Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh THCS
Trong thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ, hội nhập và phát triển, nhân loại đều hướng đến chân trời tri thức mà hạt nhân là giáo dục. Thước đo quan trọng cho năng lực sáng tạo của mỗi người trong nền kinh tế tri thức chính là tốc độ tư duy, khả năng biến đổi thông tin thành kiến thức và từ kiến thức tạo ra giá trị. Trong xu thế đó, sản phẩm đào tạo phải là những con người năng động, sáng tạo, có khả năng học thường xuyên, học suốt đời nhằm thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ và yêu cầu thị trường lao động.
Để đào tạo con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu và những thách thức gay gắt của hội nhập và phát triển, cần phải đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giảng dạy ở mọi cấp học, ngành học. Trong bộ môn giáo dục học, dạy học là một quá trình sư phạm tổng thể, là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh, nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, dựa trên cơsở đó phát triển năng lực tư duy đặc biệt là tư duy sáng tạo, hình thành một thế giới quan khoa học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh THCS

hóm 3: Tìm hiểu phong trào công nhân ở Anh và so sánh nó với phong trào công nhân cuối thế kỉ XVIII. Sau khi các nhóm đã làm việc xong, giáo viên cho các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình và cho các nhóm khác đóng góp ý kiến bổ sung. Cuối cùng giáo viên tổng kết nhận xét sự làm việc của các nhóm theo các tiêu chí đã có và nhận xét sự phát triển của phong trào công nhân đầu thế kỉ XIX với phong trào công nhân cuối thế kỉ XVIII. Như vậy, để các em cùng nhau hoạt động nhóm, làm việc theo nhóm, các em sẽ cảm nhận được sự chia sẻ, sự hợp nhất ý kiến để cùng nhau đưa ra ý kiến chung nhất. Tạo được nhu cầu học tập cho các em Thứ hai, hoạt động người học được là đóng vai nhân vật lịch sử, giúp các em hình dung được về nhân vật lịch sử, các em sẽ tự mình nhập vai lịch sử, được nói lên những ý kiến theo quan điểm của các em, hơn là giáo viên đứng thuyết giảng về nhân vật ấy và gán cho nhân vật lịch sử ấy những trách nhiệm theo như lịch sử đã diễn ra. Ví dụ : Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884) (SGK Lịch sử lớp 8) Sau khi học song bài học này, nếu giáo viên giải thích không chính xác về nhân vật Phan Thanh Giản, thì người học sẽ nghĩ phiến diện rằng đây là nhân vật bán nước, làm cho đời sống nhân dân cực khổ. Nhưng nếu như người dạy để người học được đóng vai nhân vật ấy, đưa ra các câu hỏi như: đặt vào hoàn cảnh đất nước ta như vậy, thì nếu là Phan Thanh Giản, Em sẽ làm gì? Như vậy sẽ đặt cho người học, phải tự suy nghĩ, phải nhập vào vai nhân vật trong hoàn cảnh đó. Có như vậy, người học mới thấy được quyết định của Phan Thanh Giản là đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước lúc bấy giờ. Qua đó, giúp người học thấy được rằng, càng tìm hiểu lịch sử, càng thấy nhiều điều thú vị. Qua bài học, giúp các em rút ra được bài học cần phải luôn tỉnh táo sáng suốt trước khi quyết định một điều gì. Không nên để ảnh hưởng đến người khác, để khi quyết định rồi sẽ không phải hối tiếc. Như vậy, qua việc được đóng vai nhân vậy lịch sử, người học được hoạt động, qua đó để rút kinh nghiệm cho bản. Điều đó, sẽ khơi dậy được nhu cầu học tập môn lịch sử. Sử dụng cách thức “tăng tính trực quan đối với dạy học lịch sử” trong dạy học lịch sử nhằm tạo nhu cầu học tập cho học sinh THCS Việc sử dụng các phương tiện trực quan có ưu thế hơn trong việc tạo ra các hình ảnh lịch sử cụ thể, sinh động, chính xác. Tuy nhiên, đồ dùng trực quan cũng giống như các sự kiện lịch sử đã qua, chúng là những đồ vật chỉ có hình ảnh, mà không nói được. Nếu sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học lịch sử, mà không có lời thuyết trình thì những đồ trực quan ấy chỉ tạo nên những hình ảnh mờ nhạt, dễ quên trong nhận thức của học sinh. Vì vậy, để học sinh có biểu tượng chính xác về các sự kiện lịch sử, người ta thường kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan với lời nói sinh động của giáo viên, mục đích nhằm nâng cao hiệu quả bài học. Đồ dùng trực