SKKN Giải pháp tổ chức hoạt động khởi động tạo hứng thú học tập phần Lịch sử môn Lịch sử và Địa Lí lớp 7 nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn cho học sinh lớp 7 trên địa bàn huyện Sơn Động
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một xu thế tất yếu. Trên thực tế việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường phổ thông có thể coi là kế thừa phương pháp dạy học tích cực, phát huy sự sáng tạo của học sinh trong các hoạt động học tập. Đây là vấn đề có nhiều điểm mới trong cách tiếp cận. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới phương pháp tổ chức dạy học theo chương trình GDPT 2018 và thực hiện theo công văn 5512, ngày 18/12/2020 của Bộ GD&ĐT đã ban hành về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Trong mỗi bài học, giáo viên xây dựng kế hoạch theo tiến trình 4 hoạt động chính như: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng. Trong đó khởi động là hoạt động đầu tiên nhằm tạo tình huống xuất phát, được tổ chức khi bắt đầu một bài học. Hoạt động này chỉ thực hiện vài phút đầu giờ nhưng là yếu tố tiên quyết dẫn đến sự thành công của tiết dạy. Có thể coi là bước “trải đệm” để dẫn dắt học sinh vào bài mới, giúp HS tiếp cận kiến thức bài học một cách dễ dàng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp tổ chức hoạt động khởi động tạo hứng thú học tập phần Lịch sử môn Lịch sử và Địa Lí lớp 7 nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn cho học sinh lớp 7 trên địa bàn huyện Sơn Động

ách linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ của GV, HS sẽ hình thành những cảm xúc lịch sử như căm ghét, phản đối hay đồng tình, yêu mến trước những sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử. Sự hồi hộp, xúc động đối với các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử càng làm tăng hứng thú học tập cho HS, dẫn dắt HS bước vào bài mới một cách nhẹ nhàng song lôi cuốn. 7.1.2. Khởi động bằng một thước phim, đoạn video. Đặc thù của học lịch sử là HS không thể quan sát trực tiếp những sự kiện, hiện tượng diễn ra trong quá khứ nên việc sử dụng những bài hát, đoạn video, thước phim tái hiện lại sự kiện sẽ giúp các em hình dung ra được quá khứ lịch sử. Sau khi HS quan sát xong, GV sử dụng những câu hỏi hướng vào nội dung của bài để định hướng tư duy cho HS. Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV đưa ra nhận xét và khái quát những vấn đề trọng tâm, giúp các em dễ dàng bước vào hoạt động hình thành kiến thức mới. * Cách thức thực hiện Bước 1: GV lựa chọn đoạn video Bước 2: HS xem video Bước 3: GV chuyển giao nhiệm vụ, sử dụng những câu hỏi hướng vào nội dung của bài để định hướng tư duy cho HS. Bước 4: HS chia sẻ cảm xúc, trả lời câu hỏi GV giao, GV dẫn dắt vào bài mới. Ví dụ 1: Khi dạy bài 4 "Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX" (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) * Tổ chức thực hiện: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát đoạn video sau, ghi chép nhanh tiến trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX? GV chiếu đoạn Video: Tiến trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX - thời lượng 3 phút. Nguồn dẫn: Học sinh thực hiện nhiệm vụ HS hoạt động cá nhân, quan sát và trả lời câu hỏi. Báo cáo kết quả hoạt động GV gọi 1-3 HS kể tên các triều đại được nhắc đến trong video (Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh); Những thành tựu chủ yếu (Tư tưởng-tôn giáo; Sử học, văn học; Kiến trúc, điêu khắc) GV bổ sung và cung cấp cơ bản các ý chính vể các triều đại và những thành tựu chủ yếu qua hình ảnh để dẫn dắt vào bài GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài mới. Ví dụ 2: Khi dạy bài 11 “ Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước 1009-1225)” (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) * Tiến hành thực hiện Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu đoạn phim Video và một số hình ảnh: Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra triều Lý. Đoạn phim Video - thời gian 3 phút, Nguồn dẫn: Một số hình ảnh Lý Thái Tổ và Hoàng thành Thăng Long HS quan sát đoạn phim video và hình ảnh sau đó trả lời 02 câu hỏi. 1.Nhà Lý đã làm những gì để xây dựng và