SKKN Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử tại các trường THCS Vùng Bãi Ngang huyện Quảng Xương
1.1. Lý do chọn đề tài
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học văn hóa cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp trong dạy học.
Những năm gần đây, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng là một trong những biện pháp góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo Nghị quyết 29. Khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều, phát huy tính tích cực, sáng tạo, hợp tác, giảm thời gian lí thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, gắn bó chặt chẽ giữa học lí thuyết và thực hành, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử tại các trường THCS Vùng Bãi Ngang huyện Quảng Xương

2. Phương pháp dạy học. - Vấn đáp, tình huống, trực quan, thảo luận nhóm . III. Lên lớp. 1. Ổn định. (1` ) 2. Kiểm tra bài cũ.(4`). - Câu hỏi: Em hãy nêu những phát minh thời Phùng Nguyên, Hoa Lộc? Những phát minh đó có ý nghĩa như thế nào? 3. Bài mới. - Giáo viên giới thiệu bài: Do tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội đã có những biến chuyển trong quan hệ giữa người với người như thế nào? Ở nước ta đã xuất hiện những nền văn hóa nào? bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào? Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt 12’ - Yêu cầu HS nhận xét gì về việc đúc một đồ dùng bằng đồng so với việc làm một công cụ bằng đá? - Có phải trong xã hội ai cũng biết đúc đồng? - Giảng giải: +Trồng trọt chăn nuôilà làm nông nghiệp, còn đúc đồng, làm đồ trang sức, dệt vải là làm nghề thủ công hay gọi là thủ công nghiệp và kết luận. - Phụ nữ thường làm những công việc nào? -Nam giới thường làm việc gì? - Giáo viên sơ kết và chuyển ý: +Sự phân công lao động làm cho kinh tế phát triển thêm một bước, tất nhiên cũng tạo ra sự thay đổi các mối quan hệ giữa người với người (quan hệ xã hội) chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần 2. - Nhận xét :+ Đúc một công cụ bằng đồng phức tạp hơn, cần kĩ thuật cao hơn. - Chỉ có một số người, vì tất cả mọi người lao động không thể vừa lo sản xuất ngoài đồng, vừa lo rèn đúc công cụ. - Làm việc nhà, sản xuất nông nghiệp, làm đồ gốm, dệt vải - Một phần làm nông nghiệpmột phần chuyên hơn thì phụ trách việc chế tác công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức - Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. - có sự phân công lao động giữa nam giới và phụ nữ. Hoạt động 2: Tìm hiểu xã hội có gì đổi mới? Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt 13’ - Trước kia xã hội phân chia theo tổ chức xã hội nào? - Nay cuộc sống của những cư dân ở lưu vực các sông lớn như thế nào? + Giải thích: Bộ lạc gồm nhiều chiềng, chạ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đứng đầu chiềng, chạ là già làng, đứng đầu bộ lạc là tù trưởng. - Trong lao động nặng nhọc ( cày bừa, luyện kim) ai làm là chính? +Giảng: chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ. Yêu cầu học sinh đọc đoạn: “ở các di chỉ thời kì nàyđồ trang sức.’’ và thảo luận nhóm. Câu hỏi thảo luận: Em suy nghĩ gì về sự khác nhau giữa các ngôi mộ này? - Hướng dẫn, bổ sung, kết luận và chuyển ý. - Thị tộc. - Đông đảo hơn, định cư hơn, từ đó hình thành hàng loạt các làng bản (chiềng chạ) ; Bộ lạc - Theo dõi. - Nam giới. - Theo dõi. - Đọc SGK. - Thảo luận nhóm. - Trong xã hội có hiện tượng người giàu, người nghèo. - Hình thành các làng bản (chiềng, chạ) ; Bộ lạc. - Chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu hệ. - Xã hội phân biệt giàu nghèo. Hoạt động 3 : Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào? Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt 10’ - Sử dụng lược đồ các nền văn hóa trên đất nước ta từ thế kỉ VIII TCN đến thế kỉ I TCN. Yêu cầu học sinh lên bảng xác định các vùng văn hóa trên lược đồ. + Hướng dẫn. + Sửa sai. