lịch sử THCS - NXB GD Việt Nam-Phan Ngọc Liên-Nguyễn Xuân Trường (Đồng chủ biên). 4. Lịch sử 7 NXBGD-Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên). 5. Thiết kế bài giảng lịch sử 7-NXB GD Nguyễn Thị Phượng (Chủ biên). 6. Sách giáo viên lịch sử 7 NXBGD-Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên).
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_viec_lap_va_su_dung_bang_bieu_trong_da.docx