SKKN Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8 ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn
1. Lí do chọn đề tài:
Có thể nói, công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục cơ sở phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà trường với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có Lịch sử. Bởi lẽ, lịch sử là một môn học rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Việc học tập môn Lịch sử không những cung cấp cho học sinh những kiến thức về khoa học cơ bản mà còn giáo dục các em về lòng yêu nước và ý thức dân tộc. Để thực hiện được nhiệm vụ trên Bộ GD&ĐT đã thí điểm sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông.
Trong những năm học qua, việc sử dụng di sản trong dạy học Lịch sử ở trường THCS Ba Đình đã và đang được khuyến khích ...
Thực tế trong chương trình lịch sử ở trường THCS, bên cạnh những kiến thức trong sách giáo khoa, giáo viên cần cung cấp cho học sinh kiến thức từ những nguồn tài liệu tham khảo liên quan đến môn học. Một trong những nguồn kiến thức vô cùng quý giá đối với học sinh đó là tài liệu di sản văn hóa ngay tại chính địa phương. Nguồn kiến thức từ tài liệu di sản văn hóa địa phương là biểu hiện cụ thể của lịch sử dân tộc. Nó chứng minh cho sự phát triển hợp quy luật của các địa phương trong sự phát triển chung của đất nước. Nó ghi lại những thành quả lao động, những chiến công oanh liệt của nhân dân địa phương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ dân tộc, quốc gia. Việc sử dụng tài liệu di sản văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8 ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn

, ngoài những dấu tích: bia đá, bát, súng Thần công, núi Thúc, núi Giá,... thì còn nhiều di sản còn đọng lại, đó là di sản gì? TL: đó là những bài vè Ba Đình,.... HOC SINH DỌC BÀI VE Đây là 1 trong 3 bài vè mà thầy giáo Mai Văn Nghiên đã sưu tầm từ cụ Trịnh Ngọc Phan (làng Thượng Thọ - Ba Đình). Sau cuộc khởi nghĩa Ba Đình, nhân dân xã Ba Đình tiếp tục bước vào cuộc trường chinh kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Khúc tráng ca của cuộc khởi nghĩa Ba Đình đã được chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (tháng 12 năm 1992), đã được chính phủ quy hoạch và xây dựng từng bước. Ngôi trường các em đang học sẽ được di rời về địa điểm mới. ? Vậy là học sinh em có trách nhiệm gì để góp phần việc bảo vệ di tích lịch sử Ba Đình. TL: - ...phải tìm hiểu và có sự hiểu biết về khởi nghĩa Ba Đình. - ...tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Ba Đình. - ...thường xuyên tham gia vào các hoạt động bảo vệ di tích lịch sử Ba Đình như: dọn vệ sinh khu di tích, vẽ tranh, viết bài tuyên truyền... - ...ngoài ra các em còn phải học tập thật giỏi để góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới của xã nhà. GV kết bài và hướng dẫn học sinh về nhà học: Hãy kể lại 1 việc làm thiết thực nhất của em để bảo vệ khu căn cứ khởi nghĩa Ba Đình. 3.4. Tiến hành bài học tại nơi có di sản: Bài học tại thực địa (tại núi Thúc). 