phát triển đất nước? 2.Nhận xét của em về công lao của Lý Công Uẩn Học sinh thực hiện nhiệm vụ HS hoạt động cá nhân, quan sát video. Hoạt động theo nhóm bàn, trao đổi, thảo luận câu hỏi GV giao. Báo cáo kết quả hoạt động GV gọi 1-3 nhóm bàn trả lời câu hỏi; Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài mới. Ví dụ 3: Khi dạy bài 16 “ Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)” (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) * Tiến hành thực hiện - Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu đoạn Video: Khởi nghĩa Lam Sơn. Nguồn dẫn: HS quan sát đoạn video và trả lời câu hỏi: Em biết gì về chủ tướng Lê Lợi? Hình ảnh minh họa Lê Lợi và Nguyễn Trãi ở căn cứ Lam Sơn - Học sinh thực hiện nhiệm vụ HS hoạt động cá nhân quan sát video. Hoạt động theo nhóm bàn, trao đổi, thảo luận câu hỏi GV giao. - Báo cáo kết quả hoạt động GV gọi 1-3 nhóm bàn trả lời câu hỏi; Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài mới. Rõ ràng, được quan sát hình ảnh, nghe giai điệu của âm nhạc kết hợp với tư duy trên cơ sở các câu hỏi mà GV đã định hướng, HS sẽ có tâm thế và ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với học bài mới. Kết thúc hoạt động này, GV không “chốt” về nội dung kiến thức mà chỉ giúp HS phát biểu được vấn đề để chuyển sang các hoạt động học tập tiếp theo nhằm hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề học tập. 7.1.3. Khởi động bằng tranh ảnh trực quan. Tranh ảnh minh họa là một phương tiện hỗ trợ cho việc hình thành năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Khi tổ chức HĐKĐ bằng tranh, GV sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, trình chiếu những hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học; sau đó, sử dụng những câu hỏi hướng vào nội dung của bài để định hướng tư duy cho HS. Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV đưa ra nhận xét và khái quát những vấn đề trọng tâm, giúp các em dễ dàng tham gia vào hoạt động học tập. * Cách thức thực hiện Bước 1: Giáo viên lựa chọn tranh ảnh phù hợp để tổ chức HĐKĐ Bước 2: Giáo viên giới thiệu tranh ảnh yêu cầu học sinh chú ý theo dõi. Bước 3: Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh khai thác tranh ảnh. Bước 4: Từ tranh ảnh giáo viên cho HS liên hệ, dẫn dắt vào bài mới. Ví dụ 1: Khi dạy bài 5 "Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX" (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) * Tổ chức thực hiện: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát các bức ảnh sau và thực hiện nhiệm vụ theo sơ đồ KWL. GV sử dụng kĩ thuật dạy học KWL yêu cầu HS: Hãy viết những điều em đã biết, muốn biết và sẽ làm gì để tìm hiểu văn hóa Ấn Độ. Học sinh thực hiện nhiệm vụ HS hoạt động cá nhân, quan sát hình ảnh. Hoạt động theo nhóm bàn hoàn thành sơ đồ KWL. Báo cáo kết quả hoạt động GV gọi 1-3 nhóm trả lời; Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài mới. Mỗi nhóm HS có thể trình bày sản phẩm ở mức độ khác nhau, GV bắt đầu gợi mở nêu những nhiệm vụ của bài học mà các em phải tìm hiểu và dẫn dắt HS vào bài mới. Ví dụ 2: Khi dạy bài 6 "Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI" (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) * Tổ chức thực hiện: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ GV chiếu các hình ảnh HS quan sát những hình ảnh và trả lời câu hỏi dẫn dắt của GV Đây là một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI 1. Em hãy kể tên và cho biết thành tựu này là của vương quốc nào? 2. Em hày mô tả và giới thiệu 01 thành tựu em thích nhất. Học sinh thực hiện nhiệm vụ HS hoạt động cá nhân và nhóm bàn. Quan sát ảnh, thảo luận theo bàn và trả lời câu hỏi. Báo cáo kết quả hoạt động Đại diện nhóm bàn, từ 1-3 nhóm trả lời; nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV bổ sung, thông tin về các thành tựu trên theo thứ tự sau: 1. Toàn cảnh khu đền Ăng-co-Vát (Cam -Pu- Chia) 2. Chùa Vảng (Thái Lan) 3. Toàn cảnh đô thị cổ Pa-gan (Mi-an-ma) 4. Công viên lịch sử Su-khô-thay (Trung tâm Phật giáo lớn nhất Thái Lan) 5. Chùa vàng (Mi-an-ma) 6. Bên ngoài cửa vào tháp Thạt Luông (Lào) GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài mới. Từ 06 hình ảnh trên có thể các em