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 31, 32, 33, 34. +Thời văn hóa Đông Sơn, các công cụ được chế tác bằng nguyên liệu gì? - Theo em, những công cụ nào góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội? - Sử cũ gọi chung cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn là người gì? - Sơ kết và kết luận. - Lên bảng xác định. + Óc Eo (An Giang) ở Tây Nam Bộ. + Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) ở Nam Trung Bộ. + Văn hóa Đông sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. - Quan sát. + Đồng. - Lưỡi cày đồng, lưỡi liềm, mũi giáo, dao găm. - Người Lạc Việt. - Công cụ bằng đồng gần như thay thế công cụ bằng đá. - Hình thành các nền văn hóa, đặc biệt là văn hóa Đông Sơn (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ). - Cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn là người Lạc Việt. 4. Củng cố.(4’) Lịch sử 7 Bài 9 NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH – TIỀN LÊ I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học. Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành cho học sinh. - Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn xong 12 sứ quân. - Những việc làm của Đinh Bộ lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. - Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê. - Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất. - Công lao của Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn. Học xong bài này, học sinh đạt được: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Thời Đinh –Tiền Lê, bộ máy nhà nước không còn đơn giản như thời Ngô. - Nhà Tống tiến hành chiến tranh xâm lược và đã bị quân dân ta đánh bại. 2. Kĩ năng. - Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ trong quá trình học bài. 3. Thái độ. - Lòng tự hào, tự tôn dân tộc. - Biết ơn các vị anh hùng đã có công xây dựng đất nước. II. Chuẩn bị. 1. Đồ dùng dạy học. a. Giáo viên: - Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất. - Tranh ảnh di tích lịch sử về đền thờ vua Đinh, vua Lê. - Tư liệu về nước Đại cồ Việt thời Đinh,Tiền Lê. - Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập. - Phiếu học tập. b. Học sinh: - Đọc trước bài mới. - Sách giáo khoa, vở, bút. 2. Phương pháp dạy học. - Vấn đáp, tình huống, trực quan, thảo luận nhóm . III. Lên lớp. 1. Ổn định. (1` ) 2. Kiểm tra bài cũ.(4`). - Câu hỏi: Trình bày công lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh trong buổi đầu độc lập? 3. Bài mới. - Giáo viên giới thiệu bài: Sau khi dẹp yên 12 sứ quân, đất nước lại thanh bình, thống nhất. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, tiếp tục xây dựng một quốc gia vững mạnh mà Ngô Quyền đã đặt nền móng như thế nào? . Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. Hoạt động 1 : Nhà Đinh xây dựng đất nước. Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt 10’ - Yêu cầu học sinh đọc nghiên cứu SGK và thảo luận. Câu hỏi: Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? - Hướng dẫn, gợi ý yêu cầu nhóm khác nhận xét, GV nhận xét, bổ sung. - Giải thích: +Tên nước “Đại Cồ Việt’’là nước Việt lớn. +Tại sao đóng đô ở Hoa Lư? Vì là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, đất hẹp, nhiều đồi núi thuận lợi cho việc phòng thủ. + Việc không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc là khẳng định nền độc lập, ngang hàng với Trung Quốc, không phụ thuộc vào Trung Quốc. + Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào? Ổn định đời sống xã hội, cơ sở để xây dựng và phát triển đất nước. - Sơ kết và chuyển ý. - Nghiên cứu SGK. - Nhận phiếu học tập. - Thảo luận và trả lời. + Đặt tên nước là Đại cồ việt. + Đóng đô tại Hoa Lư ( Ninh Bình). + Đặt niên hiệu là Thái Bình. + Những việc làm khác của Đinh Bộ Lĩnh. - Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế. - Đặt tên nước là Đại cồ việt. - Đóng đô tại Hoa Lư ( Ninh Bình). - Đặt niên hiệu là Thái Bình. - Những việc làm khác của Đinh Bộ Lĩnh. (SGK). Hoạt động 2: Tìm hiểu tổ chức chính quyền thời Tiền Lê. . Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt 12’ - NhàTiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh nào? - GV bổ sung: Cuối năm 979 Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị Thái giám là Đỗ Thích giết,vua mới là Đinh Toàn còn nhỏ, nội bộ nhà Đinh lục đục, nhà Tống ở Trung quốc chuẩn bị xâm lược Đại Việt, trong hoàn cảnh đó Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua. - Yêu cầu học sinh đọc đoạn chữ nhỏ nói về Lê Hoàn trong SGK. - Lê Hoàn (Lê Đại Hành) đổi niên hiệu là Thiên Phúc - Chính quyền nhà Tiền Lê được tổ chức như thế nào? *GV gợi ý: + Triều đình trung ương do ai đứng đầu? + Giúp vua bàn việc nước có ai? + Dưới vua là ai? + ở địa phương cả nước được chia làm bao nhiêu lộ? + Dưới lộ là gì? - Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước. - Dựa vào sách giáo khoa để trả lời. - Theo dõi. - Đọc tiểu sử Lê Hoàn trong SGK. +Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành. + Giúp vua bàn việc nước có thái sư, đại sư. + Dưới vua là quan lại gồm hai ban văn, võ. + ở địa phương cả nước được chia làm 10 lộ. + Dưới lộ có phủ và châu. - Học sinh vẽ sơ đồ. - Năm 979 Đinh Tiên Hoàng mất, nội bộ triều Đinh lục đục. - Nhà Tống lăm le xâm lược. - Năm 980 Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua, lập nên nhà Tiền Lê. *Tổ chức bộ máy triều đình trung ương và các đơn vị hành chính ở địa phương. - Quân đội gồm: + Cấm quân. + Quân địa phương. - Quân đội thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào? Tổ chức chính quyền trung ương Vua Thái Sư - Đại Sư Quan võ Quan văn Địa phương 10 lộ châu Phủ Quân đội: Gồm hai bộ phận: Cấm quân(quân của Triều đình) và quân của các địa phương. Hoạt động 3 :Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn. Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt 14’ - Quân Tống xâm lược nước ta trong hoàn cảnh nào? - Tường thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến theo lược đồ. - Địch: + Đầu năm 981 quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến đánh nước ta, quân thủy do Lưu Trừng, Giả Thực chỉ huy tiến về phía sông Bạch Đằng, quân bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy kéo vào Chi Lăng ( Lạng Sơn). - Ta: + Do Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Tại sông Bạch Đằng, Lê Hoàn cho một đạo quân nhỏ ra khiêu chiến, vờ thua để nhử giặc, quân Tống chủ quan đã trúng kế của Lê Hoàn nên bị quân ta đánh tan tành, phải bỏ chạy. -Tại Chi Lăng (Lạng Sơn) Lê Hoàn đã cho quân mai phục, rồi bất ngờ đánh úp. Hầu Nhân Bảo bị giết tại trận. Thừa thắng quân ta truy kích và tiêu diệt nhiều sinh lực địch. - Kết quả của cuộc k/c như thế nào? -Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống? - Sơ kết. - Cuối năm 979, nội bộ triều Đinh lục đục vì tranh giành quyền lợi ® quân Tống xâm lược. - Theo dõi. -Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. - Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân ta. -Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt. a. Hoàn cảnh lịch sử. - Cuối năm 979, nội bộ triều Đinh rối loạn ® Quân Tống xâm lược. b. Diễn biến. - Địch: Tiến theo hai đường thủy và bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy. -Ta: + Chặn quân thủy ở sông Bạch Đằng. +Diệt cánh quân bộ ở biên giới phía bắc . c. Kết quả. -Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. d. Ý nghĩa. - Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. - Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt. 4. Củng cố.(3’) 2.4. Hiệu quả của sáng kiến Thể hiện những biện pháp sư phạm vừa nêu, tôi đã thực nghiệm biện pháp sư phạm ở 4 lớp khối 7 tại trường trung học cở sở Quảng Nham. Sau khi áp dụng xong tôi đã kiểm tra 15 phút và thu được kết quả như sau: Lớp/sỉ số Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu Loại kém lớp sỉ số số bài TL Số bài TL Số bài TL Số bài TL Số bài TL 7 A 38 14 36.8% 21 55,3% 2 5,3% 1 2,6% 0 0% 7 B 38 2 5,3% 11 28,9% 20 52,6% 3 7,9% 2 5,3% 7 C 37 2 5,4% 9 24,3% 21 56,8% 4 10,8% 1 2,7% 7 D 38 3 7.9% 9 23,7% 20 52,6% 4 10.5% 2 5,3% Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Lịch sử ở vùng bãi ngang huyện Quảng Xương, tôi thấy có ý nghĩa rất lớn dối với cả giáo viên và học sinh. Học sinh hứng thú và yêu thích môn hoc hơn trước, chịu khó tìm hiểu và nghiên cứu bài học, trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài sôi nổi, nhớ lâu, nhớ có hệ thống và khắc sâu được kiến thức cơ bản, kết quả môn học ngày càng tiến bộ. Đối với giáo viên, áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng sẽ giúp người dạy từng bước đổi mới được phương pháp dạy học, giảm dần việc thuyết trình( Đọc, chép) của giáo viên, giúp giáo viên có thời gian tổ chức nhiều các hoạt động học cho học sinh. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Như vậy, để áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử cấp trung học cơ sở ở vùng bãi ngang huyện Quảng Xương đòi hỏi người giáo viên cần phải có tâm huyết với nghề nghiệp, ngoài những kiến thức đã học được trong nhà trường sư phạm đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên tiếp cận với phương pháp mới trong dạy học, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học đối với từng lớp học, từng đối tượng học sinh, phải thay đổi cách thiết kế bài học và cách kiểm tra, đánh giá học sinh. Giáo viên là người tổ chức, định hướng cho học sinh học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động nắm bắt tri thức. Qua thực tế cho thấy, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử cấp trung học cơ sở ở vùng bãi ngang đã làm cho chất lượng giáo dục không ngừng tăng lên. Học sinh không chỉ ngoài việc chủ động tiếp cận với một lượng tri thức khổng lồ mà còn hình thành được những kĩ năng sống cần thiết cho bản thân như sự tự tin, tính mạnh dạn, kĩ năng diễn đạt vấn đề trước tập thể, học sinh được chia sẽ suy nghĩ của mình trước tập thể, học sinh học sâu hơn và nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử cấp trung học cơ sở ở vùng bãi ngang cũng không khỏi gặp phải những khó khăn, do phương pháp mới đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị công phu, phương pháp này tốn nhiều thời gian, nếu như giáo viên không biết linh hoạt phân bố thời gian sẽ dẫn đến tình trạng “cháy giáo án”. 3.2. Kiến nghị Để áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo Chuẩn kiến thức kỹ năng môn lịch sử cấp trung học cơ sở ở vùng bãi ngang huyện Quảng Xương đạt hiệu quả cao tôi có một số đề nghị như sau: - Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Phòng GD&ĐT cần mở thêm các lớp chuyên đề về dạy học theo hoạt động học của học sinh ở bộ môn Lịch sử. - Đối với các trường THCS vùng bãi ngang: Các nhà trường nên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn; Thường xuyên tổ chức các tiết dạy đối chứng chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, nhất là các phương pháp dạy học tích cực đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng để giáo viên các bọ môn nói chung, trong đó có giáo viên giảng dạy môn Lịch sử có điều kiện nghiên cứu, vận dụng vào quá trình dạy học của bản thân. Nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường THCS nói chung, chất lượng dạy học môn Lịch sử ở các trường bãi ngang huyện Quảng Xương nói riêng. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Quảng Xương, ngày 26 tháng 4 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Xác nhận của chuyên môn Người viết: Phó Trưởng Phòng GD&ĐT Lê Hữu Quang Vũ Văn Chính TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo Dục và Đào tạo (Dự án Việt-Bỉ ) - Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. - Nguyễn Lăng Bình-Đỗ Hương Trà-Nguyễn phương Hồng-Cao Thị Thặng. - Nhà xuất bản Đại học sư phạm-2010. 2.Bộ Giáo Dục và Đào tạo(Dự án phát triển giáo dục THCSII) - Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên THCS. - Trần Đình Châu( chủ biên ). - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2011. 3. Bộ Giáo Dục và Đào tạo. - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử cấp THCS. - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2009. 4. Vũ Ngọc Anh-Nguyễn Hữu Chí-Nguyễn Anh Dũng-Nguyễn Văn Đằng. - Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008. 5. Bộ Giáo Dục và Đào tạo - Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở (Ban hành kèm theo quyết định số16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05-05-2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ). - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2006.
File đính kèm:
skkn_ap_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_vao_giang_day_theo.doc