3.4.1. Những vấn đề cần và đủ để tiến hành bài học tại thực địa (áp dụng cho nội dung Cuộc khởi nghĩa Ba Đình): - Giáo viên xác định địa điểm tổ chức giảng dạy: khu vực núi Thúc, dấu tích cuộc khởi nghĩa còn lại ở ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê. Địa thế của ba làng để xây dựng căn cứ,... Đối với khu vực núi Thúc, nằm trong vị trí trường THCS Ba Đình. Vị trí ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê thì giáo viên phải liên lệ với trưởng làng để mượn địa điểm Nhà văn hóa làng (trước đây là đình) nơi lưu giữ những hiện vật của cuộc khởi nghĩa Ba Đình; cần sự phối hợp về nội dung của trưởng làng, của các lão thành cách mạng. - Giáo viên báo cáo với tổ chuyên môn và ban giám hiệu về kế hoạch dạy học tại thực địa: về thời gian (trung tuần tháng 4 – theo PPCT), cần 1 đến 2 giáo viên hỗ trợ quản lí học sinh, hỗ trợ về phương tiện (ghi chép, ghi hình,...). - Giáo viên thực hiện khảo sát thực địa: công sự khởi nghĩa Ba Đình nay chỉ còn dấu tích. Hiện một số địa điểm đã xây nhà, công sở và các công trình phúc lợi. - Giáo viên phải chuẩn bị trước cho học sinh về tư tưởng và kiến thức chuyên môn như nêu mục đích, yêu cầu của bài học và nội dung kiến thức cơ bản cần tìm hiểu trước ở nhà, thông báo sơ qua về địa điểm có di sản, sự kiện, nội dung kiến thức liên quan đến di sản, yêu cầu các em sưu tầm thêm tài liệu có liên quan; chuẩn bị đồ dùng trực quan, phương tiện dạy học cần thiết; phổ biến nội qui học tập tại thực địa. Ngoài ra, giáo viên còn phải nhắc nhở học sinh về việc đảm bảo phương tiện đi lại, an toàn giao thông (nếu học sinh tự đến địa điểm tiến hành bài học), giờ giấc, vật dụng che mưa nắng 3.4.2. Tổ chức học tập tại nơi có di sản: Dạy học tại núi Thúc, núi Giá.... GV: các em đang đứng trong khuôn viên trường THCS Ba Đình, tại phía Đông Bắc của khuôn viên nhà trường là núi Thúc. Một địa điểm được nhắc đến trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình. ? Vậy núi Thúc có vị trí quan trọng như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình. TL: núi Thúc là vị trí tự nhiên rất quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình, cùng với núi Giá, núi Thúc trở thành án ngữ ngăn chặn địch tấn công từ phía Đông Bắc vào công sự Ba Đình. GV bổ sung: có thể nói núi Thúc, núi Giá (lệch về phía Đông khoảng 100 mét so với núi Thúc) là vị trí phòng ngự kiên cố đối với công sự Ba Đình. Vị trí núi Thúc, núi Giá đã được nhà nước quy hoạch vào quần thể khu di tích căn cứ khởi nghĩa Ba Đình. Núi Thúc, núi Giá là di sản lịch sử quan trọng. Và như vậy, trường THCS Ba Đình sẽ được di dời tới vị trí thuận lợi. ? Các em phải làm gì để bảo vệ di sản núi Thúc, núi Giá. TL: Chúng em đã tự ý thức được trách nhiệm bản thân trong việc giữ gìn di sản lịch sử, mà di sản đó lại nằm trong chính khuôn viên trường THCS Ba Đình. Nên trong hoạt động Đoàn/đội, liên đội đã phân công mỗi lớp/tuần dọn cỏ, chặt cây tạo khuôn viên thoáng đãng... Ngoài ra, chúng em cũng thường xuyên vẽ tranh núi Thúc và một số hoạt động khác của cuộc khởi nghĩa Ba Đình để lưu giữ trong phòng truyền thống nhà trường. Đồng thời các em cũng cố gắng học thật giỏi để xứng đáng với niềm tự hào của quê hương xã Ba Đình. GV: cũng tại vị trí núi Thúc, các ngày tuần của tháng, nhiều gia đình đã đến đây thắp hương cầu cho các linh hồn đã ngã xuống trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Hàng năm, vào tối ngày 26 tháng 12 (dương lịch), Đảng ủy - UBND - Hội đồng nhân dân xã Ba Đình đều tiến hành lễ cầu siêu. Đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc... 4. Hiệu quả trong việc tổ chức “Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8 ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn”. Việc tổ chức “Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8 ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn” đã: - Giúp học sinh và giáo viên có cách nhìn và tiếp cận tri thức lịch sử một cách tổng thể có hệ thống trong cùng một vấn đề. - Với những yêu cầu của tiết dạy, một nội dung dạy như trên đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề. Đặc biệt phải có sự hiểu biết về truyền thống quê hương. Trách nhiệm của giáo viên không chỉ là thiết kế bài giảng trên cơ sở những tri thức lịch sử có sẵn trong sách giáo khoa, trong chuẩn kiến thức kĩ năng, mà phải nghiên cứu cách thức tổ chức dạy học có hiệu quả theo phương châm ”lấy học sinh làm trung tâm”, dạy học gắn liền với thực tế, thực địa. Qua đó giúp giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để. - Với tinh thần và trách nhiệm của giáo viên đã giúp học sinh có niềm đam mê học tập lịch sử, bản thân các em không chỉ hứng thú tập tập khi giáo viên giảng, khi các em quan sát mà các em được sống và tái hiện tri thức lịch sử tại thời điểm và địa điểm cụ thể. Học sinh được làm việc với tất cả các giác quan, quan trọng hơn là các em được thực hành, được đánh giá.... Qua đó các em có ý thức bảo vệ những giá trị di sản (cả tinh thần và giá trị vật chất) thông qua những việc làm thực tế như viết bài tuyên truyền, vẽ tranh, dọn vệ sinh khu di tích và sưu tầm tài liệu.... Trong năm học 2017 - 2018, với hình thức tổ chức dạy học lịch sử gắn liền với gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh...tại trường THCS Ba Đình - Nga Sơn, thầy trò đã thu được kết quả sau: a. Hứng thú học tập lịch sử: Năm học Lớp đối chứng: 8B Lớp thực nghiệm: 8A (Dạy học gắn liền với di sản) Sĩ số Tỷ lệ đạt yêu cầu Sĩ số Tỷ lệ đạt yêu cầu SL (%) SL (%) 2016 - 2017 38 33 86.8 37 30 81 2017 - 2018 32 30 93.8 31 30 96.8 Các kĩ năng: sưu tầm tài liệu, quan sát để trả lời, đánh giá... Năm học Lớp đối chứng: 8B Lớp thực nghiệm: 8A (Dạy học gắn liền với di sản) Sĩ số Tỷ lệ đạt yêu cầu Sĩ số Tỷ lệ đạt yêu cầu SL (%) SL (%) 2016 - 2017 38 32 84.2 37 32 86.4 2017 - 2018 32 28 87.5 31 28 90.3 c. Kết quả học tập (thu được qua phiếu học tập sau khi tiến hành dạy nội dung: giảng dạy chương trình địa phương gắn liền với di sản văn hóa): Năm học Lớp đối chứng: 8B Lớp thực nghiệm: 8A (Dạy học gắn liền với di sản) Sĩ số Tỷ lệ đạt yêu cầu Sĩ số Tỷ lệ đạt yêu cầu SL (%) SL (%) 2016 - 2017 38 34 89.5 37 34 91.9 2017 - 2018 32 28 90.6 31 29 93.5 Từ bảng trên cho thấy, hứng thú học tập lịch sử, kết quả rèn luyện các kỹ năng cho học sinh (sưu tầm tài liệu, tường thuật trận đánh, đánh giá...) và kết quả học tập ở lớp thực nghiệm trong năm học 2017 - 2018 đều tăng so với năm học 2016 - 2017, cụ thể: + Hứng thú học tập lịch sử của học sinh: tăng 15.8% . + Kết quả rèn luyện các kĩ năng: sưu tầm tài liệu, quan sát để trả lời, đánh giá...: tăng 4.1% . + Kết quả học tập của học sinh: tăng 1.6% . III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Có thể nói rằng sử dụng di sản vào dạy học lịch sử làm một vấn đề không mới và không khó đối với mỗi giáo viên dạy Lịch sử. Đã từ lâu rất nhiều giáo viên tâm huyết đưa những hình ảnh, bài học sống động về Di sản vào các tiết học làm cho tiết học phong phú, hấp dẫn, cuốn hút được học sinh và học sinh đưa ra những vấn đề tư duy lịch sử đầy sức thuyết phục và có ứng dụng