quan tốt sẽ phát huy được hoạt động nhận thức của học sinh, kết hợp với hai hệ thống tín hiệu quan trọng trong quá trình nhận thức: tai nghe, mắt thấy, tác động vào tri giác của người học để người học nhận thức, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, tạo được những mối quan hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát triển năng lực chú ý, quan sát, hứng thú và đặc biệt là tính tích cực hoạt động độc lập. Ví dụ 1: Bài 30: Cách mạng tư sản Pháp (1879 -1794) (SGK Lịch sử 8), mục I: Nước Pháp trước cách mạng Trong mục này, giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh: Tình cảnh (A0,A3) và treo lên bảng) sau đó yêu cầu các em hãy quan sát bức tranh đó miêu tả và có nhận xét gì về thân phận người nông dân Pháp trước cách mạng? Hình 3.1: Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng Giáo viên để 1 hoặc 2 em trả lời sau đó mới giải thích và miêu tả cho học sinh: “Đây là bức tranh biếm họa được xuất hiện trong cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, dưới bức tranh có câu: “cho đến bao giờ thì tình cảnh này chấm dứt”. Đây là tình cảnh khốn khổ của người nông dân Pháp đang còng lưng cõng một quý tộc (hình người mặc áo đen đội mũ rộng vành) và một tăng lữ (hình người ngồi phía trước mặt béo tròn). Người nông dân già yếu tay chống chiếc cuốc – công cụ lao động chủ yếu, rất thô sơ lúc bấy giờ. Ông ăn mặc rách rưới, trong túi quần, túi áo của quý tộc, tăng lữ có thò ra các tờ giấy, đó là các văn tự cho vay nợ, thuế ruộng, những quy định về nghĩa vụ phong kiến cho nông dân. Cùng với các đẳng cấp có đặc quyền (quý tộc, tăng lữ), chuột, chim bồ câu (hình ảnh các con vật ở phía dưới chân người nông dân) đang phá hoại mùa màng. Tình cảnh này đề nặng lên vai người nông dân (chiếm hơn 90% dân số) như lại không có ruộng đất, họ bị lệ thuộc chặt chẽ vào chế độ phong kiến, quý tộc có mọi đặc quyền về kinh tế, chính trị. Quanh năm người nông dân phải làm việc nặng nhọc bằng những công cụ thô sơ, lạc hậu lại phải chịu đựng hầu hết gánh nặng của chế độ phong kiến chuyên chế. Tất cả những điều đó đưa người nông dân đến chỗ tuyệt vọng. Họ mong muốn đến ngày chấm dứt tình cảnh này, và vì vậy khi cách mạng bùng nổ, họ thực sự là một lực lượng đông đảo quyết định bước phát triển của cách mạng”. Sử dụng cách thức “để thỏa mãn nhu cầu tự khám phá kiến thức lịch sử” trong dạy học lịch sử nhằm tạo nhu cầu học tập cho học sinh THCS Có nhiều kiểu khác nhau hướng dẫn các em tự học lịch sử ở các trường phổ thông. Tùy thuộc vào nội dung kiến thức của bài học, đưa ra những kiểu học tự học, tự khám phá kiến thức cho phù hợp. Thứ nhất, cần lựa chọn “điểm nhấn” nhằm xác định những nội dung quan trọng đã được học trong một bài hoặc một chương hay một phần chương trình. Để học sinh gạch chân những ý chính hoặc tóm tắt bằng những từ khóa, tóm tắt thành một câu hiểu của mình. Theo các câu hỏi đặt ra: Ai? Vào thời gian nào? Diễn biến ra sao? Kết quả? Ví dụ 1: Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX (SGK Lịch sử lớp 8) Để người học có thể nắm chắc được những nội dung cơ bản trong bài, sau khi học xong bài này, giáo viên nên dành thời gian để củng cố toàn bài. Giáo viên yêu cầu học sinh kết luận một câu ngắn gọn về nội dung toàn bài theo ý hiểu. Hoặc giáo viên có thể tự đưa ra kết luận, sau đó yêu cầu học sinh gạch chân vào ý chính hoặc phân tích quan điểm đó, nhằm tạo điểm nhấn trong bài học. Giáo viên có thể đưau ra kết luận sau: Cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra rất sôi nổi, điển hình là cuộc khởi nghĩa Yên Thế, tuy nhiên những phong trào này hoàn toàn thất bại do chưa có đường lối cách mạng đúng đắn và lực lượng còn yếu Thứ hai, lập bảng niên biểu tổng kết, hệ thống hóa các sự kiện cơ bản sau khi học xong một bài hoặc một chương hoặc một phần chương trình môn học. Bảng niên biểu cần được định hướng thông tin để học sinh điền nội dung phù hợp. Giáo viên cũng có thể thiết kế sẵn bảng niên biểu trống để học sinh tự chọn sự kiện cơ bản và trình bày nội dung liên quan. Ví dụ 2: Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới (SGK Lịch sử 8) Sau khi học xong bài học này, học sinh cần nhớ được