SKKN Biện pháp khai thác tư liệu, hình ảnh trong giảng dạy môn Lịch sử 9 tại trường THCS Thị trấn Trà Ôn góp phần nâng cao chất lượng bộ môn
- Cơ sở lý luận.
Mục tiêu dạy và học của môn Lịch sử nhằm hình thành và phát triển cho học sinh nhữngkỹ năng cần thiết như biết để hiểu, hiểu để vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống. Đặc điểm của môn học là trực tiếp quan sát các sự kiện, hiện tượng, nhân vật
trong quá khứđể học tập và rút kinh nghiệmcho tương lai.
Nhiệm vụ của môn học là cung cấp kiến thức, tái hiện lại một cách sinh động bức tranh quá khứ giúphọc sinh hứng thú yêu thích lịch sử dân tộc, kínhtrọng và noi gương các anh hùng dân tộc.
Mặc dù với vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ nhưng hiện nay thực tế đáng buồn là học sinh chưa thật sự yêu thích Lịch sử. Tình
trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ bản không phải do bản thân môn Lịch sử mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy Lịch sử chưa phát huy được thế mạnh của bộ môn, chưa chỉ ra cho các em nhận thức được đây là bộ môn khoa học, cầnphải só sự học tập, nghiên cứu nghiêm túc. Giáo viên chưa tái hiện được không khí của lịch sử
trong giờ học nên để học sinh rơi vào tình trạng thụ động, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh làm cho không khí học tập mệt mỏi, làm cho giờ học trở nên khô khan, nặng nề.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp khai thác tư liệu, hình ảnh trong giảng dạy môn Lịch sử 9 tại trường THCS Thị trấn Trà Ôn góp phần nâng cao chất lượng bộ môn

dễ nhưng ít có giáo viên khai thác triệt để, chưa làm rõ mục đích sử dụng, chưa gây ấn tượng cho học sinh, chưa kích thích sự yêu thích từ học sinh. Một số giáo viên khi giảng dạy còn hạn chế việc kết hợp tốt phương pháp và phương tiện dạy học. Thuận lợi: Trường THCS thị trấn Trà Ôn là trường trọng điểm cuả huyện, được đầu tư khá đầy đủ về cơ sở vật chất , phương tiện thiết bị phục vụ dạy - học, đặc biệt là có phòng học dành cho sử dụng công nghệ thông tin, kết nối mạng thu thập tài liệu, có thư viện chuẩn với nguồn tư liệu lịch sử phong phú Đa số hiện nay hình ảnh được đổ màu đẹp mắt, tư liệu, hình ảnh rất dễ tìm kiếm để phục vụ tiết dạy. Thông qua việc khai thác tư liệu, hình ảnh giáo viên rèn luyện năng lực và kĩ năng sống cho học sinh nhất là kĩ năng tìm kiếm và tiếp nhận thông tin, kĩ năng quan sát thông qua hình ảnh. Khó khăn: Nhìn chung trình độ học sinh không đồng đều, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Việc tiếp cận kiến thức môn học còn hạn chế, phần lớn học sinh còn coi lịch sử là môn phụ nên chưa nhiệt tình với môn học. Với thái độ học tập của học sinh đối với bộ môn Lịch sử chưa thật sự say mê, hứng thú. Từ đó, tôi luôn tự hỏi phải làm gì và dạy như thế nào nhằm đưa các em trở lại những suy nghĩ, quan niệm, thái độ đúng đắn khi học bộ môn Lịch sử. Điều đó khiến tôi không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, xem xét lại phương pháp giảng dạy. Vậy nên, tôi chọn sáng kiến: “Khai thác hiệu quả tư liệu, hình ảnh trong giảng dạy Lịc sử 9”ở trường trung học cơ sở. Giải pháp thực hiện. Hiệu quả của một bài học lịch sử là kết của sự kết hợp chung, khách quan và các yếu tố riêng cụ thể đòi hỏi cần có sự sáng tạo. Giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học: “Hướng tích cực hoạt động của học sinh” tạo điều kiện cho học sinh tìm tòi, khai