trong cuộc sống. Trước những ảnh hưởng của sự chuyển biến của xã hội, vẫn còn nhiều nhà trường, nhiều giáo viên còn tâm huyết với nghề. Và gần đây nhất, điều đáng mừng rằng Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục Thanh đã đưa vấn đề dạy học di sản không những vào bộ môn Sử mà còn rất nhiều môn khác như Nhạc, Họa đó cũng là động lực lớn cho những người theo nghề sử có thêm nhiệt huyết cho bộ môn này. 2. Kiến nghị: Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng có hiệu quả việc dạy học gắn liền với di sản trong môn lịch sử, tôi kiến nghị: - Giáo viên lịch sử phải tăng cường đa dạng hoá các hình thức dạy học để truyền tải tri thức lịch sử có hiệu quả trên cơ sở mục tiêu dạy học, trình độ tiếp thu kiến thức của học.... - Giáo viên trong trường và liên trường phải thường xuyên trao đổi kinh nghiệm về việc xây dựng giáo án ngoại khóa (vì nội dung này thường gắn liền với di sản văn hóa). - Ban giáo hiệu tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên bộ môn cùng học sinh tham gia nhiều hoạt động thực tế tại nơi có di sản (dạy học tại thực địa). - Phụ huynh học sinh ủng hộ về vật chất và tinh thần cho giáo viên và các con tiến hành hiệu quả những bài học thực tế. - Cấp trên nhân phổ biến và nhân rộng các điển hình ở các trường phổ thông để cùng nhau học tập. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Mai Văn Nghiên TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Lịch sử THCS, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2009. 2. Phan Ngọc Liên, Nguyễn Sĩ Quế, Nguyễn Hữu Chí (2000), bài soạn Lịch sử 8, NXB Hà Nội năm 2000. 3. Phan Ngọc Liên, Trương Hữu Quýnh (2002), sách giáo viên Lịch sử 8, NXB GD năm 2002. 4. Phan Ngọc Liên, Đinh Ngọc Bảo (2002), thiết kế Bài giảng Lịch sử 8, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2002. 5. Phan Ngọc Liên, Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Anh Dũng, Trịnh Đình Tùng, Trần Thị Vinh (2015), sách giáo khoa Lịch sử 8, NXB GD năm 2015. 6. PGS - PTS Trần Kiều (2002), “Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Lịch sử“, Bộ GD & ĐT xuất bản năm 2002. 7. Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kì III (2004 - 2007), quyển 1, NXB GD năm 2005. 8. Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kì III (2004 - 2007), quyển 2, NXB GD năm 2007. 9. TS Vũ Đình Chuẩn, GS.TS Nguyễn Thị Côi,(2013), Tài liệu tập huấn “Sử dụng di sản trong dạy học ở trường Phổ thông”, NXB GD năm 2013. 10. Thái Vũ (1986), “Tiểu thuyết lịch sử Cờ nghĩa Ba Đình”, NXB Thanh Hóa năm 1986. 11. Lê Xuân Đồng (Tổng Chủ biên), Lưu Đức Hạnh, Mai Quang Kiêm, Vũ Ngọc Khôi, Lê Xuân Soan, Hoàng Minh Thanh, Nguyễn Xuân Sơn (2006), tài liệu kiến thức địa phương Ngữ văn và Lịch sử 8, NXB Thanh Hóa năm 2006, trang 59 – 68. 12. Trang mạng Wikipedia – Bách khoa toàn thư. 13. TS. Trần Viết Lưu (2002), nhân vật và di tích lịch sử tiêu biểu ở Thanh Hóa, NXB Thanh Hóa tháng 7 năm 2002, trang 2-3, 22, 24 DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Mai Văn Nghiên Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Ba Đình TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại (Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại 1 Rèn luyện kĩ năng vận dụng kỹ năng vận dụng và phát triển tư duy cho cho học sinh qua tiết Bài tập lịch sử lớp 6 ở trường THCS Nga Liên Huyện A 2006 - 2007 