mốc thời gian, những thành tựu chủ yếu của cách mạng công nghiệp và nêu được hệ quả của những thành tựu đó. Để giúp các em tự củng cố được kiến thức, nên đưa ra bảng niên biểu, các em điền vào những nội dung theo gợi ý đã có, để tổng kết những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp, lấy đại diện là nước Anh. Cách mạng công nghiệp Anh Tác động Thời gian Thành tựu Giáo viên hướng dẫn các em điền những nội dung cần thiết sau khi học xong cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh. Sau đó, các em sẽ tự điền và cũng với bảng niên biểu này các em sẽ tự tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiệp ở Đức, Pháp, các em trình bày và phân tích theo sự hướng dẫn của giáo viên về cuộc cách mạng ở hai nước này. Điều này sẽ giúp các em nhớ và học tốt hơn. Giáo viên không phải mất thời gian để giới thiệu về cuộc cách mạng ở hai quốc gia đó. Trên đây là những đề xuất của tôi về một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn lịch sử cho học sinh THCS, có thể do năng lực còn hạn chế nên nhiều ý kiến đề xuất của tôi vẫn còn bỏ qua, chưa đề cập đến một số cách thức khác cũng ảnh hưởng, tác động đến việc thúc đẩy tạo nhu cầu học tập môn lịch sử. Xong theo tôi nghĩ để tạo được nhu cầu học tập lịch sử cho các em học sinh THCS, thì chúng ta không chỉ quan tâm tới một vấn đề, một yếu tố nào đó mà phải có sự quan tâm tới các yếu tố từ GV, HS, nhà quản lí đến mục tiêu chương trình và phương tiện cơ sở vật chất. Mức độ quan tâm tới các yếu tố này ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn là khác nhau, nhưng điều quan trọng để tạo ra được nhu cầu học tập cho người học, thì người giáo viên đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc tác động đến các tri giác, trạng thái tâm lý của người học nhằm khơi dậy nhu cầu học tập môn lịch sử cho học sinh THCS. KẾT LUẬN CHUNG Sau khi nghiên cứu, xây dựng và tiến hành thực nghiệm một số phương pháp dạy học tích cực tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh THCS, tôi xin đưa ra một số kết luận sau: Trước thực trạng, trong các giờ học lịch sử ở các trường THCS, người giáo viên vẫn chưa có những phương pháp, cách thức dạy học khơi dậy được nhu cầu học tập cho người học. Để tạo được nhu cầu học tập môn lịch sử cho học sinh THCS, người giáo viên cần phải chú ý đến các đặc điểm về tri giác, sở thích, nhu cầu của các em học sinh THCS, qua đó có những biện pháp tác động đến tâm lý, tình cảm của các em. Có như vậy, mới tạo được nhu cầu học tập cho các em. Để làm được điều này, người giáo viên dạy lịch sử cần phải có nghệ thuật sư phạm khéo léo, nhanh nhạy và thật nhuần nhuyễn. Để áp dụng được các cách thức tạo nhu cầu học tập, đòi hỏi người giáo viên cần hiểu được bản chất của các cách thức sau đó với việc sử dụng linh hoạt cách thức và phương pháp dạy học sao cho phù hợp với nội dung môn học, phù hợp với các đối tượng học sinh sẽ giúp cho giờ học đạt được hiệu quả cao nhất, người học biết cách khơi dậy nhu cầu học tập, còn người học được khơi dậy nhu cầu học tập sẽ hứng thú, đam mê học, tích cực và chủ động học hơn. Trên cơ sở kết quả của quá trình nghiên cứu, thực nghiệm, tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau: Nhà trường, xã hội, và cha mẹ học sinh cần phối hợp với nhau để giáo dục các em hiểu được ý nghĩa của việc học môn lịch sử đối với bản thân các em trong thời đại hiện nay. Giáo viên phải là người chủ động, đi đầu trong công tác đổi mới các phương pháp, cách thức dạy học tích cực nhằm tạo nhu cầu học tập cho học sinh. Phải thường xuyên trau dồi kinh nghiệm, mở rộng kiến thức. Mỗi giáo viên trong quá trình sử dụng những cách thức dạy học sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất nhằm khơi dậy nhu cầu học tập môn lịch sử cho học sinh THCS. Có như vậy người giáo viên lịch sử mới thực sự thành công trong quá trình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, nhằm tạo ra những thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện có đầy đủ phẩm chất, năng lực cống hiến cho đất nước. Như vậy, để có thể khơi dậy nhu cầu học tập lịch sử cho các em học sinh THCS, điều quan trọng người giáo viên cần phải thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi phương pháp, cách thức dạy học tác động đến tâm lý của người học. Sao cho giờ học lịch sử, lịch sử - quá khứ nhưng rất thực tế và ý nghĩa, có như vậy người học mới không cảm thấy giờ học nhàm chán, khô khan và khó hiểu. Đó sẽ là chất xúc tác khơi dậy được nhu cầu, niềm đam mê và tình tình yêu lịch sử cho người học. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Từ điển Bách khoa toàn thư triết học, NXB Bách khoa toàn thư Xô Viết, năm 1983, tr 518 C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. C. Mark và Ph.Ăngghen, Hệ tư tưởng Đức, Toàn tập 3, NXB sự thật, Hà Nội 1986, tr.166. C.Mac và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.183. Nguyễn Thị Côi, Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội, 2006. TS. Lê Thị Kim Chi, Nhu cầu: động lực và định hướng xã hội, tr 29, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2005. Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1999, tr. 406-407 Đại học Quốc gia Hà Nội – Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu xã hội học – đáp ứng nhu cầu CNH – HĐH đất nước, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về xã hôi học, HN 2001, tr 103- 104). Đỗ Ngọc Đạt, Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, NXB Đại học Quốc gia HN, 1997, tr 97. Đặng Thành Hưng, Dạy học hiện đại – lí luận, biện pháp, kĩ thuật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, HN 2002. Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức (cb), Giáo dục học đại cương (T1), NXB Giáo dục. Học viện báo chí và tuyên truyền, Quan hệ công chúng lý luận và thực tiễn (kỷ yếu hội thảo), NXB chính trị quốc gia, tr 60). Trần Thúy Lan, Giáo trình kinh tế thương mại, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr 79. GS.TS Phan Ngọc Liên (chủ biên), Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm, HN 2008. Phan Thanh Long (chủ biên) – Trần Quang Cấn – Nguyên Văn Diện, Lý luận giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, HN 2006. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Tâm lý học giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2014 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Hưởng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 2 Lý do chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 4 Giả thuyết khoa học 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu 5 Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) 5 PHẦN NỘI DUNG 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 Lý luận chung về nhu cầu 7 Một số quan điểm về nhu cầu 7 Đặc điểm của nhu cầu 8 Phân loại nhu cầu 11 Nhu cầu học tập 12 Khái niệm nhu cầu học tập 12 Mối quan hệ giữa nhu cầu – động cơ – hứng thú 12 Chiến lược dạy học dựa trên nhu cầu 16 Phương pháp dạy học (PPDH) và việc tạo nhu cầu 16 Mối quan hệ giữa PPDH và nhu cầu học tập 17 Đặc trưng môn lịch sử trường THCS 18 Tiểu kết chương 1 21 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CỦA HỌC SINH THCS 21 Sở thích và nhu cầu về học tập 22 Thực trạng về PPDH của giáo viên đối với mục đích tạo nhu cầu 28 . Phương pháp và hình thức dạy học 28 Thực trạng thái độ của giáo viên đối với học sinh trong quá 33 Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CÁCH THỨC TẠO NHU CẦU HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH THCS 38 Sử dụng cách thức “tạo cầu nối giữa quá khứ với hiện tại” trong dạy học lịch sử nhằm tạo nhu cầu học tập cho học sinh THCS 38 Sử dụng cách thức “làm cho người học được thành công” trong dạy học lịch sử nhằm tạo nhu cầu học tập cho học sinh THCS 41 Sử dụng cách thức “người học được tham gia trực tiếp vào các hoạt động học tập” trong dạy học lịch sử nhằm tạo nhu cầu học tập cho học sinh 44 Sử dụng cách thức “tăng tính trực quan đối với dạy học lịch” trong dạy học lịch sử nhằm tạo nhu cầu học tập cho học sinh THCS 48 Sử dụng cách thức “để thỏa mãn nhu cầu tự khám phá kiến thức lịch sử” trong dạy học lịch sử nhằm tạo nhu cầu học tập cho học sinh THCS 50 KẾT LUẬN CHUNG 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_mot_so_cach_thuc_tao_nhu_cau.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh THCS.pdf