thác kiến thức thông qua hình ảnh nói chung tư liệu tranh vẽ nói riêng được trình bày kèm theo hệ thống câu hỏi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Để sử dụng tốt việc khai thác tư liệu, hình ảnh giáo viên cần xác định rõ nội dung lịch sử của kênh hình được phản ánh. Nội dung cần khai thác (bản đồ, lược đồ tranh ảnh, đồ dùng trực quan...). Giáo viên dự kiến xác định phương pháp phù hợp với kênh hình trong từng bài cụ thể. Khi sử dụng khai thác cần có sự lựa chọn phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh đặc biệt là đồ dùng trực quan sinh động tạo ấn tượng, tái hiện lại kiến thức đã học giúp học sinh khắc sâu. Kênh hình được sưu tầm sử dụng vào bài dạy phải đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát (đầu tiên quan sát tổng thể rồi mới quan sát các chi tiết). Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tìm tòi khám phá. Học sinh phải chủ động tích cực sánh tạo và lĩnh hội kiến thức mà giáo viên cung cấp. Học sinh biết quan sát xác định chi tiết của kênh hình rút ra nội dung bài học qua kênh hình đồ dùng trực quan cần cung cấp. Giáo viên kết luận khái quát nội dung kiến thức của kênh hình cần khai thác để học sinh khắc sâu. 1. Khai thác hình ảnh sẵn có trong Sách giáo khoa a. Khai thác hình ảnh: Ví dụ 1: Bài 24. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946). Phần III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính. Khai thác kênh hình 24 SGK trang 28-Lịch sử 8 (tình cảnh lao động trẻ em trong các hầm mỏ ở Anh) Giáo viên chụp bức ảnh Hình 42 (Sách giáo khoa). Nhân dân góp gạo chống “giặc đói” và trình chiếu trên màn hình lớn, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét về phong trào cứu đói của nhân dân ta trong những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Hình 42. Nhân dân góp gạo chống “giặc đói” Khi khai thác, giáo viên nên bổ sung kiến thức, cụ thể hoá kiến thức bằng lời giảng hình ảnh. Bằng những câu chuyện cụ thể để tạo ấn tượng, làm bài giảng thêm sinh động hấp dẫn: “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm”: Mỗi gia đình, mỗi bữa bớt khẩu phần ăn của cả nhà một nắm bỏ vào hũ, một tháng cả nhà nhịn ăn một bữa......Giáo viên kể chuyện về tấm gương “Nhịn ăn của Chủ Tịch nước” trong những ngày này để giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho các em. Tất cả mọi người, tất cả mọi nhà đều “lập hũ gạo cứu đói”, đều thực hiện “Ngày đồng tâm” khi hũ gạo nhà mình đầy, đem tới nơi quyên góp gạo chung của cả làng....(giáo viên vừa giảng vừa cho học sinh trực quan vào trung tâm bức ảnh) chỗ gạo quý hiếm chắt chiu ấy, sẽ được đưa tới nơi đói gay gắt hơn, để đồng bào có được miếng cơm, bát cháo cho qua đi những ngày khốn khó. Đấy chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Trong gian nan, khốn khó, càng sáng bừng lên nghĩa cử “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”... Ví dụ 2: dạy Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1950-1953 Đối với tư liệu, hình ảnh sẵn có trong sách giáo khoa thì giáo viên khai thác dựa vào kênh hình, kênh chữ để dẫn học sinh vào lĩnh hội kiến thức và khắc sâu kiến thức. Cụ thể như dạy bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1950-1953 (khai thác hình 46 trong sách giáo khoa để dạy mục 1: Hoàn cảnh lịch sử mới), giáo viên cho học sinh quan sát bức ảnh và nêu câu hỏi. Hỏi : Nhìn vào bức ảnh em thấy được những gì? Thông