SKKN Áp dụng một số phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chương V “Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X” môn Lịch sử và Địa Lí 6
- Trong bối cảnh hiện nay toàn ngành giáo dục đang nỗ lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Nghị quyết Trung Ương 2 khóa 8 tiếp tục khẳng định “phải đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.Từng bước áp dụng các phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học…”
- Trên thực tế, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THCS hiện nay còn phiến diện, chưa bám sát mục tiêu giáo dục, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, cần được tiếp tục cải tiến, hoàn thiện.
- Do đó, việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm tra đánh giá, đổi mới theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho người học trong các chủ đề ở chương trình GDPT 2018 trở thành rất cần thiết, quan trọng. Việc áp dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá này trong môn Lịch sử sẽ:
+ Đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch
+ Giúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế.
+ Giúp học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, cũng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phụ tính chủ quan tự mãn.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Áp dụng một số phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chương V “Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X” môn Lịch sử và Địa Lí 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Áp dụng một số phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chương V “Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X” môn Lịch sử và Địa Lí 6

ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: Áp dụng một số phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh chương V: “Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X” môn Lịch sử và Địa Lí 6 (chương trình GDPT 2018) Tác giả: Nguyễn Thị Trang Đơn vị: Trường THCS Cửa Nam Đặt vấn đề Trong bối cảnh hiện nay toàn ngành giáo dục đang nỗ lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Nghị quyết Trung Ương 2 khóa 8 tiếp tục khẳng định “phải đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.Từng bước áp dụng các phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học” Trên thực tế, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THCS hiện nay còn phiến diện, chưa bám sát mục tiêu giáo dục, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, cần được tiếp tục cải tiến, hoàn thiện. Do đó, việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm tra đánh giá, đổi mới theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho người học trong các chủ đề ở chương trình GDPT 2018 trở thành rất cần thiết, quan trọng. Việc áp dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá này trong môn Lịch sử sẽ: + Đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch + Giúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế. + Giúp học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, cũng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phụ tính chủ quan tự mãn. + Phát huy tư duy sáng tạo của HS + Tăng cường dạy học phân hóa học sinh. Trong khuôn khổ đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi tập trung áp dụng các phương pháp , kĩ thuật kiểm tra đánh giá đổi mới theo hướng phát triển năng lực cho người học ở chủ đề “Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X” Nội dung nghiên cứu Cơ sở lý luận Cơ sở thực tiễn Các phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực 3.1. Phương pháp quan sát: Khái niệm, cách tiến hành, điều kiện sử dụng Ví dụ minh họa: Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát Giáo viên lên kế hoạch, thời gian tổ chức cho học sinh tham quan tại đền thờ vua Mai Thúc Loan Bước 2: Xác định mục đích quan sát. Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát. Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát được về đối tượng 3.2 Phương pháp vấn đáp Khái niệm, cách tiến hành, điều kiện sử dụng Ví dụ minh họa: Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa, dân tộc của người Việt Bước 1: GV đặt câu hỏi nhỏ, riêng rẽ. Bước 2: GV chỉ định từng HS trả lời hoặc để học sinh tự nguyện trả lời (mỗi học sinh trả lời một câu hỏi và trước mỗi câu hỏi nên để thời gian cho HS suy nghĩ câu trả lời) Bước 3: HS thực hiện các nhiệm vụ học tập Bước 4: GV tổng hợp ý kiến và nêu ra kết luận dựa trên những câu trả lời đúng của HS Dạy học hợp tác 3.3 Phương pháp viết 3.3.1 Phương pháp tự luận Khái niệm, cách tiến hành, điều kiện sử dụng Ví dụ minh họa: Bài kiểm tra giữa kì Bước 1: Xác định mục đích, thời điểm đánh giá Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành trên quan điểm mới là định hướng phát triển năng lực HS. Bước 3: Xác định các loại câu hỏi/bài tập theo hướng đánh giá năng lực (kiến thức, kĩ năng, thái độ) của HS trong chủ đề/nội dung theo đặc thù của bộ môn. Mô tả các mức yêu cầu cần đạt theo hướng chú trọng đánh giá kĩ năng thực hiện của HS. Bước 4: Biên soạn câu hỏi/bài tập minh họa cho các mức độ đã mô tả. Với mỗi mức độ/loại câu hỏi/bài tập cần biên soạn nhiều câu hỏi/bài tập để minh họa. Sắp xếp câu hỏi của đề theo nội dung, hình thức và mức độ khó tăng dần. 3.3.2 Phương pháp trắc nghiệm khách quan Ví dụ minh họa: Bài kiểm tra thường xuyên Bước 1: Xác định mục đích, thời điểm đánh giá Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành trên quan điểm mới là định hướng phát triển năng lực HS. Bước 3: Xác định các loại câu hỏi/bài tập theo hướng đánh giá năng lực (kiến thức, kĩ năng, thái độ) của HS trong chủ đề/nội dung theo đặc thù của bộ môn. Mô tả các mức yêu cầu cần đạt theo hướng chú trọng đánh giá kĩ năng thực hiện của HS. Bước 4: Biên soạn câu hỏi/bài tập minh họa cho các mức độ đã mô tả. Với mỗi mức độ/loại câu hỏi/bài tập cần biên soạn nhiều câu hỏi/bài tập để minh họa. Sắp xếp câu hỏi của đề theo nội dung, hình thức và mức độ khó tăng dần. 3.4 . Phương pháp kiểm tra đánh giá bằng dự án Khái niệm, cách tiến hành, điều kiện sử dụng Ví dụ chủ đề: Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X Tuần 1: Giáo viên khảo sát dự án Tuần 2: Giới thiệu và triển khai việc thực hiện dự án (khoảng 15 phút) Tuần 3: Tiến hành dự án với các yêu cầu: Viết về nhân vật lịch sử Ngô Quyền và chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Đóng vai Ngô Quyền để tường thuật lại trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938. Kết quả, tác dụng sau khi áp dụng đề tài Kết luận
File đính kèm:
skkn_ap_dung_mot_so_phuong_phap_kiem_tra_danh_gia_theo_huong.docx