Tỉnh C 2006 - 2007 2 Tổ chức dạy học lịch sử 6 qua tiết Bài tập lịch sử ở trường THCS Nga Liên – Nga Sơn Huyện A 2007 - 2008 3 Tổ chức dạy học ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở Huyện A 2008 - 2009 4 Tổ chức dạy học ngoại khóa trong dạy học lịch sử 6: Nhân dân Nga Thiện trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng Huyện A 2009 - 2010 5 Tổ chức dạy học ngoại khóa trong dạy học lịch sử 6: Nhân dân Nga Thiện trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng Huyện A 2010 - 2011 6 Định hướng xây dựng giáo án và dạy Bài tập lịch sử lớp 6 – tiết 23, ở trường THCS Nga Thiện Huyện A 2011 - 2012 Tỉnh C 2011 - 2012 7 Hướng dẫn học sinh sử dụng lược đồ để xác định không trong dạy học lịch sử phần 2: Lịch sử Việt Nam – Lịch sử lớp 6, ở trường THCS Nga Thiện Huyện A 2013 - 2014 8 Hướng dẫn học sinh sử dụng lược đồ để xác định không trong dạy học lịch sử phần 2: Lịch sử Việt Nam – Lịch sử lớp 6, ở trường THCS Nga Thiện Tỉnh B 2014 - 2015 9 Rèn luyện kĩ năng vận dụng kỹ năng vận dụng và phát triển tư duy cho cho học sinh qua tiết Bài tập lịch sử lớp 6 – tiết 23, ở trường THCS Nga Thiện Huyện A 2015 - 2016 Tỉnh B 2015 - 2016 PHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG GẮN VỚI DI SẢN VĂN HÓA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN LỊCH SỬ 8 Ở TRƯỜNG THCS BA ĐÌNH – NGA SƠN 11. Lê Xuân Đồng (Tổng Chủ biên), Lưu Đức Hạnh, Mai Quang Kiêm, Vũ Ngọc Khôi, Lê Xuân Soan, Hoàng Minh Thanh, Nguyễn Xuân Sơn (2006), Tài liệu kiến thức địa phương Ngữ văn và Lịch sử 8, NXB Thanh Hóa năm 2006, trang 59 – 68. - Tháng 10 năm 1886 nghĩa quân tổ chức phục kích trên quốc lộ 1 và đánh tan hai cuộc tấn công của quân Pháp do trung tá Mét Danh Giơ và trung tá Đốt chỉ huy. - Tháng 12 năm 1886 đến tháng 1 năm 1887, quân Pháp tập trung một lực lượng lớn gồm 2 488 tên do đại tá Bơ- rít- xô chỉ huy mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ. - Sáng ngày 20 năm 1887, quân Pháp tiến hành công kích giữ dội bằng pháo binh. Trong trận này Pháp bị giết 5 sĩ quan và gần 300 lính Âu- Phi. Đêm ngày 20 tháng 1 rạng sáng ngày 21 tháng 1, nghĩa quân đánh phá vây dưới sự chỉ huy của Nguyễn Thế, đội quân cảm tử đã mở đường máu cho nghĩa quân rút khỏi Ba Đình. - Suốt 34 ngày đêm cầm cự, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc. Cuối cùng để chấm dứt cuộc vây hãm quân pháp đã phun dầu thiêu chụi các luỹ tre, triệt hạ và xoá tên 3 làng trên bản đồ hành chính. Nguyên Thế, Đinh Công Tráng hy sinh, để giữ chọn khí tiến Phạm Bành đã tự sát. Nghĩa quân phải mở đường náu rút lên Mã Cao (Yên Định) tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian dài rồi tan rã. ĐĨA DVD VỀ TỔ CHỨC GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG GẮN VỚI DI SẢN VĂN HÓA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN LỊCH SỬ 8 Ở TRƯỜNG THCS BA ĐÌNH – NGA SƠN SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA PHÒNG GD VÀ ĐT NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG GẮN VỚI DI SẢN VĂN HÓA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN LỊCH SỬ 8 Ở TRƯỜNG THCS BA ĐÌNH – NGA SƠN Họ và tên: Mai Văn Nghiên Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Giáo viên trường: Trường THCS Ba Đình SKKN thuộc môn: Lịch Sử NGA SƠN, NĂM 2018 NGA SƠN NĂM 2016
File đính kèm:
skkn_giang_day_chuong_trinh_dia_phuong_gan_voi_di_san_van_ho.doc