qua đó em có nhận xét gì? Học sinh trả lời: Ban thường vụ Trung ương Đảng họp bàn về mở chiến dịch Biên giới. Hỏi: Ban thường vụ Trung ương Đảng họp bàn những nội dung gì? Mở chiến dịch Biên giới, Khai thông biên giới Việt –Trung, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở rộng , củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Đối với kênh hình này khi khai thác giáo viên cần: Hướng dẫn học sinh quan sát và sử dụng các câu hỏi gợi mở. Giáo viên kết luận: Ban thường vụ Trung ương Đảng (gồm từ trái sang phải Trường Chinh, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt, Võ Nguyên Giáp) họp bàn về kế hoạch tác chiến với thực dân Pháp khi chúng thực hiện kế hoạch Rơ -ve nhằm khóa chặt biên giới Việt –Trung, thiết lập hành lang Đông –Tây, tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4. Như vậy với hướng khai thác trên, giáo viên phần nào hướng học sinh đi từ hiện thực khách quan đế tư duy trừu tượng, nắm vững kiến thức. b. Khai thác lược đồ: Khi dạy: Bài 7: Các nước Mĩ La - tinh Trong quá trình khai thác kênh hình giáo viên có vai trò định hướng cho học sinh quan sát, hướng dẫn cho học sinh cách khai thác kiến thức kênh hình. Để tìm hiểu các nước Mĩ La – tinh đứng lên đấu tranh và giành độc lập Hỏi: xác định khu vực Mĩ La – tinh. Khu vực Mĩ La – tinh từ Mê-hi-cô ở phía Bắc đến tận Ác-hen-ti-na ở phía Nam. Hỏi: Tình hình Mĩ La - tinh trước 1945 có gì khác so với châu Phi và châu Á? Nhiều nước Mĩ La – tinh đã giành được độc lập như Bra-xin, Pê-ru, Ác-hen-ti-na, Vê- nê-xu-ê-la... từ những năm đầu của thế kỉ XIX. Nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thanhg “sân sau” của đế quốc Mĩ. Hỏi: Từ sau 1945 đến nay Mĩ La - tinh được mệnh danh là "Đại lục núi lửa ". Vậy căn cứ vào đâu mà nói Mĩ La - tinh là "Đại lục núi lửa "? Vì trong thời gian này Mĩ La - tinh có những chuyển biến mạnh mẽ, mở đầu là cuộc cách mạng Cu-ba năm 1959, từ đầu năm 1960 đến những năm 80 của thế ki XX, một cao trào đấu tranh bùng nổ ở Mĩ La – tinh như: Vê-nê-xu-ê-la, Bô-li-vi-a, Cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa... Kết quả chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ. 2. Hình ảnh sưu tầm: Ví dụ 1: Đối đối tư liệu thường được sưu tầm có liên quan đến nội dung bài dạy; liên quan đến giai đoạn lịch sử: Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân GV: Khi dạy phần III: Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính, ngoài hình ảnh sách giáo khoa giáo viên sưu tầm hình ảnh học sinh xem rồi dựa vào đó khai thác kiến thức. Hỏi: Bức ảnh trên cho chúng ta biết gì? Cụ Ngô Tử Hạ - Đại biểu cao tuổi nhất của Quốc Hội khóa I, cầm xe càng quyên góp gạo cứu đói năm 1946. Sau cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước tình thế muôn vàng khó khăn, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Hậu quả do nạn đói của Pháp - Nhật gây ra cuối năm 1944 đầu năm 1945 hơn 2 triệu đồng bào ta chết vì đói. Để giải quyết nạn đói Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động lập Hũ gạo tiết kiệm”: mỗi gia đình có gạo ăn, mỗi bữa bớt một nắm gạo vào hũ ; “ngày đồng tâm”: các gia đình còn gạo ăn, 10 ngày nhịn ăn một bữa, lấy số gạo đó để cứu đói ... Cụ thể vợ chồng ông bà Trịnh Văn Bô và Hoàng Thị Minh Hồ ủng hộ cho Chính phủ 5147 lượng vàng và căn nhà số 48 phố hàng Ngang (Hà Nội) quyên góp cứu đói. Chính việc làm trên nạn đói dần được đẩy lùi. Ví dụ 2: Khi dạy bài 14: Việt nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở phần I. Chương trình khai thác thuộc lần thứ hai của thực dân Pháp Hỏi: Thực dân Pháp khai thác thuộc địa lần hai ở Việt Nam nhằm mục đích gì? Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp là nước thắng trận, nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ, tư bản Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa để bù bắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra. Hỏi: Thực dân Pháp tập trung, khai thác những lĩnh vực nào? Công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, tài chính, giao thông vận tải. Giáo viên giải thích thêm như trong nông nghiệp, Pháp tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su, làm cho diện tích trồng cây cao su tăng lên nhanh chóng. Công nghiệp, Pháp chú trọng khai mỏ, số vốn đầu tư tăng ; nhiều công ti mới ra đời. Pháp còn mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến.Thương nghiệp, phát triển hơn trước ; Pháp độc quyền, đánh thuế nặng hàng hoá các nước nhập vào Việt Nam. Giao thông vận tải, đầu tư phát triển thêm, đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn. Ngân hàng, ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương. Trong giảng dạy giáo viên cần rèn luyện cho bản thân kỹ năng và thao tác thành thạo kết hợp với hệ thống câu hỏi khai thác thì mới gây hứng thú cho học sinh, học sinh say mê học tập bộ môn thì đây mới là phương pháp thành công và hiệu quả nhất. Với sáng kiến này, tôi sử dụng tư liệu, hình ảnh trong sách giáo khoa, đối với những bài dạy không có hình ảnh thì đòi hỏi giáo viên phải sưu tầm thêm và khai thác để học sinh tập tích cực hơn tránh sự nhàm chán thi đòi hỏi kết hợp khai thác với hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tìm tòi từ đó học sinh rút ra từ bài học. Hiệu quả áp dụng: Đối với giáo viên: Với hình thức đổi mới “Khai thác có hiệu quả tư liệu, hình ảnh trong giảng dạy Lịch sử ở trường trung học cơ sở” có thể áp dụng ở các môn học khác vì phương pháp dạy học theo hướng tích cực thì luôn có phương pháp trực quan sinh động. Dựa vào hệ thống câu hỏi để giúp học sinh khai thác kiến thức dựa vào tư liệu, hình ảnh từ đó rèn luyện kĩ năng cho học sinh, học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức. Đối với học sinh: Học sinh có ý thức tự học ở nhà bằng cách tự sưu tầm tư liệu, hình ảnh lịch sử có liên quan đến bài học mới từ đó hứng thú và say mê học môn Lịch sử hơn, chất lượng bộ môn được nâng cao Học sinh rất thích học Lịch sử nói chung và tiết học theo phương pháp mới này, luôn thể hiện kĩ năng, năng lực hợp tác tốt hơn và hứng thú hơn trong học tập. Đây là toàn bộ những kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu, tích lũy và vận dụng trong thời gian qua và kết quả thu được từ bài kiểm tra, bài thi môn Lịch sử ở khối 9 trường THCS thị trấn Trà Ôn trong năm học 2023 - 2024 như sau: Lớp Tổng số học sinh Kết quả trước khi áp dụng giải pháp Tổng số học sinh Kết quả sau khi áp dụng giải pháp Trên trung bình Tỉ lệ Khá - giỏi Tỉ lệ Trên trung bình Tỉ lệ Khá - giỏi Tỉ lệ 9A1 37 37 100 36 97,29 37 37 100 37 100 9A3 35 34 97,14 34 97,14 35 35 100 33 94,28 9A5 37 37 100 33 89,18 36 36 100 35 97,22 9A9 36 36 100 33 91,66 36 36 100 35 97,22 9A11 35 35 100 30 85,71 35 35 100 35 100 Tổng cộng 180 179 99,44 166 92,22 179 179 100 175 97,76 KẾT LUẬN Ý nghĩa của