đã biết hoặc chưa từng biết, vì thế các em có thể trả lời đúng hoặc chưa đúng nên giáo viên sẽ định hướng, dẫn dắt chuyển sang bài mới... - Kết quả khi thực hiện giải pháp + Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp: Trong quá trình áp dụng giải pháp này vào công tác giảng dạy từ đầu học kì II năm học 2022 -2023 cho học sinh lớp 7 tại Trường Phổ thông DTNT Sơn Động, tôi đã thành công và thu được kết quả khá tốt. Đầu học kì I năm học 2023-2024 tôi tiếp tục áp dụng giải pháp này cho học sinh lớp 7 ở các trường THCS: Thị trấn An Châu, An Châu, Lệ Viễn và Trường Phổ thông DTNT Sơn Động. Kết thúc học kì I, tôi tiếp tục khảo sát, kết quả cho thấy đã có sự thay đổi rõ rệt thông qua bảng số liệu và đánh giá nhận xét dưới đây. Bảng 1: Kết quả khảo sát học sinh hứng thú với phần Lịch sử sau khi sử dụng giải pháp (cuối học kì I). Tổng số HS Mức độ hứng thú Thích Bình thường Không thích SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 318 277 87,1 37 11,6 4 1,3 Bảng 2: Kết quả khảo sát cuối học kì I các vấn đề liên quan đến HĐK Thứ tự Nội dung khảo sát Số HS khảo sát Tỉ lệ 1 Em có quan tâm đến hoạt động Khởi động trong tiết học không? 318 100% Mức độ cao 279 87,7 Mức độ trung bình 37 11,6 Mức độ thấp 2 0,6 2 Khởi động có giúp em định hướng được kiến thức mới cần hình thành không? 318 100% Định hướng tốt 271 85,2 Chưa rõ ràng 47 14,8 Không định hướng được 0 0 3 Giữa việc giáo viên dẫn dắt để vào bài (A) và tổ chức các hoạt động Khởi động (B) như trò chơi, xem video, hình ảnh, hát... thì em thích cách nào hơn? 318 100% Cách A 7 2,2 Cách B 311 97,8 Bảng 3: Kết quả kiểm tra cuối học kì I năm học 2023-2024 Trường Số lớp Số HS Dưới 3 Từ 3-dưới 5 Từ 5- dưới 6,5 Từ 6,5- dưới 8 Từ 8-10 Từ TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % SL % An Châu 3 97 0 2 2.1 55 56.7 29 29.9 11 11.3 95 97.9 TT An Châu 3 111 0 4 3.6 67 60.4 25 22.5 15 13.5 107 96.4 Lệ Viễn 2 50 0 0 25 50 17 34.0 8 16.0 50 100 DTNT 2 60 0 0 21 35 30 50 9 15 60 100 Tổng 10 318 0 6 1.9 168 52.8 101 31.8 43 13.5 312 98.1 + Về phía HS: Học sinh đã hứng thú và yêu thích HĐKĐ nhiều hơn. Đầu học kì I khảo sát tại 10 lớp 7 của 04 trường, tổng số 318 học sinh; kết quả: 94/318 em thích, hứng thú với HĐKĐ (chiếm 29,5%), kết thúc học kì I đã tăng lên đến 57,6%, trong đó mức độ thích HĐKĐ 277/318 em (chiếm 87,1%). Thái độ, ý thức của học sinh trong việc học tập bộ môn đã có sự chuyển biến rõ rệt, các em học tập nghiêm túc, tích cực trong xây dựng bài, chú ý nghe giảng, háo hức đón chờ giờ học với nhiều trải nghiệm mới. Qua việc vận dụng HĐKĐ hiệu quả vào bài học đã phát huy được năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh, chất lượng bộ môn được nâng cao... + Về phía GV: Nhiệm vụ giới thiệu bài mới không còn là sự truyền đạt từ một phía của GV mà đã có sự hợp tác giữa cô và trò. Bản thân tác giả cũng đã vận dụng được nhiều hơn các hình thức khởi động trong tiết học. Đã thành thạo hơn khi sử dụng CNTT trong việc dạy học: từ khâu chuẩn bị bài, cắt ghép hình ảnh, video từ các phần mềm trực tuyến, cho đến khâu tổ chức HĐKĐ trên nền tảng của phần mềm activinspire. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng của sáng kiến - Phạm vi áp dụng của sáng kiến: + Áp dụng lần đầu tại đơn vị: Từ học kì II năm học 2022-2023 cho học sinh thuộc hai lớp 7A, 7B trường phổ thông DTNT Sơn Động. + Áp dụng lần thứ hai: Học kì I năm học 2023-2024, giải pháp này tiếp tục được áp dụng cho học sinh lớp 7 ở các trường THCS: Thị trấn An Châu, Lệ Viễn, Vân Sơn và Trường Phổ thông DTNT Sơn Động. - Với sáng kiến này, trước hết tôi đã áp dụng cho bộ môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 phần Lịch sử và thu được kết quả tốt, như đã trình bày ở trên. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy việc mở rộng cách thức áp dụng hoàn toàn phù hợp đối với các bộ môn Khoa học xã hội khác như Ngữ văn, Giáo dục công dân và các bộ môn Khoa học tự nhiên, nghệ thuật, trải nghiệm hướng nghiệp - Bản thân thực hiện áp dụng tại đơn vị và đã đạt được thành công nhất định, rất mong thông qua sáng kiến này được chia sẽ với bạn bè đồng nghiệp để nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử và Địa lí nói riêng và các bộ môn khoa học khác nói chung. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của giải pháp Sáng kiến ““Giải pháp tổ chức hoạt động khởi động tạo hứng thú học tập phần Lịch sử môn Lịch sử và Địa Lí lớp 7 nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn cho học sinh lớp 7 trên địa bàn huyện Sơn Động” đã đem lại kết quả tích cực trong việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học Lịch sử, tạo ra sự hứng thú học tập góp phần nâng cao chất lượng bộ môn cho các em học sinh. Theo tôi, sáng kiến này phù hợp với học sinh THCS trong và ngoài huyện, ngoài tỉnh. Sau khi triển khai và áp dụng giải pháp này tại 04 trên địa bàn huyện Sơn Động, tôi nhận thấy: các em học sinh tỏ ra yêu thích, hứng thú hơn trước mỗi giờ học. Qua mỗi tiết học, điều mà các em nhận được không chỉ có kiến thức bộ môn mà còn giúp các em hình thành kĩ năng, năng lực học tập, xóa bỏ dần sự thụ động và ỷ lại vốn có lâu nay. Đồng thời bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, xây đắp tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc, nuôi dưỡng niềm đam mê với phần Lịch sử. Việc triển khai và áp dụng sáng kiến này đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội: * Lợi ích kinh tế: - Giáo viên không mất kinh phí mua đồ dùng dạy học, chất lượng giảng dạy nâng cao; học sinh có hứng thú học tập chất lượng bộ môn được nâng cao, biết vận dụng kiến thức vào thực tế, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm sau khi lĩnh hội kiến thức Lịch sử cho bản thân, gia đình, xã hội hơn. - Sáng kiến là nguồn tài liệu có ý nghĩa thiết thực đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy-học. Đồng thời giúp các em tiết kiệm được thời gian trong quá trình tự học, tự nghiên cứu để nâng cao kết quả học tập. * Lợi ích xã hội: - Sáng kiến đã đạt được mục tiêu biện pháp đề ra: Học sinh yêu thích, hứng thú học tập, chất lượng bộ môn được nâng cao; giải pháp của sáng kiến đưa ra phù hợp với đối tượng học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Sơn Động; đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. - Việc áp dụng sáng kiến vào tiết dạy Lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 đem lại kết quả khả quan: học sinh tỏ ra yêu thích, hứng thú hơn trước mỗi giờ học. Qua mỗi tiết học, điều mà các em nhận được không chỉ có kiến thức bộ môn mà còn giúp các em hình thành kĩ năng, năng lực học tập góp phần nâng cao chất lượng học tập của bộ môn. -Giáo viên tâm huyết với nghề, yêu nghề hơn; học sinh, phụ huynh, nhà trường tin tưởng, an tâm. - Từ nội dung sáng kiến này, giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử và Địa lí, phần Lịch sử của các nhà trường nói riêng và các môn học khác nói chung, thường xuyên rà soát để điều chỉnh, cập nhật, bổ sung kịp thời nội dung còn thiếu cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị theo từng giai đoạn trong quá trình giảng dạy - Bản thân tôi có cơ hội thường xuyên trao được đổi chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm giảng dạy với bạn bè, đồng nghiệp nhằm chia sẻ thông tin, cách làm mới hiệu quả; tích cực học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao chất lượng bộ môn và hiệu quả công tác, đáp ứng được yêu đồi đối mới của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay. * Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan, đơn vị (Chữ ký, dấu) Tác giả sáng kiến Dương Văn Hiếu MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 7 Trên địa bàn huyện Sơn Động Học sinh lớp 7B, Trường phổ thông DTNT Sơn Động tham gia hoạt động khởi động "Kể chuyện nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn" Học sinh lớp 7A3 Trường THCS An Châu tham gia hoạt động khởi động "Kể chuyện nhân vật lịch sử Đinh Bộ Lĩnh" Không khí học tập của học sinh lớp 7A2 Trường THCS TT An Châu Sơn Động khai thác tranh ảnh, thảo luận trình bày về "Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI" Học sinh lớp 7B Trường THCS Lệ Viễn quan sát tranh ảnh để thực hiện nhiệm vụ theo sơ đồ KWL Học sinh lớp 7A1 Trường THCS An Châu đang xem đoạn phim video về: Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra triều Lý Nguồn dẫn:
File đính kèm:
skkn_giai_phap_to_chuc_hoat_dong_khoi_dong_tao_hung_thu_hoc.docx