sáng kiến Tạo hứng thú cho học sinh, đáp ứng được nhiệm vụ dạy học trong thời kì đẩy mạnh ứng dụng thông tin; làm đổi mới nhận thức của học sinh về việc tự học cũng như về đổi mới phương pháp học tập. Phát triển tư duy và nâng cao tính tự lực, tích cực của học sinh, giúp học sinh có cơ hội, điều kiện phát triển cá nhân. Hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng quan sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá. Tay nghề giảng dạy của bản thân ngày càng được hoàn thiện và chất lượng giảng dạy bộ môn không ngừng tăng cao qua từng thời điểm, qua từng năm học. Trước hết bản thân đã nhận thấy rằng những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới và các tiết dạy có hình ảnh trực quan, gây được hứng thú học tập hơn, học sinh tích cực chủ động, sáng tạo để mở rộng hiểu biết, đồng thời nhanh chóng lĩnh hội kiến thức sâu sắc, không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng và học sinh yêu thích môn học hơn. Tôi hy vọng với việc áp dụng đề tài này học sinh sẽ đạt được kết quả cao hơn trong các kì thi và đặc biệt học sinh sẽ yêu thích môn học này hơn. Qua thực tế trên lớp và bằng kết quả từ các bài kiểm tra lịch sử định kì, thi cuối kì, cuối năm thì số bài đạt điểm khá, giỏi được tăng lên đáng kể. Kết quả đó cho thấy số học sinh hiểu bài chiếm một tỷ lệ cao và việc vận dụng các kiến thức lịch sử vào dạy học lịch sử đã có hiệu quả. Bài học kinh nghiệm Như vậy, qua việc vận dụng một số kiến thức của các môn học liên quan giáo viên có thể làm bớt đi sự khô khan, nhàm chán của các sự kiện, sự căng thẳng trong giờ học lịch sử, thậm chí có thể rút gọn lượng thời gian của bài mà vần đạt hiệu quả theo yêu cầu bài học. Góp phần củng cố kiến thức các môn học được tích hợp qua tiêt dạy. Kiến nghị Để tiến tới việc dạy học tích hợp các môn học trong nhà trường, cần: Về phía lãnh đạo bộ môn của phòng giáo dục cần mở chuyên đề, thao giảng, hội giảng để giáo viên trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để gây hứng thú và sự ham thích học tập bộ môn Lịch sử hơn. Đối với tổ chuyên môn cần dự giờ rút kinh nghiệm thường xuyên các tiết dạy học Lịch sử sử dụng đồ dùng dạy học để nâng dần kĩ năng dạy và học nhằm đổi mới phương pháp giờ dạy này. Trên đây là những đề xuất của tôi trong việc khai thác tư liệu, hình ảnh vào giảng dạy bộ môn Lịch sử 9 trong trường. Đồng thời mạnh dạn đưa ra một số nội dung giảng dạy ở một số bài trong chương trình lịch sử cấp trung học cơ sở đã được áp dụng có hiệu quả ở trường trung học cơ sở trong năm học. Tôi hy vọng rằng : Những vấn đề tôi đưa ra trong sáng kiến này sẽ phần nào góp phần giúp cho các trường, các thầy cô giáo có được những định hướng trong khai thác tư liệu, hình ảnh vào giảng dạy bộ môn Lịch sử đồng thời cũng giúp cho các em có hứng thú trong học tập bộ môn Lịch sử. Lời kết Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết và vận dụng qua qúa trình giảng dạy ở nhà trường. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót, rất mong quí đồng nghiệp chân tình đóng góp. Xin trân trọng tiếp thu và cảm ơn! Thị trấn Trà ôn, ngày19 tháng 3 năm 2024 Duyệt của tổ chuyên môn Người viết Tổ Phó chuyên môn Nguyễn Thị Thu Hồng Nguyễn Thị Tuyết Sương
File đính kèm:
skkn_bien_phap_khai_thac_tu_lieu_hinh_anh_trong_giang_day_mo.docx
SKKN Biện pháp khai thác tư liệu, hình ảnh trong giảng dạy môn Lịch sử 9 tại trường THCS Thị trấn Tr.pdf